Những bảo tàng và công trình công cộng
Khi chúng ta đọc về mấy cái bảo tàng nghìn tỷ trăm tỷ ở VN, hay những cái cổng chào trăm tỷ với 4 con ngựa như 4 con chó con ở một thành phố nào đó ai cũng lắc đầu ngán ngẩm. Ngán ngẩm vì ai cũng hiểu con số ấy ở đâu ra và nó sẽ đi đâu sau khi được giải ngân. Nước chúng ta không thiếu những người tài nhưng những công trình công cộng thì quá ư là tệ hại. Và những người đang được gọi là người tài ở VN thì được mấy người thực sự có TÀI, chưa nói đến có thêm ĐỨC. Không phải vô lý khi những nước có nền văn hóa cộng đồng và ý thức người dân tốt thì hệ thống công trình công cộng hoặc bảo tàng luôn là thứ cực kì phát triển.
Nước Nga, mang trong mình một lịch sử hào hùng nhất là trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỉ gần đây. Bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu thành tựu về khoa học với những dấu mốc cực kì quan trọng cho lịch sử loài người. Đừng ai lái về mấy cái Cộng Sản hay linh tinh ở đây, hãy nhìn nhận khách quan một chút về lịch sử, nhất là cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại của họ.
Nằm suốt trên lãnh thổ nước Nga là hàng nghìn những tượng đài, mà phần lớn những thứ vĩ đại nhất đều được xây dưới thời Xô Viết. Nội dung thì nhiều nhưng phần lớn là để tưởng niệm những hy sinh mất mát và những điều đáng tự hào nhất về những trận chiến của cuộc chiến vệ quốc và những chiến sĩ Hồng Quân.
Trong mỗi thành phố lớn cũng là hệ thống rất nhiều bảo tàng,có cái to và vĩ đại, nhưng cũng có những cái quy mô be bé bằng vài cái phòng sinh hoạt Đảng ở các phường xã VN. Nội dung đa dạng và phong phú. Từ lịch sử vệ quốc cho đến bảo tàng tiến hóa, từ bảo tàng địa chất cho đến những bảo tàng Tranh Hermitage ở Sankt Peterburg với hơn 1000 phòng trưng bày.
Ở Moscow, việc các học sinh đi bảo tàng hay việc cả gia đình đi bảo tàng chơi cuối tuần là việc khá phổ biến. Ngay từ đầu những năm 2000 khi mà kinh tế Nga còn khó khăn thì việc đến bảo tàng thấy một đoàn học sinh của một trường cấp 1 cấp 2 nào đi xem là điều cực kì phổ biến. Ở đây người ta dạy lịch sử theo cách rất khác so với VN.
Ấn tượng lớn nhất của tôi không phải là những bảo tàng lớn như Hermitage mà là một bảo tàng nho nhỏ về vũ khí chiến tranh. Bảo tàng không quá nhiều hiện vật nhưng cách người ta bố trí và cách mà các hướng dẫn viên già kể cho người xem với một giọng kể và một thứ tiếng Nga nhiều âm điệu khiến cho tôi, một SV nước ngoài chưa có quá nhiều vốn tiếng Nga cũng cảm thấy nắm bắt và hứng thú rất nhiều. Đó là bảo tàng đầu tiên tôi đến.
