• [Thông báo] Diễn đàn tạm thời bảo trì từ 23h00 ngày 21/12 đến 03h00 ngày 22/12/2024 để nâng cấp. Mong cụ/mợ thông cảm.

[Funland] Nội thành Hà Nội, cứ 5 học sinh lớp 9 thì có 2 cháu đỗ vào lớp 10 công lập?

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,512
Động cơ
76,047 Mã lực
Nhưng cuối năm cháu k bị điểm thấp hoặc điểm k cao thì bố mẹ cháu cũng k hỏi cô dạy kiểu gì thế nhỉ đúng k cụ :))
Không giáo sư ạ. Chỉ có cô hỏi con em đang học cái kiểu gì vậy thôi.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,364
Động cơ
321,297 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Bạn em dân gốc Xuân Đỉnh kêu giời vì khu này giờ chung cư nhiều quá. Mà cơ bản dân chung cư sẽ có ý thức học hành hơn dân trong làng cũ nên con em dân gốc yếu thế hẳn dạt tứ tung, ai khóc cho họ bây giờ.
Xã hội, cuộc sống đi lên, trừ phi là là sống ngoài hoang đảo nào đó cách biệt với xã hội, chứ sống ở Hà Nội (cả nội hay ngoại thành) mà vẫn dậm chân tại chỗ. Mong đời ông đời cha thế nào, thì đời con đời cháu như thế thì làm gì có.
Chính vì thế nên nhiều cụ cứ bảo, ngày xưa tôi đi học chỉ cần thế này, thế kia ... mà giờ tôi vẫn có nhà, có xe. Rồi chê bây giờ trẻ con học nặng, chương trình giáo dục vớ vẩn, dạy toàn thứ gì đến tôi cũng không hiểu v.v...
Xin thưa với các cụ. Giờ là cạnh tranh toàn cầu. Không chỉ là câu chuyện của 1 làng, 1 xã. Ở tầm quốc gia nếu học sinh Việt Nam mà không chịu học nặng, học khó, chỉ chăm chăm nhìn bọn Âu Mỹ giàu đã mấy đời chúng nó học nhẹ nhàng, thì rồi sẽ đến lúc chính chúng ta thua trên sân nhà ở mức độ quốc gia. Cũng sẽ chẳng có ai khóc cho chúng ta đâu. Con em chúng ta sẽ làm công nhân, cửu vạn, bưng bê (mà có khi robot nó cũng làm mất rồi) hoặc chạy bàn giấy lặt vặt. Bọn chức vụ cao, lương cao, công việc tử tế toàn bọn nước ngoài hoặc gốc nước ngoài, hoặc những công việc như thế sẽ chạy ra nước ngoài.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Hihi lớp đứa lớn nhà e lớp 4, có mẹ bảo e toàn cho con chơi thôi, cuối kì, cuối năm nhìn điểm thi thì má nhìn k ra luôn xong kêu sao điểm thấp thế nhỉ, chả hiểu…các cô dạy kiểu gì :))
Thằng nhà em lớp 1-3 xếp top 10 cuối lớp đây. Sang kỳ 2 lớp 3 là phải đầu tư mấy leo lên được nhóm trên. Chứ để học tự nhiên trong lớp thì không theo kịp các bạn được, ở lớp các cô chỉ dạy đại trà. Nhìn học bạ mà toàn điểm 7-8 thôi là bi các bạn bỏ xa rồi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,547
Động cơ
351,922 Mã lực
Theo em nếu hệ thống cơ sở vật chất của công + tư vẫn đáp ứng đủ số học sinh thì việc xây mới sẽ là lãng phí. Nếu nhà nước muốn hỗ trợ an sinh xã hội thì thay vì xây mới có thể làm cách nào đó hạ học phí trường tư về ngang trường công bằng cách:
+ quốc hữu hóa
+ áp đặt mức học phí trường tư = trường công, bù lại trường tư sẽ được hỗ trợ giống như xe buýt được bù lỗ.
+ hỗ trợ học phí cho học sinh học ngoài công lập (đại khái sẽ cấp mỗi cháu 1tr/tháng chẳng hạn, muốn học đâu thì tùy)

Về lâu dài thì em vẫn mong muốn giáo dục được miễn phí như ngày xưa hay ở các nước châu Âu hiện nay.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,512
Động cơ
76,047 Mã lực
Theo em nếu hệ thống cơ sở vật chất của công + tư vẫn đáp ứng đủ số học sinh thì việc xây mới sẽ là lãng phí. Nếu nhà nước muốn hỗ trợ an sinh xã hội thì thay vì xây mới có thể làm cách nào đó hạ học phí trường tư về ngang trường công bằng cách:
+ quốc hữu hóa
+ áp đặt mức học phí trường tư = trường công, bù lại trường tư sẽ được hỗ trợ giống như xe buýt được bù lỗ.

