- Biển số
- OF-30444
- Ngày cấp bằng
- 3/3/09
- Số km
- 2,807
- Động cơ
- 501,461 Mã lực
Chính háng hay ko chính háng có khác gì nhau không các cụ? Nhìu gara sửa còn tốt hơn háng ý
Cả 2 cụ nhá : Lương và LậuHội này em nghe danh lâu lắm rồi mà cụ. Em chỉ chưa biết là hội này ăn lương từ thuế của dân hay ăn từ tiền hoa hồng của các nhà sản xuất thôi
Làm gì mà lâu thế, em dự hơn chục năm nữa thôikhi chúng ta bỏ $ ra nuôi đầy tớ và chúng nó chí phèo vs bá kiến song kiếm hợp bích...ông chủ chỉ biết ĐM
Tức nước vỡ bờ...20 hay 30 năm nữa đây các cụ
Gom góp mãi mới mua được cái xe.*Cõng rắn cắn người dân*
Ngân sách từ Thuế của dân dành cho Bộ Công Thương dùng để *Nuôi con gì, trồng cây gì* để có ích hơn... CCCM
Ô tô không có giấy 'bảo hành chính hãng' sẽ bị cấm lưu thông?
TPO - Sau phản ứng dữ dội từ dư luận về Thông tư 20 quy định nhập khẩu xe hơi phải có giấy ủy quyền của hãng, mới đây Bộ Công thương (BCT) có văn giải trình Chính phủ nhưng lại tiếp tục đề xuất cấm lưu thông nếu ô tô không có giấy “bảo hành chính hãng”.
Nhiều gara không chính hãng sẽ đóng cửa nếu đề xuất của BCT được chấp thuận. Ảnh: Minh Đức.
Đề xuất “lạ đời”
Theo văn bản của Bộ Công thương gửi Chính phủ ngày 18/8, Bộ này thừa nhận Thông tư 20 không trái luật, có mục tiêu chính đáng, nhưng chưa phải là giải pháp toàn diện và tốt nhất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD), cũng như bảo đảm an toàn giao thông. Cụ thể, Thông tư 20 chỉ điều chỉnh các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, không điều chỉnh các loại phương tiện khác trong khi rủi ro gây mất an toàn và rủi ro xâm phạm quyền lợi NTD của tất cả các loại phương tiện là như nhau.
Tuy nhiên BCT tiếp tục lập luận: Để thực sự bảo vệ quyền lợi của NTD và bảo đảm an toàn giao thông, các quy định của Thông tư 20 cần được áp dụng cho tất cả các loại phương tiện tham gia lưu thông, bất kể là xe chở người hay chở hàng, bất kể nơi sản xuất. Cụ thể, BCT đề xuất với Chỉnh phủ: “Tất cả các loại phương tiện, nếu không được chính hãng sản xuất, hoặc người được chính hãng sản xuất ủy quyền, đứng ra chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng đều không được phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam”.
BTC còn đề nghị không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Không có giấy “bảo hành chính hãng” sẽ bị cấm lưu thông
Mặc dù BCT cho rằng, Thông tư 20 không trái luật, có mục tiêu chính đáng là bảo vệ NTD song bộ này không đưa ra cuộc khảo sát nào trong việc các nhà nhập khẩu ô tô vô trách nhiệm với NTD. Ngoài ra Bộ này cũng chưa đưa ra dẫn chứng về Thông tư 20 đã bảo vệ NTD như thế nào khiến người dân hoang mang.
Trao đổi với PV Tiền Phong, kỹ sư Lê Văn Tạch, hiện đang làm việc tại một hãng xe lớn có trụ sở tại Vĩnh Phúc cho rằng: BCT đưa ra điều kiện này không hẳn là bảo vệ NTD. Theo kỹ sư Tạch, ngay tại Việt Nam, một số hãng xe khi phát sinh lỗi do nhà sản xuất, rất ít thực hiện việc triệu hồi. Việc bảo hành, bão dưỡng nên dành quyền cho khách hàng, cơ quan chức năng không nên can thiệp vào việc này. Kỹ sư Tạch cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể về khách hàng ở Hà Tĩnh kiện cáo một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng liên quan đến chiếc xe Mazda BT 50 bị thủng lốc máy. Chiếc Mazda BT 50 trên được mua chính hãng, song khách hàng bị từ chối bảo hành với lý do chiếc xe này đã được đăng kiểm theo quy định của Bộ GTVT.
