Em xin chia sẻ tại sao cảm nhận của em với mỗi nhóm lại khác nhau.
Đối với nhóm 1: em dùng từ thương cảm bởi quá trình làm thầy của họ rất cực, thậm chí trong mắt người bình thường họ như người điên. Cô đồng em kể là một ví dụ, hoặc một thầy khác mà em có dịp trò chuyện.
Gọi là thầy nhưng hơn em 2 tuổi (em tạm gọi là anh). Khi em vào lớp 10 thì anh học lớp 12 và bỏ học dở vì bị hành quá. Cả gia đình và dòng họ theo đạo thiên chúa, bỗng một ngày anh ấy như bị điên, trong vườn có bao nhiêu cây xoan là leo lên hái lá ăn, và ăn xong thì khi leo xuống lại đưa đầu xuống trước (các cụ tưởng tượng như con khỉ đu dây trong phim hoạt hình vậy), hành xử không giống ai nên cả gia đình xa lánh. Sau một thời gian thì đi bụi luôn, nhưng chỉ quanh quẩn ở làng cho đến một hôm có một thầy pháp nghe chuyện thì tiếp nhận và dẫn đi theo để giải nghiệp (sau này em mới biết anh ấy căn Quan). Đi theo thầy một thời gian thì trình đồng mở phủ làm việc và trở về cuộc sống bình thường.
Nhưng do dòng họ theo đạo thiên chúa mà mình anh chọn lối đi riêng, lại sống trong cộng đồng theo đạo nên bị kỳ thị, các cụ cứ tưởng tượng đến bố mẹ, anh chị em ruột cũng quay lưng, đối xử với mình như một kẻ bệnh hoạn, có gì đau đớn và khổ tâm hơn ạ? Nhưng nghiệp thì vẫn phải làm, cuối cùng anh ấy chọn một mảnh đất cuối làng, dựng một cái chòi để ở và làm việc. Sau này em có xem anh ấy làm việc một lần thì rất ghê. (So sánh về cách làm của anh ấy và cô đồng em sẽ nói sau.) hai tay cầm hai con dao, xiên chéo từ má trái qua phải và ngược lại, lấy dao xẻ đầu lưỡi... sau khi làm xong rút ra chỉ để lại một vết lõm hơi đỏ, khoảng hơn 1h thì lại bình thường mà không để lại dấu vết gì.
Còn về cô đồng thì trước khi bị hành, cô vẫn lấy chồng và sinh được một em bé. Sau đó đến lúc phải làm việc, cuộc sống sinh hoạt rất khổ tâm, lúc thì là người bình thường, vẫn có những nhu cầu căn bản, nhưng mỗi lần động đậy là bị phạt. Lúc thì như một con người khác. Em nói chuyện với chú chồng cô, chú nói: “khổ lắm, nhiều khi cũng hứng nhưng cứ tưởng tượng có người nằm giữa hoặc đang xem, tụt **** lắm” riết rồi đâm ra cáu bẳn cục cằn (chắc lên tới não) chửi rủa vợ con, đập phá đồ đạc. Cứ mỗi lần động chân tay là y như rằng bị phạt. Cuộc sống gia đình thực sự bế tắc.
Một vài điều em chia sẻ để các cụ các mợ cảm nhận được khi làm Thầy là họ phải chấp nhận cuộc sống khác biệt, chấp nhận những nỗi khổ tâm không phải chỉ riêng mình họ mà cả gia đình. Bởi đó là nghiệp họ phải làm dù thực tâm, họ chỉ mong muốn được sống một cuộc sống bình thường như bao người.
Với nhóm 2: em chỉ xin phép kể mà không bình luận. Mẹ bạn thân của em, học với nhau từ cấp 2 tới hết cấp 3, tới khi ra Hà Nội học đại học vẫn ở trọ gần nhau. Mẹ bạn cũng làm cô đồng nhưng căn thấp, làm việc kết hợp làm kinh tế nên trong thời gian ngắn khoảng 3-4 năm, điều kiện thay đổi rất nhanh. Nhà nó có 4 anh em, chỉ riêng nó không quan tâm đến công việc của mẹ mà chú tâm học hành. Mấy Anh chị em nó sau này người mất sớm vì ung thư, người sinh con không bình thường, người goá.
Nhóm thứ 3: em xin nợ qua tối mai nhé.