[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2024 Vol 8

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,022
Động cơ
363,720 Mã lực
Chiều nhưng mợ biết dạy. Em đọc bài nào đó về việc mợ chọn và chiều em dâu như nào , biết tầm qtrong của em trai ra sao trong gđ là em hiểu mợ rất có kiến thức chiều sâu .
Nó khác với chiều vô trách nhiệm vô hiểu biết.
Em dâu nhà em đúng vượng phu ích tử luôn cụ ạ, đúng là may mắn. Cảm ơn cụ đã nhớ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
- Việc thờ cúng, người nhà mình có về được hay không em cũng không biết, nhưng nếu mình làm đầy đủ (theo khả năng của mình). Thì em thấy tâm mình nó thanh thản CCCM ah.
- Việc ai thờ cúng theo em nó tùy tục lệ ,em quê HD có phong tục em thấy cũng rất hay gọi nôm na
" dưới ăn lên, trên ăn xuống" anh cả chỉ thờ bố mẹ và gia tiên, em trai út thì thờ các chị gái chưa lấy chồng (bà cô) và những người anh, em của mình chết trẻ hoặc anh em không có con trai . Như nhà em bố em có 5 anh chị em, bố em là áp út, chú út không may mất sớm và bố mẹ em phải thờ .Đầu tiên em cũng không để ý nhưng có một lần em đi công tác rẽ qua nhà thăm bác cả (anh trai bố em) đúng vào ngày giỗ chú út sau đó về HN ,đang trên đường về thì mẹ em gọi điện cho em " hôm nay giỗ chú út con có về sớm để cúng được không nếu về muộn thì để mẹ cúng, cơm nước làm gần xong rồi", em nói khoảng 1h nữa con về đến nhà, thời điểm đó em còn trẻ chưa vợ con không suy nghĩ gì nhiều nhưng sau đấy vẫn lăn tăn sao ngày giỗ chú út mà bác cả không thấy làm gì nhỉ. Hơn chục năm sau có dịp khi nhớ ra, em mới hỏi các bác thì mới biết quê có tục lệ như vậy .
- Cùng với phong tục đấy em thấy cũng thấy có điểm hay tài sản của các anh chỉ có hai cô con gái , xin lỗi các mợ là chia 3: 1 phần vợ chồng; một phần cho con và một phần cho người sau này có trách nhiệm thờ cúng.Do bố em và bác trai trên bố em đi thoát ly lên Hà Nội từ những năm 1955 nên đất cát của ông bà nội em bác cả vẫn xử dụng sau đấy bác chia cho 4 con trai của bác . Bác có 5 người con trai, con trai cả của bác là LS hy sinh năm 1972 một anh nữa cũng đi làm ăn xa lấy vợ có hai cô con gái ,cách đây gần 10 năm anh ấy bị ung thư lúc sắp mất anh,chị bán một phần đất được chia ở quê để lấy tiền chữa bệnh, cho em trai út anh ấy bằng 1/3 giá thị trường (anh này là người đang thờ cúng anh là LS), lúc đó em cũng có mặt và mọi người thầm hiểu ông được bán đất từ nay vất vả rồi.Có lần về quê có giỗ em trêu ông anh, đất cát lên giá anh khỏe rồi ,ông ấy lườm em nói anh chị ấy có đất để bán nếu không có anh vẫn là người phải thờ cúng, đó là tục lệ rồi trốn thế nào được làng xóm người ta chửi cho . Còn bác trên bố em nhà cũng có 3 con trai, anh cả giờ đang định cư ở nước ngoài, anh con út của bác ấy cũng hai cô con gái hai vợ chồng bác ấy giờ rất cưng chiều thằng út con ông anh trai thứ hai. Ông này là công chức nên trong gia đình tuyên bố luôn sau này nhà đất của tao chia 3, thằng ... thờ cúng vợ chồng tao được 1/3, vợ chồng tao làm di chúc rồi.
Em kể chuyện này không có bất kỳ ý này ý nọ gì . Chỉ nói lên phong tục quê em là vậy và thưa CCCM em cũng nhận thấy hình như phần đa ai cũng sợ sau này chết không có ai thờ cúng hay sao ý . Có cụ nào cùng quê Hải Dương biết, bổ sung cho em về phong tục của quê với !
Luật pháp hiện nay không quy định cụ thể về việc thừa kế tự sản (tài sản chỉ được phép dùng vào việc thờ cúng, tế tự) và lựa chọn người thừa kế tự sản đó và chịu trách nhiệm thờ cúng cho người chết để lại tự sản đó cùng chế tài để xử lý vi phạm; mà bỏ mặc cho các gia đình tự quyết định việc phân chia thừa kế tài sản nói chung trước khi cần luật pháp can thiệp (do tranh chấp, bất hoà khi người mất đi không để lại di chúc) cũng như không quy định gì về việc ai là người chịu trách nhiệm thờ cúng người đã mất đó.
