- Biển số
- OF-756754
- Ngày cấp bằng
- 8/1/21
- Số km
- 8,835
- Động cơ
- 209,264 Mã lực
- Tuổi
- 50
Em nhớ đã đọc ở đâu đó đại loại: Phật tại tâm thì không cần băn khoăn trong chùa có Phật hay không.Đến đây phát sinh một công án rất hay: trong Chùa có Phật không?
Em nhớ đã đọc ở đâu đó đại loại: Phật tại tâm thì không cần băn khoăn trong chùa có Phật hay không.Đến đây phát sinh một công án rất hay: trong Chùa có Phật không?
Chuyện đấy bịa theo mấy ảnh treo tường Nhân Quả trong chùa thôi. Em thấy nhạt nhạtĐọc chuyện của cụ em nhớ lại cách đây mấy năm có mua cuốn "My son and the afterlife" của một bà mẹ Mỹ cũng khá nổi tiếng. Cậu con tuổi teen tự tử bà mẹ đau khổ lắm, sau thế nào mà 2 mẹ con giao tiếp được với nhau thường xuyên, cậu ấy kể về hành trình ở cuộc sống mới. Em đọc lúc đầu cũng thấy thú vị vì được thỏa trí tò mò. Đọc được 1/4 thì bắt đầu thấy hơn nhàm và gấp sách lại tự hỏi liệu thông tin bà ấy kể có trung thực không. Chả ai dám khẳng định, ngay cả ông chắp bút, có khi cả bà ấy luôn với tình trạng sống 2 cuộc đời vậy. Như vậy mình nhiều khả năng đang đọc TRUYỆN chứ không phải SÁCH. Tính em hay đọc nhưng quyển nào không ưng là em bỏ ngay. Câu chuyện này cũng vậy, thỏa mãn trí tò mò nhưng chả ai biết tính trung thực nên cũng không khai sáng dc gì.
Em thích những luận câu chuyện trải nghiệm, luận giải logic của CCCM trong thớt hơn.
Mạn phép Mợ Hoa em chém tý theo quan điểm của cá nhân em thì không có khái niệm Chùa có Phật hay Chùa không có Phật. Tượng Phật trong Chùa đóng vai trò như điểm quy chiếu, biểu tượng thiêng liêng giữ vững "bát chánh đạo" cho con người vốn "Tâm Viên Ý Mã", vì thế chỉ có lòng người có Phật hoặc không có Phật.Em cảm ơn Cụ ạ
Tính em hay lọ mọ chiết giải với suy luận logic đến cùng 1 sự vật nào đó, rồi liên hệ tương tự nên khi tiếp cận những thông tin, quan điểm về cõi Âm, em cũng cố gắng đồng dạng hóa nó theo cách nhìn của Dương gian, mặc dù có thể đó chỉ là 1 thế giới hoàn toàn duy tâm chủ quan
Em xin trình bày về Chùa có Phật và chùa không có Phật trước ạ
Chùa là 1 trong các loại hình cơ sở Thờ Phật, ngoài chùa còn có các loại hình khác như Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường ...hay gần đây là Bảo Tháp theo Mật Tông ở Tây Thiên ...
Mỗi một loại hình này đều có ít nhiều đặc điểm riêng (người tu là sư hay ni, theo Thiền Tông hay Mật Tông, rồi theo Khất sỹ phái ....) nhưng đều có điểm chung là nơi Thờ Phật và hoằng hóa (phát triển giáo lý, thu nạp tín đồ) của Phật giáo. Bản chất là Nơi để Phật đến với nhân dân và nhân dân đến với Phật
Từ góc độ hiện đại, thì các Chùa (Phật giáo), các Nhà thờ, Tu viện (Thiên chúa giáo), các Đạo quán (Đạo giáo) hay các Cơ sở tín ngưỡng của các Tôn giáo khác đều chung 1 bản chất, chức năng: Đó là các Trụ sở giao dịch giữa Chủ thể (Tôn giáo đó) với Quần chúng, giống như các chi nhánh, các phòng giao dịch của các Bank với khách hàng
Nhiệm vụ của các Điểm giao dịch này (dù là ở quy mô nào: điểm giao dịch, phòng giao dịch, chi nhánh, đại chi nhánh, hội sở, tổng hội sở ...) là tạo điều kiện thuận lợi nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: ở bank là gửi tiền an toàn, lãi suất cao; ở Tôn giáo là Thỏa mãn nhu cầu được bảo vệ bởi năng lực siêu nhiên, thỏa mãn nhu cầu được giải thoát tâm lý, thỏa mãn nhu cầu có được niềm tin trong cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu được vuốt ve cái tôi bầm dập tổn thương trong cuộc đời thực tại ....
