Nước Nga của những điều buồn cười (2).
Để bắt đầu, vẫn là vài câu chuyện cười Liên Xô
Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì ?
Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
—–
Luật pháp LX đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không đảm bảo quyền tự do sau khi ngôn luận.
—–
Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?
Đáp: Những khó khăn tạm thời.
—–
Hỏi: Tình trạng hỗn độn là gì ?
Đáp: Chúng tôi không bình luận về nền kinh tế của đất nước.
—–
Hỏi: Có đúng là nhà thơ Vladimir Mayakovsky đã tự sát hay không?
Đáp: Vâng, đúng vậy, và người ta còn thu âm lại được những lời nói cuối cùng của nhà thơ: “Các đồng chí, xin đừng bắn.”
—–
Hỏi: Thế nào là người cộng sản ?
Đáp: Người cộng sản là người đã đọc cuốn “Kapital” của Marx
Hỏi: Còn thế nào là người tư bản ?
Đáp: Người tư bản là người đã hiểu nội dung cuốn “Kapital” của Marx
—–
Hỏi: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không?
Đáp: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại.
—–
Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
—–
Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người? Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.
—–
Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”.
—–
Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”. Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit”. “Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”. “Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moïse. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”. “Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi. “Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.
—–
Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin?
- Tất nhiên là Hoover rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi!
- Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!
Nước Nga, như ấn tượng của mọi người, là xứ lạnh. Nhưng mấy ai tưởng tượng rằng giữa mùa Đông để ngủ ngon người ta hay mặc quần đùi cho mát! Nhớ hồi trước khi sang Nga mình nghe ông anh chém là sang đây đi học về phải mở tủ lạnh ra để sưởi ấm phòng vì tủ lạnh chỉ 4-10C mà mùa đông thì nhiệt độ là -20C. Móa, thế mà tin sái cmn cổ!
Phải nói là nhờ hệ thống điện hạt nhân mà điện sử dụng của Nga chưa bao giờ thiếu, nhất là các thành phố lớn. Sau những chiến thắng của giới vô sản và vài thập niên đầu phần đông người vô sản vẫn sống và lao động với lòng nhiệt huyết và tính tự giác cực cao thì nước Nga hoàn toàn lột xác. Họ đã có nhữg công trình xây dựng mang tính biểu trưng với quy mô và tầm vóc cực kì vĩ đại (đơn cử như hệ thống 7 tòa nhà có kiến trúc kiểu tòa nhà ĐHTH Moscow xây khắp Moscow-1 trong số chúng giờ là trụ sở của bộ ngoại giao Nga). Hệ thống Metro đi trước thời đại (thời đó, giờ thì cũ rồi) với lối kiến trúc đặc trưng từng vùng miền của các nước cộng hòa (đang nói về hệ thống ga trung tâm). Thời ấy rất nhiều huyền thoại về hệ thống Metro này như kiểu chỉ trong 3 năm họ xây xong 6 bến trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị là chuẩn bị sử dụng hệ thống này như một khu vực ẩn náu nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Kĩ thuật xây là dùng máy ép đất sang hai bên để mở đường hầm, như vậy đất cứng và không cần quá nhiều bê tông để gia cố sau này (cái này cần kiểm chứng kĩ). Hệ thống các con tàu đóng vai trò Pit-tông để bơm và hút không khí cho toàn bộ tuyến metro bằng hiệu ứng Becnulli đảm bảo luôn cung ứng oxy cho người ở dưới này mà không mất thêm quá nhiều hệ thống quạt thông gió(nếu để ý trên mặt đường có các lỗ thông gió dành cho metro thông lên mặt đất),do đó các chuyến tàu buộc phải chạy ở một tốc độ trung bình nhất định nếu không muốn thiếu oxy cho các bến tàu.... Nếu aần nói về hệ thống Metro sẽ nói thêm ở các bài khác.
Quay về chuyện cái nóng mùa Đông, nhờ quá trình xây dựng XHCN và việc nhảy vọt về KHKT những năm đầu thế kỉ 20, nước Nga đã có hệ thống nhà máy điện hạt nhân, và chính nhờ nó, điện ở NGa siêu rẻ. Do đó hệ thống sưởi nước nóng chạy suột mọi tòa nhà, mọi căn phòng trên khắp những thành phố lớn (ở thôn quê chỗ có chỗ không). Hệ thống sưởi bên này vẫn dùng thiết kế của những năm hồi đó, dùng nước nóng.
Nước được đun đến một nhiệt độ khá cao (ít cũng 40-70C tùy nhiệt độ ngoài trời) rồi cho chạy qua hệ thống đường ống kim loại được xây dựng theo các bức tường và xuyên qua các phòng. Mỗi phòng có một cái lò sưởi (thực ra là một đoạn gấp khúc chữ chi với đường ống có kích thước to hơn kết hợp với các lá đồng hoặc gang bọc ngoài để tỏa nhiệt). Tùy diện tích phòng mà có thể có 1 hoặc 2 lò. Mùa Đông các cửa sổ được đóng kín,thậm chí dán thêm băng dính để đảm bảo gió không lùa vào (móa, gió -20C mà nó vào phòng thì 5 phút sau là khóc, sưởi sưởi cái đíu). Phòng là kín với bên ngoài, thêm cái lò sưởi. Nhà nào mà lò mạnh hoặc gần nguồn đun nước thì nóng thôi rồi, có khi tối ngủ mồ hôi ra như tắm ấy, nhưng không dám bỏ chăn, vì nửa đêm mà lò nó trục trặc gì thì chỉ cần 5 - 10 phút là cóng ngay nên vẫn phải thủ cái chăn bông trên bụng. Đi ngoài trời đang cóng, vào phòng cái là phải nhanh nhanh cởi áo đông ngay nếu không muốn bị hầm hơi. Mùa Đông nếu ở thành phố lớn mà ít ra đường có khi còn mặc ít hơn mùa thu (cuối thu nếu lạnh nó mới bật hệ thống sưởi).