Kế đó là một loạt các bảo tàng hay ho từ trung bình như bảo tàng Darwin, hay lớn như bảo tàng nằm trong khuôn viên công viên chiến thắng với 6 bức tranh tường hình vòm mô tả 6 trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc chiến Vệ Quốc-nói một chút về 6 bức tranh này, đó là aần đầu tiên tôi tiếp xúc với dạng hội họa có kèm xếp đặt hiện vật, 6 bức tranh vẽ trên 6 bức tường cong và tiếp nối với sàn nhà bởi những chi tiết hội họa đi kèm với hiện vật thật như khẩu pháo hay ụ đất, nó khiến mình như chìm thật sự vào khung cảnh trận chiến ấy với cảm giác về chiều sâu không gian và tính chi tiết của bức tranh, đảm bảo ai nhìn tháy lần đầu cũng sẽ rất thán phục. Tất nhiên là không thể không nói đến bảo tàng Hermitage, nhưng hình ảnh và thông tin của nó thì đầy trên mạng, các bạn có thể tự xem, chỉ biết rằng lần tôi đi xem thì từ 11h sáng đến 6h chiều mà chưa đi được 1 góc của nó, giỏi thì 3-40 phòng trên 1000 phòng của nó. Muốn đi hết cái Hermitage chắc mất vài năm chứ chả chơi. Gần chỗ tôi nhất là cái bảo tàng Tranh Tretyakov. Cái này do cha Tretyakov mua tất cả tranh của các họa sĩ Nga đang lưu lạc lung tung thời ấy để sưu tầm và gìn giữ tài sản văn hóa cho nước Nga, sau chết thì tặng luôn cho nhà nước Nga. Nếu Hermitage là một bảo tàng quá lớn nhưng quá đa dạng về mặt hiện vât (nhiều thứ không phải của Nga) thì Trestyakov là nơi tập trung của “tất cả những gì giá trị nhất của nền nghệ thuật Nga” -theo đánh giá của các du khách nước ngoài. Bước vào đây một lần là sẽ mê mẩn vì hội họa Nga. Tôi đek phải là thằng hiểu về hội họa nhưng mà bước vào đây là tôi thực cmn thán phục về trình độ hội họa Nga. Những bức tranh từ to như cái tường dến nhỏ như một quyển sách, từ phong cảnh, tĩnh vật đến chân dung hay trừu tượng đều gây ấn tượng cho người xem một cách sâu sắc. Có khi ta có thể thần người trước một bức tranh đến cả chục phút đồng hồ không chớp mắt. Nói thật chứ đã vào đây xem rồi thì khi về nước nhìn tranh của mấy cha như Thành Chương hay các họa sĩ trẻ ở VN đang được hét giá hàng chục nghìn đô mà nản. Đúng là lũ bán tranh bằng mồm. Họa sĩ ở VN, nói thật trừ những họa sĩ lớp trước, các họa sĩ mới chả mấy người đáng gọi là họa sĩ.
Các tượng đài được xây dựng dưới thời Xô Viết hầu như đều có quy mô và tính biểu tượng rất rõ rệt. Đôi khi chi tiết tượng đài cũng không quá ghê ghớm nhưng cái quy mô và tính biểu tượng của nó khiến người xem cẩm nhận rất rõ ràng về những gì tượng đài muốn nói, như cây cột giữa quảng trường chiến thắng là một ví dụ, chỉ đơn giản là một cái cột cao 141,8 met, mỗi 10cm biểu thị 1 ngày trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga, trên đỉnh là thiện thần, dưới chân là tượng Ivan giết rồng (biểu tượng trên mặt sau đồng xu Nga), hay tượng Gagarin ở quảng trường Gagarin có hình một người đàn ông đang bay lên (nhìn hơi giống tư thế bay của Astro Boys) cao và sắc nét. Nếu nói về độ sắc nét của các bức tượng của NGa thì nếu họa sĩ, nhà điêu khắc muốn, họ có thể làm chi tiết đến cả từng nếp nhăn. Đúng là không nên so sánh trình độ khắc tượng, đúc tượng của NGa với VN chi cho khổ. Nhưng mà nghe bảo các sinh viên điêu khắc nước ngoài học ở Nga không được tiếp xúc với kĩ thuật điêu khắc kim loại mà thường chỉ dừng ở điêu khắc đất sét hoặc thạch cao, còn kĩ thuật làm sao để lớp vỏ ngoài của tượng đồng không bị hoen rỉ một cách bẩn thỉu mà phải bị oxy hóa thật đều là điều họ không dạy cho SV ngoại quốc (kiểu như mấy chú sang học về động cơ tên lửa cũng khó mà có cơ hội vào nhà máy thực tập, bí mật quốc phòng mà).
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x768.
