- Biển số
- OF-3407
- Ngày cấp bằng
- 18/2/07
- Số km
- 1,605
- Động cơ
- 569,634 Mã lực
- Tuổi
- 43
Bọn bộ cô thương này ngu nhie , chỉ cần người dân mỗi lần đổ xăng phải có giấy giới thiệu của bộ thì có phải liếm được nhiều hơn không.
Bỏ là bỏ thế Lào ? Đăng kiểm thuộc BGTVT còn cái này là BCTThế là bỏ đăng kiểm hả cụ chủ?
Trước em lập thớt hỏi sấm Trạng Trình thì 70 năm nữa Thiên Tử mới xuất hiện cụ ạ . Nhiều cụ hiểu biết hiện nay đã giấu nhẹm thông tin để bảo vệ Thiên tử rồi .khi chúng ta bỏ $ ra nuôi đầy tớ và chúng nó chí phèo vs bá kiến song kiếm hợp bích...ông chủ chỉ biết ĐM
Tức nước vỡ bờ...20 hay 30 năm nữa đây các cụ
Nghe hay phết đới cụ .Bỏ là bỏ thế Lào ? Đăng kiểm thuộc BGTVT còn cái này là BCT
Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình,
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi
Bộ chi ? Bộ xấu, bộ tồi,
Đã ăn hối lộ, còn đòi vú non ? (ca dao Việt Nam )
Hình như là k phải cụ nào cũng đọc còm nàyAutochui
THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG: BÃI BỎ HOÀN TOÀN THÔNG TƯ 20
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định điều này khi trao đổi với báo chí về hai thay đổi căn bản liên quan tới Thông tư 20. Mới đây, Bộ Công Thương đã có báo cáo chính thức gửi Thủ tướng Chính phủ về Thông tư 20 năm 2011 vốn gây nhiều phản ứng thời gian qua.
Thông tư 20 yêu cầu thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó. Thương nhân cũng phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.
Nhiều ý kiến cho rằng cần bãi bỏ Thông tư này, với lý do Thông tư tạo ra lợi thế kinh doanh độc quyền cho một số doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, ngay cả văn bản báo cáo chính thức của Bộ gửi Thủ tướng cũng gây nhiều tranh cãi với những cách hiểu khác nhau.
Làm rõ hơn nội dung này , Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định mô hình quản lý mới mà Bộ Công Thương dự kiến đề xuất để thay thế Thông tư 20 có hai thay đổi cơ bản. Một là, ai cũng có quyền nhập khẩu ôtô mà không cần phải xuất trình giấy ủy quyền chính hãng, tức là bãi bỏ hoàn toàn Thông tư 20. Hai là, mỗi chiếc xe mới bán ra đều phải kèm theo cam kết bảo hành, bảo dưỡng cho người tiêu dùng tại cơ sở do chính hãng thành lập, cơ sở được chính hãng ủy quyền hoặc cơ sở được Bộ GTVT xác nhận là đủ điều kiện. Nếu không có cam kết này, xe sẽ không được đăng ký lưu hành.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ chưa đề xuất mô hình cụ thể nhưng nếu được giao phối hợp với Bộ GTVT, Bộ sẽ đề xuất các loại phương tiện có thể được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa tại 3 loại cơ sở: hoặc là của chính hãng mở tại Việt Nam, hoặc là được chính hãng ủy quyền, hoặc là được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ GTVT) cho phép thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa phương tiện.
“Về nguyên tắc, nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng là của chính hãng, nhưng điều đó không ngăn cản Nhà nước cho phép thêm các cơ sở khác cùng tham gia cung cấp dịch vụ này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện do Nhà nước quy định”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói với Tuổi Trẻ.
Quy định như vậy sẽ khẳng định trách nhiệm của hãng sản xuất ôtô đối với người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời không ngăn cản Nhà nước cho phép thêm các cơ sở khác cùng tham gia cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành nếu họ chứng minh được rằng họ đủ điều kiện. Không một hãng ôtô nào có thể ngăn cản Nhà nước thực hiện việc này.
“Sở dĩ chúng tôi nói Thông tư 20/2015 chưa phải là giải pháp tốt nhất bởi thông tư này đặt ra các câu hỏi về khả năng bảo hành, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn, quyền lợi cho người tiêu dùng ngay tại cửa khẩu, trong khi lẽ ra nên hỏi ở khâu đăng ký lưu hành.
Điều này Bộ Công Thương đã thẳng thắn thừa nhận trong báo cáo gửi Thủ tướng và quan điểm của Bộ là nên bãi bỏ Thông tư 20, khi việc bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có nơi khác đảm nhận”, ông Khánh nói.