Giống như mỗi Bank có 1 tôn chỉ riêng, thương hiệu riêng, nhưng đều là sinh lợi an toàn cho khách
Khách hàng muốn có lợi nhuận nhiều thì phải có nhiều tiền gửi vào, thời hạn gửi phải lâu
Khách hàng muốn vay, thì phải có chỉ số CIC tốt, có càng nhiều tài sản đảm bảo thì càng vay được nhiều
Tôn giáo cũng vậy, chính Giáo luôn hướng đến chân thiện mỹ, tín đồ muốn xin được lợi ích tâm linh càng nhiều thì lòng tin phải càng lớn, tích phúc, hành thiện phải nhiều, tu tập phải tích cực ....
Ớ phía mặt kia, bên cạnh Bank là hệ thống tài chính tín dụng ngầm (vẫn goi là tín dụng xã hội anh em vẽ mực đúng không ạ?)
Nếu như khách đến Bank vay 1 khoản thì thủ tục rất chặt chẽ, thời gian duyệt rất lâu, khả năng bị từ chối không nhỏ.
Nhưng khách đến với anh em tín dụng xã hội thì thủ tục cực đơn giản, xét duyệt trong ngày luôn
Nhưng Bank có lãi vay (tất nhiên, đã vay là phải trả, và kèm lãi) ở mức là nếu làm ăn chân chỉ, cần cù, thì dù không nhanh, vẫn hoàn toàn có thể trả hết nợ
Nhưng anh em tín dụng xã hội thì mức lãi kinh hoàng, trừ có khả năng trúng xổ số hay đánh quả phi pháp, còn lại về cơ bản khách hàng đã vay anh em xã hội là sẽ phải gán, bán tài sản của mình
Tôn giáo cũng tương tự
Khẩn cầu, cầu xin các Tôn giáo chính pháp, thì cũng như đi vay Bank, đặc biệt như khối BiG4 (Vietin, Vietcom ), cầu mãi không thấy tác dụng, có thì đến chậm....
Nhưng cái giá phải trả (gốc và lãi) rất nhẹ, đôi khi nếu là người có tích âm tích phúc thiện căn, thì giống như khách hàng thuộc diện chính sách, còn được gói hỗ trợ free
Nhưng nếu khẩn cầu được ngay, xin một câu được ngay, buôn may bán đắt, một vốn bốn lời ... Thì đáp ứng được chỉ có thể là các Tôn giáo Tà pháp hoặc ít nhất cũng là Dị pháp, các Âm thần không thể là Chính thần, mà là Tà thần hoặc Dị thần
Giống như vay anh em xã hội, xin các Vị này thì xác suất đáp ứng cao, nhanh, làm ăn cứ đỏ như hoa vông, tiền vào như nước, chức tước lên như diều .....
Nhưng cái gốc và lãi phải trả thì ..... về sau mới rõ
Em hơi lan man, nhưng tạm nói về bản chất rọi chiếu như vậy đã ạ
Em sẽ tiếp về việc Chùa có Phật và Chùa không có Phật
Như vậy, bản chất Chùa (hay là các cơ sở tín ngưỡng của các Tôn giáo khác) sẽ phải TRUNG THÀNH VÀ PHỤC VỤ ĐÚNG THEO TÔN CHỈ CỦA TÔN GIÁO ĐÓ, giống như trụ sở giao dịch, chi nhánh phải hoạt động theo đúng điều lệ, quy chế của Tổng công ty, của Bank tổng ...
