[Funland] Những vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự có hình thù kỳ lạ

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nordenfelt Machine Gun, Cal. .45, with Gun Carriage Convertible to Tripod Mount.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nordenfelt Single-Barrel Machine Gun.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Taylor Machine Gun.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Saab 35 Draken
(Draken là Rồng) là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn do hãng Saab thiết kế chế tạo. "Draken" còn phải đáp ứng các yêu cầu khác: có khả năng hoạt động trên đường giao thông công cộng được sử dụng như căn cứ không quân tạm thời trong chiến tranh, nhận nhiên liệu/hậu cần không quá 10 phút với lính nghĩa vụ mới qua đào tạo tối thiểu. Là máy bay phản lực thế hệ 2. Phi hành đoàn 1 hoặc 2 người. Hoạt động từ năm 1959.

Thiết kế của Draken kết hợp một cấu hình cánh tam giác kép đặc biệt: cánh tam giác nhỏ trong một cánh tam giác lớn, một thiết kế mới lạ khi đó. Cánh bên trong có góc 80° giúp máy bay đạt hiệu năng tốt ở vận tốc cao, còn cánh ngoài có góc 60° giúp máy bay đạt hiệu năng tốt ở vận tốc thấp.

Lắp các loại động cơ Rolls Royce có đốt sau (tùy từng phiên bản). Tốc độ tối đa Mach 2. Trọng lượng cất cánh tối đa 9.000 kg. Được trang bị radar Pháp chế tạo, hoặc loại PS-03 do Thụy Điển chế tạo. Hệ thống điện tử hàng không (avionics) TACAN. Có các phiên bản 35B, 35D, 35E, 35F. Các khách hàng nước ngoài của Draken là Đan Mạch và Phần Lan, Áo.

Vũ khí có 2 súng cannon 30mm; tên lửa không-đối-không Bofors, rocket không điều khiển cỡ 13,5 cm, tên lửa đối không AIM -9 Sidewiner, tên lửa Falcon.

Nước đã sử dụng: Thụy Điển (540 chiếc), Đan Mạch (65), Phần Lan (65) và Áo (54 chiếc). Đây là một mẫu máy bay siêu âm hiệu quả trong Chiến tranh Lạnh. Phiên bản J-35F là biến thể cuối cùng phục vụ trong quân đội Thụy Điển, chúng nghỉ hưu tháng 12.1988 và Saab JAS-39 Gripen thay thế.

Saab 37 Viggen
(Viggen có nghĩa là Sét) là loại máy bay tiêm kích và cường kích tầm trung 1 chỗ ngồi, 1 động cơ do hãng Saab (Thụy Điển) chế tạo trong những năm 1970-1990. Một số biến thể được sản xuất cho vai trò khác nhau: máy bay tiêm kích-tiêm kích đánh chặn bay mọi thời tiết, cường kích, trinh sát hình ảnh hoặc huấn luyện (phiên bản có 2 người lái). Chỉ có Thụy Điển sử dụng 329 chiếc loại này.

Viggen
có khả năng cho cát/hạ cánh trên đường băng ngắn 400 mét (500 mét khi hạ cánh). Có các phiên bản khác nhau như: tấn công, huấn luyện, 2 phiên bản trinh sát. Viggen có 2 cánh delta liền vây giống như Saab Draken, nhưng ở phía trước của cánh chính là 2 cánh mũi nhỏ dạng delta.

Có một phiên bản cải tiến sau cùng lắp radar xung Doppler – là máy bay Châu Âu đầu tiên dùng loại radar này.

Thông số kỹ thuật: dài 16,4 mét, cao 5,9 mét, sải cánh dài 10,6 mét, lắp 1 động cơ Volvo RM8A có lực đẩy 1.800 kp.Tốc độ tối đa Mach 2. Vũ khí có thể mang tổng cộng 6.000 kg, gồm: súng canon 30mm Oerlikon, tên lửa dẫn đường IR, Standoff, bom Saab 04E hoặc Saab 05A.

Có các phiên bản AJ37, SH37, SF37, JA37, SK37. Nghỉ hưu năm 2005 và được thay thế bằng JAS-39 Gripen.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ đánh chặn ICBM do được báo trước quỹ đạo bay
(Bình luận quân sự) - Khi Mỹ đang hoan hỉ sau lần đầu đánh chặn ICBM, chuyên gia quân sự Nga đã chỉ thẳng sự thật và cho rằng đây là vở kịch của Lầu Năm Góc.
Quỹ đạo báo trước

Trao đổi với Sputnik sau khi Mỹ tuyên bố hệ thống Phòng thủ tên lửa trên bộ (GMD) lần đầu tiên đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hôm 30/5, chuyên gia quân sự Alexandr Zhilin cho biết:

"Theo thông báo tại Lầu Năm Góc, mô phỏng tên lửa bay trong khu vực Thái Bình Dương và đã bị tiêu diệt hoàn toàn bằng tác động trực tiếp.

Trong thực tế, đây là vụ phóng huấn luyện thông thường, mà các đơn vị lực lượng chiến lược phải thực hiện để giữ cho hệ thống phòng thủ tên lửa luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Không có gì mới ở đó.

