[Funland] Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ông Cụ sang xin vũ khí chứ không rước giặc vào nhà như NA và một số tiền bối, hậu duệ của NA, đừng có so sánh lươn khươn.
vũ khí quân trang tiền bạc thuốc men lương thực ấy không phải tự nhiên mà xin được đâu. Giá phải trả đắt lắm đấy. Chẳng ai cho ko ai cái gì đâu đặc biệt là anh bạn hàng xóm 4 tốt ấy
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Cụ dẫn ra cụ thể xem Nguyễn Trãi đóng góp cái gì mà lại gọi là anh hùng dân tộc.

Đừng dẫn mấy cái nhận xét trên kia. Chẳng cái nào chỉ ra được ông ta làm được gì mà bây giờ gọi là anh hùng dân tộc.

Cũng chẳng liên quan đến nhân cách của ông ta

Nếu dẫn những thứ như vậy thì Việt Nam có hàng chục nghìn anh hùng dân tộc.

Hiện nay chính phủ Việt Nam chỉ tôn vinh 13 người là anh hùng dân tộc

Cụ nên trả lời cho đúng vấn đề tôi nói tới
Những chỗ tôi tô đỏ cụ không đọc à? Lười quá thảo nào không hiểu biết gì rồi phán nhăng nhít.
Đây là những câu trích nguyên văn, tôi đành trích lại vài câu, của các tác gia các thế kỉ trước, để cụ khỏi nghĩ họ là một số trong chính phủ hiện nay:

- Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi
Danh ghi thanh sử sáng bằng gương (Hà Nhậm Đại - Thế kỉ 16)


- Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả (Đỗ Nghi- thế kỉ 17)

- công lao của ông trùm khắp trên đời (Dương Bá Cung - thế kỉ 18)

- "đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được' (Lê Quý Đôn -thế kỉ 18)

- Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm (Nguyễn Năng Tĩnh, thế kỉ 19)

- "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"
(Phan Huy Chú thế kỉ 19)

- Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ (Khâm định - Chính sử Nguyễn)

....
Các sử gia kia ngu hết, có một mình cụ thông minh?

Còn cá nhân tôi không phải nhà nghiên cứu sử, chưa đủ thầm quyền đánh giá công lao Nguyễn Trãi, cũng chưa đủ tài năng đánh giá ông. Nhưng với hiểu biết không chuyên của tôi, thì ông là người hoạch định chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Minh, bằng việc nghiền ngẫm và viết Binh Ngô sách, dâng lên cho Lê Lợi, được Lê Lợi tin dùng. Ông trở thành cố vấn - mưu sĩ số 1 của Lê Lợi.
Bản thân ông soạn thư từ ngoại giao với địch, ngòi bút của ông đã khiến địch phân hóa, chia rẽ, nhiều tướng địch, nhiều thành địch (các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, Tam Giang) đầu hàng mà không cần tốn xương máu. Thậm chí cả cuộc chiến được kết thúc bằng hòa ước hòa bình, đem lại hòa bình mấy trăm năm cho hai quốc gia, có vai trò rất quyết định của ông. Thư từ ôg thay mặt vua trao đổi với nhà Minh cũng góp phần quan trong vào quan hệ ngoại giao hai nước sau chiến tranh.
Ông còn đóng góp to lớn vào sự nghiệp an dân, xây dựng chính quyền, giám khảo các kì thi chọn nhân tài.
Đặc biệt, ông có công lao phát triển văn hóa, tư tưởng của dân tộc:
- Dư địa chí do ông soạn là tác phẩm đầu tiên về địa lý nước ta.
- Bình ngô đại cáo được coi là áng văn bất hủ, tuyên ngôn độc lập của nước ta ở thế kỉ 15
- Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập đều là những tập thơ đỉnh cao về nghệ thuật và tư tường. Wikipedia viết về Quốc âm thi tập: "Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay[68]. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam[69]", và Ức Trai thi tập "là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng"
...
Tôi chỉ đủ sức nói về một định nghĩa vượt thời đại của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có"

