[Funland] Những vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự có hình thù kỳ lạ

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng nòng xoay 1862


Súng nòng xoay 1862 là khẩu súng máy đầu tiên của thế giới, do tiến sĩ Richard Gatling phát minh. Với tốc độ bắn khoảng 700 phát/phút, khẩu súng này đã tạo nên một bước đột phá về hỏa lực mặt đất.
Nó xuất hiện lần đầu tiên trong nội chiến Mỹ sau đó đã chứng minh giá trị hỏa lực ghê gớm của nó trong chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. Ảnh: Popularmechanics.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Maxim, 1883


Đây là khẩu súng bán tự động đầu tiên của thế giới, do một nhà khoa học người Mỹ Hiram Maxim di cư sang châu Âu. Maxim là súng đầu tiên ứng dụng lực giật của viên đạn khi bắn để nạp đạn cho viên sau.
Khẩu súng này đã chứng minh hiệu quả rất cao so với các vũ khí khác thời đó như súng nòng xoay. Khẩu súng này là tiền đề cho việc phát triển các loại súng trường tự động và bán tự động về sau. Ảnh: Popularmechanics
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực


Xe jeep bay được chế tạo theo một hợp đồng tạo trực thăng hạng nhẹ có thể đậu trên mọi địa hình. Nhiều mẫu đã được đưa ra, nhưng chúng chưa bao giờ được đi vào sản xuất hoàn toàn. Mặc dù trông rất ổn trên bản vẽ, nhưng những cỗ xe jeep biết bay này trên thực tế lại không thể chống chọi được với “sức nóng” của chiến trường.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực


Khí cầu yểm hộ là loại vũ khí được hàng trăm người treo trên khắp các thành phố trong Thế chiến II. Giống như những quả mìn trôi nổi, khí cầu yểm hộ này làm cho máy bay của kẻ địch khó có thể bay thấp và có thể “hạ” máy bay bằng đống dây và thiết bị gây cháy.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Xe tăng Mark I


Trong khi các mẫu thử nghiệm xe tăng đầu tiên là của Leonardo Davinci, mãi tới tận Thế chiến thứ I người ta mới nhận ra sức mạnh và tầm quan trọng của những cỗ xe tăng Với bánh xích phù hợp với mọi loại địa hình, áo giáp dày và hỏa lực mạnh, xe tăng Mark I đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến tranh thiết giáp. Mark I là mẫu xe tăng đầu tiên được người Anh chế tạo với hai phiên bản “đực” và “cái”. Xe đực có súng thò ra còn xe cái có lỗ châu mai để người ngồi trong bắn, xe đực có hai tháp pháo hai bên sườn.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Dùng bồ câu dẫn đường cho tên lửa

Để khắc phục hành trình tên lửa khỏi trệch hướng mục tiêu do bị radar đối phương làm nhiễu sóng, quân đội Mỹ từng đưa ra ý tưởng dùng bồ câu để dẫn đường cho tên lửa. Những chú bồ cầu này sẽ được cho vào khoang mũi tên lửa trong đó có gắn video mục tiêu và được huấn luyện mổ thức ăn theo hướng đó. Cứ như vậy sẽ dẫn tên lửa tới mục tiêu mà không bị lệch hướng. Song dự án này cũng bị bỏ xó vì đào tạo bồ câu quá mất thời gian và khó khăn.

[FONT=Arial !important]

Bồ cầu dẫn đường tên lửa
[/FONT]​
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Xe tăng càng cua quét bẫy mìn trên chiến trường

Dự án này thiết kế một chiếc xe tăng với một loại các sợi giây xích gắn các quả sắt giống như những con cua với mục đích làm nổ mìn và dọn đường cho xe tăng. Ý tưởng thiết kế được quân đội Anh đưa ra đầu tiên trong Thế chiến II. Đến nay nó đã được sửa đổi cho gọn hơn và tiếp tục được sử dụng trong quân đội hiện tại.

