[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2021 - vol 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

ganghiadan

Xe buýt
Biển số
OF-135188
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
712
Động cơ
287,502 Mã lực
Trường hợp nhà Cụ thì em nghĩ là nên dứt điểm về mặt tư tưởng ạ
Nếu Cụ quyết đáp thì Cụ quan tâm ngọn ngành, xử lý việc Vị đi theo kia
Còn nếu đã để mợ nhà quyết đáp thì Cụ quên hẳn việc đó đi ạ, coi như không có
Còn cứ nửa chừng lởn vởn suy nghĩ thì sẽ rất ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và cả các quyết định trong cuộc sống, rất có hại, có khi không phải vì tâm linh mà lại vì chính những lo âu của bản thân mình ạ
em cảm ơn mợ nhiều ạ. Đúng là khoảng hơn 1 tháng vừa rồi đầu óc em cứ vấn vương chẳng làm dc cái việc gì mợ ạ. Cuối tuần rồi ngồi nói chuyện thẳng thắn với vợ và em quyết định là để vợ em quyết đáp. Nóc nhà em cao có 1,5m nhưng coi bộ không vượt qua được mợ ạ :D

Sau khi xác định như vậy em cũng thấy thoải mái hơn và ko đặt nặng việc đó nữa. Em cũng có ngẫm lại trước đến nay thì có nhiều việc mình muốn cũng ko được, và có nhiều việc khác không muốn cũng không được. Nên thôi việc gì đến sẽ đến, mình cứ cố gắng không bỏ cuộc là được, giúp ai được cái gì thì giúp.

Chúc mợ có một ngày có nhiều niềm vui!
 

Lead vịt

Xe buýt
Biển số
OF-413238
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
632
Động cơ
207,507 Mã lực
Không nên nghe chú một cách tự phát Mợ ạ, việc bật chú lên, tùy theo Chú gì, thời điểm nào trong ngày, trong tháng, trong năm...lại tùy vào địa điểm, không gian nơi bật Chú...đều ít nhiều có tác động đến các Vị khuất mặt quanh đó
Cụ cho e hỏi, mình nên nghe chú đại bi vào thời điểm nào ạ? Nhà e k có bát hương gia tiên, chỉ có bát hương thổ công thôi ạ.
 

ganghiadan

Xe buýt
Biển số
OF-135188
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
712
Động cơ
287,502 Mã lực
Nếu công việc và mọi thứ trong gia đình đang bình thường, thì theo em cụ không nên đi xem thầy bà làm gì cả ạ. Trong thế giới huyền học này hư thực đan xen nhau, cụ sẽ mất phương hướng nếu cứ vấn vương về nó đấy ạ.
thực ra nói bình thường thì cũng ko đúng lắm cụ ạ, em cảm thấy mịt mờ và lo lắng khi nghĩ về tương lai, cuộc sống vợ chồng hiện tại thì cũng tạm ổn, mặc dù tình cảm ko được như xưa nhưng em vẫn đang cố gắng vun vén. Đúng là khi có quá nhiều việc xảy ra và cảm thấy bất an thì người ta có xu hướng tìm đến tâm linh để tìm lời giải đáp. Em vẫn đang mò mẫm để tìm phương hướng mà vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm đâu cả cụ ạ.
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
389
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
45
Câu thần chú "Um mani Padme Hum", nếu mình tụng thường xuyên có được không ah cụ?
Lục tự đại minh chú là câu chú đơn giản mà rất sâu xa. Ngay như chỉ một từ Ohm đã ẩn chứa năng lượng cả vũ trụ. Người Tây Tạng thường xuyên niệm chú này.
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực
thực ra nói bình thường thì cũng ko đúng lắm cụ ạ, em cảm thấy mịt mờ và lo lắng khi nghĩ về tương lai, cuộc sống vợ chồng hiện tại thì cũng tạm ổn, mặc dù tình cảm ko được như xưa nhưng em vẫn đang cố gắng vun vén. Đúng là khi có quá nhiều việc xảy ra và cảm thấy bất an thì người ta có xu hướng tìm đến tâm linh để tìm lời giải đáp. Em vẫn đang mò mẫm để tìm phương hướng mà vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm đâu cả cụ ạ.
Untitled.jpg



