Xem mà buồn cho con cháu Lạc Hồng.
Lịch sử một đất nước luôn theo dòng thời gian, từ thuở hồng hoang, đến thời hiện đại. Trải qua nhiều triều đại, với nhiều chế độ cai trị khác nhau. Mỗi triều đại của một dòng họ, mỗi vua hoặc mỗi kỳ của một lãnh đạo nào đó đều có cả những điều tốt, và có cả sai lầm.
Con cháu dân tộc tư cách gì, nghe tuyên truyền, mà đòi phê phán, thậm chí chửi rủa tiền nhân. Dù tiền nhân có đúng, có sai nhưng phải xét trong hoàn cảnh xã hội thời ấy, chứ không thể ngồi nghĩ như hoàn cảnh bây giờ mà chửi rủa Cha Ông là những người đã dựng nước và giữ nước trước đây.
Thời Vua Gia Long chỉ có quan hệ với Pháp dạng ngoại giao. Thời Minh mạng đã Chống Tây, bế môn tỏa cảng, cấm truyền giáo, giết giáo sĩ, Các đời sau, các tướng lãnh,... đã đứng lên chống Pháp. Nhưng với súng hỏa mai và gươm giáo, và đều bị thua, mất thành, dù quân lính ta đông hơn.... Các Vua sau như Hàm nghi, các phong trào kháng Pháp đã kêu gọi khởi nghĩa, đã đánh Thưc xâm lược dân nhưng với sức lực nội tại của đất nước, cuối cùng đều thất bại trước vũ khí hiện đại của phương Tây.
Thực dân phương Tây hơn 100 năm trước (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đầo Nha ), đã tung hải quân vũ khí tối tân tràn ngập các châu lục, xâm lược châu Á, Phi vì muốn mở rộng thuộc địa. Ngay Nhà Thanh, đại quốc cũng phải nhượng bộ phải ký hòa ước, cắt đất, bồi thường chiến tranh, để cho phương Tây buôn bán tự do. Hầu như, các nước ở ĐNÁ, Ấn độ đều bị phương Tây xâm chiếm thuộc địa, trừ một số nước có ngoại giao khéo hay may mắn mà thoát thôi.
Nếu thời đó Triều Nguyễn Có Đả.ng Cộ.ng S.ản Trung Quốc lãnh đạo giúp đỡ, hậu thuẫn phía sau, bơm vũ khí, lương thực, quân nhu như Đại Mao thì cũng có thể thắng Pháp. Chỉ tiếc là lúc đó nước TQ thân họ còn lo không xong, đả.ng C.S khi đó còn chưa ra đời thì Triều Nguyễn lấy gì chống giặc đây! Còn Theo duy vật biện chứng thì đừng nói rằng chỉ ý chí hay mưu lược thì tầm vông, gươm giáo sẽ thắng tiểu liên, Xe tăng, đại bác.... sau này CM kháng Pháp thành Công cũng phải nhờ ba yếu tố thiên thời ( Đả.ng C.S thành công năm 1949, và LX giúp đỡ); Địa lợi (giáp biên giới với đồng minh TQ, có cảng, đường bộ để vc vũ khí); nhân hòa (có ủng hộ của nhân dân). Còn thời nhà Nguyễn chỉ có lòng dân, với hai bàn tay trắng, thì làm được gì?
Giả sử vài trăm năm sau, con cháu giòng giống Việt nào đó lại chửi lãnh đạo VN gđ từ 1954 - 2020, sao "Nhà vua, CQ " không mang quân tử chiến, đập bọn nước ngoài xâm lược các biển đảo TS, HS, cho nó một bài học. Mà để nó chiếm đảo, xâm phạm lãnh hải, đánh đắm thuyền ngư dân VN như từ trước đến giờ, thì ta sẽ suy nghĩ, và trả lời thế nào đây? Chế độ Ta có hèn, nhục nhã và đáng bị chửi rủa không? Bọn hậu bối nào đó, có biết cái thế khó khăn, hoàn cảnh của chính quyền? Có chửi Cha Ông (hiện nay) là hèn nhát, sao không dám bắn một phát đạn vào tàu xâm lược nước ngoài không?
Theo lịch sử tiền nhân đều có công dựng nước và giữ nước. Con cháu, nhân dân ta được như ngày hôm nay cũng đều nhờ công ơn từ những yếu tố lịch sử và của các triều đại cổ xưa nối tiếp nhau lãnh đạo đất nước. Nếu không có cha Ông ta trước đây mang gươm mở mang bờ cõi, bảo vệ đất nước, thì nước VN có lớn như bây giờ, hay theo nguyên thủy có tý rẻo ở ĐB sông Hồng, có khi còn nhỏ hơn nước Cam, Lào. Lấy đâu tỉnh thành để con cháu phát triển, xuất khẩu gạo,... đủ các thứ mà khua môi mủa mỏ.
Phê phán, chửi rủa Tiền nhân Có công dựng và giữ nước mà không biết nghĩ. Chẳng khác gì chửi rủa lên giòng tộc, Ông bà mình. Muốn phê phán, trước tiên hãy phê phán Ông bà họ tộc của mình sao không đứng ra lãnh đạo khởi nghĩa, làm vua để phát triển đất nước ngon hơn bây giờ, mà lại cúi mình nhục nhã, làm con dân cho lũ vua quan bất tài kém đức của các triều đại trên... cùng góp một phần làm nô lệ cho ngoại bang.
Phê phán bừa bãi, phiến diện, không suy nghĩ theo hoàn cảnh vừa thể hiện vô ơn, hỗn hào với tiền nhân vừa thể hiện tư duy và văn hóa suy tàn.
Thật đáng hổ thẹn!
Em không nói cá nhân Cụ nào cả, chỉ phân tích theo quan điểm cá nhân. Nếu có đụng chạm xin thứ lỗi. Em cũng Không phải con cháu họ tộc của Vua nhà Nguyễn Ánh.
Phụ đính
Một số trận công thành trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam
1. Trận Đại đồn Chí Hòa (1861)
Lực lượng Đại Nam: khoảng 21 000 lính giữ Đại đồn
Lực lượng Pháp: Khoảng 4.000-5.000 quân và 50 chiến thuyền
Kết quả: Đại đồn thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chuyển hẳn sang thế chủ hòa.
2. Trận thành Hà Nội lần nhất (1873)
Lực lượng Đại Nam: khoảng 7000 người giữ thành
Lực lượng Pháp: khoảng 300 người và 2 tàu chiến
Kết quả: thành thất thủ dù chênh lệch thủ - công hơn 20 lần. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng rồi mất. Một lính đánh thuê bên Pháp chết vì bị đồng đội bắn nhầm.
3. Trận thành Ninh Bình (1873)
Lực lượng Đại Nam: khoảng 1700 lính giữ thành, chưa tính dân quân
Lực lượng Pháp: 10 người và 1 tàu chiến
Kết quả: thành thất thủ dù chênh lệch lực lượng đến… 170 lần. Thật sự thì đây không phải một trận đánh đúng nghĩa vì Tuần phủ Nguyễn Vũ sợ quá ra ngoài thành tiếp đón quân Pháp nhưng bị bắt làm con tin, trận đánh kết thúc trong khi còn chưa kịp bắt đầu.
4. Trận thành Hà Nội lần hai (1882)
Lực lượng Đại Nam: khoảng 9000 quân giữ thành
Lực lượng Pháp: khoảng 500 người
Kết quả: thành thất thủ sau vài giờ giao tranh. Quân Đại Nam thương vong không nhiều vì binh sĩ bỏ trốn vừa nhanh vừa nhiều. Hoàng Diệu tuẫn tiết. Quân Pháp bị thương 3 người.
Thành như thế này với gươm giáo, có chống được pháo binh và súng Pháp không ?
Quan, Quân nhà Nguyễn
CHUYẾN CÔNG DU CỦA NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TRỰC TIẾP TẬN MẮT NHÌN THẤY NỀN VĂN MINH TIẾN BỘ CỦA PHƯƠNG TÂY THỜI NHÀ NGUYỄN.
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, Nhiệm vụ quan trọng của sứ bộ là dâng quốc thư của vua Tự Đức cho hoàng đế Napoléon III của Pháp xin bãi bỏ hoà ước năm Nhâm Tuất (1862) có nhiều bất lợi cho nước Đại Nam và xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông đã bị Pháp chiếm là Biên Hoà, Gia Định và Định Tường, thương nghị một hoà ước mới công bằng hơn.
Phái đoàn cũng có gặp nữ hoàng Isabella II của Tây Ban Nha để bàn về vấn đề ngoại giao của Tây Ban Nha với Đại Nam.
Sứ bộ do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm Phó sứ, và Nguỵ Khắc Đản làm Bồi sứ cùng với nhiều nhân viên và binh lính phục vụ khác. Ngoài ra còn hai quan chức cao cấp người Pháp đi theo hướng dẫn là Aubaret và Rieunier.
Chi tiết của chuyến đi này được Phạm Phú Thứ ghi chép bằng Hán văn trong Tây hành nhật ký. Sứ đoàn rời cảng Bến Nghé ngày 4-7-1863 trên quân hạm Europeen của Pháp, đi theo lộ trình qua Singapore, Malaysia, Ấn Độ dương, biển Ả Rập đến Aden, vào Biển Đỏ đến thị trấn Suez, Nên nhớ rằng năm 1863 chưa có kênh đào Suez, chỉ có cảng Suez nên phái đoàn phải lên bờ tại Ai Cập rồi dùng tàu đi tiếp qua Địa Trung Hải. Tại đây, sứ đoàn lên bộ đi xe lửa qua Cairo đến hải cảng Alexandrie của Ai Cập trên biển Địa Trung Hải, rồi xuống tàu Labrador, đi qua đảo Crète của Hy Lạp, qua đảo Sicile của Italy, và qua đảo Corse của Pháp, đến quân cảng Toulon rồi đến Marseille. Tại đó, sứ đoàn lên bộ đi xe lửa đến Paris.
Khi mới đặt chân đến Pháp, phái đoàn lưu trú tại khách sạn ở Marseille, nhật ký Phạm Phú Thứ mô tả:
“Quán bảy tầng, gồm có trăm phòng, bàn ghế, màn trướng phần lớn đều dùng gấm, đoạn để trang trí. Ban đêm thắp đèn khí sáng hơn đèn dầu hoặc đèn nến (có nhà máy khí, lấy than đốt thành khí rồi chứa lại để bán khắp nơi); cây đèn ở các nhà đều trống ở giữa và thông ngầm với ống sắt; ống sắt dẫn khí phân phối cho các nơi để thắp đèn; ngọn đèn nhỏ, nhưng ánh sáng trắng như ngọc)…
“Ngày 18/9/1863 phái bộ đi thăm viên quan Đại Học sĩ, đi thăm rừng Boulogne, hồ dẫn nước sông Seine, nơi thắng cảnh ở ngoại thành Pari. Đến tối, phái bộ được đi dạo phố, đèn đường sáng như ban ngày”.
“người ta lại mời ra đường xem đèn: hai bên vệ đường, trồng cách khoảng liên tiếp những cột sắt (cột cách nhau ba hoặc bốn tượng cao năm, sáu thước), trên cột mắc đèn pha lê thắp bằng khí đốt. Ở các cửa hàng buôn bán, mỗi gian đều có đèn treo thắp sáng; phía trong cửa kính, bày la liệt các thứ hàng. Có nơi ở ngoài sân, người ta làm những ống sắt cong và đặt lên trên giá gỗ. Người ta cũng bắt ống pha lê để làm những biển hiệu ngoài cổng, có khi người ta lại đặt ngang trên cổng những ống pha lê để hơi bốc cháy. Trong ngoài ánh sáng chan hòa, đường phố sáng như ban ngày…”
Trong thời gian ở Pháp, phái đoàn cũng được đi xem sở sản xuất khí đốt:
Trên đường đi, sứ đoàn được tiếp đón rất ân cần, tử tế, chăm sóc rất chu đáo, được mời tham quan nhiều nơi, nhiều cơ sở sản xuất lớn, khiến tầm nhìn được mở rộng, tận mắt thấy khoa học kỹ thuật tiến bộ của phương Tây. Tại Paris, sứ đoàn có gặp một Việt kiều có lẽ là người Việt đầu tiên ở phương Tây, đó là bà Nguyễn thị Liên, vợ của Vannie, ông này từng làm quan dưới triều Gia Long và Minh Mạng. Bà đã theo chồng về Pháp từ năm 1826 và ở hẳn bên Pháp, tại Lorient.
Bà nghe có sứ bộ Đại Nam sang, nên không quản xa xôi cùng con gái là Marie đến yết kiến sứ đoàn và ở lại Paris mấy tháng trời cho đến lúc sứ đoàn về nước thì đến tiễn. Chánh sứ và hai phó sứ cũng được mời tham dự một phiên họp Quốc hội của triều đình Pháp do chính hoàng đế Napoléon III chủ trì. Chánh sứ Phan Thanh Giản đích thân trao quốc thư cho Napoléon III tại triều đình Pháp ngày 05.11.1863.
Sứ đoàn rời Paris ngày 8-11-1863, đi xe lửa đến cảng Marseille, từ đây đi thuyền sang cảng Alicante của Tây Ban Nha rồi đi xe lửa đến thủ đô Madrid, trao quốc thư cho nữ hoàng Isabella II tại triều đình của Tây Ban Nha ngày 18-11-1863.
Ngày 20-11-1863, sứ đoàn rời thủ đô Tây Ban Nha, lên đường về nước, khởi đầu đi xe lửa đến cảng Valencia thuộc Địa Trung Hải, tại đây xuống tàu trở về nước, men theo bờ biển, đi ngang cảng Barcelona. Khi tàu đi ngang qua Italy có ghé lại Rome, tại đây Trương Vĩnh Ký và một vài người có đến yết kiến Giáo hoàng Pius IXĩ,. Ngày 18-3-1864 tàu về đến cảng Bến Nghé. Như vậy chuyến đi của sứ bộ Phan Thanh Giản, đi và về mất hơn 8 tháng.
Khi sứ đoàn về nước liền kể cho vua Tự Đức và các vị quan khác nghe về nền văn minh các nước phương Tây tiến bộ cỡ nào và yêu cầu triều đình nên mở cửa quan hệ ngoại giao với họ nhưng tiếc là triều đình vẫn cho rằng đoàn sứ giả bị "lũ Bạch Qủy" phương Tây mê hoặc và vẫn kính nể đế chế Trung Hoa vĩ đại.
Hình chụp đoàn sứ giả Đại Nam tại Paris, Pháp vào ngày 21 tháng 9 năm 1863. Họ chính là những người Việt Nam đầu tiên được chụp hình chân dung kể từ khi máy chụp hình được phát minh ra lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1839.