Hơn nữa vở kịch đã được đạo diễn sắp xếp để trình diễn cho người nộp thuế và để cho Hàn Quốc cùng Nhật Bản mở hầu bao, bởi vì người Mỹ đã hứa bảo vệ họ trước Bắc Triều Tiên.

Toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa đã được thông báo trước về vụ phóng, việc thực hiện được tiến hành sớm từ trước, quỹ đạo bay cũng được biết trước. Và do đó, kết quả tiêu diệt mục tiêu đã được đảm bảo. Bản chất của vở kịch này là áng chừng như vậy", Alexandr Zhilin nói.

Hệ thống đánh chặn tên lửa GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Năm 2013 Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa. Theo kế hoạch, Lầu Năm Góc sẽ tăng lên 44 tên lửa này trong năm 2017. Đến nay, tỉ lệ đánh chặn thành công trong các cuộc thử nghiệm của hệ thống GMD vào khoảng 50%, kể cả lần đánh chặn ICBM đầu tiên hôm 30/5.

Mỹ đánh chặn tên lửa ICBM.
Không đáng tin cậy

Cùng với thành tích đánh chặn không mấy ấn tượng của hệ thống phòng thủ Mỹ, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer cũng vừa có nhận định khiến chính người Mỹ giật mình khi nói rằng "Mỹ không hề có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy...".

Bình luận này khiến giới nghiên cứu lo ngại, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa. Vị đại sứ này nhấn mạnh: "Mỹ không hề có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, phù hợp để chống lại các ICBM và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm".

"Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI)" thời Tổng thống Reagan với hy vọng đối phó với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân; "Sáng kiến Phòng thủ toàn cầu hạn chế (GPALS)" của ông Bush đối phó với 200 đầu đạn; "Chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD)" thời ông Clinton chỉ còn đối phó với vài chục đầu đạn hạt nhân.

Còn "Dự án tấn công toàn cầu tức thì" dưới thời Tổng thống Obama với tham vọng là có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất chỉ mất 30 phút và tới Nga chỉ 16 phút. Khiến giới chuyên gia và dư luận đặt câu hỏi NMD liệu có đứng trước nguy cơ "quá đát"? Steven Pifer cho biết.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo, gọi tắt là BMD. Hệ thống này với 4 phiên bản chủ yếu: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); và Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Hệ thống công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo, có mục tiêu ban đầu là để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Liên Xô. Sau năm 1991, hệ thống này được tuyên bố là chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Iran và Triều Tiên.

Tháng 3/2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía Tây nước Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, đồng thời hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch đánh chặn ở châu Âu.

Hệ thống BMD, có thể phóng đi từ nhiều vị trí như: hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. BMD được phân thành 4 loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000 km); tầm cận trung (1.000-3.000 km); tầm trung (3.000-5.500 km); tầm xa (5.500 km) hay còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hành trình của tên lửa đạn đạo trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, tính từ khi phóng đến khi kết thúc động cơ đẩy; giai đoạn giữa từ khi tên lửa đi vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa tách ra gần 60 giây thì phát nổ. BMD có 4 chức năng: phát hiện, phân biệt, điều khiển hỏa lực và tiêu diệt.

Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm cho đến nay vẫn còn khác nhau nên chưa thể khẳng định được độ chính xác trong điều kiện chiến đấu trên thực tế.

Năm 2009, Tổng thống Mỹ Obama lần đầu tiên đưa ra yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD cả về chi phí và hiệu quả. Sau khi Tổng thống Obama ra lệnh hủy bỏ 3 chương trình BMD, quân đội Mỹ chỉ còn sở hữu 4 chương trình BMD bao gồm: GMD, Aegis, THAAD và PAC-3.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (Aegis), là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống BMD của Mỹ. Hệ thống này được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Đến năm 2013, Mỹ đã có 24 hệ thống Aegis triển khai trên các tàu chiến trong Hạm đội Thái Bình Dương. Cuối năm nay triển khai tiếp 38 tàu lớp này.

Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD), là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, nhằm đánh chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động.
Tên lửa này đã được triển qua các năm 2008, 2013 tại các nơi quan trọng bao gồm cả đảo Guam. Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3), là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh (1991) và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống BMD của Mỹ.

PAC-3 được triển khai nhanh trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối. PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ…

Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã tuyên bố: "Hệ thống phòng không - vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới". Vì thế, giới nghiên cứu kỹ thuật quân sự dự báo phòng thủ Mỹ có thể đang đứng trước nguy cơ lạc hậu so với đà phát triển của thế giới.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Đánh chặn ICBM Triều Tiên: Mỹ đang diễn kịch ép Nhật-Hàn?
(Bình luận quân sự) - Mỹ vừa lần đầu tiên phóng thử tên lửa đánh chặn, tiêu diệt một tên lửa liên lục địa, nhằm “dằn mặt” Triều Tiên, trấn an đồng minh Nhật-Hàn.
Tên lửa Mỹ chưa đủ tin cậy

Quân đội Mỹ ngày 30/5 đã tiến hành cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong bối cảnh Triều Tiên gia tăng tần suất các vụ phóng tên lửa, khiến công đồng quốc tế hết sức quan ngại và các đồng minh của Washington là Nhật Bản và Hàn Quốc vô cùng lo lắng.