Em bị kiểm duyệt sao đó, em gửi hình chụp bài post ạ
 

ganghiadan

Xe buýt
Biển số
OF-135188
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
712
Động cơ
287,502 Mã lực
Untitled.jpg



Em bị kiểm duyệt sao đó, em gửi hình chụp bài post ạ
hay quá mợ ạ, một cách rất rõ ràng và logic để biết được cuộc sống của mình đang như thế nào. Có con số cụ thể thì sẽ biết được chỗ nào ổn chỗ nào ko.
Đúng là xét một cách toàn diện (nói như lời thoại 1 bộ phim nào đó) thì cuộc sống của em vẫn đang ổn, chỉ là đôi khi kỳ vọng của mình hơi lớn hoặc ko chấp nhận thực tế.

Cảm ơn mợ rất nhiều ạ.
 

Đô Rê Ta

Xe tăng
Biển số
OF-154696
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
1,343
Động cơ
365,290 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới nói
Website
tula.com.vn
Em vào đọc các truyện của các cụ mà rợn hết cả người.
Nhân đây em muốn hỏi có cụ nào đã nghe đến "Gò Đống Thây" chưa ạ? Hôm vừa rồi em có việc đi qua lối đó em mới biết là ở Hà Nội ngoài gò Đống Đa còn có gò Đống Thây em đọc trên báo mới biết đây là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh năm 1789. Khác với sự nhộn nhịp của gò Đống Đa thì ở gò Đống Thây heo hút vắng vẻ mặc dù cũng gần ngay ngã tư Nguyễn Trãi và Khuất Duy Tiến, đi vào em cảm giác lạnh lẽo cực kỳ.

1622534771959.jpeg


Có cụ nào tìm hiểu sâu hơn về địa điểm này chia sẻ giúp em được không ạ.
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực
Em vào đọc các truyện của các cụ mà rợn hết cả người.
Nhân đây em muốn hỏi có cụ nào đã nghe đến "Gò Đống Thây" chưa ạ? Hôm vừa rồi em có việc đi qua lối đó em mới biết là ở Hà Nội ngoài gò Đống Đa còn có gò Đống Thây em đọc trên báo mới biết đây là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh năm 1789. Khác với sự nhộn nhịp của gò Đống Đa thì ở gò Đống Thây heo hút vắng vẻ mặc dù cũng gần ngay ngã tư Nguyễn Trãi và Khuất Duy Tiến, đi vào em cảm giác lạnh lẽo cực kỳ.

View attachment 6228270

Có cụ nào tìm hiểu sâu hơn về địa điểm này chia sẻ giúp em được không ạ.
Qua Google thi em thấy thông tin lịch sử về Di tích này còn có tới 2 ý nghĩa khác nhau: Chiến thắng của quân Lê Lợi đánh giặc Minh và chiến thắng của Quang Trung phá giặc Thanh


Khu vực Gò Đống Thây ngày nay, xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, là một vùng sình lầy, rậm rạp rộng lớn ven sông Tô Lịch