Độc lập dân tộc gồm từ chính quyền độc lâp, lãnh thổ độc lập, văn hóa - chính thể độc lập (văn hiến), độc lập cả về phong tục, hiền tài - hào kiệt.
Một quốc gia - dân tộc độc lập thì không chỉ có núi sông, chính quyền riêng, mà phải cả văn hóa, cả nhân tài (con người) phải chứng tỏ được giá trị riêng. Trong số những hào kiệt góp phần khẳng định Việt Nam độc lập với Bắc quốc, có ông là nổi bật. Độc lập phải là độc lập ở văn hóa cao. Độc lập trong ngu muội thì chưa phải độc lập.

Phải nhiều thế kỉ sau, LHQ mới đề cao văn hóa và con người, xem nó như một mặt của quốc gia - dân tộc văn minh.

Tôi mất công viết những dòng trên, không phải vì cụ, nói thật người phỉ báng Nguyễn Trãi như cụ không đáng cho tôi viết trả lời, tôi kệ cụ trong sự tối tăm của cụ. Nhưng tôi viết, bởi nghĩ đến những người khác, có thể họ chưa quan tâm đến vấn đề này, diễn đàn là nơi bổ sung tri thức cho nhau, và bởi vì, đươc bỏ chút công viết vì kính trọng các bậc tiền nhân thì cũng rất hân hoan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hổ vồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451936
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,336
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
51
Thế vũ khí đấy có bắn giết người Việt phía đối lập hay không?
Ngẫn ngơ đánh võng một hồi hoá ra là rận. Thưa chú rận, vũ khí đó mang về để đánh bọn xâm lược Pháp và tay sai của chúng. Phía đối lập thời đó chắc chỉ có trong từ điển của loài rận thôi.
 

giadinh548

Xe đạp
Biển số
OF-353339
Ngày cấp bằng
2/2/15
Số km
16
Động cơ
264,990 Mã lực
Ku này chả đóng góp được gì cho thớt, vào toàn chọc ngoáy vớ vẩn
Có lần còn lập thớt dựng chuyện, rữa xe mất ví, rồi đổ tội cho 2 đứa trẻ con rửa xe, gọi chúng là dân Thanh_ Nghệ _ Tĩnh, rồi lấy cớ chửi, kích động vùng miền. . . . . .

Ku láu cá qua mặt được min mod, chứ không bịp bợm được các mem đâu nghe
Nó phá muốn nát cái thớt mức sống bên Mỹ đang rất hay nữa kìa cụ
 

Yêu Thanh Hóa

Xe buýt
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
540
Động cơ
274,360 Mã lực
Những chỗ tôi tô đỏ cụ không đọc à? Lười quá thảo nào không hiểu biết gì rồi phán nhăng nhít.
Đây là những câu trích nguyên văn, tôi đành trích lại vài câu, của các tác gia các thế kỉ trước, để cụ khỏi nghĩ họ là một số trong chính phủ hiện nay:

- Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi
Danh ghi thanh sử sáng bằng gương (Hà Nhậm Đại - Thế kỉ 16)


- Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả (Đỗ Nghi- thế kỉ 17)

- công lao của ông trùm khắp trên đời (Dương Bá Cung - thế kỉ 18)

- "đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được' (Lê Quý Đôn -thế kỉ 18)

- Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm (Nguyễn Năng Tĩnh, thế kỉ 19)

- "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"
(Phan Huy Chú thế kỉ 19)

- Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ (Khâm định - Chính sử Nguyễn)

....
Các sử gia kia ngu hết, có một mình cụ thông minh?