Cuộc thử nghiệm diễn ra một ngày sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thử tên lửa thành công lần thứ 3 trong vòng 20 ngày. Việc Triều Tiên gia tăng tần suất thử nghiệm chương trình tên lửa khiến Mỹ lên tiếng cảnh báo những hậu quả xấu đối với nước này.

Thông báo của quân đội Mỹ cho biết, tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất ở căn cứ không quân Vandenberg tại California đã nhắm trúng mục tiêu là một mô hình mô phỏng tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ khu vực thử tên lửa Reagan ở quần đảo Marshall.

"Hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất (GMD) vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất nước. Cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ chúng ta có năng lực ngăn chặn môt mối đe doạ có thật" - Phó đô đốc Jim Syring, giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, tuyên bố.

Theo giới quan chức quốc phòng Mỹ, cuộc thử nghiệm đánh dấu bước tiến lớn trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa GMD của Mỹ. Nó từng được thử nghiệm để tiêu diệt nhiều loại tên lửa đạn đạo nhưng chưa từng đánh chặn một loại ICBM nào.

Lầu Năm Góc tuyên bố hệ thống trị giá 40 tỷ USD này sẽ là người bảo vệ chính mà Mỹ dựa vào để ngăn chặn tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ Triều Tiên hoặc Iran. Và đương nhiên là nó cũng sẽ trở thành cái ô che chở cho các đồng minh của Mỹ.

Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo khiến Mỹ lo lắng

Tuy nhiên hiện nay, GMD đang bị đánh giá là thiếu tin cậy. Trong số 17 lần phóng thử đánh chặn tên lửa được tiến hành từ năm 1999 đến nay, chỉ có 9 lần tên lửa đánh chặn thành công. Trong đó, 3 trong số 4 lần thử nghiệm gần đây nhất (tính từ năm 2010 đến nay) đều thất bại.

Năm ngoái, một nhóm hoạt động khoa học của phương tây từng nhận định rằng, hệ thống GMD không thể hiện được khả năng đáng tin cậy để chở thành lá chắn bảo vệ nước Mỹ, ngay cả đối với những tên lửa đạn đạo tầm trung, chưa nói đến những loại ICBM có tốc độ cực nhanh và khả năng xuyên phá vô cùng mạnh mẽ của Nga.

Do đó, giới phân tích cho rằng, vụ phóng thử đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên này rất đáng nghi ngờ về độ tin cậy. Hơn nữa, kể cả là dù Mỹ thực sự đã đánh chặn được một ICBM thì điều này cũng chưa thể hiện được sự chắc chắn của nó.

Mỹ đang “lòe” đồng minh ?

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia bình luận quân sự Nga Alexandr Zhilin nhận định rằng, Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phòng không đánh chặn tên lửa liên lục địa có vẻ giống như “một vở kịch dối trá” để “moi tiền” đồng minh.

Theo nguồn tin, hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất (Ground-based Midcourse Defense, GMD) của Mỹ đã đi vào hoạt động từ năm 2005. Nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa liên lục địa và đầu đạn của chúng trong không gian bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.
Hiện nay, để bảo vệ lục địa, Hoa Kỳ triển khai 30 tên lửa đánh chặn ở Alaska và California, việc triển khai thêm 15 tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2017.

Theo Lầu Năm Góc cho biết, cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai ở California. Hệ thống này đã nhắm trúng mục tiêu là một tên lửa bắn đi từ khu vực quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Tên lửa mục tiêu bị bắn trúng trong tình huống "đối đầu trực tiếp".

Theo số liệu sơ bộ, thử nghiệm kiểm tra đã đạt được mục tiêu ban đầu, các chuyên viên tham gia vào chương trình này sẽ tiếp tục đánh giá hiệu suất của hệ thống dựa trên kết quả đo từ xa và các dữ liệu khác thu được trong quá trình thử nghiệm - báo cáo cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự, đại tá về hưu Alexandr Zhilin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề vấn đề ứng dụng xã hội về an ninh quốc gia Nga bày tỏ quan điểm rằng, thực chất cuộc thử nghiệm của người Mỹ chỉ mang tính “trình diễn”.

Xem video Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm đánh chặn thành công ICBM:







Cuộc thử nghiệm đã được tiến hành hai ngày sau khi Triều Tiên hoàn thành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tiếp theo. Để phản ứng đáp trả, Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, cũng như tăng cường công tác bảo vệ các khu vực chính yếu của đất nước.

Ông Zhilin cho rằng, theo thông báo tại Lầu Năm Góc, mô phỏng tên lửa bay trong khu vực Thái Bình Dương và đã bị tiêu diệt hoàn toàn bằng tác động trực tiếp. Trong thực tế, đây là vụ phóng huấn luyện thông thường, mà các đơn vị lực lượng chiến lược phải thực hiện để giữ cho hệ thống phòng thủ tên lửa luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Và không có gì mới ở vụ phóng này.

Toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa đã được thông báo trước về vụ phóng, việc thực hiện được tiến hành sớm từ trước, quỹ đạo bay cũng được biết trước. Và do đó, kết quả tiêu diệt mục tiêu đã được đảm bảo. Bản chất của vở kịch này là như vậy - ông Alexandr Zhilin nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Vở kịch” đã được đạo diễn siêu hạng Lầu Năm Góc sắp xếp để trình diễn cho người nộp thuế Mỹ xem, đồng thời cũng để cho Hàn Quốc cùng Nhật Bản nhìn thấy hiệu năng vô cùng ấn tượng của tên lửa đánh chặn Mỹ và mở hầu bao để cảm tạ người Mỹ vì cam kết bảo vệ họ trước Triều Tiên
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tên lửa Javelin không thế tấn công Armata
(Vũ khí) - Trước hệ thống phòng thủ đa tầng với nòng cốt là hệ thống Afghanit, mọi nỗ lực tấn công Armata của phương Tây đều vô dụng, kể cả dùng tên lửa Javelin.
Theo nhận định của Brig Ben Barry, chuyên gia hàng đầu của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS), đạn pháo và vũ khí chống tăng của NATO hiện có hầu như không có tác dụng khi tấn công tăng Armata của Nga.

Chiến tăng T-14 Armata được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động. Radar quang điện của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa - tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

Tăng Armata.
Brig Ben Barry cho rằng, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ. Ông Barry tin rằng các nước NATO chưa có cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc về vấn đề này. Một số quốc gia đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để trang bị cho xe tăng của họ hệ thống bảo vệ chủ động.

Chuyên gia Brig Ben Barry nói, đồng thời cho rằng các nước NATO cần phải cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng: "Nhưng tôi nghĩ rằng họ đã bỏ qua các kết luận không thoải mái về khả năng chống tăng của riêng họ".

Vấn đè với phương Tây còn nghiêm trọng hơn khi Nga khẳng định, hệ thống Afganit trên tăng Armata đủ sức vô hiệu được cả đạn pháo chống tăng dưới cỡ sử dụng thanh xuyên làm từ hợp kim Uranium nén (APDS).

APDS là dòng đạn chống tăng được trang bị phổ biến trên các dòng xe tăng Mỹ và phương Tây nhờ hiệu quả tác chiến cao và khó bị ngăn chặn. APDS lần đầu tiên được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.

Dòng đạn chống tăng này đặc biệt hiệu quả khi đối phó với các dòng xe tăng phổ biến được sản xuất dưới thời Liên Xô như T-55, T-62 và T-72. Tuy nhiên, do được chế tạo từ nguyên tố phóng xạ, đạn chống tăng Sabot hay APDS khi sử dụng có thể gây nhiễm xạ ra môi trường.

Cách hệ thống Afganit đánh chặn vũ khí chống tăng.
Theo Viện thiết kế công cụ KBP, để có đủ khả năng ngăn chặn đạn APDS, tổ hợp Afganit được nâng cấp hệ thống đạn đánh chặn và máy tính trung tâm. APS này hoạt động dựa trên kết hợp tín hiệu từ hệ thống radar mảng định pha chủ động và các cảm biến hồng ngoại lắp đặt trên xe tăng T-14 để phát hiện các loại đạn chống tăng bắn tới.

Sau khi tính toán phần tử bắn, Afganit sẽ phóng các đạn đánh chặn sử dụng cơ cấu nổ lõm để vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó kịp tấn công xe tăng. Hiện tại, APS Afganit là trang bị tiêu chuẩn trên xe tăng T-14 và xe chiến đấu hộ vệ tăng T-15. Trong tương lai, tổ hợp vũ khí phòng thủ này có thể được trang bị trên nhiều dòng xe chiến đấu khác của Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tính năng bí mật của KN-17 Triều Tiên khiến Mỹ lạnh gáy
(Vũ khí) - Tên lửa đạn đạo KN-17 do Triều Tiên sản xuất không đơn thuần chỉ là bản nâng cấp của Scud như nhiều người vẫn nghĩ.
Theo Missilethreat, tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 của Triều Tiên xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh lớn diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 16/4/2017, theo các nhận định ban đầu thì nó là một phiên bản của Scud hoặc No Dong sử dụng khung gầm xe mang phóng tự hành bánh xích.

Phóng to
Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên
Cuộc thử nghiệm đầu tiên của KN-17 có thể đã diễn ra vào hôm 5/4/2017, tên lửa được phóng đi từ Sinpo thuộc tỉnh Nam Hamgyong của Triều Tiên.

Theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ thì sau 9 phút kể từ khi rời bệ phóng, KN-17 đã bay được 60 km, vươn tới độ cao 189 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản.

Báo cáo của Mỹ và Hàn Quốc cho rằng vụ thử trên đã thất bại.

Lần bắn thử thứ hai của KN-17 là vào ngày 16/4/2017 cũng từ căn cứ Sinpo, tên lửa đã phát nổ chỉ sau vài giây.

Tiếp đó đến ngày 29/4/2017, Triều Tiên lại tiến hành phóng KN-17 lần thứ ba, tên lửa được cho là xuất phát từ sân bay Pukchang, nó đã bay được 35 km trước khi rơi.

Khác với 3 lần trước, vụ thử thứ tư của KN-17 hôm 29/5/2017 tại căn cứ Wonsan, bên bờ biển ở phía Đông theo nhận xét là đã thành công, tên lửa vượt qua quãng đường 450 km trước khi "hạ cánh" chính xác xuống vùng biển Nhật Bản.

Bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17
Quan sát tên lửa KN-17 có thể nhận thấy rằng nó được trang bị các cánh dẫn hướng bố trí gần mũi có tác dụng điều chỉnh quỹ đạo bay trong giai đoạn cuối để tăng độ chính xác.