Còn rất nhiều những công trình và các giai thoại liên quan đến chúng, những điều ít nhiều làm cho các công trình này luôn có tính hấp dẫn. Như tòa nhà của ĐHTHQG Moscow nằm trong quần thể 7 tòa nhà có chung đường nét kiến trúc trên khắp Mos do Stalin yêu cầu xây dựng và được thiết kế (theo giai thoại) và thi công (theo giai thoại) bởi các tù nhân và kiến trúc sư người Đức. Trích trong một đoạn mô tả về nó "Tòa nhà chính của trường đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M.V. Lomonosov (người Việt hay gọi tắt là MGU) là tòa nhà lớn nhất. Nó cũng là tòa nhà cao nhất trên thế giới bên ngoài thành phố New York vào lúc đó, và nó vẫn là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1988. Tòa nhà trung tâm cao 240 m với 36 tầng, được củng cố hai bên sườn là bốn chái (cánh), gồm các ký túc xá cho sinh viên và giảng viên. Nó chứa tổng cộng 33 kilômét đường hành lang và 5.000 phòng. Các trang thiết bị bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các căng tin, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom, v.v.". Mình vào đây nhiều lần rồi, mấy lần đầu toàn đi lạc vì các hành lang cmn dài và giống nhau khủng khiếp. Nhưng chưa được lên tần 33 vì chỉ cho lên tần hai mấy rồi thôi, tầng cao chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt. Tòa nhà này có mấy cái đồng hồ 4 góc mà 1 trong đó chỉ giờ, mấy cái kia đek biết chỉ cái gì, lần nào cũng hỏi ông anh mà ông cũng đek biết. Theo giai thoại, phía dưới tòa nhà này có hệ thống đường ray Metro bí mật dẫn thẳng đến điện Kremlin được xây dựng nhằm mục đích di tản gấp các bộ óc thiên tài của Liên Xô thời ấy nếu chiến tranh đột ngột xảy ra. Chả hiểu cái đường Metro đó còn không. Và cũng nghe đồn là các kiến trúc sư Đức tham gia thiết ké mấy tòa nhà này cũng chả mấy ai còn sống sau khi chúng được hoàn thành.
Khi chúng ta đọc về mấy cái bảo tàng nghìn tỷ trăm tỷ ở VN, hay những cái cổng chào trăm tỷ với 4 con ngựa như 4 con chó con ở một thành phố nào đó ai cũng lắc đầu ngán ngẩm. Ngán ngẩm vì ai cũng hiểu con số ấy ở đâu ra và nó sẽ đi đâu sau khi được giải ngân. Nước chúng ta không thiếu những người tài nhưng những công trình công cộng thì quá ư là tệ hại. Và những người đang được gọi là người tài ở VN thì được mấy người thực sự có TÀI, chưa nói đến có thêm ĐỨC. Không phải vô lý khi những nước có nền văn hóa cộng đồng và ý thức người dân tốt thì hệ thống công trình công cộng hoặc bảo tàng luôn là thứ cực kì phát triển.
Nước Nga, mang trong mình một lịch sử hào hùng nhất là trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỉ gần đây. Bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu thành tựu về khoa học với những dấu mốc cực kì quan trọng cho lịch sử loài người. Đừng ai lái về mấy cái Cộng Sản hay linh tinh ở đây, hãy nhìn nhận khách quan một chút về lịch sử, nhất là cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại của họ.
Nằm suốt trên lãnh thổ nước Nga là hàng nghìn những tượng đài, mà phần lớn những thứ vĩ đại nhất đều được xây dưới thời Xô Viết. Nội dung thì nhiều nhưng phần lớn là để tưởng niệm những hy sinh mất mát và những điều đáng tự hào nhất về những trận chiến của cuộc chiến vệ quốc và những chiến sĩ Hồng Quân.
Trong mỗi thành phố lớn cũng là hệ thống rất nhiều bảo tàng,có cái to và vĩ đại, nhưng cũng có những cái quy mô be bé bằng vài cái phòng sinh hoạt Đảng ở các phường xã VN. Nội dung đa dạng và phong phú. Từ lịch sử vệ quốc cho đến bảo tàng tiến hóa, từ bảo tàng địa chất cho đến những bảo tàng Tranh Hermitage ở Sankt Peterburg với hơn 1000 phòng trưng bày.