- Qua hàng ngàn năm, miền đất này được nhân dân cần cù khai khẩn đất thành đồng ruộng, xóm làng và có tên Nôm “Kẻ Mọc” gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục. Con đường chính chạy qua làng chính là đường Thượng đạo để vào Kinh đô Thăng Long - con đường Lai Kinh chạy qua các làng Mọc và cầu Nhân Mục để vào thành Thăng Long…
- Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Quốc gia Đại Việt lại một lần nữa rơi vào ách đô hộ của ngoại bang. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), tập hợp được sức mạnh của toàn dân anh dũng chống lại quân xâm lược trải ngót 10 năm gian khổ “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Trong những trận đánh nhằm bao vây, giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) thì hai trận mở màn thắng lợi tại cầu Nhân Mục (cuối năm 1426) đã tiêu diệt được lực lượng lớn quân Minh đóng tại đây. Sự kiện này đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ:
+ “Hôm ấy (20/9 Bính Ngọ 1426) Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở Nhân Mục, chém hơn một ngàn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng (Viên Lượng)”.
+ “Ngày mồng 6 (tháng Mười Bính Ngọ - 1426), Vương Thông nhà Minh đem các quân mới, cũ gồm 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta. Vương Thông từ Khâu Ôn tới qua cầu Tây Dương (Cầu Giấy ngày nay), đóng quân ở bến Cổ Sở… Phương Chính từ cầu Yên Quyết (Cầu Cót ngày nay) đóng quân ở Cầu Sa Đôi, Sơn Thọ; Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục đóng quân ở cầu Thanh Oai. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, tự cho là đánh một trận là bắt được hết quân ta. Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tướng ở đồng Cổ Lãm (Xốm ngày nay) cho du binh nhử đánh vào doanh trại quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, phi qua bờ cầu Tam La (Ba La ngày nay), chỗ ấy ruộng nước bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy, đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc sa lầy, ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi đến đầu cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên”[1].
- Tại khu vực đồng ruộng của vùng Kẻ Mọc thường có nhiều gò đất nổi lên, nhưng khu gò Thất Tinh này sau hai trận đánh oanh liệt năm 1426 đã kể trên, nhân dân địa phương đã lưu truyền đến ngày nay là “Gò Thất Tinh”, “Khu mả Thất Tinh” và dần trở thành cái tên thông dụng như ngày nay: “Gò Đống Thây” - ý nói thây giặc chất nhiều thành đống, thành gò.
- Hiện tại, di tích Gò Đống Thây, thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Do những giá trị đặc biệt của một địa danh lịch sử oai hùng, nên di tích đã được Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết định số 993/QĐ ngày 28-9-1990.

- Năm 2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng, tu tạo nhà Phương đình trên đỉnh gò lớn. Di tích Gò Đống Thây có diện tích 26.722m2, với không gian rộng và cây xanh phủ mát. Đây sẽ là một di tích, một công viên có ý nghĩa lịch sử ở phía Tây Hà Nội, thu hút nhân dân đến tham quan và nhớ lại chiến công giữ nước của cha ông ta.

Các bài viết khác thì đều nói là di tích Quang Trung phá quân Thanh, nhưng lại chỉ nhắc đến như thế mà không nêu rõ được là trận đó diễn ra ở đâu, do tướng nào chỉ huy, phá giặc là quân của tướng nào ....

Các Cụ Mợ am tường lịch sử phân tích thêm ạ
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,519
Động cơ
569,625 Mã lực
Theo e biết thì hơn 20 vạn xác quân thanh hồi đấy được gom vào thành 7 hay 8 gò gì đấy rải rác khắp Hà Nội, mãi đến thời Pháp mới bị dọn đi chỉ còn lại 1-2 gò như ngày nay ạ.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,175 Mã lực
Qua Google thi em thấy thông tin lịch sử về Di tích này còn có tới 2 ý nghĩa khác nhau: Chiến thắng của quân Lê Lợi đánh giặc Minh và chiến thắng của Quang Trung phá giặc Thanh


Khu vực Gò Đống Thây ngày nay, xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, là một vùng sình lầy, rậm rạp rộng lớn ven sông Tô Lịch

