[Funland] Những vị tướng tài trong lịch sử Việt Nam.

O2Green

Xe tăng
Biển số
OF-39563
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,080
Động cơ
478,182 Mã lực
Website
maylockhongkhi.com.vn
với e hiển hách nhất là chiến công 3 lần chiến thắng quân Nguyên mông của nhà Trần nên e ấn tượng nhất với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ạ
2 lần thắng Nguyên (quân tàu do nguời mông làm vua) và 1 lần thắng Mông ạ
 

O2Green

Xe tăng
Biển số
OF-39563
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,080
Động cơ
478,182 Mã lực
Website
maylockhongkhi.com.vn
Riêng em vẫn thích cụ Lý Thường Kiệt ạ
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
em sẽ nêu tên 1 số vị tướng mà em cho là tài năng nhé. ma tướng phân ra làm hai tướng chiến thuật là trực tiếp cầm quân ở chiến trường và tuớng chiến lược ở nhà tham mưu vạch ra kế hoạc tác chiến còn tướng đánh chiến trận là người khác.
như các cụ ca tụng cụ Trần Hưng Đạo thì ông là tướng chiến lược. chủ yếu là ngồi cùng các vua Trần bàn kế hoạc vạch chiến lược định hướng. tướng chiến thuật đánh trận là Trần Quang Khải. Trần thủ độ cũng là tướng chiến lược vạch kế hoạch hành quân còn tướng đánh trận trực tiếp là Lê Phụ Trần.
Tướng Giáp cũng là tướng chiến lược thôi. Ông ở bộ tổng tham mưu vach kế hoạch còn các tư lệnh văn tiến dũng lê trọng tấn chu huy mân... nhận kế hoạch và thi hành tác chiến.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
2 lần thắng Nguyên (quân tàu do nguời mông làm vua) và 1 lần thắng Mông ạ
lần 1 là công của Trần Thủ Độ và Lê Phụ Trần. cụ Đạo không có công lao gì trong lần 1. À lần 1 còn có cả công của cụ Trần Khánh Dư
 

O2Green

Xe tăng
Biển số
OF-39563
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,080
Động cơ
478,182 Mã lực
Website
maylockhongkhi.com.vn
Cụ Kiệt nổi hơn các cụ khác là dám tẩn sang cả lãnh thổ TQ
Một phần là do tính cách của cụ nữa. Đọc quyển vnsl của cụ Kim thì cụ Kiệt đc nói đến rất nhiều.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Lê Hoàn:
êm đánh giá ông này cũng là 1 trong những tướng tài và có bản lĩnh xứng đáng trong top vị tướng tài nhất lịch sử Việt Nam. Ông này thủa nhỏ theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp là người lập công nhiều nhất trong số bộ tứ Đinh Điền Nguyễn Bặc Phạm Hạp Lê Hoàn và được phong thập đạo tướng quân thống lĩnh trọn quân đội. Khi làm vua Lê Hoàn còn đánh bại nnóm Đinh Điền Nguyễn Bặc Phạm Hạp khi có ý định chống lại Lê Hoán
Lê Hoàn còn là người đầu tiên đánh bại Chiêm Thành đánh tận kinh đô cướp phá mở ra kỹ nguyên Đại Việt làm gỏi Chiêm Thành sau này. Trước đó cán cân nghiêng về chiêm thành. Lê Hoàn còn đánh bại cuộc xâm lược Tống bảo vệ vững chắc kỷ nguyên độc lập của Việt Nam.
Lê Hoàn là 1 trong 2 vua hiếm hoi không lạy chiếu của Hoàng đế phương bắc khi sang phong tước. mặc dù ông nói bị thương ở chân do ngã ngựa
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
em sẽ nêu tên 1 số vị tướng mà em cho là tài năng nhé. ma tướng phân ra làm hai tướng chiến thuật là trực tiếp cầm quân ở chiến trường và tuớng chiến lược ở nhà tham mưu vạch ra kế hoạc tác chiến còn tướng đánh chiến trận là người khác.
như các cụ ca tụng cụ Trần Hưng Đạo thì ông là tướng chiến lược. chủ yếu là ngồi cùng các vua Trần bàn kế hoạc vạch chiến lược định hướng. tướng chiến thuật đánh trận là Trần Quang Khải. Trần thủ độ cũng là tướng chiến lược vạch kế hoạch hành quân còn tướng đánh trận trực tiếp là Lê Phụ Trần.
Tướng Giáp cũng là tướng chiến lược thôi. Ông ở bộ tổng tham mưu vach kế hoạch còn các tư lệnh văn tiến dũng lê trọng tấn chu huy mân... nhận kế hoạch và thi hành tác chiến.
Chống Pháp cụ Giáp cầm trực tiếp mãi rồi, sang chống Mỹ phải khác chứ.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
đây cũng là 1 vị tướng tài mà lịch sử Việt Nam đã lãng quên:
Lý Công Bình không rõ quê quán. Ông xuất hiện lần đầu trong sử với sự kiện năm 1128, khi quân Chân Lạp (Đế quốc Khmer) sang xâm chiếm Nghệ An. Khi đó Lý Công Bình đang giữ chức Nhập nội Thái phó.

Sau khi người Việt giành lại độc lập từ Trung Hoa thì hai chính quyền Đại Việt với Angkor đã có nhiều lần giao thiệp. Trong đó, phía Angkor ở bổn phận một nước chư hầu, phải thực hiện nghĩa vụ triều cống với Đại Việt.[1][2] Năm 1113, Suryavarman II, được xem là một trong vị vua vĩ đại nhất của triều đại Angkor lên ngôi vua. Suryavarman II sau đó đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Đối với Đại Việt, trong thời gian mới nắm quyền lực, Suryavarman II vẫn duy trì sứ giả sang cống nạp một lần năm 1120.

Tháng 1 (ÂL) năm 1128, nhân lúc vua Lý Nhân Tông mới mất, Thái tử Lý Dương Hoán lên ngôi khi mới 12 tuổi[3], Suryavarman II cho 20.000 quân sang tấn công bến Ba Đầu thuộc châu Nghệ An[4]. Triều đình nhà Lý cử Nhập nội Thái phó Lý Công Bình điều động các đô quan chức đi đánh dẹp. Đến tháng 2 (ÂL), Lý Công Bình đại phá quân Chân Lạp, gửi thư báo thắng trận về kinh thành Thăng Long. Lý Thần Tông đến các cung Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán trong thành để lễ tạ ơn PhậtĐạo đã giúp ngầm cho Công bình đánh được người Chân Lạp. Đến tháng 3 (ÂL), Lý Công Bình về kinh thành, dâng số tù nhân bắt được là 169 người

Sau đó Suryavarman II còn 2 lần tấn công đất Nghệ An của Đại Việt (tháng 8 năm 1128 và năm 1132) nhưng đều bị đánh bại và đến năm 1135, Chân Lạp buộc phải triều cống Đại Việt trở lại.

Cuối năm 1135 và năm 1136, các đại thần nhà Lý là Trương Bá Ngọc (Lê Bá Ngọc), Lưu Khánh Đàm, Dương Anh Nhĩ lần lượt qua đời, Mâu Du Đô thì bị bãi chức[2] Triều đình nhà Lý mất đi nhiều trụ cột. Tháng 1 (ÂL) năm 1137, Suryavarman II lần thứ tư đem quân sang đánh Đại Việt, cho tướng Tô Phá Lăng tấn công Nghệ An. Lý Công Bình khi đó đang giữ chức Thái úy được cử đi đánh dẹp. Đến tháng 2 (ÂL), trước đó Nghệ An xảy ra động đất và nước sông hiện màu đỏ như máu, Lý Công Bình báo cáo về triều đình, sau đó đem quân đánh bại quân đội Chân Lạp.[2]

Sử sách không ghi chép gì về việc phong thưởng sau khi thắng trận.


