Cụ nói thế này thì cũng oan cho anh em làm phần mềm ở VN. Ngành phần mềm ở VN có thể chia ra làm 2 mảng khá rõ ràng: outsource và product. Các em sinh viên mới ra trường ở VN bây giờ, một trong những câu hỏi phổ biến là đi làm cho công ty outsource hay product?
Mảng product lại có thể chia làm 2 nhánh là làm product để bán cho khách hàng hoặc làm phần mềm như là một công cụ phục vụ cho kinh doanh của một doanh nghiệp lớn (ngân hàng, điện tử, viễn thông, thương mại điện tử, logistics v.v...).
Mảng product này thì cũng có những thành công nhất định. Theo em biết trong nhóm phần mềm công cụ kinh doanh, các doanh nghiệp lớn trong các ngành trên đều duy trì 1 đội phát triển phần mềm khá mạnh, làm được nhiều việc khó. Nhưng nó có tính đặc thù cao, thông tin cũng không công khai nên bên ngoài ít người biết.
Mảng product bán trực tiếp cho khách hàng thì cũng có 1 số bên thành công ở mảng phần mềm đại trà (VNG, VNPAY, MISA, FAST, Base.vn, KiotViet...). Tuy nhiên cũng có những product sản phẩm ngách thành công nhưng ít người biết, ví dụ phần mềm ERP của Bravo (2 trong số 7 doanh nghiệp tỷ phú của Việt Nam đang dùng). Mảng Game/Mobile App cũng có những team rất thành công. Các cụ đọc báo thỉnh thoảng thấy có những cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân hàng chục tỷ đồng, thì trong đó có những team này cử 1 người ra đóng thuế (
https://vnexpress.net/thu-nhap-330-ty-nho-viet-phan-mem-4226312.html).
Cái gần đây CCCM chắc cũng hay dùng là các giải pháp eKYC sử dụng trí tuệ nhân tạo khi dùng các App Internet Banking (nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng hành vi, đọc thông tin tự động từ giấy tờ tùy thân v.v...) thì phần lớn cũng là do các team Việt Nam phát triển (tất nhiên là cũng bắt đầu từ nhiều thứ có sẵn và phát triển lên).
Ngay trong ngành gỗ của bọn em cũng có những phần mềm nhỏ mà có võ của người Việt.
Nhưng tất nhiên mảng product này thì không thể nói Việt Nam ngang tầm thế giới được