Thậm chí theo các quan chức quốc phòng Mỹ, KN-17 không chỉ đơn giản là một loại tên lửa đạn đạo tấn công mục tiêu cố định mà nhờ vào khả năng cơ động nó còn có thể sử dụng cho vai trò chống tàu chiến, tương tự DF-21D của Trung Quốc.

Nếu quá trình thử nghiệm KN-17 thành công, Triều Tiên sẽ nắm trong tay thứ vũ khí mang tính chiến lược, đủ sức thay đổi cục diện quân sự khu vực khi họ có thể tung đòn phản công nhằm thẳng vào biên đội tàu sân bay Mỹ đang neo đậu ngoài khơi, điều mà từ trước đến nay bị đánh giá là bất khả thi.

Nhờ đặt trên khung gầm xe bánh xích mà KN-17 có sức cơ động rất cao để bí mật xuất hiện, phóng đạn và rút lui nhanh chóng.

Tầm bắn xa của KN-17 giúp nó triển khai được từ sâu trong lãnh thổ Triều Tiên, việc ngăn chặn bằng không quân hay biệt kích sẽ cực kỳ khó khăn.

Tuy nhiên để KN-17 đủ điều kiện đi vào trực chiến như một tên lửa đạn đạo chống hạm, Bình Nhưỡng còn phải "vật lộn" với việc giám sát và xác định mục tiêu di động ở tầm xa khi họ không có trong tay hệ thống định vị vệ tinh dày đặc và hiệu quả như Trung Quốc.

Mặc dù còn nhiều nghi ngờ cũng như hạn chế về mặt kỹ thuật, nhưng chắc chắn sự xuất hiện của KN-17 sẽ khiến Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải cấp tốc tìm phương án đối phó nhằm duy trì ưu thế tuyệt đối về quân sự.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cả tăng Abram lẫn tên lửa Javelin Mỹ đều sợ Armata
(Vũ khí) - Chuyên gia Anh nhận định là siêu tăng thế hệ mới T14 Armata của Nga là mối đe dọa đối với cả xe tăng lẫn vũ khí chống tăng của NATO.
Tăng và vũ khí chống tăng bất lực trước Armata

Theo tin của BBC TV và Radio BBC, chuyên gia Brig Ben Barry của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược London (IISS) vừa đưa ra nhận định rằng, vũ khí chống tăng hiện đại đang được các nước NATO sử dụng ít có tác dụng chống lại chiếc xe tăng Nga T-14 Armata.

Xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga được mệnh danh là cỗ máy công-thủ toàn diện. Ngoài lớp giáp đồng trục và giáp phản ứng nổ tiên tiến, xe tăng còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit, có thể phá hủy các đầu đạn chống tăng hay làm chúng không hoạt động.

Rada quang điện của Afghanit gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe. Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa, còn tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói.

Theo ông Barry, một hệ thống như vậy là mối đe dọa cho bất cứ thế hệ súng chống tăng nào. Các loại xe tăng và súng, tên lửa chống tăng phương Tây kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ sẽ không thể động đến “một sợi lông chân” của siêu tăng Nga.

Khả năng phòng thủ cực tốt trước các loại tên lửa chống tăng cá nhân và cả các tên lửa phóng từ máy bay, xe tăng đối phương, cùng với hỏa lực cực mạnh từ pháo 125mm và tên lửa phóng qua nòng là ưu điểm vượt trội của xe tăng Nga so với các xe tăng phương Tây.

Do đó, Armata là khắc tinh đáng sợ nhất không chỉ đối với các vũ khí chống tăng, mà còn cả với các xe tăng hiện đại nhất của phương Tây như M1A2 Abram của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Challenger của Anh, Leclerc của Pháp, Merkava của Israel.

Ông Barry tin rằng các nước NATO chưa có cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc về vấn đề này. Ông cho rằng các nước NATO cần phải cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng để nâng cao khả năng xuyên phá và khả năng kháng nhiễu. Đồng thời, trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động để bảo vệ xe tăng trước những phương tiện chiến đấu của Nga.

Phương Tây tìm cách đối phó với Armata

Theo BBC, Na Uy là một trong những nước NATO đầu tiên đã phân bổ kinh phí cho việc thay thế các hệ thống tên lửa Javelin, để duy trì khả năng chiến đấu chống lại xe tăng hạng nặng.

Phương Tây đang tìm mọi cách để đối phó với siêu tăng Armata của Nga

Được biết, Na Uy đã phân bổ 200-350 triệu kron (24-42 triệu USD) cho kế hoạch mua sắm quốc phòng để thay thế hệ thống tên lửa Javelin nhưng hiện giờ chưa có công nghệ tên lửa nào có thể xuyên qua màn phòng vệ của các hệ thống phòng thủ chủ động. Để phát triển một hệ thống mới, có bước đột phá về công nghệ thì cũng cần rất nhiều thời gian.

Thêm vào đó, một số quốc gia đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để trang bị cho xe tăng của họ hệ thống bảo vệ chủ động như của Nga nhưng điều này là không hề dễ dàng, bởi các xe tăng này đều thiết kế đã lâu và không giành chỗ cho những hệ thống như vậy.