Ở Moscow, việc các học sinh đi bảo tàng hay việc cả gia đình đi bảo tàng chơi cuối tuần là việc khá phổ biến. Ngay từ đầu những năm 2000 khi mà kinh tế Nga còn khó khăn thì việc đến bảo tàng thấy một đoàn học sinh của một trường cấp 1 cấp 2 nào đi xem là điều cực kì phổ biến. Ở đây người ta dạy lịch sử theo cách rất khác so với VN.
Ấn tượng lớn nhất của tôi không phải là những bảo tàng lớn như Hermitage mà là một bảo tàng nho nhỏ về vũ khí chiến tranh. Bảo tàng không quá nhiều hiện vật nhưng cách người ta bố trí và cách mà các hướng dẫn viên già kể cho người xem với một giọng kể và một thứ tiếng Nga nhiều âm điệu khiến cho tôi, một SV nước ngoài chưa có quá nhiều vốn tiếng Nga cũng cảm thấy nắm bắt và hứng thú rất nhiều. Đó là bảo tàng đầu tiên tôi đến.
Kế đó là một loạt các bảo tàng hay ho từ trung bình như bảo tàng Darwin, hay lớn như bảo tàng nằm trong khuôn viên công viên chiến thắng với 6 bức tranh tường hình vòm mô tả 6 trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc chiến Vệ Quốc-nói một chút về 6 bức tranh này, đó là aần đầu tiên tôi tiếp xúc với dạng hội họa có kèm xếp đặt hiện vật, 6 bức tranh vẽ trên 6 bức tường cong và tiếp nối với sàn nhà bởi những chi tiết hội họa đi kèm với hiện vật thật như khẩu pháo hay ụ đất, nó khiến mình như chìm thật sự vào khung cảnh trận chiến ấy với cảm giác về chiều sâu không gian và tính chi tiết của bức tranh, đảm bảo ai nhìn tháy lần đầu cũng sẽ rất thán phục. Tất nhiên là không thể không nói đến bảo tàng Hermitage, nhưng hình ảnh và thông tin của nó thì đầy trên mạng, các bạn có thể tự xem, chỉ biết rằng lần tôi đi xem thì từ 11h sáng đến 6h chiều mà chưa đi được 1 góc của nó, giỏi thì 3-40 phòng trên 1000 phòng của nó. Muốn đi hết cái Hermitage chắc mất vài năm chứ chả chơi. Gần chỗ tôi nhất là cái bảo tàng Tranh Tretyakov. Cái này do cha Tretyakov mua tất cả tranh của các họa sĩ Nga đang lưu lạc lung tung thời ấy để sưu tầm và gìn giữ tài sản văn hóa cho nước Nga, sau chết thì tặng luôn cho nhà nước Nga. Nếu Hermitage là một bảo tàng quá lớn nhưng quá đa dạng về mặt hiện vât (nhiều thứ không phải của Nga) thì Trestyakov là nơi tập trung của “tất cả những gì giá trị nhất của nền nghệ thuật Nga” -theo đánh giá của các du khách nước ngoài. Bước vào đây một lần là sẽ mê mẩn vì hội họa Nga. Tôi đek phải là thằng hiểu về hội họa nhưng mà bước vào đây là tôi thực cmn thán phục về trình độ hội họa Nga. Những bức tranh từ to như cái tường dến nhỏ như một quyển sách, từ phong cảnh, tĩnh vật đến chân dung hay trừu tượng đều gây ấn tượng cho người xem một cách sâu sắc. Có khi ta có thể thần người trước một bức tranh đến cả chục phút đồng hồ không chớp mắt. Nói thật chứ đã vào đây xem rồi thì khi về nước nhìn tranh của mấy cha như Thành Chương hay các họa sĩ trẻ ở VN đang được hét giá hàng chục nghìn đô mà nản. Đúng là lũ bán tranh bằng mồm. Họa sĩ ở VN, nói thật trừ những họa sĩ lớp trước, các họa sĩ mới chả mấy người đáng gọi là họa sĩ.
