Theo Đại việt sử ký thì có chép như này ạ
Thời Vua Hùng
""..... Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, [3b] đến thưa với vua. Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy""
Thời Trần
""... Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:
"Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên [7b] xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc".
Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: "Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy".
Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông.
Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là "thái long" (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là "thái long" "".
Các Cụ nhà ta từ xa xưa đã xăm mình, bảo sao không đội nào đến mà các Cụ không quật cho chạy tán loạn
Như vậy là cho tới tận thời Trần, người Việt (và có thể là cả người Tàu khi ở Việt Nam sinh sống buôn bán) vẫn nhắc tới con Thuồng Luồng
Theo mô tả thì Thuồng Luồng là 1 động vật có tính dữ, sức khỏe, có thể và đã tấn công người (có thể cả thuyền bè), nhưng lại sống ở Sông (không thấy nhắc đến biển, hơn nữa thời Việt Cổ đường thủy cũng chỉ chủ yếu trên sông, hoặc ven bờ biển)
Thể hiện qua hình các Cụ vẽ mực lên người thì biến hóa ra hình rồng, tức là 1 dạng như Rắn, Trăn, nhưng có chân có vảy (hoặc gai đốt sù sì)
Nếu như chưa tuyệt chủng mà đem so sánh thì có thể tương đồng với con cá sấu (nước ngọt) chăng?