Và khi chi nhánh không phục vụ và chấp hành đúng, thì Tổng công ty, bank tổng sẽ xóa tư cách hoặc không công nhận tư cách của chi nhánh đó. Với tôn giáo nói chung và Phật giáo cũng tương tự như vậy
Sẽ có các trường hợp Chùa không có Phật về ngự, cụ thể như sau:
1/ Chùa vốn dĩ đã có Phật - nhưng Phật rời đi
1.1 Do sư, ni không còn trung thành với Phật pháp
Nhưng trong quá trình hoạt động, các sư, ni không còn thủ giữ chính đạo, không còn trung thành nguyện tâm với giáo lý Phật pháp, không còn giữ được tôn chỉ của Chùa là phổ độ chúng sinh, hoằng hóa Phật pháp, không còn là nơi phục vụ cho nhân dân hướng Thiện, mà là nơi có các hoạt động thương mại trần tục
1.2 Do sư, ni có những hành vi nghịch thiên, trái với Thiên Địa Đại đạo
1.3 Do thiên tai, địch họa tàn phá cơ sở, sát hại sư ni, không phục hồi được
1.4 Do dịch chuyển dân cư, biến đổi khí tượng: dân không còn sinh sống ở khu vực đó nữa. chùa không có dân cũng dần dần mất đi bách tính, sư ni thủ nhang 1 thời gian cũng mai một, sinh lão bệnh tử mà mất đi, Chùa lạnh khói hương tàn, bách tính rời xa thì Phật cũng không còn ở đó nữa
1.5 Do tà ma quấy phá, do dân chúng vùng đó không còn tin vào Phật pháp, dân chúng vùng đó đến đốt phá, sỉ nhục, xâm hại Phật môn, không còn Phật tính trong tâm (hướng thiện), không thể giáo hóa được ...
2/ Chùa ngay từ đầu Phật đã không về ngự
Nói chính xác là Tổ hợp kiến trúc xây dựng giống Chùa nhưng không được Phật về ngự
Người khởi xướng xây Chùa không có Tâm hướng Phật, không có Tâm Thiện
Mục đích xây chùa là để phục vụ cho động cơ trục lợi (kinh tế, danh lợi, quyền lực) mà không phục vụ cho Chính pháp
Cái này giống như 1 nhóm người tự lập ra 1 phòng giao dịch gắn mác Vietcombank nhưng bản chất không phải nhân viên của VCB và cũng không phục vụ cho VCB, thì dĩ lẽ tất nhiên VCB không có tên phòng đó trong hệ thống và khách hàng đến đó giao dịch hoàn toàn bị lừa
Em xin các Cụ Mợ phân tích thêm ạ
rất đầy đủ và chi tiết, hôm mùng 10 ở phòng e cũng 2 mâm, mâm trên ban thờ cúng thần linh và các vị tiên chủ đất, mâm ngoài cửa thì cũng các vị khuất mặt.Vâng, tục lệ cúng ngoài cổng/ cửa nhà đêm 14, 15 tháng 7 Âm lịch ở ngoài Bắc này chủ yếu là cúng chúng sinh, cô hồn, vong linh khuất mặt Mợ ạ
Nhà Lão nhà em thì Bà nội cúng như này từ lâu lắm rồi, nên em cũng theo, còn trong xóm thì có nhà cúng có nhà không, những nhà không cúng thì phần lớn là cũng không biết, không để ý hoặc thấy không cần cúng, hoặc đơn giản là xưa nay không cúng, một số ít nhà thì lo nghĩ sâu hơn mới tính đến việc cúng cô hồn có lợi hay hại như nào ạ
Mâm cúng cô hồn chúng sinh vong linh khuất mặt thì các Cụ dặn lại là cúng đơn sơ thôi, ngày xưa thì khoai sắn luộc, cháo loãng múc lên mấy cái lá đa (thời bát đũa còn hiếm) giờ thì cứ làm bộ bát nhỏ men xanh, bỏng ngô, bỏng gạo, kẹo vừng kẹo lạc chè lam, chè thuốc rượu hàng rẻ tiền, không cúng mặn (thịt) ...và không thiếu được là gạo muối
Cúng xong thì đem rắc rải gạo muối, cháo, bỏng xung quanh cổng, ngõ ...các phần khoai, sắn, ngô luộc, bánh kẹo nếu có nhiều thì gói lại để ngay ngắn ở đầu ngõ, trên cao dễ thấy chút, người nghèo, người nhỡ bước nhỡ bữa có thể thụ lộc ....
