Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô
Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn
“Tiếng Nga quyển 1” cho tới
“Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.
Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài
“ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài
“ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như:
“ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....
Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga
“ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được
“ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.
Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:
( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng.
“Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:
-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?
-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven
-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?
-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo
- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?
- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?
- Tchaikovsky là thằng nào?
- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.
- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)
Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)