Về lâu dài thì em vẫn mong muốn giáo dục được miễn phí như ngày xưa hay ở các nước châu Âu hiện nay.
Muốn miễn phí đầu tiên cụ với em phải đóng thuế thu nhập cao lên đã ạ.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,364
Động cơ
321,297 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Học sinh giỏi thì nói làm gì, đa phần học sinh trung bình trở xuống là thuộc các gia đình ko có điều kiện đầu tư học hành cho con, những con em của họ là bị thiệt thòi, với sức học của nhiều em nếu ở huyện, tỉnh khác thì thừa sức học trường công, nhưng ở nội thành HN thì bị định hướng đi học nghề.
Điều này chỉ phản ánh 1 thực tế là cuộc sống ở Hà Nội cạnh tranh và khốc liệt hơn cuộc sống ở tỉnh. Từ cấp 3 là bọn trẻ cần đối mặt với thực tế đó rồi. Nó cũng giống như hồi năm 2010 em chỉ là nhân viên quèn, nhưng sang Myanmar chém gió như chuyên gia. Đến chỗ này phán giải pháp kỹ thuật phải thế này, đến chỗ kia bảo phải làm như thế kia v.v... Mấy ông trưởng phòng công ty lớn của nhà nước bên đó nghe răm rắp. Trình độ của em ở Myanmar lúc đó phải cỡ chuyên gia, kỹ sư trưởng, nhưng về VN em lại là lính quèn :D
Mà sao cụ lại bảo là bị định hướng học nghề, như kiểu học nghề là 1 cái gì đấy thấp kém so với học ĐH. Trong khi nếu học làng nhàng thì thu nhập sau khi đi học ĐH ở mấy trường hạng 2, hạng 3 đâu có hơn học nghề?
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,547
Động cơ
351,922 Mã lực
Muốn miễn phí đầu tiên cụ với em phải đóng thuế thu nhập cao lên đã ạ.
Vâng làm gì có gì miễn phí thực sự, đều là lấy từ tiền dân cả thôi. Nhưng làm được như thế sẽ giúp giảm áp lực an sinh xã hội, giảm bất bình đẳng xã hội rất nhiều.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Tôi hình dung là tp làm theo chủ chương:

1. chủ chương lâu năm là giãn dân khu vực nội thành cũ để giảm dân số nội thành
2. do có chủ chương trên nên họ dừng xây thêm trường C3 ở nội thành cũ và các quận sát nội thành cũ (như Cầu Giấy, Thanh Xuân), các cấp học thấp hơn (tiểu học, THCS) chủ yếu chỉ cải tạo lại cơ sở cũ.

Tuy nhiên chủ chương giãn dân phá sản, chậm thực hiện ít nhất 20-30 năm, ồ ạt XD chung cư ở các quận trong VĐ3 giai đoạn 2011-2018, không tính lượng người dân ngoại tỉnh ùn ùn đổ về HN mỗi năm mấy trăm nghìn, nên tất yếu dẫn đến khủng hoảng thiếu trường học.
Muốn gỡ rối thì cần có nguồn lực đầu tư và quyết tâm. Giờ cả hai đều không đủ. Dân tự lo.

https://baochinhphu.vn/215000-nguoi-cung-hang-chuc-co-quan-se-duoc-di-doi-khoi-khu-noi-do-lich-su-102289467.htm
https://vnexpress.net/ha-noi-se-giam-hon-200-000-dan-o-bon-quan-noi-thanh-4251928.html
https://vovgiaothong.vn/sau-hon-2-thap-ki-so-phan-du-an-gian-dan-pho-co-nay-ve-dau-d14412.html