- Qua hàng ngàn năm, miền đất này được nhân dân cần cù khai khẩn đất thành đồng ruộng, xóm làng và có tên Nôm “Kẻ Mọc” gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục. Con đường chính chạy qua làng chính là đường Thượng đạo để vào Kinh đô Thăng Long - con đường Lai Kinh chạy qua các làng Mọc và cầu Nhân Mục để vào thành Thăng Long…
- Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Quốc gia Đại Việt lại một lần nữa rơi vào ách đô hộ của ngoại bang. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), tập hợp được sức mạnh của toàn dân anh dũng chống lại quân xâm lược trải ngót 10 năm gian khổ “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Trong những trận đánh nhằm bao vây, giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) thì hai trận mở màn thắng lợi tại cầu Nhân Mục (cuối năm 1426) đã tiêu diệt được lực lượng lớn quân Minh đóng tại đây. Sự kiện này đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ:
+ “Hôm ấy (20/9 Bính Ngọ 1426) Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở Nhân Mục, chém hơn một ngàn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng (Viên Lượng)”.
+ “Ngày mồng 6 (tháng Mười Bính Ngọ - 1426), Vương Thông nhà Minh đem các quân mới, cũ gồm 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta. Vương Thông từ Khâu Ôn tới qua cầu Tây Dương (Cầu Giấy ngày nay), đóng quân ở bến Cổ Sở… Phương Chính từ cầu Yên Quyết (Cầu Cót ngày nay) đóng quân ở Cầu Sa Đôi, Sơn Thọ; Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục đóng quân ở cầu Thanh Oai. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, tự cho là đánh một trận là bắt được hết quân ta. Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tướng ở đồng Cổ Lãm (Xốm ngày nay) cho du binh nhử đánh vào doanh trại quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, phi qua bờ cầu Tam La (Ba La ngày nay), chỗ ấy ruộng nước bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy, đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc sa lầy, ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi đến đầu cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên”[1].
- Tại khu vực đồng ruộng của vùng Kẻ Mọc thường có nhiều gò đất nổi lên, nhưng khu gò Thất Tinh này sau hai trận đánh oanh liệt năm 1426 đã kể trên, nhân dân địa phương đã lưu truyền đến ngày nay là “Gò Thất Tinh”, “Khu mả Thất Tinh” và dần trở thành cái tên thông dụng như ngày nay: “Gò Đống Thây” - ý nói thây giặc chất nhiều thành đống, thành gò.
- Hiện tại, di tích Gò Đống Thây, thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Do những giá trị đặc biệt của một địa danh lịch sử oai hùng, nên di tích đã được Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết định số 993/QĐ ngày 28-9-1990.

- Năm 2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng, tu tạo nhà Phương đình trên đỉnh gò lớn. Di tích Gò Đống Thây có diện tích 26.722m2, với không gian rộng và cây xanh phủ mát. Đây sẽ là một di tích, một công viên có ý nghĩa lịch sử ở phía Tây Hà Nội, thu hút nhân dân đến tham quan và nhớ lại chiến công giữ nước của cha ông ta.

Các bài viết khác thì đều nói là di tích Quang Trung phá quân Thanh, nhưng lại chỉ nhắc đến như thế mà không nêu rõ được là trận đó diễn ra ở đâu, do tướng nào chỉ huy, phá giặc là quân của tướng nào ....

Các Cụ Mợ am tường lịch sử phân tích thêm ạ
Tưởng thế nào.làm phim viết truyện thì hoành tráng,làm tuổi thơ em cứ tưởng thằng tầu nào cũng phi thân như chim,quyền cước như bão táp..he té ra vào các thời kỳ mà Ta có các sĩ quan cừ khôi, binh sĩ quyết chiến thì cũng thịt bọn nó như thịt lợn..
Mãi đến khi em ngoài 30 mới dám mon men hỏi 1 thằng tàu
: Quê mày đâu?.
Nó nói em chả hiểu, cậu ng Hà Tĩnh dịch hộ là tỉnh ,tên Sơn Đông của tàu.
Em .à Sơn Đông thấy bảo lắm võ ..tao mày chắc tầm vóc một 10 Một 9 ..làm ván tay không để Sơn Đông nhà mày gặp Sơn Tây nhà tao ,không hạn chế đòn.em bảo mấy thằng vn không đc can đểu bênh đểu ai cả.
He he .nghe dịch xong nó xoè 2 bàn tay cười bảo đấu nc trà thì nó mời vào đấu đến tối.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,175 Mã lực
Em vào đọc các truyện của các cụ mà rợn hết cả người.
Nhân đây em muốn hỏi có cụ nào đã nghe đến "Gò Đống Thây" chưa ạ? Hôm vừa rồi em có việc đi qua lối đó em mới biết là ở Hà Nội ngoài gò Đống Đa còn có gò Đống Thây em đọc trên báo mới biết đây là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh năm 1789. Khác với sự nhộn nhịp của gò Đống Đa thì ở gò Đống Thây heo hút vắng vẻ mặc dù cũng gần ngay ngã tư Nguyễn Trãi và Khuất Duy Tiến, đi vào em cảm giác lạnh lẽo cực kỳ.