Còn cá nhân tôi không phải nhà nghiên cứu sử, chưa đủ thầm quyền đánh giá công lao Nguyễn Trãi, cũng chưa đủ tài năng đánh giá ông. Nhưng với hiểu biết không chuyên của tôi, thì ông là người hoạch định chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Minh, bằng việc nghiền ngẫm và viết Binh Ngô sách, dâng lên cho Lê Lợi, được Lê Lợi tin dùng. Ông trở thành cố vấn - mưu sĩ số 1 của Lê Lợi.
Bản thân ông soạn thư từ ngoại giao với địch, ngòi bút của ông đã khiến địch phân hóa, chia rẽ, nhiều tướng địch, nhiều thành địch (các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, Tam Giang) đầu hàng mà không cần tốn xương máu. Thậm chí cả cuộc chiến được kết thúc bằng hòa ước hòa bình, đem lại hòa bình mấy trăm năm cho hai quốc gia, có vai trò rất quyết định của ông. Thư từ ôg thay mặt vua trao đổi với nhà Minh cũng góp phần quan trong vào quan hệ ngoại giao hai nước sau chiến tranh.
Ông còn đóng góp to lớn vào sự nghiệp an dân, xây dựng chính quyền, giám khảo các kì thi chọn nhân tài.
Đặc biệt, ông có công lao phát triển văn hóa, tư tưởng của dân tộc:
- Dư địa chí do ông soạn là tác phẩm đầu tiên về địa lý nước ta.
- Bình ngô đại cáo được coi là áng văn bất hủ, tuyên ngôn độc lập của nước ta ở thế kỉ 15
- Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập đều là những tập thơ đỉnh cao về nghệ thuật và tư tường. Wikipedia viết về Quốc âm thi tập: "Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay[68]. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam[69]", và Ức Trai thi tập "là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng"
...
Tôi chỉ đủ sức nói về một định nghĩa vượt thời đại của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có"

Độc lập dân tộc gồm từ chính quyền độc lâp, lãnh thổ độc lập, văn hóa - chính thể độc lập (văn hiến), độc lập cả về phong tục, hiền tài - hào kiệt.
Một quốc gia - dân tộc độc lập thì không chỉ có núi sông, chính quyền riêng, mà phải cả văn hóa, cả nhân tài (con người) phải chứng tỏ được giá trị riêng. Trong số những hào kiệt góp phần khẳng định Việt Nam độc lập với Bắc quốc, có ông là nổi bật. Độc lập phải là độc lập ở văn hóa cao. Độc lập trong ngu muội thì chưa phải độc lập.

Phải nhiều thế kỉ sau, LHQ mới đề cao văn hóa và con người, xem nó như một mặt của quốc gia - dân tộc văn minh.

Tôi mất công viết những dòng trên, không phải vì cụ, nói thật người phỉ báng Nguyễn Trãi như cụ không đáng cho tôi viết trả lời, tôi kệ cụ trong sự tối tăm của cụ. Nhưng tôi viết, bởi nghĩ đến những người khác, có thể họ chưa quan tâm đến vấn đề này, diễn đàn là nơi bổ sung tri thức cho nhau, và bởi vì, đươc bỏ chút công viết vì kính trọng các bậc tiền nhân thì cũng rất hân hoan.
Lê Thái Tổ 2 lần ban thưởng sau khi giải phóng đều không có tên Nguyễn Trãi.

Như vậy ông ta không có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ông đừng mang những cái nhận xét trên kia ra. Tôi cần ông chỉ ra cụ thể sự kiện đóng góp của Nguyễn Trãi.

Tại sao công ông Trãi kém hơn rất nhiều người khác trong sự nghiệp giải phóng mà lại tôn vinh ông ta.

Ông không chịu hiểu câu hỏi của tôi.

Tôi sẽ không tranh luận với ông thêm.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Ngũ hổ tướng Gia Định, em chỉ giới thiệu được ba người. Còn hai vị danh tướng nữa cũng là người rất tài giỏi là : Nguyễn Văn Nhơn và Trương Tấn Bửu. Có lẽ, em sẽ không kịp giới thiệu với các cụ.
Năm danh tướng này đều là những vị tướng đã từng làm tổng trấn Gia Định thành nên họ được gọi là Ngũ hổ tướng Gia Định. Họ đều có những đóng góp rất to lớn trong việc bảo vệ và phát triển Gia Định thành một đô thị số một của cả nước.
Người dân Sài Gòn ngày nay vẫn ghi nhớ công ơn và thờ cúng họ chính vì những đóng góp to lớn ấy cho thành phố. Ngay như các vị lãnh đạo Thành phố, hàng năm vẫn tổ chức ngày giỗ kỵ của các ông để ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân.
Và em cũng không quá lời khi nhận định rằng những vị danh tướng ấy luôn bất diệt trong lòng người dân Sài Gòn nói riêng và người dân miền Nam nói chung. Họ chính là niềm tự hào của người dân Thành phố.
 

