Em viết bài này hay các bài khác không phải chỉ trả lời riêng cho một cá nhân.
Phật pháp không phải là một quan điểm chủ quan mang tính cá nhân, nó là quy luật tự nhiên, khoa học ngày nay có tiếp cận một phần rất nhỏ những khái niệm đó
Đã là quy luật tự nhiên thì nó bất biến và vận động không theo suy nghĩ chủ quan hay những lý luận áp đặt lên nó. Ví dụ: như từ đầu em đã nói, thuyết vạn vật hấp dẫn nó vẫn tồn tại song hành cùng con người, chúng ta chỉ biết đến khi Newton phát hiện ra nó.
Nếu những nhà khoa học phát minh đều dựa trên việc phát hiện các quy luật của tự nhiên thì phật pháp cũng vậy, nó là sự phát hiện ra sự vận động của các quy luật tự nhiên của con người và toàn thể vũ trụ.
Để trả lời hoặc để kiểm chứng thuyết bất khả tri có đúng hay không thì rất dễ ta sẽ xem xét mấy vấn đề sau:
1. Mắt ta nhìn thấy ánh sáng trong giải tần số và bước sóng nào?
2. Tai ta nghe thấy trong tần số và bước sóng nào?
3. Giới hạn của các giác quan còn lại như thế nào?
Tức là ngoài giải tần số và sóng đó chúng ta coi như không biết gì, với sự hỗ trợ của kỹ thuật khoa học hiện đại, chúng ta có tiến xa hơn một chút, nhưng cũng còn rất giới hạn trong thế giới.
....Nói đơn giản thế này, chỉ cần khác ngôn ngữ, chữ viết, chúng ta đã không hiểu nhau rồi.
Các bác thử nghiên cứu về giới hạn của 5 giác quan thì các bác sẽ có thể đánh giá sơ bộ là thực ra con người nhận biết thế giới với 5 giác quan cơ bản đó có thể tiếp xúc với bao nhiêu % sự thật.
Chỉ là một phần nhỏ sự thật.
Hay nói cách khác, những thực thể và thế giới tồn tại hiện hữu xung quanh chúng ta không phải là không có mà đơn giản là khả năng nhận biết của con người có giới hạn. Cho nên có thể khẳng định khả năng tư duy độc lập của con người nếu không có sự khai ngộ luôn có giới hạn rất lớn. Con người chúng ta quá ngạo mạn để nhận ra được điều đó. Vì thế việc dẹp bỏ tâm ngạo man là một điều cực kỳ quan trọng.
Ví dụ, khoa học đã tiệm cận quan điểm của phật giáo ở một góc độ nào đó khi phát hiện các cấu trúc năng lượng bao quanh cơ thể vật lý con người :