Hơn nữa việc phát triển mới những hệ thống này cần có thời gian rất dài, nga cả trong trường hợp Mỹ và các nước châu Âu học hỏi công nghệ Trophy trên siêu tăng Merkava của Israel thì họ cũng cần có thời gian chỉnh sửa thiết kế các loại xe tăng của mình.

Trước thực tế hiện đang còn không đối phó nổi với xe tăng thế hệ cũ của Nga là T-90MS, Mỹ sẽ che giấu vũ khí trước Armata bằng cách nào? Theo giới truyền thông, Quân đội Mỹ ở châu Âu đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp ngụy trang công nghệ cao sát tối đa các điều kiện chiến sự.

Các thử nghiệm ngụy trang được thực hiện ở Trung đoàn 2 Kỵ binh Mỹ ở châu Âu, tuần trước họ đã nhận được các tổ hợp của hệ thống ngụy trang cơ động Barracuda. Nhiệm vụ của hệ thống là làm cho thiết bị quân sự khó bị phát hiện hơn dưới tầm quan sát thông thường và hồng ngoại.

Tờ Izvestia cho biết, trước sự xuất hiện của tăng Armata và các loại xe chiến đấu dòng Kurganets của Nga được trang bị thiết bị quang-điện tử hiện đại phục vụ trinh sát và ngắm bắn mục tiêu, Quân đội Mỹ đã buộc phải nghiên cứu chế tạo các phương tiện ngụy trang mới cho xe bọc thép của mình.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tại sao "ngựa thồ" IL-76 của Nga đến nay vẫn không có đối thủ?

Bảo Lam | 31/05/2017 01:30 PM

6

Máy bay vận tải quân sự IL-76 của Không quân Ukraine được hộ tống bởi tiêm kích Su-27.
"Ngựa thồ" IL-76, so với các bậc đàn anh của mình, đã được hoàn thiện tất cả những tính năng chủ yếu: thông tin liên lạc, thiết bị định vị, điều khiển, vận tải-đổ bộ và vũ khí.
Đặc nhiệm Nga và Syria lừa vào tròng và tiêu diệt nhóm thiết giáp của IS

IL-76 không có đối thủ?

Chiếc máy bay vận tải quân sự IL-76 (theo định danh của NATO: Candid), kể từ khi được đưa vào khai thác và cho đến ngày hôm nay, vẫn là chiếc máy bay vận tải hạng nặng chủ lực của Không quân Nga.

Nó là chiếc máy bay vận tải quân sự đầu tiên trong lịch sử Liên Xô có sử dụng động cơ phản lực cánh quạt và ngay từ đầu nó đã có khả năng chuyên chở được những lô hàng có trọng lượng 28-60 tấn với tầm bay 3.600-4.200km và tốc độ trung bình khoảng 770-800km/h.

Trong suốt quá trình vài chục năm khai thác, đã có hơn 950 chiếc với các loại phiên bản quân sự, dân sự và chuyên dụng khác nhau được sản xuất.

IL-76 được coi như chiếc máy bay vận tải thay thế cho những máy bay An-12 và An-8, nó xác lập nền móng cho việc sử dụng không quân phản lực để triển khai các nhiệm vụ vận tải và đổ bộ tầm xa.

Công tác chế tạo chiếc máy bay này được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Phó tổng công trình sư Hendrikh Novozilov (Ngày 28/7/1970 ông được bổ nhiệm làm kiến trúc sư trưởng Phòng Thiết kế của Nhà máy chế tạo máy "Strela" ở Moscow – nay là Tổ hợp Hàng không mang tên Ilyushin).

Nguyên mẫu IL-76 thử nghiệm thứ nhất xuất hiện vào đầu năm 1971. Nó được bay thử tại sân bay trung tâm của Moscow (Nga) mang tên Khodynka, nằm cách điện Kremlin vẻn vẹn 6km. Chuyến bay đầu tiên dự kiến được thực hiện từ chính nơi mà bị nhiều quan chức phản đối vì lý do an ninh của khu vực thủ đô.

Tuy nhiên, giới quân sự, trước tiên là tư lệnh Lực lượng lính dù, Anh hùng Liên Xô, tướng Vasily Margelov, người chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát công tác nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay mới này đã thuyết phục tất cả mọi người rằng chuyến bay an toàn bởi vì cỗ máy này hoàn toàn ổn định.

Vào tháng 5 cùng năm đó, IL-76 đã trình diễn cho ban lãnh đạo Liên Xô tại sân bay Vnukovo (ngoại ô thủ đô Moscow), rồi sau đó được mang ra trình làng tại Triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế ở Paris (Pháp), nơi nó gây ấn tượng sâu sắc.

Chiếc máy bay IL-76 sản xuất hàng loại đầu tiên – nó cũng là nguyên mẫu thứ ba – cất cánh vào ngày 5/5/1973 tại Uzbekistan từ sân bay của tổ hợp chế tạo hàng không mang tên Chkalov, nơi mà dây chuyền sản xuất đã được triển khai.

Chiếc máy bay IL-76 đầu tiên được bàn giao cho Trung đoàn không quân vận tải quân sự 339 đóng tại thành phố Vitebsk (CH Belarus). Ở đây, tại căn cứ của trung đoàn, đã diễn ra các hoạt động thử nghiệm chiến đấu đầu tiên đối với IL-76.