Binh Húc

Xe đạp
Biển số
OF-394325
Ngày cấp bằng
29/11/15
Số km
18
Động cơ
235,150 Mã lực
Tuổi
43
Năm ngoái Bộ Giáo Dục đã dự định bỏ môn lịch sử khỏi chương trình giáo dục phổ thông rồi đó.

Nực cười là bao nhiêu chiến công đánh ngoại xâm của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi, ... thì chả thấy tổ chức long trọng gì.

Còn kẻ gây ra nội chiến, bất hòa dân tộc như Nguyễn Huệ thì lại được kỷ niệm trận Đống Đa.
Lay cụ ạ, kiến thức của cụ qua là siêu việt
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
Nguyễn Trãi được thổi phồng là do cái "Bình Ngô đại cáo".
 

Binh Húc

Xe đạp
Biển số
OF-394325
Ngày cấp bằng
29/11/15
Số km
18
Động cơ
235,150 Mã lực
Tuổi
43
dangduong hôm trước còn bảo Nguyễn Trãi là người Việt Nam vĩ đại nhất.

Ấu trĩ, nực cười.

Kẻ không có công lao, ít đóng góp như Trãi mà bây giờ tôn vinh như anh hùng dân tộc.

Rất vớ vẩn
Cụ bị loạn cmn ngôn rồi. Sách cụ đã đọc cụ nên đọc lại đi.
Cụ Nguyễn Trãi có thể không là người vĩ đại nhất nhưng bảo cụ không có công, có ít đóng góp thì chỉ bọn thiểu năng may ra mới xuyên tạc ra được.
Ít nhất thì cụ phải biết được Việt Nam có bao nhiêu người được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới chứ
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Vấn đề này em cũng đã bàn nát bằng những dẫn chứng rất rõ ràng ở một thớt (đã bị bay) rồi. Nếu lịch sử có chữ nếu thì nó đã rất khác, tất nhiên. Nếu Nguyễn Huệ thực hiện sách lược của Nguyễn Nhạc thì nhà Tây Sơn đã vững bền cho đến CMT8. Lúc đấy, chả biết ông nào sẽ có tượng đài và ông nào không :))
3 anh em nhà Tây Sơn là những người được học hành tử tế và có kiến thức rất sâu rộng (hơn cả Nguyễn Ánh). Nhất là Nguyễn Nhạc, ông là linh hồn của Tây Sơn. Tần nhìn chính trị của Nguyễn Nhạc rất cao xa nhưng chỉ tiếc các người em của ông, người thì quá nhu nhược, người thì quá tham vọng, đã làm tan tành chiến lược của ông.
Chưa bao giờ nước Nam đứng trước một cơ hội tuyệt vời như thời đấy. Cả một vùng Thủy Chân Lạp (đã thuộc Việt) và Lục Chân Lạp (đang tranh chấp với Xiêm) và cả nước Xiêm rộng lớn nữa.
Nguyễn Nhạc đã thấy được một vùng đất hứa trù phú ở phía Nam, nơi mà ông có thể tập trung gầy dựng lực lượng của mình thành một thế lực hùng mạnh. Chính sách Nam tiến được tiến hành : ước vọng của Nhạc thổ lộ với Chapman là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chỉ chừng ấy đủ rồi. Ông vẫn tự nhận mình là vua Tây Sơn, “vua Trời” của binh dân đất Nam Hà (trích lịch sử nội chiến). Nếu như Nguyễn Huệ, một chiến tướng dũng mãnh bách chiến bách thắng, toàn tâm, toàn ý thực hiện chiến lược của Nguyễn Nhạc bình định Nam bộ, tiến đánh Lục Chân Lạp và cả Xiêm la, em nghĩ chắc chắn đại công sẽ thành và lịch sử nước ta có lẽ đã khác đi rất nhiều (em còn nằm mơ nhà Tây Sơn sau khi chiếm Xiêm la, còn đánh chiếm luôn cả Miến Điện cơ đấy :)) ).
