[Funland] Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Lịch sử dân tộc Việt là một lịch sử đấu tranh không ngừng trước những biến động trong nước cũng như họa ngoại xâm. Và trong cuộc đấu tranh ấy đã nảy sinh rất nhiều vị danh tướng lừng lẫy, là niềm tự hào của dân tộc như : Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn v.v... Họ đã viết nên những trang sử chói lọi và là tấm gương sáng để cho nhiều thế hệ con cháu người Việt tự hào, noi theo.
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh liên tục, đầy đau thương ấy của dân tộc, không ít vị danh tướng đã bị lịch sử bỏ quên hoặc thậm chí bị cho là *********, mà cụ thể như : Ngũ hổ tướng Gia Định Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Trương Tấn Bửu.
Tất nhiên, lịch sử ngày nay có cái lý lẽ riêng của nó. Chỉ những vị tướng nào đánh thắng giặc ngoại xâm thì mới được vinh danh , còn ngược lại, các vị tướng trưởng thành trong thời loạn và nhất là họ lại đứng về phía tà, phía mà lịch sử tự cho mình cái quyền phân định ấy, thì tất nhiên họ sẽ bị vùi dập, lãng quên.
Nhưng lịch sử quên một điều hết sức quan trọng là : lịch sử có thể, chỉ thể hiện những điều mà một nhóm người muốn nó thể hiện, nhưng nó không thể ngăn cản được những gì mà người dân biết, dân ghi nhớ, ghi ơn và chính họ là những trang sử sống động nhất, được truyền từ đời này sang đời khác mà không có một thế lực nào có thể ngăn cản được.
Người dân Miền Nam chính là điển hình sống động nhất. Họ là những người dân Việt nghèo khổ, phải bỏ xứ, bỏ làng quê thân yêu của mình vào miền Nam lập nghiệp. Họ phải đối diện với biết bao hiểm nguy từ hùm beo dã thú, từ thiên nhiên nước độc rừng thiêng, từ ánh mắt thù địch của cư dân bản địa, để khai hoang đất đai, ổn định cuộc sống của mình. Và mảnh đất ấy, cuộc sống ấy, là thứ vốn quý giá nhất, thiêng liêng nhất của họ. Tất nhiên, những thế lực nào tàn phá điều thiêng ấy của họ thì họ sẽ chống lại, còn ai giúp họ gìn giữ nó, thì họ sẽ tôn thờ bất chấp lịch sử không thích điều này.
Ngũ hổ tướng Gia Định là những vị tướng được người dân miền Nam tôn thờ, không phải chỉ vì họ theo phò vị chúa là chủ nhân của đất miền Nam mà họ còn là những người đứng ra bảo vệ những thành quả thiêng liêng mà người dân miền Nam có được trong công cuộc khai phá trước các thế lực thù địch từ nơi khác. Mặt khác, những vị tướng này còn có những đức tính cao đẹp mà họ được thừa hưởng từ ngàn xưa của dân tộc : Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng. Chính những lẽ đó, họ đã sống mãi trong lòng người dân miền Nam, bất chấp sự nhìn nhận nghiệt ngã của lịch sử.
Sau đây, em xin trình bày lần lượt cuộc đời của từng vị trong ngũ hổ tướng Gia Định, để mọi người hiểu tại sao người miền Nam lại tôn thờ họ.
Đầu tiên là vị tả quân Lê Văn Duyệt.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Đại chiến thị Nại, chiến công hiển hách của tả quân Lê Văn Duyệt, được thể hiện qua lời bình khá hài hước của Đạt Phi media
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Vị hổ tướng thứ hai : Nguyễn Huỳnh Đức. Ông được ví như một Quan Công của Việt Nam.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Hóng bài của Cụ.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Nguyễn Huỳnh Đức, Quan Công của Việt Nam qua lời kể của Đạt Phi media
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực

cogang

Xe tăng
Biển số
OF-333859
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
1,493
Động cơ
8,874 Mã lực
Nơi ở
Quận Bắc Từ Liêm
Sử học là cái môn mà biết thực sự thì hãy lên tiếng, biết theo kiểu gom góp, nghe đồn, sưu tầm ở nguồn linh tinh ko kiểm chứng thì chỉ nên để chém gió khi trà dư tửu hậu thôi. Đừng đưa lên OF các cụ nhà mình cười cho, xấu hổ
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,936
Động cơ
1,030,493 Mã lực
Hay quá cụ ạ
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
so sánh với quan công thì em chỉ thấy có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thôi chứ nhỉ? giờ mới nghe thấy bẩu Nguyễn Huỳnh Đức đc so sánh với Quan Công.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Vị hổ tướng tiếp theo : Nguyễn Văn Trương.
Nguyễn Văn Trương ( 1740 - 1810), danh tướng của Nguyễn Phúc Ánh và là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định.
Ông là người huyện Lễ Dương (nay là huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Năm 1776 khi Nguyễn Lữ (một trong ba thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn) đem quân vào Nam, lấy được thành Sài Gòn, đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy đến Trấn Biên (Biên Hòa), thì Nguyễn Văn Trương xin theo phò tá Nguyễn Lữ, và được cho giữ chức Chưởng cơ cai quản binh thuyền.
Trong khoảng 1777 – 1783, Nguyễn Ánh nhiều lần đem quân về chiếm lại Gia Định, nên ông cũng thường xuyên phải đụng trận với chúa Nguyễn. Có lần quân Tây Sơn thắng thế, Nguyễn Văn Trương cùng quân Tây Sơn cưỡi ngựa đuổi bắt chúa Nguyễn đang chạy bộ, đến đoạn đường hẹp đột nhiên có một cây cổ thụ lớn đã mục ruỗng đổ sập xuống chặn đường quân Tây Sơn làm ngựa không thể vượt qua được vì vậy mà chúa Nguyễn Ánh thoát nạn, từ sự kiện đó mà Nguyễn Văn Trương trong lòng đã cho rằng chúa Nguyễn là người có thiên mệnh.
Đến năm 1787, nhà Tây Sơn cứ lục đục nội bộ mãi, các tướng quay sang đánh giết lẫn nhau, chúa Nguyễn Ánh nhân đó mà chiếm lấy Gia Định, chán chường Nguyễn Văn Trương đem quân thân tín chạy qua đầu hàng chúa Nguyễn.
Tháng 3 năm Nhâm Tí (1792), nhân khi mùa gió Nam thổi mạnh, chúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương cùng Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Dayot và Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) đem chiến thuyền từ cửa Cần Giờ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) ra đốt phá thủy trại của Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), rồi quay về an toàn.
Tháng 3 năm sau (Quý Sửu, 1793), chúa Nguyễn để con là Nguyễn Phúc Cảnh ở lại giữ đất Gia Định, sai Tôn Thất Hội cùng Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành đem bộ binh đánh Phan Rí (nay thuộc Bình Thuận). Còn chúa Nguyễn cùng Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh đem thủy quân đi đánh mặt bể. Đến tháng 5 thì đoàn chiến thuyền của quân Nguyễn vào cửa bể Nha Trang, rồi đánh lên Diên Khánh, phủ Bình Khang, sau lại đánh lấy phủ Phú Yên.
Năm Tân Dậu (1801), ngày 15 tháng Giêng, chúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Duyệt chia làm hai đạo tấn công thuỷ trại của Tây Sơn ở Thị Nại đốt được hết cả tàu và thuyền của quân Tây sơn. Đây là trận thủy chiến dữ dội nhất, đáng được gọi là "võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà Nguyễn.
Ngày 7 tháng 6 năm (1801). Nguyễn Văn Trương hợp binh với chúa Nguyễn tại cửa Hàn (Đà Nẵng). Ngày 9, khoảng 4 giờ quân Nguyễn cả lục quân và thủy quân tiến ra Phú Xuân (Huế). Đến 8 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801), thành Phú Xuân mất vào tay chúa Nguyễn.
Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1802), vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh sai Nguyễn Quang Thùy tiến lên vây đánh lũy Trấn Ninh. Thế trận chưa nghiêng ngả về bên nào thì có tin thủy quân của Tây Sơn đã bị Nguyễn Văn Trương phá tan ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), khiến quan quân nhà Tây Sơn hốt hoảng phải tháo chạy. Đây cũng là trận đánh quyết định cuối cùng từ đó nhà Tây Sơn trượt dài và sụp đổ. Nguyễn Ánh thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế.
Năm Ất Sửu (1805), vua Gia Long cử ông vào cai trị miền Nam với chức vụ Lưu trấn thành Gia Định, thay cho Nguyễn Văn Nhơn. Năm 1808, ông được triệu về kinh đảm nhận chức vụ khác.
Năm Canh Ngọ (1810) ông mất tại chức, thọ 70 tuổi, được truy tặng là Thái bảo, thờ ở miếu Trung hưng công thần. Đời Minh Mạng, ông lại được truy phong là Đoan Hùng Quận công.
Con ông là Nguyễn Văn Vân, cũng là một viên tướng có tài, làm quan võ đến chức Tiền quân đô thống chế.
 

Hổ vồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451936
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,336
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
51
Bất diệt trong lòng người dân Nam bộ phải là những vị tướng anh hùng chống ngoại xâm như Nguyễn Trung Trực, Trương Định. Ngày giỗ của các ông được nhân dân Nam bộ làm to lắm.
Mấy ông ngũ hổ tướng của Gia Long bất diệt trong lòng dân Nam bộ như thế nào em cóc nghe thấy. :D
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
so sánh với quan công thì em chỉ thấy có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thôi chứ nhỉ? giờ mới nghe thấy bẩu Nguyễn Huỳnh Đức đc so sánh với Quan Công.
Quan Công là viên tướng thất trận bị chém bay đầu cả cha lẫn con cớ sao dám so với Hưng Đạo Đại Vương nhà mình ?
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Đề nghị chủ thớt trình bày lý luận, căn cứ để bảo vệ cho quan điểm mà chủ thớt đã nêu trong tên topic:
Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

Nếu chủ thớt chỉ thuần túy copy và paste như thế này, lại cùng với các bức tranh vẽ kèm minh họa là chữ nước ngoài như thế này, thực sự nội dung của topic sẽ rất nhạt

Trân trọng
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Bất diệt trong lòng người dân Nam bộ phải là những vị tướng anh hùng chống ngoại xâm như Nguyễn Trung Trực, Trương Định. Ngày giỗ của các ông được nhân dân Nam bộ làm to lắm.
Mấy ông ngũ hổ tướng của Gia Long bất diệt trong lòng dân Nam bộ như thế nào em cóc nghe thấy. :D
Như em đã bình luận, người miền Nam luôn chống lại những thế lực áp bức khác từ bên ngoài. Việc họ thờ cúng Nguyễn Trung Trực hay ngũ hổ tướng là việc bình thường. Chỉ có điều Nguyễn Trung Trực, Trương Định được sử sách ghi chép, ca ngợi nên các cụ ngoài Bắc biết được còn 5 vị ngũ hổ tướng cũng như Gia Định Tam hùng thì chỉ có dân miền Nam là biết thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top