Máy bay vận tải quân sự IL-76 của một đơn vị Không quân Nga.

Phiên bản IL-76 đầu tiên có trọng lượng cất cánh tương đương 170 tấn, tải trọng 28 tấn và tầm bay với tải trọng tối đa là 4.200km. Tuy nhiên, từng bước trong quá trình cải tiến, trọng lượng cất cánh của IL-76 tăng lên tới 190 tấn, còn tải trọng – tối đa 60 tấn.

Trong khoang chở hàng của chiếc máy bay có thể bố trí 145 hoặc 225 chiến sĩ (phiên bản M, MD hai tầng) hoặc 126 lính dù (trong phiên bản đầu tiên chỉ là 115 lính dù). IL-76 có thể chở 3 xe chiến đấu bộ binh BMD-1.

So với các máy bay có động cơ phản lực cánh quạt, phạm vi tốc độ của IL-76 đã được mở rộng – từ 260 cho đến 825km/h, cho phép nó rút ngắn được thời gian triển khai các nhiệm vụ chiến đấu, tăng cơ hội vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, cũng như cải thiện các điều kiện đổ bộ người và khí tài chiến đấu.

IL-76, so với các bậc đàn anh của mình, đã được hoàn thiện tất cả những tính năng chủ yếu: hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị định vị, điều khiển, vận tải-đổ bộ và vũ khí.

Khi thiết kế IL-76, một trong những vấn đề khó khăn đó là xác định kích thước tối ưu của thân máy bay, các cấu hình của nó, cũng như vị trí đặt khoang vận chuyển đáp ứng được yêu cầu vận hành máy bay với hiệu quả tối ưu nhất.

Kích thước khoang vận chuyển là thách thức lớn đối với các kỹ sư chế tạo chiếc máy bay này bởi vì tính đa dạng cao của các hàng hóa và khí tài chuyên chở.

Chiều dài khoang vận chuyển 20m (lọt lòng) đã được xác định trên cơ sở các điều kiện bố trí bên trong đó 6 container tiêu chuẩn kích thước 2,44x2,44x2,91m (hoặc 3 conteiner 2,44x2,44x6,06m) và các loại khí tài với phần đầu của khoang có bố trí ròng rọc, khu vực hoạt động của các thiết bị đổ bộ từ trên không và lối đi bên hông với chiều rộng vừa đủ.

Tổng chiều dài phủ bì của khoang vận chuyển là 24,5m. Không gian bên dưới sàn khoang vận chuyển được sử dụng để làm các khoang vận tải phụ trợ cho nhiều dụng cụ khác nhau.

Vấn đề cũng không kém phần quan trọng đó là phần đuôi của máy bay. Nó được thiết kế theo góc nghiêng của cửa khoang vận chuyển để có thể hạ dù các lô hàng cồng kềnh hạng nặng cũng như khí tài quân sự.

Sau khi nghiên cứu các phương án gia công của nhiều máy bay vận tải nước ngoài và Liên Xô, các kỹ sư đã lựa chọn cấu hình này cho phần đuôi của máy bay mà có thể đảm bảo hoạt động xếp hàng lên một cách nhanh chóng từ phần đuôi cũng như xuống hàng hóa một cách thoải mái bằng dù.

Để đạt được tiêu chí này, trong thiết kế của IL-76 người ta đã phải chú trọng tới việc tăng cường độ cứng của phần đuôi máy bay.

Ngoài ra, trên IL-76 còn ứng dụng một loạt các công nghệ mới giúp nó chiếm được ưu thế trước những máy bay cùng chủng loại. Lấy ví dụ, phần mũi máy bay, nơi đặt buồng lái, được chia thành tầng trên dành cho 2 phi công, kỹ sư và điện đàm viên, tầng dưới dành cho hoa tiêu với các thiết bị định vị-bay.

Phía sau buồng lái là khoang kỹ thuật với những thiết bị vận tải-đổ bộ và chỗ nghỉ ngơi của phi hành đoàn.

Ưu thế lớn của IL-76 đó là buồng lái và khoang chứa hàng được bịt rất kín. Nhờ đó mà khi bay ở độ cao 6.700m nó vẫn giữ được áp xuất không khí bình thường, còn ở độ cao 11.000m, áp suất trong các khoang tương đương với áp suất ở độ cao 2.400m.

Một đặc điểm quan trọng khác của IL-76 đó là bộ bánh và lốp máy bay được trang bị hệ thống phanh hiệu quả cao. Các lốp của càng trước có thể quay 50 độ để giúp cho chiếc máy bay có thể quay được trên đường băng rộng 40m. Hệ thống đa bánh giúp cho IL-76 có thể cất hạ cánh đa dạng ở loại sân bay bằng đất nện hơn là máy bay An-12.

Ban đầu, IL-76 được trang bị 4 động cơ D-30KP giúp cho nó có thể đạt được lực đẩy lớn. Điều quan trọng cho quá trình bảo dưỡng kỹ thuật đó là động cơ dưới cánh được bố trí để chúng có thể dễ thay thế. Liên quan tới hệ thống nhiên liệu thì ban đầu trên IL-76 hệ thống này ngay từ đầu đã vô cùng đơn giản và có độ ổn định cao.

