NGƯỜI VIỆT Ở NGA
(Thôi đã tiện chém thì chém luôn về những người Việt ở Nga theo những gì chúng tôi nghe, tiếp xúc và thấy)
Người Việt ở Nga tôi cũng tạm thời chia làm mấy loại
1. Tầng lớp công nhân- tầng lớp thấp kém nhất
Giữa thành trì XHCN, giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong của đảng CS mà lại thấp kém nhất cũng hơi nực cười. Nhưng sự thực nó là như vậy các bạn ạ. Họ là những người nông dân tay chưa hết bùn từ một vùng quê nghèo Vietnam. Họ sang đây không hề có khái niệm về hộ chiếu, visa, không hề biết một từ tiếng Nga nào. Họ được dắt mối đi sang, giấy tờ không có, nên không dám ra ngoài. Suốt ngày quanh quẩn quanh bốn bức tường ( thường là những nhà kho cũ được ông chủ họ thuê lại). Điều kiện ăn ở thiếu thốn, không may gặp ông chủ như ông cách đây mấy năm khóa xưởng nên khi cháy xưởng chết mất 14 người. Hoặc may mắn hơn gặp ông chủ tử tế, cho ăn, cho mặc, trả lương cao thì thân phận họ vẫn là bọt bèo nơi đất khách. Phụ thuộc vào tính đồng bóng bà chủ, lòng tốt của ông chủ, và chính sách của Maphia. Còn trông vào pháp luật ư? Quá là xa xỉ ở Nga. Vụ ông chủ xưởng làm cháy và chết 14 công nhân vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Ai làm gì được khi trong tay ông ta vẫn có tiền
Tôi có may mắn gặp tầng lớp công nhân của cả xưởng đen ( xưởng chui) lẫn xưởng trắng ( xưởng hợp pháp). Nhưng có một điều lạ là họ lại thích làm cho xưởng đen hơn. Tuy rằng xưởng trắng làm việc ít thời gian hơn, điều kiện sống tốt hơn. Nhưng bù lại lương thấp hơn. Người công nhân họ đâu có cần điều đó, điều kiện sống tuy có khó khăn, thiếu thốn họ dễ dàng vượt qua. Cái họ cần khi bán sức lao động vong quốc là tiền, họ đã xác định đi sang đây để kiếm tiền. Để vượt qua hai nắng một sương trên chính đồng ruộng quê hương họ mà vẫn không đủ sống. Nếu làm một thời gian thấy ổn họ kéo vợ or chồng họ sang, cùng chung nhau lao động rồi mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn
2. Giai cấp bán hàng thuê
Những người này họ thường tập trung ở các khu chợ người Việt, ai có duyên biết tiếng Nga thì đứng lên trên bán hàng. Ai không biết thì xuống dưới hầm đóng hàng cho ông chủ. Vào mùa, họ phải dậy từ 4-5 giờ sáng dưới cái rét cắt da ( thường là âm độ). Làm việc đến tối mịt mới về. Đối với họ nước Nga cũng chỉ là nơi kiếm tiền. Họ tích cực lao động, sau vài năm nếu có chút vốn có thể tự mở ra một cửa hàng buôn bán nho nhỏ. Rồi gây dựng cơ nghiệp dần dần. Thường thường những người thuộc hàng ngũ này họ nhanh nhẹn, tháo vát hơn những người công nhân. Họ biết tính toán, biết kinh doanh, biết giao tiếp. Và đương nhiên thu nhập cũng tốt hơn.
3. Những ông, bà chủ cửa hàng nhỏ
Tôi thấy họ thường là những người sang Nga từ khá lâu ( khoảng trên 10 năm). Họ nhanh nhậy, biết làm ăn, biết tính toán, từng trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Có khi tài sản mất trắng, có khi lại gây dựng lại được. Họ ít làm việc trực tiếp, mà giống như ở ta. Họ thường có quan hệ tốt đối với một vài mối hàng cũ ( bán sỉ) hoặc họ bán lẻ cho những người tiêu dùng trực tiếp. Lấy một ví dụ cho dễ gần: họ giống như những người chủ sạp ở chợ Đồng xuân ta.
Nói như thế họ không phải là giai cấp địa chủ ngồi mát ăn bát vàng. Mà họ cũng phải lo lắng, thức khuya dậy sớm. Hôm tôi sang trời tuyết rơi. Nhiệt độ ngoài trời khoảng -2 độ C, nhưng họ vẫn đứng, vẫn co ro bán hàng. Mặc dù họ là những tỷ phú (VND) nhưng tinh thần lao động không ngơi nghỉ.
Cũng có những người thì làm quanh năm, cũng có những người chuyên vụ xuân – hè hay Thu – đông. Thế là cái kios họ nhượng lại cho nhau. Đến vụ của mình mình làm, hết vụ thì về Vietnam với vợ con. Đối với họ nước Nga cũng chỉ là nơi kiếm tiền họ không có nhu cầu, chính xác là không muốn hòa nhập và ở lại xã hội Nga
4. Những người chủ xưởng
Như trên tôi đã nói, các bạn có thể mua đồ made in Russia but made by Vietnamese. Thì đây, họ chính là những người chủ xưởng làm ra của cải vật chất cho xã hội Nga.