[FONT=Arial !important]

Xe tăng càng cua
[/FONT]​
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Dinkel GX “Kleinefeuerwerkswaffe”
Dinkel GX “Kleinefeuerwerkswaffe” là một phát minh của người Đức. Tên của loại phi cơ trong tiếng Đức có nghĩa là "Vũ khí nhỏ bé của pháo hoa”, được thiết kế "nhiều” hơn một ống kim loại có cánh một chút. Bánh xe của máy bay được thay bằng giày trượt patin, và để giữ cho một chuyến bay được ổn định thì người phi công phải "chiến đấu” hết mình với bảng điều khiển.
Theo truyền thuyết, vào những năm cuối của cuộc Chiến tranh Thế giới II, Thống chế Đế chế Hermann Wilhelm Göring, nhân vật thứ 2 của Đức quốc xã, chỉ đứng sau Hitler, đã sử dụng 4 chiếc Dinker GX trở đầy pháo hoa, để vẽ một hình chữ thập trên bầu trời nhằm "giúp vui” cho Adolfo Hitler. Tuy nhiên, trong khi những chiếc máy bay tiến đến trung tâm của hình vẽ đã tự va chạm với nhau và bốc cháy. Dự án Dinkel bị hủy bỏ khi Đức thua trận.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Harley-Fairfax k-55 Air-Pal Trainer

Harley-Fairfax k-55 Air-Pal Trainer được thiết kế như một loại máy bay “sư phạm”, dùng trong việc hướng dẫn các tân binh. Giá thành sản xuất của chiếc máy bay kì lạ này tương đối thấp. Trên máy bay không lắp đặt bất cứ thiết bị chuyên dụng nào, thậm chí không có cả hệ thống liên lạc để các giáo viên có thể liên lạc với học viên. Do đó, họ phải ra hiệu bằng tay hoặc bằng những "tiếng gào thét”. Trên thực tế, mỗi khi xảy ra những tình huống khẩn cấp nào, việc làm đầu tiên của các học viên là "gào hết sức” của họ.
 

Jerry Minh

Xe tăng
Biển số
OF-58486
Ngày cấp bằng
7/3/10
Số km
1,578
Động cơ
459,200 Mã lực
Kụ Pháo am hiểu thật đấy ... Có phải kụ ở bên Viện KH - KT quân sự ko thế ... :-/
 

Jerry Minh

Xe tăng
Biển số
OF-58486
Ngày cấp bằng
7/3/10
Số km
1,578
Động cơ
459,200 Mã lực


Xe jeep bay được chế tạo theo một hợp đồng tạo trực thăng hạng nhẹ có thể đậu trên mọi địa hình. Nhiều mẫu đã được đưa ra, nhưng chúng chưa bao giờ được đi vào sản xuất hoàn toàn. Mặc dù trông rất ổn trên bản vẽ, nhưng những cỗ xe jeep biết bay này trên thực tế lại không thể chống chọi được với “sức nóng” của chiến trường.
Nhiều thứ như viễn tưởng í nhỉ ... :))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Vũ khí tàu bè của Anh quốc cứ ngỡ từ người ngoài trái đất, hình dáng kì lạ và giá trên trời. Có lẽ họ chỉ chú trọng tính năng sản phẩm ?.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế


Khí cầu yểm hộ là loại vũ khí được hàng trăm người treo trên khắp các thành phố trong Thế chiến II. Giống như những quả mìn trôi nổi, khí cầu yểm hộ này làm cho máy bay của kẻ địch khó có thể bay thấp và có thể “hạ” máy bay bằng đống dây và thiết bị gây cháy.
Trong thời kỳ 1964-1968, ở HP vẫn dùng bóng bay (hình cầu, dùng dây kéo lên, hạ xuống) để cản máy bay. Đường kính mỗi quả cỡ 4-5m gì đó vì bọn em từ nơi sơ tán cách HP cỡ 10km nhìn vẫn to bằng hòn bi ve. Cứ khi nào có nhiều bóng bay lơ lửng là y như sắp có máy bay vào. Sau 1972 thì kg thấy nữa.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Trong thời kỳ 1964-1968, ở HP vẫn dùng bóng bay (hình cầu, dùng dây kéo lên, hạ xuống) để cản máy bay. Đường kính mỗi quả cỡ 4-5m gì đó vì bọn em từ nơi sơ tán cách HP cỡ 10km nhìn vẫn to bằng hòn bi ve. Cứ khi nào có nhiều bóng bay lơ lửng là y như sắp có máy bay vào. Sau 1972 thì kg thấy nữa.
Món này nghe đồn là của một bác Việt kiều yêu nước về bày cho ta đấy ạ. Trên bóng bay có gắn cả mìn thì phải.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trong thời kỳ 1964-1968, ở HP vẫn dùng bóng bay (hình cầu, dùng dây kéo lên, hạ xuống) để cản máy bay. Đường kính mỗi quả cỡ 4-5m gì đó vì bọn em từ nơi sơ tán cách HP cỡ 10km nhìn vẫn to bằng hòn bi ve. Cứ khi nào có nhiều bóng bay lơ lửng là y như sắp có máy bay vào. Sau 1972 thì kg thấy nữa.
Em nghe món đó là mìn bay của 1 việt kiều người Anh hiến kế để đánh cả B52 kia, nhưng bây giờ Trung quốc đã ăn cáp bản quyền của ta và đang sử dụng cụ ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Xe tăng bay