Những năm gần đây em đếm được 3 trường: C3 Mỹ Đình, C3 Khương Hạ, C3 Khương Đình, không biết ngoài ra chục năm gần đây còn trường C3 công nào được mở trong nội thành không?
Ngoại thành vẫn mở thêm tương đối C3 công, nhưng nội thành thì quá ít, và vài năm tới sẽ là kinh hoàng.
Tôi nghĩ tội lớn nhất là HN, nội thành HN ko xây thêm trường công, trước quyết định phân luồng nào đó rất lâu rồi.
VD, quận Đống Đa, Hà Đông... vài chục năm nay ko có thêm trường cấp 3 nào.
Quận Cầu Giấy xây trường cấp 3 công gần nhất là từ năm 2007 là trường Cầu Giấy & tổng cộng hiện nay chỉ có 2 trường công.
Cụ tính xem, dân số nội thành tăng thêm bao nhiêu người, thuế người dân & doanh nghiệp nộp sao ko dc phân bổ để xây trường?
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,113
Động cơ
320,405 Mã lực
Chẳng cần miễn phí nhưng đừng đẩy con em mình thành các cây atm cho nhóm lợi ích.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,547
Động cơ
351,922 Mã lực
Hệ thống trường tư ra đời vừa là cơ hội (được tiếp cận giáo dục hiện đại hơn, chất lượng cao hơn, chuyên nghiệp hơn) vừa là thách thức khi tỉ lệ suất học công lập giảm dần phải cạnh tranh hơn. Theo em nên duy trì một mô hình hài hòa tỉ lệ công-tư cũng như kiểm soát mức học phí, như thế mới là mô hình tối ưu. Tỉ lệ thế nào là tối ưu thì em chưa rõ, để em tìm hiểu thêm đã :D
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,887
Động cơ
163,398 Mã lực
Điều này chỉ phản ánh 1 thực tế là cuộc sống ở Hà Nội cạnh tranh và khốc liệt hơn cuộc sống ở tỉnh. Từ cấp 3 là bọn trẻ cần đối mặt với thực tế đó rồi. Nó cũng giống như hồi năm 2010 em chỉ là nhân viên quèn, nhưng sang Myanmar chém gió như chuyên gia. Đến chỗ này phán giải pháp kỹ thuật phải thế này, đến chỗ kia bảo phải làm như thế kia v.v... Nhưng về VN em lại là lính quèn :D
Mà sao cụ lại bảo là bị định hướng học nghề, như kiểu học nghề là 1 cái gì đấy thấp kém so với học ĐH. Trong khi nếu học làng nhàng thì thu nhập sau khi đi học ĐH ở mấy trường hạng 2, hạng 3 đâu có hơn học nghề?
"Bị" tức là các em ko có quyền lựa chọn học trường công hay học nghề cụ ạ.
Các em trung bình 7 điểm ở ngoại thành có thể vào dc trường tốt nhất của huyện, còn ở nội thành có thể ko dc học trường công mà phải đi học nghề, đấy là bất công cụ ạ
 

Thuem

Xe buýt
Biển số
OF-594506
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
584
Động cơ
133,970 Mã lực
Tôi hình dung là tp làm theo chủ chương:

1. chủ chương lâu năm là giãn dân khu vực nội thành cũ để giảm dân số nội thành
2. do có chủ chương trên nên họ dừng xây thêm trường C3 ở nội thành cũ và các quận sát nội thành cũ (như Cầu Giấy, Thanh Xuân), các cấp học thấp hơn (tiểu học, THCS) chủ yếu chỉ cải tạo lại cơ sở cũ.

Tuy nhiên chủ chương giãn dân phá sản, chậm thực hiện ít nhất 20-30 năm, ồ ạt XD chung cư ở các quận trong VĐ3 giai đoạn 2011-2018, không tính lượng người dân ngoại tỉnh ùn ùn đổ về HN mỗi năm mấy trăm nghìn, nên tất yếu dẫn đến khủng hoảng thiếu trường học.
Muốn gỡ rối thì cần có nguồn lực đầu tư và quyết tâm. Giờ cả hai đều không đủ. Dân tự lo.

