Có một ông nông dân nọ rất là nghèo, ông mua được một thửa ruộng, khi mua về rồi thì ông cày và đào lên được một chum vàng rất lớn. Lúc bấy giờ, ông đem chum vàng trả cho người chủ vì nghĩ mảnh đất này của người chủ thì chum vàng cũng của người chủ. Khi đem trả thì người chủ nói: “Tôi không có vàng để chôn nên chum vàng này không phải là của tôi”.
Ông nông dân nói: “Khi tôi mua đất thì tôi cũng không hề nghe nói là có chum vàng, vì vậy tôi xin trả lại cho bác”. Nhưng người chủ vẫn cố từ chối, nói rằng: “Lúc tôi bán đất thì tôi cũng không biết là có cái chum vàng, vậy bác cứ lấy mà dùng”. Hai người cứ nhượng qua nhượng lại mãi thì cuối cùng trời tối, phải về nhà ngủ.
Ngủ một đêm, cả hai người suy nghĩ lại, không biết vì sao mình lại từ chối chum vàng, uổng quá. Thành ra sáng hôm sau gặp nhau, hai người cùng nói: “Hôm qua bác dạy thật là chí lý, chum vàng đó nhất định là của tôi”. Hai người đều thấy là của mình thì tranh cãi, tìm bao nhiêu lý luận để lấy chum vàng đó về mình. Cuối cùng sự việc không giải quyết được, phải đưa lên quan xử.
“Qua câu chuyện có thể thấy ban đầu cả hai người đều là người tốt, tìm mọi lời lẽ để làm sáng tỏ một điều là chum vàng đó không phải của tôi, nhưng sau một đêm suy nghĩ thì ai cũng tìm mọi lý lẽ để chứng minh chum vàng đó thuộc về mình và lấy cho được, cuối cùng cãi nhau và phải đưa lên quan xử.
Có một ông nông dân nọ rất là nghèo, ông mua được một thửa ruộng, khi mua về rồi thì ông cày và đào lên được một chum vàng rất lớn. Lúc bấy giờ, ông đem chum vàng trả cho người chủ vì nghĩ mảnh đất này của người chủ thì chum vàng cũng của người chủ. Khi đem trả thì người chủ nói: “Tôi không có vàng để chôn nên chum vàng này không phải là của tôi”.
Ông nông dân nói: “Khi tôi mua đất thì tôi cũng không hề nghe nói là có chum vàng, vì vậy tôi xin trả lại cho bác”. Nhưng người chủ vẫn cố từ chối, nói rằng: “Lúc tôi bán đất thì tôi cũng không biết là có cái chum vàng, vậy bác cứ lấy mà dùng”. Hai người cứ nhượng qua nhượng lại mãi thì cuối cùng trời tối, phải về nhà ngủ.
Ngủ một đêm, cả hai người suy nghĩ lại, không biết vì sao mình lại từ chối chum vàng, uổng quá. Thành ra sáng hôm sau gặp nhau, hai người cùng nói: “Hôm qua bác dạy thật là chí lý, chum vàng đó nhất định là của tôi”. Hai người đều thấy là của mình thì tranh cãi, tìm bao nhiêu lý luận để lấy chum vàng đó về mình. Cuối cùng sự việc không giải quyết được, phải đưa lên quan xử.
“Qua câu chuyện có thể thấy ban đầu cả hai người đều là người tốt, tìm mọi lời lẽ để làm sáng tỏ một điều là chum vàng đó không phải của tôi, nhưng sau một đêm suy nghĩ thì ai cũng tìm mọi lý lẽ để chứng minh chum vàng đó thuộc về mình và lấy cho được, cuối cùng cãi nhau và phải đưa lên quan xử.
Như vậy, cái thiện của ngày hôm qua đến hôm nay thì không còn nữa và đổi thành cái ác. Như vậy tâm thiện và tâm ác nó thay đổi liên tục và không cố định. Quan trọng là mình nên nhìn kỹ thiện và ác để biết được đâu là thiện, đâu là ác, rồi thì tuy chưa ứng dụng được nhưng mình sẽ có được chính kiến, từ đó đảm bảo mình sẽ an ổn được trong cuộc sống hàng ngày”