Luật cũ thời Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ hay luật Gia Long) quy định rõ ràng hơn về việc này. Theo đó, tự sản là phần trích ra và tối đa bằng 20% tài sản của người mất (người mệnh một), phần còn lại chia đều cho các con (do luật dùng chữ tử để chỉ con, nên có sự tranh cãi là tử ở đây là các con cái nói chung - cả trai lẫn gái, hay chỉ bao gồm các con trai, chính vì thế nhiều gia đình chỉ chia tài sản cho các con trai).
Trường hợp người mất có con trai thì con trai trưởng dòng đích (đích tử) chịu trách nhiệm thờ cúng. Con chết thì truyền lại cho cháu trai trưởng (đích tôn).
Trường hợp người mất không có con trai thì vợ với sự trợ giúp của nội tộc phải chọn một người làm người thừa kế tự sản (người được lập tự). Người này phải đáp ứng 4 tiêu chí: (1) nam giới là thân thuộc trong nội tộc; (2) vai vế phù hợp quy tắc "chiêu mục tương đương", bằng vai với con của người để lại tự sản; (3) không là con trai một; (4) không có hiềm khích với người đã mất. Thông thường người ta sẽ chọn một cháu trai theo quan hệ huyết thống họ hàng từ gần tới xa.
Trường hợp tuyệt tự (không có người được lập tự) thì con gái của người mất đó có thể được nhận phần tự sản. Trường hợp không có cả con gái thì chính quyền sẽ xem xét sung công hoặc giao cho một gia nhân (nếu có) phần tự sản không quá 30 mẫu ruộng và không quá 3.000 quan tiền để người gia nhân này thờ cúng.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,507
Động cơ
868,720 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Luật pháp hiện nay không quy định cụ thể về việc thừa kế tự sản (tài sản chỉ được phép dùng vào việc thờ cúng, tế tự) và lựa chọn người thừa kế tự sản đó và chịu trách nhiệm thờ cúng cho người chết để lại tự sản đó cùng chế tài để xử lý vi phạm; mà bỏ mặc cho các gia đình tự quyết định việc phân chia thừa kế tài sản nói chung trước khi cần luật pháp can thiệp (do tranh chấp, bất hoà khi người mất đi không để lại di chúc) cũng như không quy định gì về việc ai là người chịu trách nhiệm thờ cúng người đã mất đó.
Luật cũ thời Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ hay luật Gia Long) quy định rõ ràng hơn về việc này. Theo đó, tự sản là phần trích ra và tối đa bằng 20% tài sản của người mất (người mệnh một), phần còn lại chia đều cho các con (do luật dùng chữ tử để chỉ con, nên có sự tranh cãi là tử ở đây là các con cái nói chung - cả trai lẫn gái, hay chỉ bao gồm các con trai, chính vì thế nhiều gia đình chỉ chia tài sản cho các con trai).
Trường hợp người mất có con trai thì con trai trưởng dòng đích (đích tử) chịu trách nhiệm thờ cúng. Con chết thì truyền lại cho cháu trai trưởng (đích tôn).
Trường hợp người mất không có con trai thì vợ với sự trợ giúp của nội tộc phải chọn một người làm người thừa kế tự sản (người được lập tự). Người này phải đáp ứng 4 tiêu chí: (1) nam giới là thân thuộc trong nội tộc; (2) vai vế phù hợp quy tắc "chiêu mục tương đương", bằng vai với con của người để lại tự sản; (3) không là con trai một; (4) không có hiềm khích với người đã mất. Thông thường người ta sẽ chọn một cháu trai theo quan hệ huyết thống họ hàng từ gần tới xa.
Trường hợp tuyệt tự (không có người được lập tự) thì con gái của người mất đó có thể được nhận phần tự sản. Trường hợp không có cả con gái thì chính quyền sẽ xem xét sung công hoặc giao cho một gia nhân (nếu có) phần tự sản không quá 30 mẫu ruộng và không quá 3.000 quan tiền để người gia nhân này thờ cúng.
Cụ rất chính xác ạ

