Trời mưa gió, làm vài ly rượu rồi cũng thấy thời gian còn dài, em tham gia chút…
(Cũng thưa với mợ là mình mượn cái cmt trên của mợ thôi, vì có vài ý trùng với đa phần mọi người tham gia chủ đề này, các ý mang tính “hạn chế lớn” đối với chủ đề rất khác thường này, nên là mình mượn cmt đó để góp vài dòng, chứ không nhằm phản bác, không nhằm khẳng định, chỉ là góp ý cho rộng đường).
Duy vật- khoa học…là cái quái gì vậy mà muốn dùng nó để xem xét vấn đề không duy vật và vượt tầm cái “khoa học” hiện nay?
Cũng nói luôn, mình học nhiều đại học đấy, trong đó 2 bằng chính thức thì đều xếp loại cao, nhiều anh em OF biết mình như vậy ở bên ngoài chứ mình không nói chơi, và nói như vậy để hiểu rằng mình không u mê khi tham gia comment trong thớt này.
Nói về cái khoa học chúng ta đang tôn vinh, cả nhiều thế hệ trước chúng ta cũng vậy, thì hiện được gọi là “khoa học cổ điển”, bắt đầu từ đầu thế kỷ 17 do 2 người đặt nền móng là Galileo và Newton, hoàn toàn là duy vật và thực nghiệm. Nó đủ tiên tiến trong 1 giai đoạn dài cho đến gần đây, tức là kéo dài được gần 500 năm rồi, cùng nhiều thành tựu rực rỡ.
Nó hoàn toàn dựa trên các thực nghiệm vật chất, rất đúng trong phạm vi của nó, các kết quả của nó được tạo ra từ các chứng thực vật chất (đo đếm tính toán khẳng định được), và chính vì thế nó ăn sâu vào tư duy bao nhiêu thế hệ (gần 500 năm), coi nó là vô đối về sự đúng đắn, căn cứ vào thế giới vật chất Hạt, tạo ra hệ tư duy khoa học và triết học “Não luận”.
Nhưng bản chất mọi nền tảng lý thuyết và thực tiễn nó đưa ra thì lại dựa trên 1 nền tảng hoàn toàn “phi vật chất”, đó là Hệ quy chiếu quán tính (mở rộng thành Thuyết bất biến). Tất cả những thành tựu duy vật đó hoá ra lại dựa trên Quán tính (với các đặc trưng đẳng hướng và đẳng tốc), Khi mất chỗ dựa “quán tính” này thì mọi khối lượng trọng lượng và hấp dẫn đều sụp đổ, tức là bị tán loạn chứ không còn là bất biến nữa.
Tâm linh là thứ phi vật chất, quy luật không nằm trong sự bất biến vật chất, thì làm sao mà dùng cái khoa học cổ điển duy vật đó nhìn nhận ra nó được?!
Thứ khoa học đó bất lực và sụp đổ khi xem xét đến các thứ phi vật chất nằm ngoài phạm vi của nó. Và nối tiếp phát triển, hiện nay Cơ học lượng tử đã đáp ứng tốt khi nhìn nhận các vấn đề rõ ràng là có nhưng khoa học cổ điển không thể giải thích.
Ngay sau thời kỳ 2 nhà khoa học trên tạo ra nền khoa học cổ điển đã nói, thì đã có các vị khả kính khác như Einstein, Bohr…đã thấy không ổn rồi (nhưng về mặt ứng dụng thực tế trong thời kỳ đó thì khoa học vật chất cổ điển đó hay quá, đúng quá…trong tầm cần thiết của xã hội, nên cho đeens cả gần đây các lý thuyết khác cũng chưa chiếm được nhiều sự ưa chuộng và ứng dụng). Và các nhà khoa học khác đưa ra các lý thuyết vượt xa cái mà chúng ta hiện vẫn tin.
Nó sinh là các thuyết tương đối rộng và hẹp, thế giới quan tiên tiến hơn (lý thuyết Trường, trước kia là lý thuyết Hạt), và về mặt tư duy liên quan đến chủ đề này thì là xuất hiện các trường phái Tâm luận (trước là Não luận như đã nói bên trên).
Cái Tâm luận này mới đáng/đủ/hợp…để bàn về Tâm linh nhé, chứ dùng khoa học duy vật để nghiên cứu cái “không duy vật” kiểu gì đây?!
Đừng có nhơn nhơn rằng ta khoa học nên ta sẽ biết được, thử hỏi cái “khoa học” của ta là cái khoa học nào? (Về các nhận xét mang tính triết học, thì cái khoa học cổ điển hiện ta vẫn theo đó, được gọi là “khoa học vật chất chất phác”, tức là vẫn “nông dân” lắm!).