Trả lời câu hỏi tại sao không bãi bỏ ngay thông tư 20 mà lại phải chờ Bộ GTVT, ông Khánh cho biết: Từ ngày 1/7/2016, ngày Thông tư 19/2012 của Bộ GTVT tự động hết hiệu lực theo Luật Đầu tư 2014, đã không còn văn bản nào nữa quy định về trách nhiệm cũng như phương thức bảo hành, bảo dưỡng ôtô của thương nhân nhập khẩu.
Theo ông Khánh, trong hoàn cảnh đó, để bảo vệ người tiêu dùng, chưa thể bãi bỏ Thông tư 20. Dù Thông tư 20 chỉ giúp được người tiêu dùng trong một phân khúc hẹp là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, nhưng ít nhất cũng tốt hơn là không có gì, phó mặc hoàn toàn các yêu cầu về bảo dưỡng, bảo hành cho thương nhân nhập khẩu tự quyết định.
Cụ ko biết câu:Hình như là k phải cụ nào cũng đọc còm này
Hì, mở rộng vấn đề thì có khi e lại hoàn toàn đồng ý với cụCụ ko biết câu:
Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
Nhồn ko vành, Ồn méo tứ tung...
(Miệng quan, Trôn trẻ...)
nó cứ lặp lại cái sự ngu của lxKhách hàng bao giờ cũng là người chịu thiệt thòi nhất.....nếu độc quyền..
Tăng phí là đúng kêu gì các cụ, nhè tóc dài mà giựt mới đã*Cõng rắn cắn người dân*
Ngân sách từ Thuế của dân dành cho Bộ Công Thương dùng để *Nuôi con gì, trồng cây gì* để có ích hơn... CCCM
Ô tô không có giấy 'bảo hành chính hãng' sẽ bị cấm lưu thông?
TPO - Sau phản ứng dữ dội từ dư luận về Thông tư 20 quy định nhập khẩu xe hơi phải có giấy ủy quyền của hãng, mới đây Bộ Công thương (BCT) có văn giải trình Chính phủ nhưng lại tiếp tục đề xuất cấm lưu thông nếu ô tô không có giấy “bảo hành chính hãng”.
Nhiều gara không chính hãng sẽ đóng cửa nếu đề xuất của BCT được chấp thuận. Ảnh: Minh Đức.
Đề xuất “lạ đời”
Theo văn bản của Bộ Công thương gửi Chính phủ ngày 18/8, Bộ này thừa nhận Thông tư 20 không trái luật, có mục tiêu chính đáng, nhưng chưa phải là giải pháp toàn diện và tốt nhất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD), cũng như bảo đảm an toàn giao thông. Cụ thể, Thông tư 20 chỉ điều chỉnh các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, không điều chỉnh các loại phương tiện khác trong khi rủi ro gây mất an toàn và rủi ro xâm phạm quyền lợi NTD của tất cả các loại phương tiện là như nhau.
Tuy nhiên BCT tiếp tục lập luận: Để thực sự bảo vệ quyền lợi của NTD và bảo đảm an toàn giao thông, các quy định của Thông tư 20 cần được áp dụng cho tất cả các loại phương tiện tham gia lưu thông, bất kể là xe chở người hay chở hàng, bất kể nơi sản xuất. Cụ thể, BCT đề xuất với Chỉnh phủ: “Tất cả các loại phương tiện, nếu không được chính hãng sản xuất, hoặc người được chính hãng sản xuất ủy quyền, đứng ra chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng đều không được phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam”.
BTC còn đề nghị không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Không có giấy “bảo hành chính hãng” sẽ bị cấm lưu thông
Mặc dù BCT cho rằng, Thông tư 20 không trái luật, có mục tiêu chính đáng là bảo vệ NTD song bộ này không đưa ra cuộc khảo sát nào trong việc các nhà nhập khẩu ô tô vô trách nhiệm với NTD. Ngoài ra Bộ này cũng chưa đưa ra dẫn chứng về Thông tư 20 đã bảo vệ NTD như thế nào khiến người dân hoang mang.
Trao đổi với PV Tiền Phong, kỹ sư Lê Văn Tạch, hiện đang làm việc tại một hãng xe lớn có trụ sở tại Vĩnh Phúc cho rằng: BCT đưa ra điều kiện này không hẳn là bảo vệ NTD. Theo kỹ sư Tạch, ngay tại Việt Nam, một số hãng xe khi phát sinh lỗi do nhà sản xuất, rất ít thực hiện việc triệu hồi. Việc bảo hành, bão dưỡng nên dành quyền cho khách hàng, cơ quan chức năng không nên can thiệp vào việc này. Kỹ sư Tạch cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể về khách hàng ở Hà Tĩnh kiện cáo một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng liên quan đến chiếc xe Mazda BT 50 bị thủng lốc máy. Chiếc Mazda BT 50 trên được mua chính hãng, song khách hàng bị từ chối bảo hành với lý do chiếc xe này đã được đăng kiểm theo quy định của Bộ GTVT.