Anh Nguyễn Ngọc Khanh, chủ một showroom ô tô trên đường Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: Ô tô cũng giống như điện thoại, máy giặt, bình nóng lạnh, có trường hợp đang nghe điện thoại bị nổ, hoặc bình nóng lạnh rò rỉ điện,… Lẽ nào BTC chỉ nhằm vào bảo vệ quyền lợi người sử dụng ô tô. BTC cho rằng Thông tư 20 nhằm bảo vệ an toàn giao thông, theo lập luận này, BCT đang “lấn sân” và nâng việc bảo hành, bảo dưỡng lên trên cả lĩnh vực đăng kiểm của Bộ GTVT. Ngoài ra, trong báo cáo gửi Chính phủ, BCT cũng không đề cập đến trách nhiệm bất cứ vụ tai nạn nào do phương tiện bị lỗi.
Độc quyền dễ dẫn tới “chặt chém”
Anh Nguyễn Văn Tuấn ở Long Biên (Hà Nội) cho rằng: Quyền của NTD là phải được tự do lựa chọn hàng hoá, trong đó có ô tô. BCT cho rằng ô tô phải có giấy “bảo hành chĩnh hãng” mới được lưu thông là bất hợp lý và trái với Luật Giao thông Đường bộ. Theo quy định, ô tô đủ điều kiện lưu thông là có các loại giấy tờ sau: Giấy đăng ký, giấy đăng kiểm, bảo hiểm bắt buộc. Ngoài ra ô tô phải đóng các loại phí đường bộ theo quy định. BCT đưa ra hoặc đề xuất quy định phải có giấy “bảo hành chính hãng” là phi lý.
Theo tìm hiểu của PV cho thấy, giá thay thế phụ tùng tại các đại lý chính hãng đã đắt hơn từ 1,5 đến 2 lần so với giá của các gara ngoài hệ thống. Vì vậy, nhiều khách hàng sau thời gian bảo hành thường chuyển ra ngoài hệ thống bảo hành bảo dưỡng, thậm chí khách còn tự mua phụ tùng để thay thế sửa chữa.
Anh Nguyễn Đức Huy, chủ một gara tại quận Long Biên, Hà Nội loa ngại đề xuất của BCT có thể dẫn tới tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Anh Huy lý giải: Khi 1 hãng xe chỉ có 1 nhà phân phối độc quyền ở Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng “chặt chém” từ giá bán đến việc bảo hành. Khách hàng sẽ không có sự lựa chọn nào và khi phát sinh mâu thuẫn, khách hàng mới là người chịu thiệt thòi lớn.
Về việc BTC không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh, sẽ dễ xảy ra tình trạng hàng nghìn lao động đang làm việc tại các gara không chính hãng có nguy cơ thất nghiệp vì phải đóng cửa.
Liên quan đến đề xuất của BCT, trao đổi với PV Tiền Phong ông Trần Kỳ Hinh – Cục trưởng Cục Đăng kiểm (Tổng cục Đường Bộ - Bộ GTVT) cho biết: Hiện Cục chưa nhận được bất cứ văn bản nào từ BCT và Cục không nhận được văn bản chỉ đạo nào từ Bộ GTVT, Chính phủ liên quan đến vấn đề trên. Chính vì thế ông Hình cho rằng, chưa có căn cứ để bình luận liên quan đến đề xuất của BCT, ông Hinh nói.
Nguồn:http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/o-to-khong-co-giay-bao-hanh-chinh-hang-se-bi-cam-luu-thong-1041645.tpo
Em mong năm sau.khi chúng ta bỏ $ ra nuôi đầy tớ và chúng nó chí phèo vs bá kiến song kiếm hợp bích...ông chủ chỉ biết ĐM
Tức nước vỡ bờ...20 hay 30 năm nữa đây các cụ
Cái trò làm luật ở Việt Nam, không có ý kiến chỉ đạo của ông trình ký, thằng soạn thảo bố bảo không dám soạn cái gì.Người trình ký và người phê duyệt là ai vậy các cụ. Chỗ ngồi có xa nhau không?
Thế gấu có cần bảo hành chính hãng trước khi lấy không nhỉ?Sắp tới điện thoại không có bảo hành chính hãng sẽ không được nối mạng. Quần áo không có bảo hành chính hãng sẽ không được mặc.