Các tượng đài được xây dựng dưới thời Xô Viết hầu như đều có quy mô và tính biểu tượng rất rõ rệt. Đôi khi chi tiết tượng đài cũng không quá ghê ghớm nhưng cái quy mô và tính biểu tượng của nó khiến người xem cẩm nhận rất rõ ràng về những gì tượng đài muốn nói, như cây cột giữa quảng trường chiến thắng là một ví dụ, chỉ đơn giản là một cái cột cao 141,8 met, mỗi 10cm biểu thị 1 ngày trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga, trên đỉnh là thiện thần, dưới chân là tượng Ivan giết rồng (biểu tượng trên mặt sau đồng xu Nga), hay tượng Gagarin ở quảng trường Gagarin có hình một người đàn ông đang bay lên (nhìn hơi giống tư thế bay của Astro Boys) cao và sắc nét. Nếu nói về độ sắc nét của các bức tượng của NGa thì nếu họa sĩ, nhà điêu khắc muốn, họ có thể làm chi tiết đến cả từng nếp nhăn. Đúng là không nên so sánh trình độ khắc tượng, đúc tượng của NGa với VN chi cho khổ. Nhưng mà nghe bảo các sinh viên điêu khắc nước ngoài học ở Nga không được tiếp xúc với kĩ thuật điêu khắc kim loại mà thường chỉ dừng ở điêu khắc đất sét hoặc thạch cao, còn kĩ thuật làm sao để lớp vỏ ngoài của tượng đồng không bị hoen rỉ một cách bẩn thỉu mà phải bị oxy hóa thật đều là điều họ không dạy cho SV ngoại quốc (kiểu như mấy chú sang học về động cơ tên lửa cũng khó mà có cơ hội vào nhà máy thực tập, bí mật quốc phòng mà).
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x768.
Còn rất nhiều những công trình và các giai thoại liên quan đến chúng, những điều ít nhiều làm cho các công trình này luôn có tính hấp dẫn. Như tòa nhà của ĐHTHQG Moscow nằm trong quần thể 7 tòa nhà có chung đường nét kiến trúc trên khắp Mos do Stalin yêu cầu xây dựng và được thiết kế (theo giai thoại) và thi công (theo giai thoại) bởi các tù nhân và kiến trúc sư người Đức. Trích trong một đoạn mô tả về nó "Tòa nhà chính của trường đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M.V. Lomonosov (người Việt hay gọi tắt là MGU) là tòa nhà lớn nhất. Nó cũng là tòa nhà cao nhất trên thế giới bên ngoài thành phố New York vào lúc đó, và nó vẫn là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1988. Tòa nhà trung tâm cao 240 m với 36 tầng, được củng cố hai bên sườn là bốn chái (cánh), gồm các ký túc xá cho sinh viên và giảng viên. Nó chứa tổng cộng 33 kilômét đường hành lang và 5.000 phòng. Các trang thiết bị bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các căng tin, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom, v.v.". Mình vào đây nhiều lần rồi, mấy lần đầu toàn đi lạc vì các hành lang cmn dài và giống nhau khủng khiếp. Nhưng chưa được lên tần 33 vì chỉ cho lên tần hai mấy rồi thôi, tầng cao chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt. Tòa nhà này có mấy cái đồng hồ 4 góc mà 1 trong đó chỉ giờ, mấy cái kia đek biết chỉ cái gì, lần nào cũng hỏi ông anh mà ông cũng đek biết. Theo giai thoại, phía dưới tòa nhà này có hệ thống đường ray Metro bí mật dẫn thẳng đến điện Kremlin được xây dựng nhằm mục đích di tản gấp các bộ óc thiên tài của Liên Xô thời ấy nếu chiến tranh đột ngột xảy ra. Chả hiểu cái đường Metro đó còn không. Và cũng nghe đồn là các kiến trúc sư Đức tham gia thiết ké mấy tòa nhà này cũng chả mấy ai còn sống sau khi chúng được hoàn thành.
Chỉnh sửa cuối: