Cụ cho e xin cái link hay bài báo gì viết về sự kiện này nhoé, thấy cụ cũng hay lê la bên box giáo dục quốc phòng ngày xưa.
Ổng này quá khủng luôn, đại tướng đi lên từ hoạt động đoàn cấp xã, lên huyện rồi tỉnh. Cùng dây và cũng là đồng hương với 3xx nên được cất nhắc rất nhanh. Tự dưng đùng phát đeo lon đại tướng mà không phải qua bất kỳ trường lớp nào trong ngành công an và quân đội. Mới hơn năm đây thôi nhìn ổng trong mấy cuộc họp thấy oải lắm rồi mặc dù lý lịch thì ghi sinh năm kỷ sửu mới 65 tuổi. Nhớ đợt đeo lon đại tướng BBC, CNN, TV5 ..các hãng thông tấn báo chí lớn có hỏi vì sao lại được thăng chức như vậy?? Lại quay ra so sánh với Mẽo. Thế là thôi!
Nhà cháu vote đại ca này, nhân tài đất việt đây chứ đâu.
Tháng Năm năm Nhâm Tý (1792), chúa Nguyễn lại gửi thư cho triều đình Xiêm La cho hay một bầy tôi của ông trước đây bị Nguyễn Huệ bắt được nhưng lại tha tội cho làm quan. Viên quan này thường thường tìm cách báo cáo các kế hoạch của bên Tây Sơn cho Nguyễn Ánh. Những tin tức mới nhất mà chúa Nguyễn nhận được là vua Quang Trung đã bố trí lực lượng tại Bắc Hà và toan tính đem quân đánh sang Lào rồi tiến xuống Chân Lạp. Chúa Nguyễn cũng nhấn mạnh rằng một khi Nguyễn Huệ chiếm được Chân Lạp rồi, ông sẽ chia binh hai mặt thủy lục đánh vào Bangkok.
Ðể đối phó với tình hình này, Nguyễn Ánh yêu cầu Bangkok đưa một đạo quân theo đường phía bắc đánh ngang hông Ðàng Ngoài. Cùng lúc đó, chúa Nguyễn sẽ đem hai mặt thủy bộ đánh Quy Nhơn và Huế. Khi nào Xiêm La cử binh xin thông báo cho Gia Ðịnh bằng một văn thư chính thức để hai bên tiện việc phối hợp điều binh.
Triều đình Bangkok đã trả lời như sau:
… Xứ Bắc Hà đã cử quân đánh Vientiane. Quân Lào đã chặn đánh quân Việt tại Phuan và quân Bắc Hà bị đánh bại phải tan vỡ. Quân Vientiane đã lùng bắt được 4.000 người cả đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, và đưa họ xuống đây [Bangkok]rồi.
Còn chuyện Ông Long Nhương [Nguyễn Huệ] dự định báo thù và toan tính tấn công Ai Lao và Bangkok thì đó là chuyện của ông ta. Chúng tôi không coi đó vào đâu cả. Về việc vua An Nam [tức Nguyễn Ánh] muốn được thông báo một khi Bangkok phát binh để vua An Nam có thể phối hợp tấn công vào Qui Nhơn và Huế thì quả thực Bangkok đang tiến hành việc điều động quân đội từ các khu vực phía đông và ngay từ kinh đô nữa. Sở dĩ có việc này cũng vì tại khu vực này viên trấn thủ Miến Ðiện tại Tavoy là Maengchancha đã xin thần phục Xiêm La.
Maengchancha và những viên chức Miến Ðiện xin được nhà vua che chở nay tình nguyện tấn công vào Martaban và Rangoon. Chiến dịch đánh Ava [tức Miến Ðiện, gọi theo tên một triều đại cũ đóng đô ở Ava] vào lúc này xem ra đầy hứa hẹn và chúng tôi nhất định sẽ đi đến thắng lợi.