Về Lý Công Bình, sau đó sử sách cũng không nhắc đến ông. Không rõ ông mất vào năm nào, đến năm 1141 (5 năm sau thắng lợi Chân Lạp lần thứ 4), người giữ chức Thái úy dưới thời vua mới Lý Anh TôngĐỗ Anh Vũ. Về phía Chân Lạp, năm 1150, quân đội Khmer một lần nữa đem quân sang tấn công Nghệ An, đến núi Vụ Thấp (nay là núi Vụ Quang, huyện Vũ Quang thì tự tan rã. Từ đó Chân Lạp duy trì triều cống Đại Việt đến hết thời nhà Lý.
xét tương quan lúc đó là thời kỳ hoàng kim của Chân Lạp khi mà lãnh thổ của nó bành trướng khắp vùng đông dương bao gồm cả vương quốc thái hiện nay và diện tích gấp 10 đại Việt.
Xui cho ông là gặp thằng vua Lý Thần Tông u mê:
Lê Văn Hưu nói : "Phàm việc trù tính ở trong màn trướng đều là công của người tướng giỏi cầm quân làm nên. Thái phó Lý Công Bình phá được quân Chân Lạp vào cướp ở châu Nghệ An và sai người báo tin thắng trận, Thần Tông đáng lẽ phải làm lễ cáo thắng ở Thái Miếu rồi xét công ở triều đình để thưởng cho bọn Công Bình về công đánh giặc, đàng này lại quy công cho Phật và Đạo đi các chùa quán để lạy tạ, như thể không phải là cách để ủy lạo kẻ có công và cổ vũ chí khí của quân sĩ".
 