View attachment 6228270

Có cụ nào tìm hiểu sâu hơn về địa điểm này chia sẻ giúp em được không ạ.
Em vô tình 1 lần đi vào khu vực này rồi..ghê ghê thế nào ấy.
 

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Qua Google thi em thấy thông tin lịch sử về Di tích này còn có tới 2 ý nghĩa khác nhau: Chiến thắng của quân Lê Lợi đánh giặc Minh và chiến thắng của Quang Trung phá giặc Thanh


Khu vực Gò Đống Thây ngày nay, xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, là một vùng sình lầy, rậm rạp rộng lớn ven sông Tô Lịch

- Qua hàng ngàn năm, miền đất này được nhân dân cần cù khai khẩn đất thành đồng ruộng, xóm làng và có tên Nôm “Kẻ Mọc” gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục. Con đường chính chạy qua làng chính là đường Thượng đạo để vào Kinh đô Thăng Long - con đường Lai Kinh chạy qua các làng Mọc và cầu Nhân Mục để vào thành Thăng Long…
- Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Quốc gia Đại Việt lại một lần nữa rơi vào ách đô hộ của ngoại bang. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), tập hợp được sức mạnh của toàn dân anh dũng chống lại quân xâm lược trải ngót 10 năm gian khổ “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Trong những trận đánh nhằm bao vây, giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) thì hai trận mở màn thắng lợi tại cầu Nhân Mục (cuối năm 1426) đã tiêu diệt được lực lượng lớn quân Minh đóng tại đây. Sự kiện này đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ:
+ “Hôm ấy (20/9 Bính Ngọ 1426) Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở Nhân Mục, chém hơn một ngàn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng (Viên Lượng)”.
+ “Ngày mồng 6 (tháng Mười Bính Ngọ - 1426), Vương Thông nhà Minh đem các quân mới, cũ gồm 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta. Vương Thông từ Khâu Ôn tới qua cầu Tây Dương (Cầu Giấy ngày nay), đóng quân ở bến Cổ Sở… Phương Chính từ cầu Yên Quyết (Cầu Cót ngày nay) đóng quân ở Cầu Sa Đôi, Sơn Thọ; Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục đóng quân ở cầu Thanh Oai. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, tự cho là đánh một trận là bắt được hết quân ta. Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tướng ở đồng Cổ Lãm (Xốm ngày nay) cho du binh nhử đánh vào doanh trại quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, phi qua bờ cầu Tam La (Ba La ngày nay), chỗ ấy ruộng nước bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy, đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc sa lầy, ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi đến đầu cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên”[1].
- Tại khu vực đồng ruộng của vùng Kẻ Mọc thường có nhiều gò đất nổi lên, nhưng khu gò Thất Tinh này sau hai trận đánh oanh liệt năm 1426 đã kể trên, nhân dân địa phương đã lưu truyền đến ngày nay là “Gò Thất Tinh”, “Khu mả Thất Tinh” và dần trở thành cái tên thông dụng như ngày nay: “Gò Đống Thây” - ý nói thây giặc chất nhiều thành đống, thành gò.
- Hiện tại, di tích Gò Đống Thây, thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Do những giá trị đặc biệt của một địa danh lịch sử oai hùng, nên di tích đã được Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết định số 993/QĐ ngày 28-9-1990.

- Năm 2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng, tu tạo nhà Phương đình trên đỉnh gò lớn. Di tích Gò Đống Thây có diện tích 26.722m2, với không gian rộng và cây xanh phủ mát. Đây sẽ là một di tích, một công viên có ý nghĩa lịch sử ở phía Tây Hà Nội, thu hút nhân dân đến tham quan và nhớ lại chiến công giữ nước của cha ông ta.