Trong các bộ luật lớn của nước Việt ta (Quốc Triều, Trần Triều, Hồng Đức, Gia Long) thì chỉ đến Gia Long mới có định chế chi tiết về thừa kế, di sản và di sản thờ tự

Cho nhà cháu được kính Lão tiền bối 1 ly ạ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
290,961 Mã lực
Luật pháp hiện nay không quy định cụ thể về việc thừa kế tự sản (tài sản chỉ được phép dùng vào việc thờ cúng, tế tự) và lựa chọn người thừa kế tự sản đó và chịu trách nhiệm thờ cúng cho người chết để lại tự sản đó cùng chế tài để xử lý vi phạm; mà bỏ mặc cho các gia đình tự quyết định việc phân chia thừa kế tài sản nói chung trước khi cần luật pháp can thiệp (do tranh chấp, bất hoà khi người mất đi không để lại di chúc) cũng như không quy định gì về việc ai là người chịu trách nhiệm thờ cúng người đã mất đó.
Luật cũ thời Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ hay luật Gia Long) quy định rõ ràng hơn về việc này. Theo đó, tự sản là phần trích ra và tối đa bằng 20% tài sản của người mất (người mệnh một), phần còn lại chia đều cho các con (do luật dùng chữ tử để chỉ con, nên có sự tranh cãi là tử ở đây là các con cái nói chung - cả trai lẫn gái, hay chỉ bao gồm các con trai, chính vì thế nhiều gia đình chỉ chia tài sản cho các con trai).
Trường hợp người mất có con trai thì con trai trưởng dòng đích (đích tử) chịu trách nhiệm thờ cúng. Con chết thì truyền lại cho cháu trai trưởng (đích tôn).
Trường hợp người mất không có con trai thì vợ với sự trợ giúp của nội tộc phải chọn một người làm người thừa kế tự sản (người được lập tự). Người này phải đáp ứng 4 tiêu chí: (1) nam giới là thân thuộc trong nội tộc; (2) vai vế phù hợp quy tắc "chiêu mục tương đương", bằng vai với con của người để lại tự sản; (3) không là con trai một; (4) không có hiềm khích với người đã mất. Thông thường người ta sẽ chọn một cháu trai theo quan hệ huyết thống họ hàng từ gần tới xa.
Trường hợp tuyệt tự (không có người được lập tự) thì con gái của người mất đó có thể được nhận phần tự sản. Trường hợp không có cả con gái thì chính quyền sẽ xem xét sung công hoặc giao cho một gia nhân (nếu có) phần tự sản không quá 30 mẫu ruộng và không quá 3.000 quan tiền để người gia nhân này thờ cúng.
Nhìn thấy cụ em nhớ ra việc để hỏi .
Trong 1 mảnh đất khi tiến hành xây nhà thì sẽ tính phong thủy cho căn nhà. Tính toán lại căn cứ vào tuổi của nam chủ . Vậy khi đạt đc nhiều yếu tố tốt theo tuổi nam chủ có thể sẽ làm xấu 1 số vị trí tốt của thành viên khác . Vd : nam chủ Tây tứ mệnh. Mở cửa , hướng ban thờ, bếp vv nhằm tốt cho nam chủ nhưng lại phạm phải chỗ tốt cho thành viên Đông tứ mệnh trong nhà.
Trường hợp này trong PT có giải pháp nào không cụ ?
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
290,961 Mã lực
Cụ rất chính xác ạ

Trong các bộ luật lớn của nước Việt ta (Quốc Triều, Trần Triều, Hồng Đức, Gia Long) thì chỉ đến Gia Long mới có định chế chi tiết về thừa kế, di sản và di sản thờ tự

Cho nhà cháu được kính Lão tiền bối 1 ly ạ
Em từng nghe 1 gv đhl nói . Bộ luật Hồng Đức của nc ta so với suốt chiều dài phong kiến thì trước không thể bằng , sau không thể hơn. So với cùng thời còn ưu việt hơn luật pháp của Trung Hoa.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,507
Động cơ
868,720 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em từng nghe 1 gv đhl nói . Bộ luật Hồng Đức của nc ta so với suốt chiều dài phong kiến thì trước không thể bằng , sau không thể hơn. So với cùng thời còn ưu việt hơn luật pháp của Trung Hoa.
Chính xác đó Cụ anh
Bộ Gia Long được cho là tiếp thu nhiều từ luật của Triều Mãn Thanh

Bộ Hồng Đức cực kỳ tiến bộ trong việc nhìn nhận và bảo vệ người phụ nữ, đặc biệt trong định chế về tài sản hôn nhân và chia tài sản khi ly hôn
 

fine_thanks

Xe điện
Biển số
OF-306286
Ngày cấp bằng
27/1/14
Số km
3,136
Động cơ
337,472 Mã lực
Dạo này tinh thần em ko vui nên ko nhớ kể chưa. Nhân cccm đang nói về thờ cúng, rồi sinh 1 bề là gái em mới nghĩ tới chuyện mình. Đó là nhà 1 con nó lắm cái tréo ngoeo .
Bỏ qua các chuyện quá khứ cho tới khi mẹ em mất.
Mẹ em ốm mấy năm . Biết bệnh ko chữa đc nên cũng xác định . Hôm ấy sáng ra mẹ bọn trẻ gọi em giật giọng . Em chạy xuống vs bên phòng mẹ em thì bà mệt rồi , chân khuỵu xuống. Đỡ cho ra giường nằm thì kêu nóng quá dù trời rất mát. Em bảo mẹ bọn trẻ trông . Em tranh thủ đưa con sang lớp cách nhà 1km rồi về ngay . Mẹ bọn trẻ bảo : nghỉ học 1 hôm cũng đc xong bảo em đi mua loại thuốc gì đó . Sang đc quầy vừa dừng xe thì lại alo em về ngay , chưa mua cũng về.
Em về đến nhà lên t2 vào phòng bà thì mẹ bọn trẻ nói : khéo bà đi rồi..anh gọi c cứu đi.
Em gọi c cứu . Ít phút họ đến và xác định mẹ em đã đi. Mẹ bọn trẻ nói với nhân viên cc : anh xem lại hộ lần nữa. Nhân viên nói chắc chắn mẹ em đã đi.
Nhà có 2 ng . Em alo anh bạn hỏi giờ làm thế nào . Anh ấy nói liên hệ nhà tang lễ đưa bà vào đó đã.
Em và mẹ bọn trẻ theo xe đưa mẹ em vào bảo quản lạnh trong nhà tang lễ..vẫn chơ chọi không có ai theo bên.
Tạm xong cv tổ chức tang lễ và đưa mẹ em đến đài hóa thân. hôm sau nhận cốt thì thày nói chưa đc ngày..phải gửi tro cốt ở đó hơn 1 tuần .
Lại về gặp bên nghĩa trang , tìm phiếu mộ mẹ em đã mua từ lâu. Tìm gặp quản lý nghĩa trang.. gặp cty môi trường,..họ nói giờ bql quận giữ hồ sơ. May em ở địa phương quan hệ bạn bè khi đó khá ổn nên tất cả chỉ qua đt là ae bạn xử lý gọn tất. Ngay cả 1 số khâu luật bất thành văn em cũng không phải chấp hành..
Hôm đưa mẹ em về mộ lại chuẩn bị tinh thần 1 mình. Anh em chị em của mẹ em đã quá già . Con cháu tản mát. Đứa ở gần thì mê tín kiêng tuổi xung nên em ko dám ép ..lỡ sau nó sao thì mình biết ăn nói thế nào vv..
Thày bảo hạ huyệt 4h15 đến 4h 45 phải xong.
Em lại phải bố trí mẹ bọn trẻ và ông thày lên nghĩa trang sớm. Đứa em họ và anh họ qua xem huyệt mộ lần cuối ổn chưa , họ bắc bạt chưa (may anh phụ trách ng trang là chỗ từng biết nhau và sếp anh là bạn em nên anh cũng để ý hơn ) . Còn em đi đưa mẹ em từ Văn Điển về.
Khi đi thày dặn từ hôm trước : 1 ng ôm bát nhang và 1 ng ôm cành tre gọi là Cành Phan. 1 ng ôm di ảnh nhưng trên đường phải úp ảnh vào bụng . 1 ng vừa tụng kinh vừa rắc vàng mã dọc đường về. Còn em làm thủ tục hc và lái xe ( thực ra thày bảo tốt nhất là em ôm ảnh - lx để ng khác làm ) . Tất cả cần 5 người.

Em thì 1 mình nên phải tính toán làm tất .
Thày nói 4h15 phải hạ huyệt có nghĩa em phải đưa mẹ em tới trước 4h là tốt nhất. Từ nhà em tới VĐ hết 20 phút nhưng về sẽ phải 40 phút do phải đi chậm. Đề phòng tắc đường hoặc sự cố 30 phút. Làm thủ tục đưa mẹ em ra xe tối thiểu 30 phút. Vậy em phải có mặt tại VĐ trước 4h tầm 120 phút mới đảm bảo an toàn. Chính xác là 2h sáng là muộn nhất em đã phải xuất phát từ nhà. Và 2h20 phải lùi xong xe vào vị trí cửa phòng nhận tiểu quách.
2 hàng ghế sau lật úp lót bìa cacton để đặt tiểu quách. 1 cuộn băng dính khổ 5cm để dán bát nhang bên cạnh. Gương trần xe sẽ bẻ nhìn đc bát nhang đề phòng hương cháy rơi ra xe còn biết mà xử lý. Cành phan đặt dọc cạnh quách. Tiền vàng mở dây buộc cả mớ để sẵn ở hộc cạnh cần số, kính xe hạ 2 bên để vừa 1 tay lái 1 tay thả ..ảnh úp trước bụng , dùng dây an toàn kẹp giữ ảnh úp vào . Và mở sắn màn hình tìm các bài tụng kinh trên youtube phát dọc đường đi.
Em tính quách khá nặng. Mình em bê đc lên xe nhưng không an toàn nên bỏ sẵn vài tờ 5 chục nhờ luôn amh bảo vệ đỡ 1 tay .
Tính toán xong em chuẩn bị mọi thứ cần cho lên xe . 2 h kém lùi xe ra đường. May sao vừa ra cửa thì gặp anh bạn từ thủa C1 đã đứng cửa . Nhìn ra trời tối đen như mực lại có 1 ng nữa..té ra cậu út từ quê vừa hay tới..thế là có 2 ng giúp đỡ.

Nghĩ cảnh đấy cũng chẳng buồn nhưng quả là phả suy nghĩ .
Trước đó vài năm 1 mẹ bạn em mất . Sau hôm đưa bà cụ đi VĐ về thì tối nó gọi. : mai mày đi nhận cốt mẹ tao với tao nhá. Xuống có mỗi 2 thằng ..nhìn chị nhân viên xếp hình cụ em bảo nó : mày nhìn lại đi, liệu có nhầm không ? Sao tao nhìn sọ bà bé thế. Nó là bs nên biết . Nó nói đúng răng kia rồi..hỏa táng xong cốt co lại đấy. Dọc đường về 2 thằng im lặng . Em lái nó ngồi bên. Mỗi đứa 1 suy nghĩ ko ai nói gì . Em phải phá tan không khí :
Này. Tao nghe nói trà dùng rải trong áo quan ng ta thu lại bán ra thị trường cho các quán đấy ..thảo nào tao uống trà vỉa hè xong không ăn sáng cũng ko thấy đói.
Này . Tao nghe nói gỗ áo quan đc ng ta thu lại bán cho bọn làm nội thất..thảo nào cả cái kệ tv gỗ tự nhiên mà có 3 tr..phần nào ko sd đc thì đốt làm than bán cho bọn quạt chả làm bún chả ..
Thằng bsqy nó cũng lờ đờ : mịa ..tao toàn ăn bún chả xong ra làm chén nc mới bỏ mịa..
Đấy. Cái cảnh neo người, ít con ở TP nó vậy đấy cccm.nghi lễ phúng viếng thì rất đông..nhưng sau đó cv khá là hưu quạnh .
Thực sự khi đó mới thấy vai trò của ng con trai là cần thiết . Nếu là pn thì khá vất vả. Qua đó cũng mới thấy cụ nào có vợ đảm đang nhanh nhẹn nó quan trọng như nào.. Số em vất vả nên cứ 1 mình từ lo công việc , tính toán người và tiền bạc , qh đủ thứ. Xong việc lại 2 lần đi tìm làng đá Ninh Vân ở NB mua 1 ngôi mộ đá nho nhỏ cho bà.
Đó là mẹ em khi sống đã chuẩn bị mọi thứ vât chất cho mình nên em đc đỡ nhiều lắm . Ốm hay mất không phiền con 1 đồng dù em đủ khả năng lo việc ấy. Chết còn để lại mớ tiền cho con cháu. Tiếc thay có kẻ chẳng ra gì..mẹ mất em cũng ko nghĩ xa để đến mức em giao giữ tiền mà nó dám mang cả tiền đó ăn tiêu và theo em là gian dối . ..thứ tiền mà em đinh ninh sau này góp vào phần trả lễ mọi người đã qua phúng viếng. Hoặc ít nhất là thêm vào lo cv lễ nghi đối ngoại cho gia đình sau này.
Đọc bài này của cụ mà em lại nghĩ tới cảnh nhà em. Mà em lại là gái nữa. Cụ nhà em cũng mất năm 2022. Bao nhiêu tâm tư thì cụ nói hộ hết rồi. Nghĩ nó buồn.
 

Binken888

Xe máy
Biển số
OF-492851
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
73
Động cơ
190,968 Mã lực
Việc phân chia tài sản thừa kế cho con trai phần lớn và con gái phần nhỏ hoặc ko có gì. Em nêu suy nghĩ riêng của cá nhân em thôi. Các mợ cứ phàn nàn là gái nên được chia ít hay ko chia bên nhà mình nhưng các mợ ko nghĩ đến việc các mợ lấy chồng thì đã hưởng phần lớn bên chồng (hơn các chị em gái nhà chồng) rồi. Nếu gia đình các mợ chia đều cho con trai và con gái, gia đình bên chồng các mợ cũng chia đều thì cộng lại cả 2 suất vợ chồng cũng gần như bằng trường hợp chia cho trai phần lớn và gái ko có gì. Đó là tính chung trên cả xã hội rộng, còn gia cảnh mỗi nhà khác nhau thì ko thể so sánh nhau.
 

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,022
Động cơ
363,720 Mã lực
Việc phân chia tài sản thừa kế cho con trai phần lớn và con gái phần nhỏ hoặc ko có gì. Em nêu suy nghĩ riêng của cá nhân em thôi. Các mợ cứ phàn nàn là gái nên được chia ít hay ko chia bên nhà mình nhưng các mợ ko nghĩ đến việc các mợ lấy chồng thì đã hưởng phần lớn bên chồng (hơn các chị em gái nhà chồng) rồi. Nếu gia đình các mợ chia đều cho con trai và con gái, gia đình bên chồng các mợ cũng chia đều thì cộng lại cả 2 suất vợ chồng cũng gần như bằng trường hợp chia cho trai phần lớn và gái ko có gì. Đó là tính chung trên cả xã hội rộng, còn gia cảnh mỗi nhà khác nhau thì ko thể so sánh nhau.
Tôi nghĩ đó cũng là một dạng bất bình đẳng xã hội đấy. Quan trong ở đây là quyền lợi và trách nhiệm cần công bằng vì ở nhiều gia đình đặc biệt nông thôn nó rất lệch. Lại nói đến nhà chồng, con gái như hạt mưa sa vào phải nhà nghèo khó thì …

Tôi nghĩ nên dừng câu chuyện ở đây, cũng chỉ là tán ngẫu, không phải mạch tâm linh.
 