Nhà em cúng như này vào giờ Dậu, giờ Tuất ngày 14 ạ
Cụ ơi, theo cụ thì Phật trong chùa là chỉ ai? Chỉ tượng Phật hay 1 vị nào đó ngự trong tượng Phật?Đến đây phát sinh một công án rất hay: trong Chùa có Phật không?
Rằm tháng 7 còn là Tết Trung NguyênEm thấy kỳ lạ là phong tục cúng tháng 7 tại cơ quan ở đâu ra , theo phong tục của đạo nào? , vì thần linh cúng tháng nào chả được, đâu cứ phải cúng tháng 7? Lại đúng ngày rằm nữa chứ, ngày rằm của đạo Phật đâu phải ngày đạo Giáo mà cúng thần linh?
Tháng 7 chỉ có chùa làm Lễ đọc kinh Vu lan (báo hiếu) và cúng Mộng sơn thí thực cho chúng sinh thôi, Cơ quan cũng khác chùa, cũng khác nhà riêng.
Cụ này em đọc cuốn Lên đồng hành trình thần linh và thân phận thấy khá hay. Theo logic chứ không quá tin vào tâm linh. Thế mà lại có bài báo thế này. Mà cái trang tin điện tử này viết bài không chi tiết về khoảng thời gian để có thể chiêm nghiệm là việc đó sảy ra vào thời điểm cụ ấy bao nhiêu tuổi. Phải chăng càng cao tuổi người ta càng tín hơn.Chia sẻ với các Mợ các Cụ một góc nhìn của GS Ngô Đức Thịnh
Linh hồn là có thật?
Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian, Bộ VH-TT&DL, ý nghĩa của ngày “xá tội vong nhân” thực ra còn sâu sắc hơn thế. Bởi ý nghĩa tưởng là chỉ dành cho người đã khuất nhưng nói một cách chính xác còn chính là để cho người đang sống. Vì người sống nếu muốn yên ổn, hạnh phúc thì phải lo cho những người đã chết một “cuộc sống yên bình”. Tất nhiên những người chết đó phải có liên quan đến người sống có thể với mức độ ít nhiều khác nhau. Nhưng mới nghe như vậy đừng vội vàng kết luận là mê tín dị đoan mà kể cả theo duy tâm, điều này cũng rất hợp lý. GS Ngô Đức Thịnh nói: “Nếu bạn không lo cho những người thân hoặc những người có liên quan đã khuất mồ yên mả đẹp thì rõ ràng lương tâm bạn day dứt. Lương tâm bạn mà day dứt, cuộc sống của bạn chắc chắn bị ảnh hưởng. Ứng với cách giải thích trên, đúng là như vậy”.
Vậy, cuộc sống của “người âm” và linh hồn liệu có thật?
GS Ngô Đức Thịnh trả lời: “Tôi sẽ không khẳng định là có hay không. Nhưng tôi sẽ kể câu chuyện mà tôi vừa trải nghiệm đúng trước rằm tháng 7 khoảng 1 tuần. Từ đó mỗi người có thể tự rút ra cho mình kết luận có hay không “cõi âm” và có hay không chuyện cuộc sống của con người sau khi đã chết”. Ông Thịnh kể rằng, trước rằm tháng 7 khoảng 1 tuần, ông cùng 1 đoàn gồm 10 nhà khoa học và một số thanh đồng đi công cán tại Phú Quốc. Trước chuyến đi, đoàn của ông có dự định nhân tháng 7 “xá tội vong nhân” thì khi vào Phú Quốc, cụ thể tại nhà tù Phú Quốc, sẽ lập đàn lễ vong linh các chiến sĩ cách mạng của ta đã hy sinh ở đây. Để chuẩn bị cho việc lập đàn, đoàn của ông chuẩn bị sẵn những lễ vật như: gạo, muối... (vì cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 phải có gạo, muối).
