Xin nguồn số liệu "thế giới" đi cụ. Nói suông thế?
Trong lúc chờ nguồn từ thế giới, em gửi cụ nguồn trong nước ah
Mùa đông tại Hà Nội là thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất do khí thải khó phát tán nên lưu lại ở tầng thấp.
Nhiều ngày nay, Hà Nội cũng như một số tỉnh phía Bắc rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trên ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir tại Hà Nội sáng 5/1, chỉ số ô nhiễm không khí của thành phố là 215. Trong đó, khu vực Tây Hồ là cao nhất ở ngưỡng 245 thang màu tím, không tốt cho sức khỏe.
Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí ghi nhận Hà Nội ô nhiễm thứ 3 thế giới lúc 9h sáng nay, chỉ sau thành phố Dhaka của Bangladesh và Thủ đô Baghdad của Iraq. Mức độ ô nhiễm của Hà Nội còn vượt xa 2 thành phố thường xuyên đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí là Delhi (Ấn Độ) và Karachi (Pakistan).
Năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó 3 đợt tháng 1-4 và 1 đợt vào đầu tháng 10. Thời gian ô nhiễm tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết ô nhiễm ở Hà Nội ngày càng tăng, xu hướng không rõ ràng. Nguyên nhân có thể do việc kiểm soát nguồn thải từ sản xuất, xây dựng, giao thông, đốt rơm rác. Ngoài ra, điều kiện thời tiết mùa đông không thuận lợi cho phát tán không khí nên khí thải ra ngoài môi trường bị lưu cữu ở tầng thấp khiến nồng độ ô nhiễm không khí cao.
Theo ông Đặng Ngọc Mạnh - chuyên gia kỹ thuật đo lường và tin học, Đại học Bách Khoa (Hà Nội), hiện nay chất lượng không khí kém chủ yếu xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.
Theo vị chuyên gia này, trước đây, chúng ta thường cho rằng khí thải phương tiện giao thông khiến ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, thời điểm ô nhiễm nhất từ 1-2h sáng, lúc này lưu lượng phương tiện giao thông rất thấp nhưng chỉ số lại cao vọt lên.
Ông Mạnh lý giải, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không phải do phương tiện giao thông mà tình trạng đốt rác thải ở các khu vực lân cận. Đây cũng là lý do ngoại thành hay Tây Hồ, những khu vực được coi là “xanh”, “lá phổi của thủ đô”, ít dân cư sinh sống lại là điểm ô nhiễm không khí cao nhất. Ông Mạnh từng trực tiếp đặt máy đo chỉ số ô nhiễm không khí ở Gia Lâm (Hà Nội) - khu vực có rất nhiều cây xanh nhưng chỉ số ô nhiễm vẫn cao.