Em vẫn thường xuyên theo dõi thớt thì thấy cụ Cổ Long ko phải tự nhiên nói câu đó. Cách kể của cụ datlui mang màu sắc truyền bá hơn là chia sẻ!
Em đọc được đâu đó câu chuyện kể về chàng trai tầm sư học đạo nghề họa sỹ. Thầy hỏi muốn học dễ hay khó, chàng nói chọn cách dễ. Thầy liền dạy vẽ về ma quỷ. Học trò có hỏi sao vẽ ma quỷ lại dễ mà không phải vẽ chân dung người, thầy hỏi ngược lại "con có nhìn thấy ma quỷ bao giờ chưa?".
Con người ta sợ hãi ma quỷ vì đằng sau đó là cái chết - thứ mà mỗi người ẩn sâu trong tâm thức sự chạy trốn, sợ hãi và không chấp nhận một sự thật hiển nhiên: Sinh lão bệnh tử.
Mặt khác, chúng ta lại tò mò muốn khám phá thế giới, khám phá cả thế giới vô hình cũng như tìm kiếm trong đó những lý giải không phải của sự thật mà là lý giải để xoa dịu cái chết của mình trong tương lai.
Điều này tốt thôi nếu không có những "phóng tác" về cảnh giới bên kia cửa tử vì những mục đích như lý tài hoặc để giả thần giả quỷ mà thỏa mãn cái tôi được tôn vinh, sùng bái.
Mặt khác, thay vì tìm kiếm "sự thật như nó đang là" thì tâm thức lại tìm kiếm những thông tin để giải thích cho "cái tôi đang muốn hoặc nghĩ nó là như vậy".
Hình ảnh "ma quỷ" trở nên méo mó làm nó mất đi vẻ đẹp trai vốn có.
Kể ra cũng tội cho chàng/nàng ma quỷ khi được kể về mình.