Tuy nhiên, khi vào đến nơi, ông xin phép chính quyền địa phương Phú Quốc, họ lại không đồng ý vì lý do: “Ở Phú Quốc chưa có ai lễ thế bao giờ”. Vậy là đoàn của ông đành hủy bỏ kế hoạch lập đàn lễ. Nhưng đúng khi quyết định hủy bỏ buổi lễ, một chuyện bất ngờ xảy ra là một số thanh đồng tham gia trong đoàn bỗng nhiên như bị “vong ” nhập. Phải nói thêm rằng, những thanh đồng này là thanh đồng chân chính, không làm “vấy bẩn” ngôi nhà Mẫu, cũng như không lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi làm giàu cá nhân, ngược lại họ còn đang cùng với GS Ngô Đức Thịnh làm trong sạch văn hóa tín ngưỡng. Và khi bị “vong” nhập họ nói những điều rất xa lạ, không liên quan gì đến những người trong đoàn, cụ thể họ nói họ tên là gì, quê quán ở đâu, đã ở tù Phú Quốc bao lâu, chết vào ngày nào và vì sao chết... Và rõ ràng những thông tin ấy không phải của các thanh đồng.
GS Ngô Đức Thịnh cho biết: “Có một thành viên trong đoàn đã ghi chép đầy đủ tên tuổi, địa chỉ... mà các thanh đồng đã nói khi bị “vong” nhập nên tôi không ghi chép nữa. Nhưng tôi nhớ có một “vong” đã nói chi tiết nhà “anh” ở Cam Ranh”. Không chỉ nói về nhân thân, GS Ngô Đức Thịnh còn kể, các “vong” còn “trách” với ý: Đoàn đã quyết định làm lễ sau đó lại không làm, làm cho hàng trăm “người” tập trung ở chùa để chờ “dự” lễ. Thế là sau khi chứng kiến cảnh “vong” nhập đến mức khó tin này, nhiều người trong đoàn của GS Thịnh đã quyết định đến chùa Trùng Hưng tự làm lễ thay vì lễ ngay tại nhà tù Phú Quốc. Tuy nhiên, khi đến Trùng Hưng tự, quyết định trên lại tiếp tục vấp phải sự bất hợp tác của sư trụ trì Trùng Hưng tự với lý do cũng hệt như chính quyền địa phương đã đưa ra.
Với cương vị của người đứng đầu cơ quan nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian, đồng thời với tư cách là nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, GS Ngô Đức Thịnh đã phải cố gắng thuyết phục sư trụ trì ở Trùng Hưng tự và may sao cuối cùng nhà sư đồng ý.
Trong quá trình làm lễ, có một chi tiết mà GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, vì nó mà ông không biết nên hay không tin vào chuyện “vong linh”, “âm cung” là có thật. Bởi đó là một trải nghiệm hiếm hoi khiến một người mặc dù đã hơn 30 năm nghiên cứu về tín ngưỡng, tâm linh như ông nhưng vẫn phải bất ngờ và dẫn đến bán tín bán nghi: liệu những gì người ta vẫn khẳng định về “thế giới bên kia”, về “linh hồn” chỉ là tưởng tượng có đúng? Hay quan niệm: những gì chúng ta chưa biết, không có nghĩa là không tồn tại là sai?