Các bài viết khác thì đều nói là di tích Quang Trung phá quân Thanh, nhưng lại chỉ nhắc đến như thế mà không nêu rõ được là trận đó diễn ra ở đâu, do tướng nào chỉ huy, phá giặc là quân của tướng nào ....

Các Cụ Mợ am tường lịch sử phân tích thêm ạ
Em ới cụ doctor76
 

Đô Rê Ta

Xe tăng
Biển số
OF-154696
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
1,343
Động cơ
365,290 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới nói
Website
tula.com.vn
Theo e biết thì hơn 20 vạn xác quân thanh hồi đấy được gom vào thành 7 hay 8 gò gì đấy rải rác khắp Hà Nội, mãi đến thời Pháp mới bị dọn đi chỉ còn lại 1-2 gò như ngày nay ạ.
Theo các cụ cao niên ở làng Thịnh Liệt thì nơi tọa ngự của Gò Đống Đa ngày nay xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các chiến trường trong trận Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Sau chiến thắng như vũ bão, quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, khu vực Đống Đa xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại, xếp thành 12 gò, sau gọi là “Kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển).

12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là “xứ Đống Đa”. Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ “Loa Sơn điếu cổ” (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du:

“Thành Nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu điện anh hùng đại võ công”
(Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)

Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, quá trình đào xẻ thấy có nhiều hài cốt giặc, người dân đã thu nhặt chôn vào một hố to, sau đó đắp cao lên thành gò cạnh núi Ốc (Loa Sơn). Dần dần, ngôi gò mới này được đắp rộng và cao thêm, dính liền vào núi Ốc và cũng được gọi là Gò Đống Đa. Sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp đã bạt đi tất cả 12 chiếc gò, chỉ còn lại gò ở núi Ốc. Do đó, Gò Đống Đa hiện nay thực chất là chiếc gò thứ 13 còn sót lại.

Trong nhiều bài viết, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã từng cho rằng, dưới thời Vua Minh Mạng, ông Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Nội xưa, khi mở mang vùng Nam Đồng, Thịnh Quang đã đào được rất nhiều hài cốt. Ông cho quân lính khiêng những hài cốt đào được đắp lên một gò cũ đã tàn. “Nguyên sơ ở vùng đó có 12 gò và gò còn lại là gò thứ 13. Đó là gò duy nhất may mắn giữ được cho đến ngày nay.


Theo như bài viết này thì gò Đống Đa là gò duy nhất còn tồn tại chứ không thấy nhắc đến gò Đống Thây này ạ
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ doctor76 thì em sợ là đang bận bên mặt trận của Chị Hằng, lại mới có Cụ Atlat lập topic về Nguyễn Trãi, Cụ Đốc lại bận bên ấy ạ
Chuyện Tâm Linh không đùa được đâu, với lại, em là người Công giáo, nên ít tin có ma, nhưng lại rất sợ ma, thế mới lạ.
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực
Chuyện Tâm Linh không đùa được đâu, với lại, em là người Công giáo, nên ít tin có ma, nhưng lại rất sợ ma, thế mới lạ.
Ui, Cụ doctor76 vào đây rồi, quý hóa quá ạ

Cụ giảng về lịch sử Gò đống xác này đi ạ, em cảm ơn Cụ ạ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Cụ doctor76 thì em sợ là đang bận bên mặt trận của Chị Hằng, lại mới có Cụ Atlat lập topic về Nguyễn Trãi, Cụ Đốc lại bận bên ấy ạ
Thớt cụ Át chắc vài ngày nữa lại bị xóa thôi ah, kiểu gì cũng abc cho mà xem :D. Em cũng đang hóng thớt sách dịch của cụ Đốc mà cụ ấy lại đang bận update phe đen phe bạc quá :D.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thớt cụ Át chắc vài ngày nữa lại bị xóa thôi ah, kiểu gì cũng abc cho mà xem :D. Em cũng đang hóng thớt sách dịch của cụ Đốc mà cụ ấy lại đang bận update phe đen phe bạc quá :D.
Tự dưng bận nên em chả dịch nổi, thôi cứ để thư thư vài hôm nữa cụ ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top