Có hai loại xưởng: Xưởng trắng – xưởng hợp pháp và xưởng đen: xưởng bất hợp pháp
Để làm được một xưởng hợp pháp, có đăng ký kinh doanh đoàng hoàng. Chủ xưởng phải đáp ứng yêu cầu từ chính quyền. Và đương nhiên như thế thì lợi nhuận giảm, mà lợi nhuận giảm thì họ cũng phải cắt giảm từ lương công nhân cho đến mọi thứ. Ở đâu cũng thế, làm ăn đường hoàng làm sao có lợi nhuận như làm lậu được, chỉ trừ khi không làm lậu được thôi. Rất may nước Nga lại là nơi có thể làm lậu được. Vậy là xưởng đen ra đời.
Thường những ông chủ xưởng đen họ sẽ thuê một nhà máy bỏ hoang ( cái này ở Nga đầy) sau đó dồn công nhân và xưởng sản xuất của mình vào đó. Họ ở cùng nơi với xưởng luôn. Như tôi đã nói, điều kiện sống thiếu thốn nhưng người công nhân bù lại được lương cao.
Sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm chui, thường không có cơ quan nào chứng nhận chất lượng. Nhưng vì cạnh tranh nên chất lượng hàng của họ cũng thường khá tốt
Hàng ngày họ chở các hàng hóa do họ sản xuất được ra chợ bán buôn để giao hàng, và nhập lại những phụ kiện, nguyên liệu cho việc sản xuất.
Vì xưởng chui, nên họ không đóng thuế, cũng chẳng có hóa đơn. Đi đường bị hỏi han ư? Xưởng bị kiểm tra ư? Sao chính quyền địa phương không biết ư? Tiền là xong, xã hội Nga không gì không giải quyết đc bằng tiền cả. Thay vì họ đóng thuế cho chính phủ thì họ đóng thuế cho maphia. Maphia sẽ bảo kê cho họ yên ổn làm ăn. Không phải sợ chi hết. Nhiều bạn có thể ngạc nhiên nhưng thử hỏi nếu như không có hệ thống maphia thì làm sao Tin hói tổng thống của họ có được một tài sản (theo Forbes) tới 200 tỷ USD gấp nhiều lần tài sản của những tỷ phú giàu chính thống nhất thế giới như Carlos Slim Helu hay Bill Gates.
5. Những người có công ty làm ăn chân chính
Nói là chân chính chứ Nga nó khác Mỹ, khác phương Tây. Làm ăn chân chính thì chỉ có húp cháo. Họ có công ty, đóng thuế chỉ là phần tượng trưng. Còn công chuyện làm ăn của họ gắn bó mật thiết với maphia Nga. Đôi khi mâu thuẫn quyền lợi thì “Bùm! Bùm”. Một viên đạn cũng có thể giải quyết hết.
Họ thường là những du học sinh Vietnam sang các nước XHCN học từ thời Xô Viết. Họ có học, đầu óc tinh nhanh hơn người khác. Sự kết hợp cái đầu của phương tây cộng với tính cách ma cô của Vietnam thành một công thức tuyệt hảo cho sự thành công ở Nga thời điểm này.
Họ là những người Nga nhất, gia nhập sâu rộng vào xã hội Nga nhiều nhất. Nhưng họ cũng tức thời, con cái thường gửi sang các nước phương tây học. Còn đối với trong nước, càng bất ổn, càng lộn xộn họ càng dễ kiếm tiền. Đối với họ đồng tiền không có quốc gia, không có tâm hồn. Và họ thuộc triết lý “đồng tiền không mùi” của Vespasianus hơn ai hết.
6. Đại gia
Những người này thì ai cũng biết, họ là những người tỷ phú. Khi làm ăn ở Nga không còn thuận buồm xuôi mái họ rút dần vốn về nước. Tôi không đủ tầm và không có diễm phúc gặp những người này. Thế nên cũng không dám chém.
Cộng đồng người Việt
Khác với công đồng người Hoa. Cộng đồng người Việt ở Nga lại không đoàn kết mấy, họ chỉ tạo thành các nhóm nhỏ ( anh, em, họ, hàng...). Họ cạnh tranh nhau bằng các thủ đoạn. Không bảo vệ, thậm chí còn xì đểu cho CS bắt đối thủ của mình. Hôm tôi đến chợ Liu ( chợ của nguời Việt lớn nhất Mockva bây giờ) gặp ngay vụ hai người Việt đâm nhau gần chết. Kẻ nằm ôm bụng máu me chảy đầm đìa đợi cấp cứu. Còn kẻ bị cảnh sát còng tay dẫn đi. Tôi cũng hóng được hình như là ghen tuông gì đấy. Ngồi uống cafe ở khu người Việt. Thi thoảng lại thấy lao vào nhau DM mày nọ kia, và thật lạ người mình bên này rất hay dùng nắm đấm để nói chuyện phải trái