vivu80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136480
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
2,828
Động cơ
387,360 Mã lực
Lê Hoàn:
êm đánh giá ông này cũng là 1 trong những tướng tài và có bản lĩnh xứng đáng trong top vị tướng tài nhất lịch sử Việt Nam. Ông này thủa nhỏ theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp là người lập công nhiều nhất trong số bộ tứ Đinh Điền Nguyễn Bặc Phạm Hạp Lê Hoàn và được phong thập đạo tướng quân thống lĩnh trọn quân đội. Khi làm vua Lê Hoàn còn đánh bại nnóm Đinh Điền Nguyễn Bặc Phạm Hạp khi có ý định chống lại Lê Hoán
Lê Hoàn còn là người đầu tiên đánh bại Chiêm Thành đánh tận kinh đô cướp phá mở ra kỹ nguyên Đại Việt làm gỏi Chiêm Thành sau này. Trước đó cán cân nghiêng về chiêm thành. Lê Hoàn còn đánh bại cuộc xâm lược Tống bảo vệ vững chắc kỷ nguyên độc lập của Việt Nam.
Lê Hoàn là 1 trong 2 vua hiếm hoi không lạy chiếu của Hoàng đế phương bắc khi sang phong tước. mặc dù ông nói bị thương ở chân do ngã ngựa
Em cũng cực nể cụ Lê Hoàn. Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam thì những vua có "dã tâm" và dám đánh hẳn sang đất Bắc rất là hiếm. Điểm đi điểm lại cũng chỉ có 2 Bà Trưng, Lê Hoàn, Lý Thánh Tông. Hai Bà thì chói lọi quá rồi, oánh tít tận Động Đình Hồ, nhà Hán phải điều Phục Ba Tướng Quân Mã Viện dày dạn chinh chiến mới dẹp nổi. Còn cụ Lê Hoàn và cụ Lý Thánh Tông thì ở họ có cái ngạo khí không biết sợ phương Bắc, cái này không nhiều đấng quân chủ sau này có được. Sợ ở đây ý em không phải là sợ giặc khi chúng tràn qua biên cương xâm lấn nước ta, vì tính dân mình vốn bất khuất, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh cơ mà. Mà ở đây là vua Lê Hoàn, vua Lý Thánh Tông dám lùa quân đánh qua cả đất Bắc, coi Thiên triều cũng bằng vai phải lứa thôi chứ chả có gì đáng sợ. Cụ Lê Hoàn thì từng hành quân tít tận Phiên Ngung, rồi còn chả thèm quỳ khi nhận chiếu chỉ nhà Tống. Cụ Lý Thánh Tông cũng năm lần bảy lượt xộc vào đất Tống chém tướng phá trại, còn xúi Nùng Chí Cao quấy phá Tống khắp mấy tỉnh phía nam khiến Tống triều khốn đốn. Chính cái tinh thần ấy đã hun đúc nên lớp tướng sĩ như cụ Lý Thường Kiệt sau này dám dẫn đại quân đường đường chính chính tung hoành lưỡng Quảng gần nửa năm trời.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Em cũng cực nể cụ Lê Hoàn. Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam thì những vua có "dã tâm" và dám đánh hẳn sang đất Bắc rất là hiếm. Điểm đi điểm lại cũng chỉ có 2 Bà Trưng, Lê Hoàn, Lý Thánh Tông. Hai Bà thì chói lọi quá rồi, oánh tít tận Động Đình Hồ, nhà Hán phải điều Phục Ba Tướng Quân Mã Viện dày dạn chinh chiến mới dẹp nổi. Còn cụ Lê Hoàn và cụ Lý Thánh Tông thì ở họ có cái ngạo khí không biết sợ phương Bắc, cái này không nhiều đấng quân chủ sau này có được. Sợ ở đây ý em không phải là sợ giặc khi chúng tràn qua biên cương xâm lấn nước ta, vì tính dân mình vốn bất khuất, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh cơ mà. Mà ở đây là vua Lê Hoàn, vua Lý Thánh Tông dám lùa quân đánh qua cả đất Bắc, coi Thiên triều cũng bằng vai phải lứa thôi chứ chả có gì đáng sợ. Cụ Lê Hoàn thì từng hành quân tít tận Phiên Ngung, rồi còn chả thèm quỳ khi nhận chiếu chỉ nhà Tống. Cụ Lý Thánh Tông cũng năm lần bảy lượt xộc vào đất Tống chém tướng phá trại, còn xúi Nùng Chí Cao quấy phá Tống khắp mấy tỉnh phía nam khiến Tống triều khốn đốn. Chính cái tinh thần ấy đã hun đúc nên lớp tướng sĩ như cụ Lý Thường Kiệt sau này dám dẫn đại quân đường đường chính chính tung hoành lưỡng Quảng gần nửa năm trời.