Bàn về Tâm linh, mình cho rằng có ít nhất 2 thứ mang chữ “tâm” rất cần thiết, là Tâm thế và Tâm cơ. Tất nhiên không có không sao, không bàn không để hệ chẳng sao cả, nhưng muốn nghiên cứu nó thì cần có nhưng cái thích hợp mới tiến tới nhận diện nó và tìm hiểu nó chứ.
Về Tâm thế, phải xác định rằng nó là cái nằm ngoài kinh nghiệm và tri thức thông thường, vậy hình tướng và quy luật của nó chắc chắn khác thường (khoa học hiện đại đang dùng 1 từ về hiện trạng của những thứ phi vật chất đó là “tù mù lượng tử”).
Tâm thế là sự chuẩn bị mọi mặt về tinh thần và tư duy để bắt đầu xem xét nó. Vậy là nên mở cái tâm cái trí ra, đừng cố nhìn nhận nó bằng tri thức vật chất thông thường nữa!
Đầu tiên phải như vậy, chấp nhận 1 thứ vượt tầm tri thức phổ thông đi, thì mới là mở ra cánh cửa mà xem xét được, ít nhất là như vậy, còn mở cửa nhưng có nhìn thấy gì hay không lại là chuyện khác.
Về Tâm cơ, cái này quan trọng hơn đây!
Về mặt khả năng thần trí của con người ta, tạm chia 3 phần cơ bản: Ý thức- Tiềm thức- Siêu thức.
Với con người hiện đại, được nhồi nhét giáo dục từ thế hệ này đến thế hệ khác, học hành vỡ đầu bởi các môn vật chất, thì phần ngoài là phần Ý thức coi như lấn át toàn bộ, người ta thường chỉ dùng phần này để cảm nhận, suy tính, đánh giá mọi thứ trong cuộc sống xã hội. Đây là điều đáng tiếc, chúng ta đang mất dần đi các khả năng cơ bản của một cơ thể sống có tâm tính. Ví dụ, trẻ sơ sinh linh mẫn hơn người lớn nhiều; ví dụ, đâu sắp có thiên tai đột xuất thì cóc nhái chim thú rời hang tán loạn tẩu thoát từ cả tuần trước, nhưng chúng ta không hề biết gì cho đến khi tai hoạ xảy ra…Và cái phần Ý thức này lại không giúp gì (thậm chí phủ định) khi tiếp cận với các vấn đề Tâm linh.
Phần Tiềm thức lặn sâu hơn, khi cơ thể gặp tình trạng bất thường nào đó, phần này sẽ cho thấy các hình ảnh về người thân đã mất, ma quỷ đã được đọc được xem từ xa xưa…Đây là các dạng “ma quen”, do chính sự lưu nhớ ký ức bộc phát.
Phần Siêu thức nằm sâu nhất, có thể cả đời của nhiều người không hề có dịp nào được phần này tác động đến, phần này có thể cho người ta thấy được quá khứ tương lai, thấy các thứ ngoại lực (tha lực) vô hình, nhìn thấy ma quỷ bên ngoài (khác với ma quỷ từ trong Tiềm thức) và các hiện tượng “phi vật chất” thuộc thế giới tự nhiên.
Tâm cơ cao thấp, chính là sự đả thông được 3 phần này Ý thức- Tiềm thức- và Siêu thức. Người trần mắt thịt, hầu như có mỗi Ý thức là hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt những người bám chặt vào khoa học cổ điển- khoa học duy vật chất phác.
Não người cho đến nay mới dùng có bao nhiêu % nhỉ, nếu không nhầm là dưới 10%, tức là trong tương lai còn phải dùng nhiều nữa mới dần hiểu được cái thế giới này!
Đừng bám chấp vào cái khoa học vật chất đang dần lạc hậu, đừng dùng tư duy khoa học vật chất chất phác để phân định cái thứ “không vật chất”!
Vậy các khả năng thống nhất 3 miền trong tâm trí con người có thể tăng lên được không?
Tăng được, miến là có Tâm thế và Tâm cơ phù hợp.
Cái này có thể bằng rèn luyện hoặc học tập.
Không nói lý thuyết xuông, có thể vài người ở đây đã từng biết là mình đọc ra 1 việc nào đó rất khó tưởng ở xa vời, và sau đó kiểm tra thấy đúng như vậy.