Binken888

Xe máy
Biển số
OF-492851
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
73
Động cơ
190,968 Mã lực
Em đồng ý cái này là một dạng bất bình đẳng… nhưng cả một xã hội rộng lớn thì vô hình chung cộng dồn lại nhiều bất bình đẳng thì vẫn ra kết quả chung là tương đối công bằng cho cả trai và gái… còn gia cảnh mỗi nhà, suy nghĩ phân chia thì em ko có ý kiến. Thân gửi mợ…!!!
Tôi nghĩ đó cũng là một dạng bất bình đẳng xã hội đấy. Quan trong ở đây là quyền lợi và trách nhiệm cần công bằng vì ở nhiều gia đình đặc biệt nông thôn nó rất lệch. Lại nói đến nhà chồng, con gái như hạt mưa sa vào phải nhà nghèo khó thì …

Tôi nghĩ nên dừng câu chuyện ở đây, cũng chỉ là tán ngẫu, không phải mạch tâm linh.
 

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,022
Động cơ
363,720 Mã lực
Em đồng ý cái này là một dạng bất bình đẳng… nhưng cả một xã hội rộng lớn thì vô hình chung cộng dồn lại nhiều bất bình đẳng thì vẫn ra kết quả chung là tương đối công bằng cho cả trai và gái… còn gia cảnh mỗi nhà, suy nghĩ phân chia thì em ko có ý kiến. Thân gửi mợ…!!!
Bất bình đẳng thì vẫn là bất bình đẳng, nói thật là vì những suy nghĩ như cụ em bắt đầu sởn gai ốc khi nghĩ con gái mình lấy chồng và cũng bị đối xử bất bình đẳng. Những gia đình như thế thường cũng chả tử tế gì với con dâu và cháu gái. Đến con gái mình đẻ ra còn gửi nhờ con ra ngoài xã hội chờ mưa móc công bằng từ người ngoài ( nhà chồng) thì cũng biết là loại gì, tình yêu và trách nhiệm với con mình bằng số không. Sau này cô gái nào vớ phải nhà chồng này mà không đẻ được con trai thì…
 
Chỉnh sửa cuối:

Binken888

Xe máy
Biển số
OF-492851
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
73
Động cơ
190,968 Mã lực
mợ hơi nhạy cảm và nặng lời quá… dừng thôi!!!
em chỉ nói trên khía cạnh là thuần công thức tính cộng tài sản theo số học thôi… mợ lại suy diễn ra cách đối xử với cả dâu cả rễ thế này thì em chịu… em thật!!!
Bất bình đẳng thì vẫn là bất bình đẳng, nói thật là vì những suy nghĩ như cụ em bắt đầu sởn gai ốc khi nghĩ con gái mình lấy chồng và cũng bị đối xử bất bình đẳng. Những gia đình như thế thường cũng chả tử tế gì với con dâu và cháu gái. Đến con gái mình đẻ ra còn gửi nhờ con ra ngoài xã hội chờ mưa móc công bằng từ người ngoài ( nhà chồng) thì cũng biết là loại gì, tình yêu và trách nhiệm với con mình bằng số không. Sau này cô gái nào vớ phải nhà chồng này mà không đẻ được con trai thì…
 
Chỉnh sửa cuối:

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,022
Động cơ
363,720 Mã lực
mợ hơi nhạy cảm và nặng lời quá… dừng thôi!!!
em chỉ nói trên khía cạnh là thuần công thức tính cộng tài sản theo số học thôi… mợ lại suy diễn ra cách đối xử với cả dâu cả rễ thế này thì em chịu… em thật!!!
Số học là thứ không dùng máy móc trong cuộc sống. Mặc dù tôi làm nghề toàn số học vẫn tặng cụ câu này. Chui vào pic chỉ trích ng khác rồi lại dùng nguỵ biện để phản biện, không được thì lại bảo ng ta nhạy cảm mà sao không nghĩ mình thiếu thấu đáo.
Xin chào nguỵ quân tử ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,651
Động cơ
699,398 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ăn bánh rán đường hoặc mật buổi sáng nghe nói rất tốt. Chị thì thích bánh bên Lương ngọc Quyến.
Nay sáng chủ nhật, xe du lịch đông, em mua luôn ở Hàng Chiếu chị ạ, nhưng em thấy không ngon bằng bánh rán chỗ đầu Lê Đại Hành (số 33 hay 31 gì đó) bánh to 6k/cái.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top