tại nhà Tống yếu còn Nguyên Minh Thanh nó hùng mạnh.
thói Việt là bắt nạt lờn mặt thằng yếu nhưng nịnh nọt bưng bô bám theo thằng mạnh nhé.
mà cụ Kiệt đánh cái thành Khâm châu sát biên giới ở địa phận Quảng Đông thôi thôi. tuổi gì đồi tung hoành lưỡng quảng. Người tung hoành lưởng quảng là nùng trí cao
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,828 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Các cụ đọc bài này nhé:
Từ giữa thập kỷ 80 (XX), rộ lên "Câu chuyện về mười vị tướng. Người đầu tiên đưa thông tin này có lẽ là Trần Quốc Vượng: "Năm 1985, tôi đọc tin này trong Express ở thư viện thành phố Hồ Chí Minh"... Nghe thông tin này, Nông Quốc Chấn làm thơ đầy tự hào "những người bỏ phiếu đã dành cho Việt Nam hai danh tướng quân". Từ đó rất nhiều bài báo, tạp chí đăng tin và bình luận về sự kiện này. Có đến vài chục bài. Đầu năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội phát hành quyển sách "Mười danh tướng thế giới". Cuốn sách chất lượng chưa cao nhưng cũng cung cấp được tiểu sử vắn tắt của mười danh tướng thế giới. Phần mở đầu tác giả Trần Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam - giới thiệu khá chi tiết quá trình người ta tổ chức giới thiệu, bầu chọn và tôn vinh các danh tướng kể kẻ việc đúc tượng vàng đặt ở bảo tàng quân sự Luân Đôn. Người ta không quên đưa cụ thể thời gian tuyển chọn (tháng 2/1984) số lượng các nhà Khoa học quốc tế dự bầu và tỷ lệ số phiếu giành cho mỗi danh tướng. Các số liệu này làm cho thông tin càng trở nên hấp dẫn.
Suốt mấy năm, câu chuyện Mười vị tướng lan rộng. Đông đảo người mình nhắc lại thông tin này một cách chân thành với niềm tự hào chính đáng. Bởi người ta nghĩ rằng cả thế giới chỉ chọn được mười người mà Việt Nam chiếm tới hai vị là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, là những danh tướng Việt Nam có tính huyền thoại.
Nhưng cũng có người phân vân nên đặt câu hỏi cho chương trình KCT của Vô tuyến truyền hình và Nguyễn Lân Dũng đã trả lời thận trọng. "Đây chỉ mới là tin đồn". Người ta thắc mắc, phân vân cũng phải, bởi vì tất cả các tin bài trên các báo, kể cả tập sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội nói trên đều không ghi một xuất xứ nào cụ thể. Ngay tạp chí lịch sử quân sự (số 2/1993) cũng chỉ ghi theo Bách khoa thư của Anh (1985). Các báo khác lại ghi "Theo tài liệu của PTS Trần Thị Vinh - Viện sử học". Bản thân tác giả này cũng chỉ ghi "theo Bách khoa thư Anh 1985". Không một ai đưa được một xuất xứ cụ thể như báo nào ở nước Anh ngày nào tường thuật việc bình chọn dnh tướng này...
Năm tháng đi qua, câu chuyện về Mười vị tướng tưởng như dừng lại và trở thành một huyền thoại. Không ngờ Hội nghị Trung ương ba khoá VIII, mùa hè 1998 nêu lại vấn đề và đưa ra một kết luận (cùng với kết luận về hai vấn đề khác) khẳng định về câu chuyện Mười vị tướng rằng: "đây là tin hoàn toàn không đúng sự thật. Việc không có mà bịa đặt ra như vậy là xúc phạm danh dự của dân tộc, và đến cả những cá nhân có liên quan".
Kết luận này được phổ biến rộng rãi - nhiều người có hiểu biết rất phân vân về kết luận này của Hội nghị Trung ương vì ba lẽ:
Một là mấy chục năm qua có biết bao vấn đề lịch sử lớn liên quan đến vai trò của Đảng và rất bức xúc như vụ "Nhóm chống Đảng", các vụ xử lý oan sai... Nhân dân rất mong có kết luận. Trong khi đó câu chuyện "Mười vị tướng" liên quan đến giới sử học trong và ngoài nước, sao không để giới sử học tìm tòi xác định mà Trung ương lại tự mình đưa ra kết luận? Hai là câu chuyện này đang có tính chất truyền miệng gần như huyền thoại trong dân gian, dù có, dù không, dù xuất xứ chưa rõ, cứ để vậy nếu không có lợi thì cũng không có hại gì. Có gì cấp thiết, nguy hại đâu mà Trung ương phải ra tay ngăn chặn. Ba là, kết luận của Trung ương cho rằng "việc này xúc phạm danh dự của dân tộc..." e rằng không thể thoả đáng. Người ta tôn vinh các danh tướng thế giới trong đó có danh tướng Việt Nam. Tuy chưa hẳn là sự thật nhưng việc tôn vinh đó cũng hợp đạo lý, hợp lòng người nên không thể coi là một sự xúc phạm!
Có chăng, qua kết luận này, người ta có thể hiểu được "ý tứ" của người chuẩn bị dự thảo và người đưa ra Trung ương bản kết luận này. Oái oăm là giữa tháng 9/1998, một tháng sau khi có "kết luận" trên, báo Pháp luật vẫn tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng và bị Ban Văn hoá tư tưởng phê phán. Và tạp chí Thông tin công tác tư tưởng tháng 10/1998 lại có bài mạnh mẽ "đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng". Trong đó có đoạn phê phán việc các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng. Bài báo này lại gây ra một đợt tranh luận mới, tuy không thêm được thông tin gì mới và cũng không đi tới đâu nhưng hậu quả đi ngược lại với mong muốn của cơ quan văn hoá tư tưởng.
Sự kiện "Mười vị tướng thế giới" liên quan đến "Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20" cho nên người viết tập này cố gắng góp phần tiếp cận lịch sử. Theo yêu càu trên tình bạn, Vương Thừa Phong, Đại sứ nước ta ở Anh (từ 2001) có gửi cho người viết những hàng này một tập tư liệu gồm các thư của một số cơ quan hữu quan Anh trả lời nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Trí hồi 1993 - 1994. Xin được trích vài đoạn:
1. Hội đồng Hoàng Gia Anh
"Rất tiếc là chúng tôi không có thông tin gì về chuyện Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh năm 1984, kể cả việc tuyển chọn mười danh tướng lịch sử". Đây không phải là lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm.
Có thể có một nguồn thông tin mà chúng tôi có thể gợi ý nếu các bạn chưa tìm đến. Đó là Bảo tàng chiến tranh Hoàng Gia (có thể coi như là Bảo tàng quân đội)".
Alan J. Clark 29-11-1993
2. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia
"Rất cảm ơn các bạn về bức thư ngày 18/11. Tôi e rằng chúng tôi không biết gì về nội dung bức thư đề cập đến và chuyện ấy cũng không được triển lãm ở đây".
Alan Borg 23 - 11 - 1993
3. Bảo tàng Anh (The Brilish Museum)
“Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nơi nhưng không thể tìm được nguồn gốc câu chuyện về Mười vị tướng vĩ đại. Chắc chắn rằng Bảo tàng Anh chưa bao giờ có một triển lãnh như vậy. Một khả năng khác có thể có là một cuốn sách, một bài báo, một chuyện kể nào đó trên tivi. Tôi có thể nhớ lại đôi điều trong đó có nói về tướng Giáp nhưng số lượng đề cập đến là 100 hoặc 50”...
Ml.Caygill 2-12-1993
4. Thư viện Anh
“Chúng tôi đã đọc tất cả các số báo “Ngôi sao buỏi sáng” (The Morning Star) tháng 2/1984, không có bài nào nói về chuyện liên quan đến các danh tướng trong đó có tướng Giáp và Hưng Đạo Vương. Tôi cũng đã soát lại mục lục báo thời đại (The time) cả năm 1984 và cũng không thấy nói đến vấn đề này, kể cả Hội đồng Khoa học Hoàng Gia, chắc chắn không có những sự kiện đã diễn ra trùng với thời gian bạn đề cập; không thể tìm thấy bất cứ điều gì qua lưu trữ báo của thư viện”
***** 26-4-1994

Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rõ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.
Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hãy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, có điều xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 giòng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt hình như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tư Võ Nguyên Giáp có 70 giòng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lãnh đạo chính trị, quân sự đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam á, và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về”Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ý mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nhìn nhận của thế giới.
Trong lịch sử thế giới và Việt Nam có những anh hùng kiệt xuất được người kính trọng, tôn thờ và trở thành những nhân vật huyền thoại, được truyền tụng muôn thuở. Dân gian có muôn ngàn cách để huyền thoại hoá thần lượng của mình. Phải chăng”câu chuyện Mười vị tướng” được xây dựng, lưu truyền rộng rãi. lưu truyền với lòng tự hào và thành kính, là một trong muôn ngàn huyền thoại ấy. Phải chăng đấy là ý nghĩa triết học sâu sắc nhất của câu chuyện “Mười vị danh tướng thế giới”
Em nghĩ ẩn chứa đằng sau việc lan truyền và việc cấm phổ biến danh sách mười vị danh tướng tg là mục đích chính trị. Xin không đi sâu vào chi tiết để tránh bị ...
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Em nghĩ ẩn chứa đằng sau việc lan truyền và việc cấm phổ biến danh sách mười vị danh tướng tg là mục đích chính trị. Xin không đi sâu vào chi tiết để tránh bị ...
Năm 1983 cũng là cái năm phân tướng giáp làm nhiệm vụ cầm quần chị em. Đó cũng là năm tướng giáp vào bách khoa toàn thư
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,828 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Chế súng thôi chứ đừng dùng từ phát minh
Cụ Hồ nguyên Trừng chỉ là tổng giám đốc công ty vũ khí thôi. Nói phát minh có lẽ hơi quá. Từ thời nhà Nguyên nhà Kim đã có súng thần công rồi.
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
chiến công đầu thuộc về cố tbt Lê Duẩn thứ nhì là tướng Văn Tiến Dũng.
Tướng Văn Tiến Dũng lúc đó là gì cụ biết không mà phán liều vậy? Tư lệnh B thôi, còn nhỏ lắm! Công lao so với tướng Trần Văn Trà vẫn là muỗi.
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
lý giải thất bại 68 quá dễ sao mọi người thiển cận vậy. đó là đòn thử của BCT . ko có mậu thân thì làm sao có được đại thắng 75 được hả cụ.
nói thẳng ra sự cố mậu thân là thiệt hại phụ , thiệt hại mà bct đã lường trước được. càng chứng tỏ cố tbt Lê Duẩn là vĩ nhân.
Cụ nên tham khảo hồi ký của Thượng Tướng Trần Văn Trà. Xuất bản năm 1978, bản 2003 bị cắt hết tình tiết quan trọng rồi.
Việc quyết đánh mạnh năm 75 là tướng Trà phải trốn ra Bắc báo cáo tình hình miền Nam với bác Giáp.
Tướng Văn Tiến Dũng chỉ là tưlệnh B3 có trận Tây Nguyên cướp công của Tướng Hoàng Cầm. Nhưng vì phe cánh của Cụ 3 Duẩn nên với danh nghĩa Đặc phái viên quân ủy trung ương thôi. Khi tiến đánh giải phóng SG thì tướng Dũng cũng chỉ là tư lệnh Quân đoàn.
Nói thêm năm 68 k phải là thử đâu, năm 1972 mới gọi là thử.
 