Vậy chiến lược của Nguyễn Nhạc có khả thi không ? Hoàn toàn khả thi với điều kiện đừng đụng đến đất Bắc Hà.
Như em đã chứng minh ở còm trước, đất Bắc Hà là đất có chủ. Nếu ai chạm vào nó thì sẽ kéo đến họa ngoại xâm từ phương Bắc. Và thực tế lịch sử đã thể hiện biết bao triều đại nối tiếp nhau đều phải chiến thắng đối thủ đầu tiên, đến từ phương Bắc.
Thế Nguyễn Huệ biết không ? Ông ta học rộng tất nhiên ông ta hoàn toàn biết việc ấy.
Nếu Nguyễn Huệ biết thì tại sao ông ta vẫn thực hiện ? Vì ông ta là một người lòng đầy tham vọng quyền lực và ông ta cho mình có đủ khả năng để thực hiện.
Vậy ông ta thực hiện nó như thế nào ? Tất nhiên là từng bước, từ thăm dò, tạo diễn biến rồi cuối cùng cướp ngai vàng.
Là một tướng dưới trướng của Nguyễn Nhạc nhưng Nguyễn Huệ tự ý dẫn binh kéo ra Bắc sau khi nhận được tin tứ từ Nguyễn Hữu Chỉnh : "Long Nhưỡng tướng quân này, thực lực Bắc Hà suy lắm rồi, ông còn chần chờ chi nữa, ra lấy thôi". Với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh" Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc và quả đúng như lời Chỉnh nói, ông lấy đất Bắc Hà dễ như trở bàn tay. Một kế sách cổ xưa được ông đem ra áp dụng thử, đấy là cưới công chúa con vua Lê để đoạt giang san đúng qui trình như nhà Trần đoạt của nhà Lý. Tuy nhiên, không giống vua Lý, vua Lê có nhiều con trai và đó chính là cái khó của Nguyễn Huệ. Một sự thăm dò dư luận được ông vạch ra bằng cách muốn đưa Lê Duy Cận lên ngôi nhưng vấp phải sự phản đối với số phiếu áp đảo.
Ở Quy Nhơn, vua Thái Đức sau khi hay tin Nguyễn Huệ ra Bắc lập tức ngày đêm lên đường để ngăn chặn ngay. Tại sao Nguyễn Nhạc lại làm vậy ? Vì hơn ai hết, Nguyễn Nhạc hiểu rõ ý định của Nguyễn Huệ, đồng thời việc làm của Huệ đang đe dọa Tây Sơn, đe dọa chiến lược Nam tiến của ông. Trước mặt vua Lê, Nguyễn Nhạc đã hùng hồn cam kết không cướp đất, để yên lòng dân Bắc Hà cũng như tránh một cuộc xâm lược từ phương Bắc. Ông kéo Nguyễn Huệ về.
Miếng mồi ngon đang đưa đến miệng thì bị cướp mất, hỏi ai không căm tức. Cuộc chiến nồi da xáo thịt là không tránh khỏi. Chính sách Nam tiến của Nguyễn Nhạc tan thành mây khói.
Không còn sự ngăn cản từ Nguyễn Nhạc nữa, Nguyễn Huệ từng bước thực hiện kế hoạch thôn tính Bắc Hà của mình. Đầu tiên ông để Chỉnh ở Bắc Hà để "phò Lê" sau đấy ông sai Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh, đồng thời diệt luôn vua Lê. Nhậm vâng mệnh ra Bắc thực hiện nhưng chỉ hoàn thành được 50% nhiệm vụ. Nhậm chỉ giết được Chỉnh nhưng lại để vua Lê chạy thoát. Huệ tức giận giết Nhậm nhưng không dám đặt mít lên ngai vàng ngay vì