1) Mục đích lớn nhất của tây là ép mọi người cày đến chết.
- Các cty, bank tín dụng cho vay cực dễ với lãi suất cắt cổ, ko cần chứng minh j nhiều => phải cày trả nợ cả đời cho các khoản học phí, nhà, xe. Mất việc cái là mất nhà xe ngay => phải cày
- Lãi suất gửi tiền hầu hết chỉ 1-2%/năm. Cực thấp nên ko có chuyện kiếm đc cục tiền rồi ngồi gửi tkiem rồi chờ ăn lãi mà ko cần làm gì => phải cày
- Thừa kế cho con cái bị thuế đánh 50-70%, thậm chí có tài sản còn âm sau khi trừ hết các khoản => ko chờ đc vào thừa kế => phải cày
- Đánh thuế nhà thứ 2,3...cao để ko có chuyện có mấy ngôi nhà rồi ngồi chơi cho thuê => phải cày
Nếu đúng thế này thì hoá ra mình đi làm cũng khó mà đc hưởng gửi tiết kiệm, ko để lại tài sản đc cho con cái...
Em thấy Việt nam còn sướng hơn chán
Ở tây hay ở ta sướng hơn thì tùy vào hoàn cảnh từng người thôi.
Riêng một số thông tin của cụ chủ thớt có vẻ không chính xác!
Ở đây tôi chỉ đưa ra thông tin ở Đức, không phải các nước khác vì tôi không biết rõ.
1. Ở Đức họ không ép cày đến chết đâu. Đúng là tuổi về hưu 67 là cao thật, nhưng nếu không làm thế thì sẽ vỡ quỹ bảo hiểm vì dân số Đức già hoá cao và nhanh. Nhưng nếu chẳng may ốm đau hay mất sức thì trợ cấp xã hội sẽ đủ để sống. Trong độ tuổi lao động thì điều kiện làm việc với đa số người đi làm thuê là rất tốt, an toàn, các chế độ đãi ngộ, nghỉ ngơi rất ổn để tái tạo sức lao động.
2. Các ngân hàng Đức cho vay tiền không hề dễ dàng một chút nào cả, họ xét rất kỹ trước khi cho vay, ví dụ tài sản thế chấp, thu nhập hàng tháng... Lãi suất vay thì rất thoả đáng, tùy thuộc vào lãi suất công bố của ECB - Ngân hàng TW châu Âu. Hiện tại ECB lãi suất là 4,75% p.a. thì vay mua nhà có lãi suất tầm 5,5% cố định luôn cho 10 đến 15 năm. Đợt Covid còn có lúc lãi suất vay mua nhà chỉ còn 0,56% cho khoản vay 100KEuro 10 năm.
Học phí từ nhà trẻ đến hết đại học không phải trả. Xe ô tô thì chỉ cần có việc làm là mua được. Xe mới tinh thì mới phải trả góp chứ xe cũ cũ một chút thì đa phần người ta mua đứt. Mất việc thì đầu tiên là có trợ cấp thất nghiệp. Nếu lâu quá không thể tìm được việc thì có trợ cấp xã hội đủ sống. Trước khi trả trợ cấp xã hội thì bên sở xã hội mới tính tài sản, có nhà, xe đẹp thì lúc này mới phải tính bán đi, ăn hết thì mới có trợ cấp xã hội.
3. Lãi suất tiền gửi cũng lên xuống theo ECB. Cách đây hơn 1 năm thì lãi suất tiết kiệm = 0, thậm chí lãi suất âm. Hiện giờ thì tiền gửi Euro 1 năm có lãi chừng 3,0 - 3,7% p.a.
Nói chung là về an sinh xã hội, kinh tế đối với người làm công ăn lương thì ở Đức vẫn hơn VN là điều hiển nhiên vì họ đã đi trước VN cả hơn trăm năm rồi. Công nghiệp hoá từ thế kỷ XIX, bảo hiểm xã hội thì từ năm 1883 đã có bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm tai nạn và sau đó là bảo hiểm về hưu.
Nói đi thì cũng phải nói lại là các nước công nghiệp duy trì được mức sống cao hiện nay cũng nhờ vào nhân công giá rẻ và việc buôn bán với các nước nghèo như Việt Nam. Những công nhân may hay giầy da đang cày 10, 12 tiếng 1 ngày ở Bình Dương chắc chắn đóng góp một phần cho cuộc sống sung túc ở Đức khi mà họ chỉ nhận vài Euro cho 1 sản phẩm để nhà buôn bán lại với giá vài trăm Euro. Ở chiều ngược lại thì họ bán máy móc, xe ô tô, công nghệ,... sang Việt Nam với giá cao mà người mua không thể ép giá được.