Đọc bài viết của cụ chủ thớt và xem face của nhà báo đi Nga vừa về mình có cảm giác thật lẫn lộn, nó vừa giống lại vừa khác về hình dung của mình về nước Nga. Thế hệ 6x của mình hồi đó có cuốn tiểu thuyết nào đọc ngoài văn học Nga đâu, có nền mỹ thuật nào ngoài mỹ thuật Nga ( bọn Tây nó nghiên cứu vụ này khá kỹ nhất là dân marketing vì ấn tượng đầu đời sẽ đi theo người ta rất lâu, hàng chục năm... ). Nhiều khi mình nghĩ mình đọc Lev, hay Sekhov, Marxim, Solokhop còn nhiều hơn các nhà văn trong nước, xem phim thì cũng Ruslan và Lutmila, 5 người từ trên trời rơi xuống, Những kẻ báo thù, gắng sống đến bình minh, hoa hồng vàng...Mình thấy văn học cũng như phong cảnh của Nga luôn làm cho người ta có cảm giác buồn buồn, cô đơn một cách vô cớ, cảm giác một mình đứng trước một khung cảnh bao la, tĩnh mịch, với những người mugic luôn câm lặng, sùng đạo và " sống mòn " trong những ngôi nhà gỗ và ngọn nến không bao giờ tắt trước ảnh Đức Mẹ. Nhưng nhìn tấm hình đen trắng chụp người nông dân Nga với vẻ nhẫn nhục, cam chịu quả thật mình không thể tin nổi bây giờ là năm 2015, nhưng đọc comment của một VK Nga có thâm niên thì mình lại bán tín bán nghi, lẽ nào...