https://baochinhphu.vn/215000-nguoi-cung-hang-chuc-co-quan-se-duoc-di-doi-khoi-khu-noi-do-lich-su-102289467.htm
https://vnexpress.net/ha-noi-se-giam-hon-200-000-dan-o-bon-quan-noi-thanh-4251928.html
https://vovgiaothong.vn/sau-hon-2-thap-ki-so-phan-du-an-gian-dan-pho-co-nay-ve-dau-d14412.html
Em nghĩ là thiếu quyết tâm thôi, chứ HN làm gì thiếu xèng mà mỗi năm không xây được vài ba cái trường công ở nội thành! :D
Đất thì ngoài 4 quận cũ, các quận còn lại chắc còn.
GV thì đủ cho trường tư nên chắc đủ cho trường công.
Trường to hoành tráng như C2 Trần Duy Hưng hơn 300 tỉ, vậy tầm 200 là xây được 1 trường trung bình.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Theo em nếu hệ thống cơ sở vật chất của công + tư vẫn đáp ứng đủ số học sinh thì việc xây mới sẽ là lãng phí. Nếu nhà nước muốn hỗ trợ an sinh xã hội thì thay vì xây mới có thể làm cách nào đó hạ học phí trường tư về ngang trường công bằng cách:
+ quốc hữu hóa
+ áp đặt mức học phí trường tư = trường công, bù lại trường tư sẽ được hỗ trợ giống như xe buýt được bù lỗ.
+ hỗ trợ học phí cho học sinh học ngoài công lập (đại khái sẽ cấp mỗi cháu 1tr/tháng chẳng hạn, muốn học đâu thì tùy)

Về lâu dài thì em vẫn mong muốn giáo dục được miễn phí như ngày xưa hay ở các nước châu Âu hiện nay.
Quốc hữu hóa bản chất là cướp tài sản của tư nhân. Không bao giờ nên áp dụng, quên khẩn chương đi cụ nhé. Hình thức được chấp nhận trên thế giới là cp mua lại. HN đã một lần vô cùng đau đớn khi "quốc hữu hóa" thực chất cướp các trường tư của các chủ tư nhân, giai đoạn 1955-1960. Sau năm 1986 phải cho khôi phục lại hệ thống trường tư. Những nhà kách mệnh nhiệt tình có trình độ lớp 2-3 thời đó đã để lại di sản rất xấu.

Mô hình hệ thống giáo dục nhiều thành phần có cả công lập, tư thục, bán công, quốc tế như hiện nay là đúng đắn.

Vấn đề thiếu trường thì nên tập trung vào làm việc khó: đầu tư bổ sung XD thêm trường và biên chế giáo viên ở khu vực đông dân cư; chứ hiện nay qc thích làm việc dễ: cho xây trường ở vùng hẻo lánh, còn đất khu dân cư đông đúc đem bán, cấp phép để xd chung cư ! Nghe báo cáo là cũng có XD trường, nhưng xây ở những nơi không thiếu thì là lãng phí.

Làm việc dễ mà lại có thu nhập cao, qc thích làm. Làm việc khó ít thu nhập qc sẽ né!
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
Vâng làm gì có gì miễn phí thực sự, đều là lấy từ tiền dân cả thôi. Nhưng làm được như thế sẽ giúp giảm áp lực an sinh xã hội, giảm bất bình đẳng xã hội rất nhiều.
Học phí THPT công lập trên địa bàn HN đang là 109k đ/tháng. Thế vẫn chưa được coi là miễn phí?
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,364
Động cơ
321,297 Mã lực
Website
woodsoft.vn
"Bị" tức là các em ko có quyền lựa chọn học trường công hay học nghề cụ ạ.
Các em trung bình 7 điểm ở ngoại thành có thể vào dc trường tốt nhất của huyện, còn ở nội thành có thể ko dc học trường công mà phải đi học nghề, đấy là bất công cụ ạ
Tất nhiên là như thế rồi, cuộc sống nó là như thế. Thế giới này nó không giống nhau ở mọi chỗ. Một người lạo động VN thu nhập tháng 1000 USD là có lựa chọn đi thuê nhà hay mua nhà trả góp. 1 người lao động thu nhập 1000 USD ở Mỹ làm gì có lựa chọn nào? Đấy có phải là bất công không :D
Ngay như trong nước, 1 thanh niên sống ở HN thu nhập 10 triệu thì thuộc dạng nghèo, chả có mấy lụa chọn bạn gái. Nhưng ở xã Đông Tân huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình chẳng hạn thanh niên này sẽ có đầy lựa chọn bạn gái.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Hãy nhìn vào tỉ lệ đi cụ ơi, vài năm nữa sẽ là kinh hoàng đấy. Địa điểm (3 4 quận cũ em không rõ, nhưng nhưng quận như CG, TL, TH, TX, HM, HĐ làm gì đến nỗi không có chỗ xây) tiền, giáo viên đều có, vậy tại sao nội thành chỉ mở C3 tư mà C3 công hầu như không tăng (chục năm gần đây ngoài 3 trường Mỹ Đình, Khương Đình, Khương Hạ thì không biết còn trường nào mới), phải chăng chỉ thích mở trường tư? :D
Sự thật nó như thế này cụ. Chính sách phân luồng loanh quanh 50 - 55% học sinh có lực học khá - giỏi sẽ hướng học tiếp lên C3 trường công và hướng vào học Đại học.
Còn số học sinh con lại phân luồng tham gia vào học nghề phổ thông, sau này học ĐH. Các cháu không học nghề thì có thể chọn C3 tư với chi phí cao hơn.

