Hai quyển Tử Vi em hay đọc là Tử Vi Đầu Số Tân Biên của cụ Vân Đằng Thái Thứ Lang và Tử Vi Chỉ Nam của cụ Song An Đỗ Văn Lưu, 2 quyển này theo trường phái Tử Vi Việt Nam, sách ebook 2 quyển này cụ dễ tìm thấy ở trên mạng.
Không biết Cụ có nghe Danh cụ Hoàng Hạc, Cụ
Thiên Lương và trường phái TV Đông A ko (đời thế hệ trước)?
Cụ có biết Nick Minhminh trong DĐ Lý số, Trước 75 có tạp chí KHHB ở Sg, chuyên chia sẻ việc luận lá số TV đặc biệt của Chính khách và showbiz rất nổi tiếng cũng đáng tham khảo, rồi Tướng số có Cụ Ngô Hùng Diễn, PT có Cụ Tritri (nick), đều là Các Thầy Nho, đạo cao đức trọng, những bậc kỳ tài (trong ngành Nho, Y, Lý, Số) của Sĩ phu Bắc Hà vào nam lập nghiệp.
E đọc ở đâu đó cứ hàng năm sau tết nguyên đán, từ năm 1945 trở về trước. Thống đốc Nam -Trung- Bắc Kỳ lại họp và công bố các canh giờ âm, có thể giờ Tý bắt đầu từ 23.30p đến 0.30p chứ kg cố định nửa đêm.
Sau năm CS lên nắm quyền thì loại bỏ hoàn toàn. Vậy bây giờ ai là người công bố chính xác các canh giờ và phải tham khảo ở đâu ạ?
Cái này thì Em giúp được:
Các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta :
1-
Ngày 1/7/1906 – 30/4/1911
Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906) ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906 (Toàn Đ.Dương).
2-
Ngày 1/5/1911 – 31/12/1942
Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911 (Toàn Đ.Dương).
3-
Ngày 1/1/1943- 14/3/1945
Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942) liên kết Đông Dương vào
múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nhanh lên 1 giờ vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942 (Toàn ĐDương).
4-
Ngày 15/3/1945 – 1/9/1945
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là
múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945 (Toàn Đ.Dương).
5-
Ngày 2/9/1945 – 31/3/1947
Sau cách mạng tháng Tám 1945 Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy
múi giờ 7 (toàn quốc) làm giờ chính thức (Sắc lệnh số năm/SL Của Bộ nội vụ), (vặn lùi lại 2h).
6-
Ngày 1/4/1947- 30/6/1955. (khu thuộc Pháp)
Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là
múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947.
Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ (1954) các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7.
7-
Ngày 1/10/1954- 31/12/1967
Hà nội từ 10/1954 :
múi giờ 7
Hải phòng cuối tháng 5/1955:
múi giờ 7 (trước đó là múi giờ 8); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955. (M.Bắc)
8-
Ngày 1/7/1955 – 31/12/1959 (miền nam VN)
Miền Nam Việt Nam trở lại
múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.(M.Nam)
9-
Ngày 1/1/1960 – 12/6/1975 (miền nam VN)
Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TtP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là
múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960) (M.Nam)
10-
Ngày 31/12/1967
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là
múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968 (M.Bắc).
11-
Ngày 13/6/1975
Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức, trở lại
múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn lùi lại 1 giờ, thống nhất 2 miền từ 0h00 13/6/75.
Múi giờ 7: Giờ Tý từ 23h00 - 1h00.
Múi giờ 8: Giờ Tý từ 24h00 - 2h00.
Múi giờ 9: Giờ Tý từ 1h00 - 3h00.
Không tính giờ làng quê xưa, theo thời khắc Cụ mõ gõ và Gà gáy 5 canh.
Các giờ khác thì suy ra theo giờ Tý, cứ 2h nhảy 1 cung giờ.
Hiện nay : Múi giờ 7: Giờ Tý từ 23h00 - 1h00.
Cái này là người có giờ sinh là dương, sau đó, từ múi giờ mỗi gđ quy đổi sang giờ Âm (12 con giáp). Còn giờ sinh là giờ âm ở ĐP thì đã có, Thầy hay mẹ đã tự tính đổi rồi (còn quy đổi chính xác hay ko thì giờ làm sao biết), có giờ âm mà ko có giờ dương biết đâu mà quy đổi? Hỏi về hỏi Mẹ các cụ giờ dương rồi tính lại thôi.