Tuy nhiên trong trường hợp nếu chúng tôi cử binh đánh Ông Long Nhương thì sẽ gửi một văn thư có quốc ấn cho vua nước An Nam. Chúng tôi mong vua An Nam [tức chúa Nguyễn] chăm lo việc quốc sự và giữ cho bền vững.
Qua hai lá thư này, chúng ta thấy chúa Nguyễn đã cố gắng khích cho Xiêm La trở thành một đối đầu với Nguyễn Huệ để chia xẻ lực lượng và Xiêm La cũng khôn khéo, không từ chối nhưng cũng không hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Nguyễn Ánh và không hứa hẹn một điều gì cụ thể cả.
Một điều cần nhắc đến là giai đoạn này Nguyễn Ánh mới thắng một trận lớn ở Thị Nại, phá tan toàn bộ các chiến thuyền của Nguyễn Nhạc nên muốn thừa thắng xông lên, mượn tay Xiêm La để liên minh trừ luôn Nguyễn Huệ cho dứt hậu hoạn. Tuy nhiên, một phần vì Xiêm La chưa sẵn sàng và kẻ thù chính là Miến Ðiện vẫn còn đe dọa ở phía bắc, một phần Xiêm La muốn để cho hai con hổ Việt Nam đánh lẫn nhau hầu bớt đi những đe dọa trong tương lai nên kế hoạch của chúa Nguyễn không thành. Vua Xiêm chỉ ve vuốt chúa Nguyễn bằng một ít quà mọn, hai súc lụa tím, hai súc lụa đen, một hộp giấy và một hộp mực.
Những áp lực mới về quân sự, những tiến bộ nhảy vọt của chúa Nguyễn và các lực lượng đối đầu đưa tới sự cảnh giác về tình hình khiến Nguyễn Huệ không có nhiều thì giờ để củng cố vương quốc của mình. Tuy không rõ rệt nhưng theo tài liệu rải rác ở nhiều nơi – kể cả sử Việt Nam – vào giữa năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Huệ đã thân chinh sang đánh Lào và lâm bệnh (có thể là thương hàn hay sốt rét ngã nước), về nước một thời gian thì từ trần. Ngay trước khi mất, ông đã chuẩn bị một cuộc hành quân quy mô toan đánh xuống Gia Ðịnh nhưng chưa thực hiện được. Cái chết tương đối bất ngờ của ông sau khi thân chinh đánh Vạn Tượng trở về có thể ngẫu nhiên nhưng cũng không thể bỏ qua những nguyên nhân cụ thể mà biến chuyển về tương quan lực lượng bạn thù là một yếu tố lớn.
Mặc dù Nguyễn Huệ vẫn tự tin vào sức mạnh và khả năng cầm quân của mình, ông không khỏi e ngại khi thấy đối phương đã chiếm được ưu thế khi cải cách được lực lượng hải quân, có nguy cơ làm chủ được mặt biển. Vì thế, ông tìm cách chuyển các mặt trận lên đất liền và tiến hành việc phân định biên giới với Xiêm La để vô hiệu hóa địa bàn hoạt động của chúa Nguyễn, dồn lực lượng Nguyễn Ánh vào khu vực Gia Ðịnh để dễ dàng hoạch định kế sách bao vây và tấn công. Nguyễn Huệ cũng vận động sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh để yêu cầu Xiêm La đứng ngoài các cuộc tranh chấp nhưng chính sách ngoại giao đó chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Sang năm Quý Sửu (1793), tin tức về việc vua Quang Trung băng hà có lẽ đã lan rộng ra những nước chung quanh. Một điểm quan trọng là các nhà truyền giáo Tây phương lúc này ngả hẳn sang phía chúa Nguyễn, đóng một vai trò rất lớn trong chiến tranh tâm lý, làm dao động và hoang mang trong dân chúng và chính quyền miền Bắc.
https://www.google.com.vn/amp/s/nghiencuulichsu.com/2017/09/08/tuong-quan-xiem-viet-cuoi-the-ki-xviii/amp/