Còn việc xây trương công sẽ khó. Nó vướng đến quỹ đất, ngân sách xây trường, trần biên chế giáo viên và quỹ lương phải trả..... Vậy nên việc xây trường trong năm tới sẽ không ngay và luôn được cụ. Các cháu phải chiến đấu rất quyết liệt.
 

vanhai493

Xe điện
Biển số
OF-531493
Ngày cấp bằng
10/9/17
Số km
3,535
Động cơ
338,166 Mã lực
Cứ nhăm nhăm vào công lập làm gì rồi kêu nhỉ?
thì công lập giá cả rẻ hơn
chưa kể nếu vào dân lập, như năm xưa bố mẹ e hay có suy nghĩ là k thích cho con học cùng mấy bọn nghịch ngợm, đầu xanh đầu đỏ. ngày e đi học là như v.
 

vanhai493

Xe điện
Biển số
OF-531493
Ngày cấp bằng
10/9/17
Số km
3,535
Động cơ
338,166 Mã lực
Từ xưa đã biểt cảnh này nên em cho 3 F1 nhà em học tư, ko phải lo thi cử lớp 10 gì cả.
học tư thì cũng phải thi dc lên lớn chứ cụ. hay cứ học xong là dc lên hết? ko check kiến thức gì à nhỉ?
 

Ca phê thôi

Xe tăng
Biển số
OF-719778
Ngày cấp bằng
11/3/20
Số km
1,294
Động cơ
712,058 Mã lực
Tuổi
36
Xã hội, cuộc sống đi lên, trừ phi là là sống ngoài hoang đảo nào đó cách biệt với xã hội, chứ sống ở Hà Nội (cả nội hay ngoại thành) mà vẫn dậm chân tại chỗ. Mong đời ông đời cha thế nào, thì đời con đời cháu như thế thì làm gì có.
Chính vì thế nên nhiều cụ cứ bảo, ngày xưa tôi đi học chỉ cần thế này, thế kia ... mà giờ tôi vẫn có nhà, có xe. Rồi chê bây giờ trẻ con học nặng, chương trình giáo dục vớ vẩn, dạy toàn thứ gì đến tôi cũng không hiểu v.v...
Xin thưa với các cụ. Giờ là cạnh tranh toàn cầu. Không chỉ là câu chuyện của 1 làng, 1 xã. Ở tầm quốc gia nếu học sinh Việt Nam mà không chịu học nặng, học khó, chỉ chăm chăm nhìn bọn Âu Mỹ giàu đã mấy đời chúng nó học nhẹ nhàng, thì rồi sẽ đến lúc chính chúng ta thua trên sân nhà ở mức độ quốc gia. Cũng sẽ chẳng có ai khóc cho chúng ta đâu. Con em chúng ta sẽ làm công nhân, cửu vạn, bưng bê (mà có khi robot nó cũng làm mất rồi) hoặc chạy bàn giấy lặt vặt. Bọn chức vụ cao, lương cao, công việc tử tế toàn bọn nước ngoài hoặc gốc nước ngoài, hoặc những công việc như thế sẽ chạy ra nước ngoài.
Cụ chuẩn. "Làng" cụ đó đang yên ổn, bỗng dưng xây thêm nhiều chung cư, liền kề và nhiều người đến ở đó tức là đã tạo nên 1 môi trường sống mới (ở mức cao hơn), các cụ ở "Làng" đó cũng "được hưởng" lợi nhiều thứ, được hưởng thì không thấy các cụ trong Làng kêu ca, chỉ thấy kêu con cái học vất vả, con các cụ ý vất vả hay không là do bản thân các cụ ý thôi, gia đình và con phải cố gắng đầu tư thêm vào học, nếu không đầu tư thì chấp nhận đi học xa chút nếu vẫn cứ thích học trường công.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top