Nước Nga cũng là nơi mà đôi khi bạn sẽ thấy các cụ già nghèo khổ vẫn bỏ cả vài chục $ ra mua thức ăn cho con mèo dù chỉ dám bỏ vài $ cho bữa ăn của mình. Ở Nước Nga có câu nói đùa là: Xứ này xếp theo thứ tự vị trí trong xã hội thì: Con nít, phụ nữ, con mèo, đàn ông. Đàn ông xếp sau con mèo.
Mèo là một thứ dạng như thành phần cốt cán của gia đình, nhất là với các gia đình chỉ có 2 ông bà già sống với nhau. Như đã nói ở những phần trước, cuộc sống thay đổi quá nhanh kéo dài ra cái khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, khi đó với các cụ, con mèo trở thành đối tượng để vỗ về và yêu thương. Nếu buộc phải xa con mèo của mình, các cụ rất đau khổ. Đôi khi các cụ cũng hay đặt cái đĩa, đổ ít sữa và vài miếng xúc xích ở hành lang cho những chú mèo hoang trong khu nhà.
Những con mèo xứ này béo như lợn!
http://persephonemagazine.com/wp-con...-cat-round.jpg
http://cdn.themetapicture.com/media/...itten-snow.jpg
Vì nhà kín, nhất là mùa Đông, những con mèo ít được ra khỏi nhà, chúng chỉ ăn và ngủ rồi nằm yên cho người ta gãi, nựng nên chúng trở nên béo phì. Có những con mèo tôi tin là không thể nhảy quá 3cm. Tội gì luyện tập khi ta vẫn có thể nằm đó gừ gừ mà vẫn có ăn, thậm chí là ngon!
Chó hoang ở Mos chắc phải là nhiều nhất Châu Âu. Chả hiểu vì sao nhưng có lẽ việc chuyển lên sống chung cư đã buộc chủ nhân chúng thả chúng ra đường, vì chúng hay sủa, vì không có thời gian đưa chúng đi vệ sinh hay vì gì thì cũng không biết, nhưng chó hoang nơi đây đầy đường. Lâu lâu chúng lại trở thành món ngon ở chợ VN. Thực ra thịt chó Nga ko ngon, do chúng phải la liếm tự kiếm ăn nơi các hố rác, bãi rác nên thịt chúng cũng dai mà hôi, như thịt bồ câu bên này. Nhưng lũ chó hoang này siêu hiền. Chúng ít khi cắn hay gầm gừ ai, chúng rụt rè, tội nghiệp đến gần các khách bộ hành, nhất là những ai đang vừa đi vừa ăn cái gi đấy. Chúng cứ đi theo, hoặc ngoắc đuôi nhìn họ, mong chờ một chút thức ăn. Chó không giống mèo, chúng không tự săn bắt chim chóc để ăn sống được. Trước nhà mình có con chó 14 tuổi nên mình nhìn lũ chó hoang này thương kinh khủng. Bây giờ người Nga phổ biến nuôi những loại chó bé như Chihuahua trong nhà, vì nó chắc là hợp với việc nuôi ở chung cư. Có điều em nhìn mấy con chó nhỏ mà chảnh chó đó là chỉ muốn sút một cái cho đỡ ghét. Móa chó mà ăn uống kĩ hơn người, ăn sai là đau bụng, bệnh phải đi bs một lần 1-200$.
Mặc dù là một thành phố lớn nhưng việc nhìn thấy động vât hoang dã ở Moscow rất dễ, nhất là sóc, vịt trời và thiên nga. Nước Nga có mùa săn vịt trời, ngoài những tháng ấy, thằng nào bắn vịt trời thì rửa đít vào khám ngồi vài tháng và đóng phạt cả chục nghìn $. Những khu rừng quanh cá trường ĐH được gắn chi chít những hộp nhựa, những nhà gỗ trên các thân cây cho chim hoặc sóc. Việc nhìn thấy con sóc chạy lon ton trên những cành cây tay cầm hat dẻ là rất phổ biến trong mùa Hè, thậm chí mùa Đông cũng đôi khi thấy. Quan trọng nhất là tôi chưa thấy quán nào ở đây bán thịt sóc cả. Có lẽ việc ăn thịt những con đó là việc không thể hiểu nổi với người dân xứ này.
Những nét đẹp từ thiên nhiên cũng như ý thức giữ gìn chúng có lẽ đã tạo nên trong lòng người Nga những nét khá nhân văn. Tuy cuộc sống 3 thập niên trở lại đây hối hả, nhất là giá cả địa ốc đã mài mòn rất nhiều những nét nhân văn và giá trị truyền thống trong giới trẻ Nga nhưng ít nhiều gì trong họ vẫn có những khoảng lặng. Nhất là đối với những người Nga già thì lòng tự trọng, sự chia sẻ và tính nhân văn vẫn còn rất đậm trong họ. Nước Nga có thể sẽ khó khăn, sẽ khốn đốn trong bàn tay của Tintin những năm tới đây. Nhưng khi mọi chuyện qua đi, khi mọi thứ trở nên tốt hơn thì cái nét Nga sẽ lại trở về và hiện hữu như nó đã từng tồn tại qua nhiều thế kỉ vậy.