ông ta vẫn đang thăm dò phản ứng từ phương Bắc (vì Lê Chiêu Thống đã chạy thoát). Nguyễn Huệ rút về Phú Xuân để Ngô Thì Nhậm ở lại canh giữ Bắc Hà với một vị giám quốc bù nhìn Lê Duy Cận. Quả thật ông đoán không sai khi quân Thanh được mẹ của Lê Chiêu Thống mời sang. Chuyện đến nước này, Nguyễn Huệ không cần dấu diếm ý định của mình nữa. Ông lập tức xưng đế, sẵn sàng đối đầu với quân Thanh, đặt cược vận mệnh của mình "thắng làm vua, thua làm giặc".
Về phía Nguyễn Nhạc, mặc dù rất đau buồn nhưng ông vẫn hy vọng cứu vãn sách lược Nam tiến của mình. Biết em đam mê danh vọng, ông đề nghị nhường ngai vàng của mình cho Nguyễn Huệ với điều kiện Nguyễn Huệ đem quân vào Nam đánh Nguyễn Ánh, còn chuyện vỡ lỡ tại Bắc Hà, ông ta sẽ đứng ra nhận trách nhiệm hết. Nhưng Nguyễn Huệ từ chối, tự xưng hoàng đế, kéo quân ra Bắc.
Thật tiếc thay cho Nguyễn Nhạc.
Thực ra, các triều vua chúa Việt vì muốn yên ổn với phương Bắc nên buộc phải rập khuôn theo chương trình "Nho giáo" của họ. Sự phân chia ranh giới của 2 thế lực Trịnh - Nguyễn nó những mặt tiêu cực cũng như tích cực của nó. Mặt tiêu cực thì ai cũng biết, đất nước bị chia cắt nhưng mặt tích cực của nó là giúp các chúa Nguyễn ở phương Nam không bị ảnh hưởng bởi các khuôn phép lạc hậu, trì trệ. Các chúa Nguyễn đã mở cửa thông thương mần ăn với nước ngoài và làm cho khu vực đàng trong phát triển rực rỡ.
Nguyễn Nhạc thấy được tiềm năng ấy của phương Nam, rất to lớn. Phương Nam là vùng đất trù phú, lương thực dồi dào và nhất là xa "mặt trời" nên rất phù hợp để gầy dựng thế lực.
Với lực lượng quân sự hùng mạnh trong tay, nhất là dưới trướng có những mãnh tướng như : Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Trương ... thì ông quá dư giả khả năng để biến chiến lược Nam tiến của mình thành sự thật. Bằng cách :
- Chặt đứt mối quan hệ của Nguyễn Ánh với các cộng đồng cư dân địa phương bao gồm : Người Việt, người Hoa, người Khơ me ...bằng việc tuyên truyền, chính sách ưu đãi, đãi ngộ cho cộng đồng này. Nói chung là thực hiện chính sách "công tâm".
- Thông qua các giáo sĩ truyền giáo, đặt vấn đề quan hệ ngoại giao với các QG châu Âu.
- Từng bước khai thác tiềm năng Nam bộ như : đưa cư dân Việt và binh lính lúc nhàn rỗi khẩn hoang miền Nam.
- Cử các dũng tướng tranh giành ảnh hưởng lục chân lạp với Xiêm la.
- Khi đã có lực lượng và kinh tế hùng mạnh, tiến hành chiến tranh xâm lược Xiêm la. Khuất phục được Xiêm la thì Tây Sơn sẽ có thêm Vạn tượng.
- Sau khi đã ổn định Xiêm la thì tiến hành xâm lược Miến Điện.
Các cụ cho em xin cái khăn lạnh lau mặt cho tỉnh ngủ. Em đang mơ :))
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Lê Thái Tổ 2 lần ban thưởng sau khi giải phóng đều không có tên Nguyễn Trãi.