Anh Nguyễn Ngọc Khanh, chủ một showroom ô tô trên đường Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: Ô tô cũng giống như điện thoại, máy giặt, bình nóng lạnh, có trường hợp đang nghe điện thoại bị nổ, hoặc bình nóng lạnh rò rỉ điện,… Lẽ nào BTC chỉ nhằm vào bảo vệ quyền lợi người sử dụng ô tô. BTC cho rằng Thông tư 20 nhằm bảo vệ an toàn giao thông, theo lập luận này, BCT đang “lấn sân” và nâng việc bảo hành, bảo dưỡng lên trên cả lĩnh vực đăng kiểm của Bộ GTVT. Ngoài ra, trong báo cáo gửi Chính phủ, BCT cũng không đề cập đến trách nhiệm bất cứ vụ tai nạn nào do phương tiện bị lỗi.
Độc quyền dễ dẫn tới “chặt chém”
Anh Nguyễn Văn Tuấn ở Long Biên (Hà Nội) cho rằng: Quyền của NTD là phải được tự do lựa chọn hàng hoá, trong đó có ô tô. BCT cho rằng ô tô phải có giấy “bảo hành chĩnh hãng” mới được lưu thông là bất hợp lý và trái với Luật Giao thông Đường bộ. Theo quy định, ô tô đủ điều kiện lưu thông là có các loại giấy tờ sau: Giấy đăng ký, giấy đăng kiểm, bảo hiểm bắt buộc. Ngoài ra ô tô phải đóng các loại phí đường bộ theo quy định. BCT đưa ra hoặc đề xuất quy định phải có giấy “bảo hành chính hãng” là phi lý.
Theo tìm hiểu của PV cho thấy, giá thay thế phụ tùng tại các đại lý chính hãng đã đắt hơn từ 1,5 đến 2 lần so với giá của các gara ngoài hệ thống. Vì vậy, nhiều khách hàng sau thời gian bảo hành thường chuyển ra ngoài hệ thống bảo hành bảo dưỡng, thậm chí khách còn tự mua phụ tùng để thay thế sửa chữa.
Anh Nguyễn Đức Huy, chủ một gara tại quận Long Biên, Hà Nội loa ngại đề xuất của BCT có thể dẫn tới tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Anh Huy lý giải: Khi 1 hãng xe chỉ có 1 nhà phân phối độc quyền ở Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng “chặt chém” từ giá bán đến việc bảo hành. Khách hàng sẽ không có sự lựa chọn nào và khi phát sinh mâu thuẫn, khách hàng mới là người chịu thiệt thòi lớn.
Về việc BTC không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh, sẽ dễ xảy ra tình trạng hàng nghìn lao động đang làm việc tại các gara không chính hãng có nguy cơ thất nghiệp vì phải đóng cửa.
Liên quan đến đề xuất của BCT, trao đổi với PV Tiền Phong ông Trần Kỳ Hinh – Cục trưởng Cục Đăng kiểm (Tổng cục Đường Bộ - Bộ GTVT) cho biết: Hiện Cục chưa nhận được bất cứ văn bản nào từ BCT và Cục không nhận được văn bản chỉ đạo nào từ Bộ GTVT, Chính phủ liên quan đến vấn đề trên. Chính vì thế ông Hình cho rằng, chưa có căn cứ để bình luận liên quan đến đề xuất của BCT, ông Hinh nói.
Nguồn:http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/o-to-khong-co-giay-bao-hanh-chinh-hang-se-bi-cam-luu-thong-1041645.tpo
Cái này ngày xưa có cái thông tư mây tháng phải đi bảo dưỡng xe 1 lần đó thôi. Toàn bọn điên!Túm Váy: Nếu ko có sổ Bảo hành của chính hãng xe (Hay nói đúng hơn là ko đem xe đến đúng hãng để bảo dưỡng, sửa chữa thì Cấm tham gia giao thông. Mà vào hãng thì bọn nó Cắt cổ ko thương tiếc...)
Số chênh lệch nó còn nuôi cái bọn thảo ra và ký cái công văn máu L này đới!Hôm trước xe em hỏng giàn nóng đh vào hãng nó phát giá 22 củ chưa VAT 10%
Em ra ngoài mua 1 cái 2.3 củ mới tinh lắp vào chạy mãi chẳng sao
Sợ thật, em tưởng Bộ Công thương thay đổi nhưng em đã nhầm, cố đấm ăn xôi đến mức cố chấp, cực đoan để bảo vệ lợi ích nhóm thế này chỉ làm ô danh bản thân thôi cụ Tôn nhỉ?Có tương đồng với:
"Người không có thẻ BHYT sẽ cấm sống"
Thay thế nào được cụ ơi, hết tiền rồiSợ thật, em tưởng Bộ Công thương thay đổi nhưng em đã nhầm, cố đấm ăn xôi đến mức cố chấp, cực đoan để bảo vệ lợi ích nhóm thế này chỉ làm ô danh bản thân thôi cụ Tôn nhỉ?