thực tế thì quan điểm của Phật giáo về thế giới này đúng hay sai cũng ko dễ mà chứng minh được, cái thực chứng của Phật Giáo hoàn toàn mang tính kinh nghiệm của cá nhân và cũng không chắc chắn đấy có phải là bản lai diện mục của thế gian hay chỉ là trạng thái tâm lý khác lạ của con người mà thôi. Phật giáo cũng chỉ là một tôn giáo như các tôn giáo khác của con người, hơn nữa cũng chịu ảnh hưởng lớn của các tôn giáo lâu đời hơn ở Ấn Độ và tư tưởng của
bộ kinh vĩ đại Áo Nghĩa Thư, vì vậy không thể lấy quan điểm Phật Giáo làm tiêu chuẩn để đánh giá đúng sai. Quan điểm dân gian của Việt Nam không hề có nói đến ma bị chết, đấy là của Tàu, trong Liêu trai thì ma chết biến thành mị, định nghĩa về Linh hồn cũng có nhiều chứ không chỉ duy nhất theo cách của Kito giáo. Dòng Nghiệp thức như một mạng lưới nhỏ đan bằng các thức Sắc, Thọ, Tưởng, Hành với nút giao là giọt sương A Lại Da Thức, mạng lưới nhỏ ấy nằm trong một mạng lưới vô cùng tận của hằng hà sa số thế giới, mỗi rung động của Sắc, Thọ, Hành, Tưởng theo nghiệp và cộng nghiệp sẽ đưa giọt sương A Lại Da Thức vào một trong 6 cách rung động (6 nẻo luân hồi), cái A Lại Da Thức ấy cũng có thể coi là "Linh hồn". Khi Sắc, Thọ, Hành, Tưởng đứt tung vì hết nghiệp , hạt sương A Lại Da Thức bốc hơi lên hòa nhập với biển mây trắng chân như, ở đó nó nhìn xuống thông suốt hết thảy bản lai diện mục của cái mạng lưới luân hồi, nếu muốn nó có thể tự do lựa chọn và rơi xuống mạng lưới như một hạt sương có chủ đích, không phải do nghiệp dẫn dắt, khi đó gọi là Bồ Tát
.
Cái tôi viết ra là đưa ra các quan điểm nhìn nhận khách quan của tôi, không áp đặt nhé
Cái tôi viết ra, là thông kê có kiểm chứng của những tôn giáo lớn. ( ít nhất là 4 tôn giáo đứng đầu thế giới, với lượng giáo đồ chiếm phần lớn dân sô thế giới) có quan điểm như vậy.
Với 3 tôn giáo đứng đầu TG, thì cho rằng con người sau khi chết có linh hồn và về với đáng sáng thế, hoặc hầu hạ đấng sáng thế.
Với PG tôn giáo đứng thứ 4 TG, thì sau khi chết vẵn tái sinh, chết chỉ đổi thân. Cá biệt. ai tu chứng thì thoát khỏi Luân Hồi( có thể không cần đợi đến thân 4 đại tan rã họ vẫn thoát khỏi Luân hồi ngay khi đang sống)
Quan điểm của cụ về các tôn giáo trên là không đúng? nên cụ viết "đúng hay sai cũng ko dễ mà chứng minh"? Nếu vậy cụ là vô thần. mà vô thần thì cụ đúng tất. tôi không còn gì để bàn với cụ
Cụ " đứng ở đâu" trong thế giới tâm linh? Hưu thần hay vô thần?
Còn nếu cụ cho rằng tín ngưỡng dân gian VN đúng, thì cụ cứ nêu quan điểm
1/ "Quan điểm dân gian VN". là quan điểm gì? Nếu là quan điểm về tín ngưỡng của dân gian VN, đề nghị cụ cũng cấp quan điểm này để phân biệt rõ. cụ đúc rút ra được thì tốt. chứ QDTN của dân gian VN tôi thấy nó hổ lốn trăm dòng, các tư tưởng chống trái nhau, mạnh ai nấy chạy. ( ví dụ khái niệm "ma", khác hoàn toàn với "Ma" của TQ và "Ma" trong PG...)