Như vậy ông ta không có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ông đừng mang những cái nhận xét trên kia ra. Tôi cần ông chỉ ra cụ thể sự kiện đóng góp của Nguyễn Trãi.

Tại sao công ông Trãi kém hơn rất nhiều người khác trong sự nghiệp giải phóng mà lại tôn vinh ông ta.

Ông không chịu hiểu câu hỏi của tôi.

Tôi sẽ không tranh luận với ông thêm.
Nói NGuyễn Trãi không có công là không đúng, ông có công khá cao có lẽ chỉ thua hội Lê văn Linh và Bùi Quốc Hưng là 2 ông theo lê Lợi từ những năm đầu khởi nghĩa. Nguyễn Trãi có công hiến kế viết chữ trên lá giúp thanh thế lam sơn bay xa. Nguyễn Trãi có công dụ hàng Kết quả đạt được rất khả quan: các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá ra hàng đầu năm 1427. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã từng cùng với viên chỉ huy họ Tăng vào dụ hàng thành Tam Giang, khiến Chỉ huy sứ thành này là Lưu Thanh ra hàng vào khoảng tháng 4 năm 1427. Ông cũng đã đem thân vào dụ hàng thành Đông Quan năm lần viết thư cho Vương Thông uy hiếp tinh thần ông này, đem đến hội thề đông quan
Lê Lợi từng phong cho cụ Trãi chức Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự năm 1426 thời còn đánh quân Minh. Chức này rất to, to ngang trưởng ban tổ chức trung ương bây giờ. chứng tỏ cụ Trãi có công mới được phong chức cao thế.
khởi nghiã Lam sơn thành công cụ Trãi được phong tước quan phục hầu 1428, còn đợt xét công ban thưởng cuối năm 1429 không có tên cụ Trãi vì những lý do sau:
- cụ lê Lợi tính cục bộ địa phương: cụ chỉ tin và xét công lao cho hội hoa thanh quế đồng hương cụ ấy, các ông vùng khác ít được để ý.
- Trần Nguyên hãn là anh họ NGuyễn Trãi bị nghi mưu phản và bị triệu về kinh trên đường về ông tự sát ( hoặc bị giết) đầu 1429. vụ này cụ Trãi có liên đới cụ bị nghi ngờ giam lõng cho nên đợt xét công cuối 1429 không có tên cụ ấy. suốt đời Thái Tổ Nguyễn Trãi không được trọng dụng phải ở 1 ngôi nhà tồi tàn cuối thành hướng nam, lương không đủ sống tình cảnh cơ cực. vua nghi ngờ
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Thực ra, các triều vua chúa Việt vì muốn yên ổn với phương Bắc nên buộc phải rập khuôn theo chương trình "Nho giáo" của họ. Sự phân chia ranh giới của 2 thế lực Trịnh - Nguyễn nó những mặt tiêu cực cũng như tích cực của nó. Mặt tiêu cực thì ai cũng biết, đất nước bị chia cắt nhưng mặt tích cực của nó là giúp các chúa Nguyễn ở phương Nam không bị ảnh hưởng bởi các khuôn phép lạc hậu, trì trệ. Các chúa Nguyễn đã mở cửa thông thương mần ăn với nước ngoài và làm cho khu vực đàng trong phát triển rực rỡ.
Nguyễn Nhạc thấy được tiềm năng ấy của phương Nam, rất to lớn. Phương Nam là vùng đất trù phú, lương thực dồi dào và nhất là xa "mặt trời" nên rất phù hợp để gầy dựng thế lực.
Với lực lượng quân sự hùng mạnh trong tay, nhất là dưới trướng có những mãnh tướng như : Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Trương ... thì ông quá dư giả khả năng để biến chiến lược Nam tiến của mình thành sự thật. Bằng cách :
- Chặt đứt mối quan hệ của Nguyễn Ánh với các cộng đồng cư dân địa phương bao gồm : Người Việt, người Hoa, người Khơ me ...bằng việc tuyên truyền, chính sách ưu đãi, đãi ngộ cho cộng đồng này. Nói chung là thực hiện chính sách "công tâm".