Ông kể: “Sau khi thắp hương trước mâm lễ bày gồm gạo, muối, cháo trắng... và hương cháy chưa được một nửa, bỗng nhiên, hàng loạt thanh đồng trong đoàn xông vào mâm lễ, bốc gạo sống nhai ngấu nghiến trước sự kinh ngạc đến hoảng hồn của những người trong đoàn. Còn cơm và cháo, họ ăn như thể người bị bỏ đói bao nhiêu lâu sau đó mới có được cái ăn. Lúc đó, tôi có cảm giác, họ không phải là họ. Vì lúc sau tôi hỏi họ: Vừa làm gì đấy thì người nào người nấy với nét mắt ngẩn ngơ không ai nhớ đã làm gì”. Ông còn nói thêm: “Phải chăng vong linh các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Phú Quốc đã nhập vào các thanh đồng và chuyện tồn tại các vong linh là có thật”.
Với câu chuyện trên đây, một lần nữa GS Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh: “Tôi không muốn khẳng định một điều gì về chuyện này. Bởi theo duy vật, hiện tượng không chạm được vào một cách cụ thể như chạm vào da thịt thì không thể khẳng định là có thật. Còn theo duy tâm, hiện tượng thực thực hư hư đã được công nhận là tồn tại. Nói chung tùy theo quan niệm của từng người để khẳng định điều này. Nhưng riêng với tôi, sau chuyện này, tôi muốn nhắc lại rằng: những gì ta không biết không có nghĩa là không có thật. Vấn đề chỉ là nó tồn tại dưới hình thức nào mà thôi”.
nguồn: https://petrotimes.vn/nhan-mua-le-vu-lan-thuc-hu-chuyen-coi-am-126121.html
Đợi bao giở em ngộ đã nhéCụ ơi, theo cụ thì Phật trong chùa là chỉ ai? Chỉ tượng Phật hay 1 vị nào đó ngự trong tượng Phật?
Có một điển tích này, thời Phật giáo thịnh trị bên Đại Đường, cụ cứ đọc rồi chiêm nghiệm nhéCụ ơi, theo cụ thì Phật trong chùa là chỉ ai? Chỉ tượng Phật hay 1 vị nào đó ngự trong tượng Phật?
Đây là trò lừa đảo của bọn xấu trên người thiếu hiểu biết về tâm linh (bị u mê, nhẹ dạ). Nếu ai nói về pháp này khả năng cao là không thật.Các cụ mợ nói về Đánh Đồng thiếp đi
Hiện tượng đi âm này là như nào nhể?
thiền sư này không biết giảng pháp đạt hiệu quả thế nào nhưng phạm tội là chắc.Có một điển tích này, thời Phật giáo thịnh trị bên Đại Đường, cụ cứ đọc rồi chiêm nghiệm nhé
“Đan Hà thiêu Phật”
Thiền sư Đan Hà đến Lạc Dương, vào chùa Huệ Lâm, gặp lúc trời lạnh, bèn lấy tượng Phật gỗ đốt để sưởi ấm. Viện chủ trông thấy quở trách: “Sao đốt tượng Phật của ta?”.
Ông lấy gậy bới tro nói: “Tôi đốt tìm xá lợi”.
Viên chủ bảo: “Phật gỗ làm gì có xá lợi?”.
Ông nói: “Đã không có xá lợi thì lấy thêm mấy pho nữa đốt luôn cho rồi”.
Cụ có thể gõ Thiên Nhiên Đan Hà để tìm hiểu thêm. Ông ấy khi mất thấy còn được vua sắc phong đấy.thiền sư này không biết giảng pháp đạt hiệu quả thế nào nhưng phạm tội là chắc.
Tội âm thì không liên quan đến dương, kể cả vua , tổng thống ban sắc thì hưởng lộc dương, Còn phước hay nghiệp âm không liên can. Ngay Vua có tội về âm vẫn bị xử theo luật âm.Cụ có thể gõ Thiên Nhiên Đan Hà để tìm hiểu thêm. Ông ấy khi mất thấy còn được vua sắc phong đấy.
Có cụ billyjone và slaz8 có thể tiếp chuyện được cụ về công án THIỀN này, nhưng mà cụ slaz8 lên núi tịnh tu mất rồiCụ có thể gõ Thiên Nhiên Đan Hà để tìm hiểu thêm. Ông ấy khi mất thấy còn được vua sắc phong đấy.