Nếu cụ không dưa ra được quan điểm thống nhất của tín ngưỡng dân gian VN và giải thích rõ, thì mảng này cụ cũng nói chơi. và tôi cũng dừng ở đây với cụ
2/ Nếu cụ muốn chia sẻ học thuật bàn về tôn giáo. Tôi chỉ ra vài điểm
- Phật giáo = Ấn giáo?( Liệu PG có giống Ấn giáo)
+ Ấn giáo với bộ kinh Áo Nghĩa Thư (ANT), là đúc rút từ tất cả các nền minh triết của các tôn giáo trên lục địa Ấn cổ. Nhưng ANT lại vẫn phân chia giai cấp. ANT vẫn có thần chủ. ANT bắt con người phải nô lệ cho dẳng cấp, cho thần quyền, Nên mấu chôt luân hồi trong ANT là quá trình về với
Đại ngã.( lưu ý ANT Phải sau khi con người chết, mới về với đại ngã) Áo nghĩa thư vĩ đại quá
+ Phật giáo. Không chấp nhận thần quyền, Lấy con ngươi làm mốc, con người có thể nỗ lực thay đổi vận mệnh. Không có giai cấp. Thần thánh cũng là 1 chúng sanh đang hưởng phươc của họ đã tạo. Và con người có thể thoát khỏi Luân Hồi, bằng tu tập( Luân Hồi trong PG hoàn toàn khác. Con người vẫn còn đủ thân tứ đại, không cần phải chết mới được vào niết bàn. mà
vào được niết bàn ngay cả khi đang sống)
- Qua các điểm trên, cụ lấy đâu ra cái tư tưởng "Phật giáo cũng chỉ là một tôn giáo như các tôn giáo khác của con người, hơn nữa cũng chịu ảnh hưởng lớn của các tôn giáo lâu đời hơn ở Ấn Độ và tư tưởng của bộ kinh vĩ đại Áo Nghĩa Thư," Hay cụ nghe người ta đồn?
3/ Cụ nói là " Dòng Nghiệp thức như một mạng lưới nhỏ đan bằng các thức Sắc, Thọ, Tưởng, Hành với nút giao là giọt sương A Lại Da Thức"
Qua đây đủ hiểu cụ hiểu sai hoàn toàn về PG. Nên cụ bàn về PG không đúng
Trong PG Dòng Nghiệp thức Nó không đan bằng cái gì cả, Cụ nói nó đan bằng Sắc thọ..., vậy cụ có biết Sắc trong PG nó là cái gì chưa?
Dòng nghiệp thức không bao giờ có Sắc, vì thêm Sắc vào nó không còn gọi là dòng nghiệp thức nữa.
Dòng nghiêp thức chính là = Chủng tử, = Alaida thức. Nên dòng nghiệp thức không thể đan bằng cái gì đó để thành "giọt sương Alaida thức" như
cụ lầm tưởng. nên không lạ khi cụ đồng hóa Alại da = Linh Hồn
Đoạn này "cái A Lại Da Thức ấy cũng có thể coi là "Linh hồn". Khi Sắc, Thọ, Hành, Tưởng đứt tung vì hết nghiệp , hạt sương A Lại Da Thức bốc hơi lên hòa nhập với biển mây trắng chân như..."
Đây là cop pate không hiểu gì về PG mới viết như này.
Trong PG khi chặt đứt 1 trong 12 mắt xích nhân duyên thì thoát khỏi Luân Hồi
Khi duyên giả hợp tan rã--> sắc thọ tưởng hành thức tan rã, chỉ còn Alại da thức= chính là Dòng nghiệp thức đi luân hồi.
Nên một khi còn Alạida thức thì vẫn luân hồi.
Bàn về bồ tát
Bồ tát từ 8- thập địa đều hoá thân vào các cõi để hóa độ. Khi họ hóa thân để nhiếp pháp thì không ai biết đó là Bồ tát, nếu ai tự xưng là Bồ tát thì đó là giả.( như vậy Bồ tát hiện hình tướng ở đâu đó thì thân họ vẫn ở niết bàn, còn cái mà con người nhìn thấy chỉ là hóa thân của họ. Ví như là hình chiếu 4D trong khoa học vậy)
Bồ tát có nhiều cấp từ sơ địa đến thập địa. tương ứng với năng lực và đạo hạnh của họ. Khi đủ duyên, họ có thể nhập thai.
Lưu ý , các vị Bồ tát 10 địa có đủ công hạnh như Phật, có tam minh, nên thông suốt mọi việc trên đời. Do vậy họ biết trước họ sẽ sinh vào đâu.
Sau khi bỏ thân Dòng nghiệp thức theo nghiệp lực của nó để tái sinh,chứ không phải dòng nghiệp thức "có mắt" chọn nơi để đến. Bồ tát đã vào thai Sinh ra và
tu lại từ đầu như 1 người thường để thành Phật toàn giác.( như Phật Thích Ca Mâu Ni)
Phật là "người không còn tự ngã" = không còn Alaidathức> < khác với chúng sinh vẫn có Alaida thức
Trên đây là tôi chỉ ra các điểm cụ hiểu sai về các tôn giáo. Cụ có thẻ tìm trong Kinh Phật đẻ chứng minh nếu cụ cho rằng tôi nói sai
Còn cụ có thể tin hay không tin.
ví như người vô thần vậy.
Không có đức tin sao họ vẫn tồn tại , vẫn mạnh khỏe và giàu có? Nếu không dùng luật nhan quả nghiệp báo thì dùng tôn giáo nào đẻ giải thích cho hợp lý đây?