- Thông qua các giáo sĩ truyền giáo, đặt vấn đề quan hệ ngoại giao với các QG châu Âu.
- Từng bước khai thác tiềm năng Nam bộ như : đưa cư dân Việt và binh lính lúc nhàn rỗi khẩn hoang miền Nam.
- Cử các dũng tướng tranh giành ảnh hưởng lục chân lạp với Xiêm la.
- Khi đã có lực lượng và kinh tế hùng mạnh, tiến hành chiến tranh xâm lược Xiêm la. Khuất phục được Xiêm la thì Tây Sơn sẽ có thêm Vạn tượng.
- Sau khi đã ổn định Xiêm la thì tiến hành xâm lược Miến Điện.
Các cụ cho em xin cái khăn lạnh lau mặt cho tỉnh ngủ. Em đang mơ :))
tây sơn mà có bản lĩnh làm vậy thì họ đã không giết người Hoa ở cù lao phố và cướp gạo tiền ở Gia định. Nguyễn văn trương và tây sơn không bao giờ hợp nhau, tính cách khác nhau xa quá thì sao dung hợp nổi. Không có Nguyễn Ánh thì Trương cũng trốn tìm nơi khác hoặc xin hưu
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,046
Động cơ
1,514,384 Mã lực
Người dân Sài Gòn ngày nay vẫn ghi nhớ công ơn và thờ cúng họ chính vì những đóng góp to lớn ấy cho thành phố. Ngay như các vị lãnh đạo Thành phố, hàng năm vẫn tổ chức ngày giỗ kỵ của các ông để ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân.
Như vậy là nhân dân và chính quyền vẫn nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân ấy chứ đâu có lãng quên phải không cụ? Cũng như các cụ Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức, Thoại Ngọc Hầu..., lịch sử không quên ai cả. Nhưng lịch sử nước ta mấy ngìn năm chống ngoại xâm, nên các anh hùng đánh giặc như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... sẽ được ghi công và nhắc đến nhiều hơn các vị khác. Ngay như các đời vua nhà Lý, Trần, Lê..., cũng có được lịch sử nhắc đến nhiều đâu. Còn ở cấp tương đương tổng trấn Gia Định thì người Hà Nội giờ chắc chỉ nhớ đến cụ Hoàng Diệu.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Như vậy là nhân dân và chính quyền vẫn nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân ấy chứ đâu có lãng quên phải không cụ? Cũng như các cụ Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức, Thoại Ngọc Hầu..., lịch sử không quên ai cả. Nhưng lịch sử nước ta mấy ngìn năm chống ngoại xâm, nên các anh hùng đánh giặc như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... sẽ được ghi công và nhắc đến nhiều hơn các vị khác. Ngay như các đời vua nhà Lý, Trần, Lê..., cũng có được lịch sử nhắc đến nhiều đâu. Còn ở cấp tương đương tổng trấn Gia Định thì người Hà Nội giờ chắc chỉ nhớ đến cụ Hoàng Diệu.
đang nói dân miền nam. mấy ông này có công với dân nam bộ nên họ thờ. Riêng ông Nguyễn Huệ dân nam bộ không thờ ông ấy. bây giờ cũng vậy, em không thấy có chổ nào của nam bộ tính từ bà rịa vũng tàu trở vào có đền thờ ông này
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,780
Động cơ
415,659 Mã lực
Em chỉ biết một trong số ít những nguyên nhân mà cụ nói:))
Cụ cho em xin ít nữa đi, tay em bé , Gúc ko chuẩn :P
Ít do rất nhiều lý do.
Cụ tự tìm hiểu sẽ rất thú vị.
Ông này xuất thân là dân giang hồ và Việt nam Quốc dân đ ảng :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top