MrSpy

Xe điện
Biển số
OF-188610
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
3,262
Động cơ
355,004 Mã lực
E bầu 2 người Quang Trung và Nguyễn Huệ
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Nhiều cụ bảo tướng Giáp thế này, thế kia trong các chiến dịch từ năm 60 trở về sau. Nhưng theo nhận định của em, tướng Giáp tài ở chỗ là từ 1 đội quân khoảng 10 người gì đó, không có sự kế thừa gì cả, mà dần dần đội quân ấy thành lực lượng hàng đầu thế giới thời bấy giờ, cả về số lượng, khả năng thực chiến,...
Khả năng tổ chức ban đầu của ông Hồ, ông Giáp phải nói là quá tốt, em thấy những chiến dịch như chiến dịch Đông Xuân,...chiến dịch Điện Biên Phủ khả năng tác chiến đều rất tốt. Chứ như sau đánh nhau với Mĩ, hình như ta thua sút hẳn, nên chả có chiến dịch gì cả. Đến khi Mĩ rút đi, ta mới có những chiến dịch thì phải.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
lê lợi có 1 số vấn đề sau:
thứ nhất ông ta chỉ trọng dụng và tin tưởng đám đồng hương hoa thanh quế của mình. điều này khiến cho nhân tài vùng khác không được trọng dụng dẫn tới bất mãn. nó cho thấy tầm nhìn nhỏ hẹp mang nặng tính cục bộ địa phương. đám đồng hương hoa thanh quế sau này cũng chuyên quyền kết bè kéo cánh lũng đoạn triều chính gây thành 1 thế lực lớn lấn cả vua.
thứ hai Lê Lợi lúc đầu khi khó khăn thì xin hàng quân Minh nhận chức tri phủ Thanh Hoá lúc thì dựng Trần Cảo lên làm bù nhìn để dễ ăn nói với nhà Minh sau đó lại giết Trần Cảo. nó cho thấy cụ ấy vẫn còn tính xảo trá phản phúc chỉ cần được việc mình thì thủ đoạn nào cũng làm.
thứ 3 cụ Lợi thương đứa con út sinh ra trong thái bình nhưng lại ghét đứa con cả từng cùng mình trãi qua hoạn nạn từng cùng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Tư Tề đã theo cha đánh quân Minh. Sách Đại Việt thông sử nhận xét rằng:tính dũng cảm, ham giết giặc. Lê tư Tề còn đích thân vào trại Vương Thông làm con tin cho thấy bản lĩnh và năng lực của ông. Nhưng lê lợi lại phế ông mà lập đứa con út còn thơ dại là Lê Thái Tông lên làm kế vị. cộng thêm việc giết công thần như Trần Nguyên Hãn Phạm văn xảo giáng chức Nguyễn Chích tống giam Nguyễn Trãi giết Lê Lai... Điều này cho thấy Thái Tổ đúng với nhận xét của Nguyên hãn: thái tổ có tướng mỏ quạ của Lưu Bang chỉ có thể chung hoạn nạn chứ khó mà chung phú quý. Điều này đã dẫn tới hậu quả là con cháu Thái Tổ giết nhau mà giành ngôi kế vị cả 10 ông vua Triều Lê chỉ có Thái Tổ Hiến Tông được chết yên lành còn lại toàn bị ám sát bị phế truất. con cháu thái tổ anh em ruột giết nhau họ hàng giết nhau... gây nên bi kịch lớn thời Lê sơ.
Thực ra vị Tể tướng, kiêm văn võ của triều đình, nhân vật số 2 của khởi nghĩa Lam Sơn. Nhân vật mà chắc chắn có mặt trong Hội thề Lũng Nhai, Nhân vật cùng Lê Tư Tề làm con tin trong thành Đông Quan là Lưu Nhân Chú, người Thái Nguyên. Chứ không phải người Thanh Hoá. 7 vị mà được vua Lê Lợi phong để phong cho Quốc vương Tư tề và Hoàng tử có cả ông Bùi Quốc Hưng. Và Lê Lợi cũng dùng ông N Trãi là người thân cận với mình. Đều là dân Bắc.

Nhưng nhà Lê vẫn dùng binh Thanh Nghệ, nguyên do là lính Bắc không xài được, theo lời Lê Lợi là quân dân Bắc không có ý chí chiến đấu. Có thể hiểu được điều này khi dân Bắc, sách sử viết là phần lớn dân kinh lộ theo giặc làm phản. Gia đình cự tộc như Mạc Thuý dẫn 10.000 người theo nhà Minh.

Sau này nhà Mạc tiếm quyền, có thể đã sửa đổi quốc sử, chứ tay sử quan nào mà dám to gan viết Lê Lợi đa nghi hiếu sát.

Còn việc Lê Lợi dùng đứa con nào làm vua là việc gia đình của riêng ông ta, chúng ta đâu phán xét đc, Gia Cát Lượng cugx từng trả lời Lưu Bị là việc gia đình nên hỏi Quan, Trương, em không biết đấy thôi. Sách Đại Việt thông sử của L Q Đôn viết, do Lê Tư Tề mắc bệnh điên,...Lê Lợi suy nghĩ, mới vời Lê Khôi đang trấn thủ Hoá châu về bàn định. Lê Khôi là tướng, lại là con bác của Lê Lợi, là người nhà. Lê Khôi bàn nên lập Nguyên Long. Và sự thật chứng minh, Nguyên Long là vị vua có tài, sử quan đặt tên hiểu là Thái thì là hiểu rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top