- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 17,905
- Động cơ
- 427,832 Mã lực
Dạ, là một nhánh nhỏ của Kinh Dịch ạ. Xem bói quẻ, cụ/mợ à.
Kakakakaka…Môn này phụ thuộc vào giờ động tâm, theo em khó luyện đấy ạ
Lâu lắm không chơi diễn đàn thường xuyên, vì bên ngoài rượu và gái hấp dẫn quá…
Nay không có cuốc grab nào, chắc nhìn thấy rượu với gái cũng chỉ dám nuốt khan nước miếng thôi, đành vào xem thớt…
* Về phần ý kiến lão chủ thớt - động tâm - đúng đấy, nhưng chỉ nói vậy thì sẽ mơ hồ và hơi thần bí với mọi người. Cái này có thể dùng từ “linh mẫn”, có vẻ có tí chủ động hơn phải không ạ?!
Cái linh mẫn này không tự nhiên mà có, nó hình thành như một phản xạ có điều kiện, khi con người đó liên tục học hỏi và chiêm nghiệm càng nhiều càng tốt các kiến thức cộng với sự nhạy cảm. Cái kết quả này không có được 1 sớm 1 chiều, không có được nếu chỉ “học mà chẳng xét”…
Nó nằm ở ngoại ứng nữa, cùng là quẻ đó thì anh có nắm bắt cảm nhận được ngoại ứng phù hợp không? Mới chính xác được.
Ví dụ: Cùng một quẻ từ Tây Nam tới, anh ngồi phòng máy lạnh tính, ra kết quả chung chung!
Nhưng nếu ngoài thiên nhiên, quẻ Tây Nam tới như vậy, anh chợt thoáng thấy gió Đông Bắc thổi tới. Gió là tự nhiên và quẻ thì cũng là tự nhiên đó thôi, rõ ràng quẻ này tới đây rất yếu hoặc không tới được, vì cái tự nhiên đang chạy ngược lại mà, nó đẩy cái kết quả tính toán đi chứ đâu đến được ta!
Đó là ví dụ nhỏ trong hàng trăm cái “ứng” mà nếu đọc sách thì chỉ thấy loáng thoáng ở các học thuật cao. Chẳng hạn trong Kỳ môn và Thái ất, có nói về mây về gió về chim…anh tính toán xuất binh chuẩn rồi, mà khi xuất mà gió thổi ngược vào doanh môn thì bất lợi, tiếng chim nào thuận tiếng chim nào họa…
Cái này phải học và vỡ đầu nghiền ngẫm, lão thớt nói đúng nhưng dùng từ “động tâm” nghe có vẻ hoàn toàn ta quyết, có lẽ dụng từ “linh mẫn” cho đủ sự kết hợp với tự nhiên một cách đầy đủ hơn, chữ “mẫn” mang ý nhạy cảm và chữ “linh” mang ý nghĩa tư duy.
* Mợ Mỳ, tên cái môn mợ nói em nghe lạ lạ!
Thực ra cũng chẳng lạ đâu, nhưng nếu Thày dạy chân chính sẽ không dùng những cái tên mang hơi hướng “tiếp thị/cải lương” như vậy. Đáng ra cứ là dạy Dịch học, còn sau đó vận dụng gì thì tuỳ!
Như mợ nói thì đó là một nhánh nhỏ, nhưng nhánh nào thì cũng phải phát sinh từ gốc, mang ADN của gốc đã chứ.
Khi đặt tên “Kinh dịch báo tin” thì theo mình là đã phá hỏng kết quả tương lai của việc học này rồi, vì đã có định hướng rất rõ và người học bị hút vào định hướng đó, trong khi rõ ràng nó phải phát triển trên nền tảng Dịch học đúng không ạ?! Và một yếu cầu rất cao và rất hiểm của Dịch là: “Người đọc sách này, phải để trong lòng trống rỗng”!
Tức là nó khó, lòng càng trống rỗng thì nó mới càng vào. Chứ ấn định “xem bói” rồi thì chữ “xem bói” nó choán đầy ruột, làm sao mà có cửa cho nó vào một cách tự nhiên và đầy đủ nữa?!
Còn thì học luôn luôn là tốt, bất kể các môi trường các tài liệu đúng hay sai, hay là nửa đúng nửa sai…vì cơ bản ta còn chữ “xét” nữa mà, gạn đục khơi trong đãi cát tìm vàng…là việc của ta, tin 100% vào sách thì cũng coi là không đọc sách vậy!
Mợ cứ tiến hành học đi, đừng vì những lời này mà bỏ, học rồi sẽ có bản lĩnh chọn lọc và sau đó dùng làm gì là tuỳ, vì nó ứng dụng được ở mọi mặt chứ không chỉ riêng việc “bói tin”.
Vài lời góp vui, may quá, có người gọi grab rồi!