Có lẽ cụ chưa đọc, ông ấy làm sư và phát triển Phật pháp ở núi Đan Hà đó. Khi mất (chết) thì mới được sắc phong là Trí Thông Thiền Sư. Không liên quan gì đến hưởng lộc dương ở đây cả. Thời đó vua rất sùng Phật nhé.Tội âm thì không liên quan đến dương, kể cả vua , tổng thống ban sắc thì hưởng lộc dương, Còn phước hay nghiệp âm không liên can. Ngay Vua có tội về âm vẫn bị xử theo luật âm.
Dạ em không hiểu gì về Phật pháp đâu nên không phải tiếp em loãng thớt cụ ạ. Em nói ngắn gọn để mọi người có thông tin tự chiêm nghiệm thôi.Có cụ billyjone và slaz8 có thể tiếp chuyện được cụ về công án THIỀN này, nhưng mà cụ slaz8 lên núi tịnh tu mất rồi
Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.
Với thiền tông thì đất đá cả thôi.thiền sư này không biết giảng pháp đạt hiệu quả thế nào nhưng phạm tội là chắc.
Cụ ấy chắc đọc thoáng qua ko theo mạch nên ko biết là em với Mợ đang trêu nhau, hihi. Đúng chuẩn là làm việc thiện không được nghĩ đến lợi ích, nhưng có vẻ khó đối với quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa bây giờ Mợ ạ
Em suy nghĩ khác Cụ ạ
Ví dụ tiền tỷ kia là em đưa ra có tính cá nhân để trêu Cụ cuhaifus
Còn với các câu chuyện giáo hóa, hoằng pháp, em rất dị ứng với việc đưa ra các gương như làm điều thiện thì được lợi ích như này như này (dù là về tâm linh)
Vì theo quan điểm của em, làm điều thiện, hãy như 1 cách sống, 1 bản năng từ tâm, còn nếu khi chuẩn bị nhón tay làm 1 việc được cho là thiện, mà đã nghĩ là để được 1 lợi ích gì đó, thì đã mất đi cái bản chất, cái Thiện lực ban đầu
Tất nhiên, với bách tính, thì dù có nghĩ như vậy, nhưng thực tế làm ra điều thiện, ấy là quý giá rồi
tiếc là 2 cụ mợ đã không hiểu được ý nghĩa của các ví dụ trong các câu chuyện của phật giáo. Em không kể dài dòng mà chỉ kể vắn tắt, để nếu thích thì người đọc có thể tìm hiểu, vì nó là những câu chuyện khá nổi tiếng, nếu có duyên ắt hẳn đã đọc, nếu đọc mà thấm được thì là quá tốt.Cụ ấy chắc đọc thoáng qua ko theo mạch nên ko biết là em với Mợ đang trêu nhau, hihi. Đúng chuẩn là làm việc thiện không được nghĩ đến lợi ích, nhưng có vẻ khó đối với quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa bây giờ Mợ ạ
để em suy nghĩ xem có nên đục xuyên tấm bê tông dày hơn 100m (cao cấp chính trị ) khôngVới cách kiến giải về chùa có và không có Phật ngự của Mợ Hoa trên kia, Cụ có quan điểm như nào?
em xem lý giải thế này:Có một điển tích này, thời Phật giáo thịnh trị bên Đại Đường, cụ cứ đọc rồi chiêm nghiệm nhé
“Đan Hà thiêu Phật”
Thiền sư Đan Hà đến Lạc Dương, vào chùa Huệ Lâm, gặp lúc trời lạnh, bèn lấy tượng Phật gỗ đốt để sưởi ấm. Viện chủ trông thấy quở trách: “Sao đốt tượng Phật của ta?”.
Ông lấy gậy bới tro nói: “Tôi đốt tìm xá lợi”.
Viên chủ bảo: “Phật gỗ làm gì có xá lợi?”.
Ông nói: “Đã không có xá lợi thì lấy thêm mấy pho nữa đốt luôn cho rồi”.