Nhiên liệu được bố trí trong các bình chứa trên cánh và được chia đều theo 4 nhóm trên cơ sở số lượng động cơ. Trong mỗi nhóm bình chứa có một khoang tiêu hao mà nhiên liêu từ đó tự động, mà không cần mở thêm bình chưa phụ trong quá trình đốt nhiên liệu, nạp cho động cơ.

Hệ thống điều khiển cũng sở hữu hàng loạt các đặc tính vào thời điểm chế tạo chiếc máy bay giúp cho công tác điều khiển được an toàn trong trường hợp tất cả các động cơ không hoạt động khi hạ cánh, tăng cường độ an toàn cho chuyến bay.

Thiết bị vận tải-đổ bộ của IL-76 cũng là một hệ thống độc đáo. Nó không chỉ mở rộng danh sách các loại hàng hóa có thể vận chuyển, bao gồm các khí tài có chiều dài và kích thước lớn, các container tiêu chuẩn của bộ binh và hải quân theo mẫu quốc tế, mà còn đảm báo quá trình chất-hạ hàng nhanh chóng không cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng trên mặt đất.

Điều đáng nói là tất cả những nhiệm vụ này đều có thể được giải quyết hiệu quả khi vận hành chiếc máy bay ở các sân bay trung tâm cũng như tại những sân bay xa xôi có hệ thống thiết bị sơ sài.

Một thiết bị đặc biệt cũng được chế tạo để thực hiện nhiệm vụ đổ bộ. Nó giúp giảm thiểu đáng kể thời gian chuyển từ chờ sang trạng thái hoạt động. Nó gồm các hàng ghế ngồi bố trí ở hai bên và giữa, các dây cáp mở dù bắt buộc, các giải phân chia và ngắt dòng người nhảy dù và miếng bảo vệ bên hông che chắn các lính dù trong quá trình đổ bộ.

Thiết bị này giúp loại bỏ được những rủi ro không đáng có trong quá trình nhảy dù và lính dù có thể rời máy bay một cách an toàn.

Đến giữa thập niên 80, IL-76 trở thành chiếc máy bay chủ lực của lực lượng không quân vận tải Liên Xô (chiếm gần 50% toàn bộ các loại máy bay). Bài thi quan trọng dành cho IL-76 đó là cuộc chiến tranh tại Afganistan.

Bắt đầu từ năm 1985, khối lượng vận tải chủ yếu tới quốc gia này do các máy bay IL-76 đảm nhận (89% tổng số lượng binh lính và 74% tổng số lượng hàng hóa). Tổng cộng trong những năm diễn ra chiến tranh, lực lượng không quân vận tải đã thực hiện hơn 26.900 chuyến bay tới Afganistan, trong đó 14.700 chuyến do IL-76.

Ngoài ra, IL-76 đã mở ra những cơ hội mới vận chuyển các loại hàng hóa tới những nơi hẻo lánh, ví dụ như tới các trạm nghiên cứu khoa học trên Bắc Băng Dương từ những năm 1982.

Trong quá trình thực hiện những chuyến vận tải này, các chuyên gia của Phòng Thiết kế Ilyushin đã phát kiến ra một phương pháp thả hàng trên hệ thống dù-vận chuyển có sử dụng trọng lực (thả hàng trong cơ chế lựa chọn độ cao) mà hiện nay thường xuyên được ứng dụng khi triển khai các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa trong những điều kiện khắc nghiệt.


Máy bay vận tải quân sự IL-76 của Không quân Ukraine được hộ tống bởi 2 tiêm kích Su-27.

Các kỷ lục thế giới được thiết lập trên IL-76

- Ngày 4/4/1975, các lính dù Liên Xô nhảy từ máy bay đang ở độ cao 15.386m. Cơ trưởng của của phi hành đoàn là Thiếu tướng Dedukh.

- Tháng 7/1975, trên chiếc máy bay IL-76 sản xuất hàng loạt đầu tiên, phi hành đoàn dưới sự chỉ huy của phi công thử nghiệm, Anh hùng Liên Xô Bernikov với trọng lượng hàng hóa trên boong là 70.121kg, đã đạt được độ cao 11.875m.

Cùng ngày, phi hành đoàn dưới sự chỉ huy của phi công thử nghiệm Tyuryumin theo lộ trình khép kín đã đạt được tốc độ trung bình kỷ lục 857,657km/h với trọng tải hàng trên boong là 70 tấn và quãng đường bay là 1000km.

Và với trọng tải hàng trên boong là 70 tấn với quãng đường vay là 2000km thì vận tốc trung bình kỷ lục đạt được là 857,697km/h.

- Ngày 26/10/1977, các vận động viên nhảy dù Liên Xô đã xác lập được 2 kỷ lục thế giới – nhảy dù đơn từ độ cao 15.760m và rơi tự do tới độ cao 960m và nhảy nhóm từ độ cao 14.846m và rơi tự do tới độ cao 631m.

- Ngày 27/10/1977, xác lập thêm một kỷ lục thế giới của nữ - nữ vận động viên nhảy dù đã rời khỏi máy bay IL-76 ở độ cao 14.974m và bay tự do tới độ cao 574m. Cơ trưởng của chuyến bay này là phi công thử nghiệm Tyuryumin.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top