Tại Mỹ, kỹ sư John Walter Christie đã thiết kế một chiếc xe tăng bay tự hành, có thể dùng với một đôi cánh.
Ý tưởng về một chiếc xe tăng dùng chính sức mạnh của mình để chạy trên đường băng và sau đó động cơ xe tăng sẽ chuyển thành cánh quạt và phương tiện này sẽ cất cánh.
"Xe tăng bay là một cỗ máy để chấm dứt chiến tranh", kỹ sư Christie nói với tạp chí Modern Mechanics vào năm 1932. "Kiến thức về sự tồn tại và sở hữu nó sẽ là sự đảm bảo cho hòa bình lớn hơn bất cứ hiệp ước nào mà loài người có thể đặt ra".

Tuy nhiên, các vấn đề về kỹ thuật đã làm hỏng dự án này và phương tiện trên không bao giờ cất cánh. Bộ Chiến tranh và ông Christie đã cắt đứt quan hệ khi kỹ sư này đề xuất bán thiết kế cho Liên Xô.
Tuy nhiên, những nỗ lực đầu tiên của Liên Xô cũng tệ không kém.
Báo cáo của Gizmodo cho hay, khi chỉ huy cấp cao của Liên Xô bắt đầu quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, có vấn đề là xe tăng không có một chiếc dù nào. Ý tưởng này không khả thi và Liên Xô quyết định buộc xe tăng vào máy bay ném bom TB-3.

Năm 1940, kỹ sư Oleg Antonov nêu ý tưởng chuyển chiếc xe tăng T-34 nặng 32 tấn thành tàu lượn. Ý tưởng của kỹ sư này là, kéo xe tăng đằng sau một đôi máy bay ANT 20 sau đó đưa phương tiện này vào lãnh thổ của kẻ thù.
Trong khi Mỹ cho biết, xe tăng bay của Nga không bao giờ cất cánh được thì nguồn tin Xô viết cho hay, có một chuyến bay đã thành công, được tiến hành vào 1941 hoặc 1942.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hãng vũ khí Mỹ Lockheed Martin vừa tuyên bố sẽ sản xuất một loại máy bay trực thăng vận tải tự động có hình dáng như một chiếc xe quân sự và khả năng hạ cánh ở các vùng địa hình nhỏ hẹp.



Ảnh minh họa một thiết kế chiếc Transformer TX - Ảnh: Phys.org
Theo trang Phys.org, Lockheed cho biết ban đầu hãng này tính sản xuất xe ô tô bay, nhưng các thiết kế cho thấy một chiếc xe ô tô có cánh thiếu sự linh hoạt cần thiết. Thiết kế mới nhất mà Lockheed có hình dạng khá kỳ lạ, là sự kết hợp giữa xe quân sự và trực thăng, giống như những thiết bị trong phim khoa học viễn tưởng và khi cần có khả năng di chuyển như xe.
Chiếc xe bay tự động này có tên là Transformer TX. Lockheed cho biết trong nhiều thập niên qua máy bay trực thăng luôn được xem là phương tiện hiệu quả trong chiến tranh. Nhưng trực thăng rất khó lái và dễ bị kẻ thù bắn hạ trên không. Lockheed khẳng định chiếc Transformer TX an toàn và linh hoạt hơn nhiều so với trực thăng.
Dư kiến các cuộc bay thử sẽ diễn ra vào đầu năm 2015. Lockheed cho biết chiếc Transformer TX có tốc độ tối đa 370 km/g, có thể hoạt động trong phạm vi 460 km với một bình xăng duy nhất. Nó có thể bay tự động hoặc được điều khiển từ xa. Với máy bay này, quân đội Mỹ có thể vận chuyển hàng hóa hay binh sĩ đến và đi từ vùng chiến tranh một cách dễ dàng hơn.
Lockheed cho biết máy bay Transformer TX cũng có thể được sử dụng trong các chiến dịch do thám, và cũng có thể hoạt động như một máy bay tấn công. Theo báo chí Nga, quân đội Nga cũng đang phát triển một thiết bị tương tự, là sự kết hợp giữa xe quân sự và trực thăng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top