Mình không hề mê tín, không hề có khả năng ngoại cảm, nhưng tính toán ra được thôi. Các học thuật cổ cũng cho con người ta khả năng tiếp cận khác thường, bằng các phương pháp thích hợp của nó. (Không nói tài đâu nhé, khi hiểu sẽ thấy có cách, còn khả năng ứng dụng thì tuỳ người. Kiểu như cây kiếm, ai chả biết là nó dùng đâm chém được, nhưng dùng nó đạt mức độ nào thì lại khác nhau hoàn toàn, không phải ai cũng giỏi được).
Thế thì khi ta mở trường nhận thức ra, ta mới thấy, chứ mang khoa học ra bàn thì bàn cái gì với các đại lượng phi vật chất, không cân đong đo đếm được, đến và đi bất ngờ không quy luật? (À, mà nó có quy luật cả đấy, chỉ là không phải các quy luật khoa học chất phác mà thôi. Ví dụ đến 1 khu vực hay đến 1 nhà, thì ma quỷ đi theo đường nào, từ phương nào lại, đường di chuyển, quy luật của nó là gì…? Có vài cụ trên này cũng từng biết 1 vụ rồi đó, ma nó quấy cho thất điên bát đảo, trị 1 phát khỏi tiệt luôn, cả nhà lại sinh hoạt ăn ngủ bình thường. Thực ra chẳng có gì ghê gớm cả!)
Còn thêm nữa, khi nghiên cứu về những thứ “tâm linh” đó thì lòng ta có đủ lượng hải hà mà thông cảm cho nó không?
Về nguyên tắc, anh có thông cảm với nó thì anh mới có khả năng tiếp cận để hiểu nó, chứ anh kỳ thị ngay từ trong suy nghĩ thì rõ ràng nhân cách thần cách, không thông làm sao mà hiểu được.
Sự cảm thông đến từ tâm, cụ Nguyễn Du có làm bài “Văn tế thập loại chúng sinh”, thương cảm với đủ loại cô hồn ma quỷ, thì các vong hồn oan trái (tức là loại sẽ gây tác hại dữ dội) sẽ cũng rất biết sự cảm thông đó mà không hại đến cụ chứ. Trên thế gian này, ai hiểu ta đây!
Nên thấy rõ là không có âm sẽ chẳng có dương, không có tốt lấy đâu ra xấu, không có nghèo thì làm gì có giàu?!
Nơi đô thị dương khí mạnh mẽ, tất nhiên âm khí phải lánh đi. Đến rừng sâu núi thẳm lại ngược lại thôi. Thì cứ nhìn cái tượng Lưỡng nghi sẽ thấy 2 con cá âm dương, phần nào trắng nhiều thì đen ít, nhưng ngay cả phần trắng lớn nhất cũng vẫn có 1 chấm đen chính giữa…
Vậy cứ nhủ rằng ngay cùng thế giới vật chất thực tại ta đang sống, nhìn được đo được đếm được đây, là song hành cả 1 thế giới không thuộc phạm vi nhìn đo đếm được gì cả, tôn trọng nó đã, đừng sợ đừng kỳ thị nó.
Tâm trí ta chưa đủ mở ra để biết thôi, chứ không phải ta là duy nhất với sức mạnh vô địch!
Quá trình phát triển của loài người còn dài lắm, kể cả các lý thuyết tâm linh hiện nay đâu đã phải là chân lý. Thường hay nói đến Nhân quả, thực tế và bản chất đều cho thấy rất gượng ép khi coi 1 nhân đó sẽ ra 1 quả đó, mà sẽ thấy cả về lý luận và thực tiễn là cho ra các Quả khác nhau, không hề mang tính tất yếu như các định luật khoa học cố điển dựa trên hệ tham chiếu quán tính. Bây giờ thì thuyết Bất định đang dần thay thế thuyết Bất biến rồi!
Nhìn kỹ, có thể ta sẽ thấy Nhân quả chỉ là một tiến trình giai đoạn, với một khả năng tư duy và nhận thức cũng như tâm cơ nhất định, chứ về Vĩnh cửu thì nó sẽ không phải là chân lý. Hiểu được cái đó sẽ lý giải cho nhiều điều “kỳ lạ” khác, còn nếu đóng Đinh vào những cái đó, có thể chỉ thấy những cái xa lạ bất ngờ.
Ồ, rượu vào hình như gõ hơi dài, em cũng không soát lại được, đúng sai gì chỉ mang 1 ý là góp thêm góc nhìn chứ chưa phải chân lý gì cả, hạt cát so với trời đất thôi, các cụ mợ thông cảm!
(P/s: Em phải sửa 1 chữ rồi, khi nhắc đến cụ Nguyễn Du mà nó nhảy chữ “cụ”).