[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga trong cuộc tấn công của Ukraine năm 2023

(Tiếp)

Việc kích hoạt thông tin liên lạc tần số vô tuyến (RFC) phụ thuộc vào hoạt động thông tin liên lạc. rong lĩnh vực này cũng vậy, quân đội Nga đang đạt được tiến bộ quan trọng. Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, lực lượng Nga phụ thuộc rất nhiều vào các trang thiết bị vô tuyến quân sự đặc biệt. Trong cuộc cạnh tranh trang thiết bị vào cuối năm ngoái, một loạt hệ thống dân sự đã được sử dụng. Tuy nhiên, về mặt khái niệm, người Nga hiện nay dường như đã chuyển sang sử dụng ngày càng nhiều các mạng truyền thông quân sự nhưng thay vào đó là các dịch vụ dựa trên ứng dụng để mã hóa và truy cập dữ liệu.

1700301481269.png

Hệ thống Strelets

Kết quả là một hệ thống như Strelets có thể cung cấp kết nối 3G cho nhiều thiết bị vận hành các ứng dụng trực quan cho người dùng dân sự. Sự tách biệt giữa kênh mạng (bearer) và dịch vụ này còn mới mẻ và tính bảo mật cũng như độ bền của các hệ thống đang được thử nghiệm vẫn còn hồ nghi. Tuy nhiên, gánh nặng huấn luyện của phương pháp này đã giảm bớt và những cải thiện về chỉ huy hỏa lực đã đạt được có nghĩa là AFRF có thể sẽ tiếp tục phát triển theo hướng này và ngày càng hệ thống hóa kiến trúc thông tin liên lạc của họ theo các phương pháp này.

III. Những thách thức và yêu cầu đặt ra của Ukraina

Những điều chỉnh của Ukraina để vượt qua những thách thức này là rất nhạy cảm. Do đó, thay vào đó, báo cáo này sẽ phác thảo một số lĩnh vực thách thức dai dẳng mà các đối tác quốc tế của Ukraine có thể tập trung vào để cải thiện hoạt động hỗ trợ mà họ dành cho AFU. Với quỹ đạo của cuộc tấn công này, rõ ràng là các hoạt động tác chiến lớn trên bộ sẽ tiếp tục vào năm 2024 và do đó việc cải thiện hoạt động hỗ trợ cho quá trình xây dựng lực lượng của Ukraine hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng.

1700301599038.png

Pháo binh Ukraine

Các lực lượng Ukraine có thể đạt được tiến bộ trong cuộc tấn công, điều đó phụ thuộc vào ưu thế về hỏa lực. Tầm bắn xa hơn người Nga, kết hợp với việc có các phương tiện tốt hơn để phát hiện pháo binh của đối phương và thực hiện các cuộc phản pháo, là một lợi thế rất cần thiết của quân đội Ukraine. Lợi thế này bị hạn chế về mặt thời gian bởi khả năng sử dụng của pháo Ukraine, sự sẵn có của nòng pháo thay thế và việc tiếp tục cung cấp đạn 155 mm.Với 17 hệ thống pháo đang hoạt động, rõ ràng là không thể sản xuất nòng thay thế cho tất cả các hệ thống đó do tình trạng thiếu máy chế tạo nòng pháo trong khắp NATO.Do đó, điều quan trọng là các đối tác quốc tế của Ukraine phải đầu tư để đảm bảo có nguồn cung bền vững cho một cơ sở pháo binh hợp nhất, tập trung vào duy trì ít loạipháo hơn ở quy mô lớn hơn. Nếu không đạt được điều này, nó sẽ làm suy yếu các tiền đề để Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ trong năm tới. Việc bảo vệ pháotrước Lancet-3M và các loại đạn bay lảng vảng khác cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu và hoạt động nghiên cứu các biện pháp bảo vệ lực lượng cần được đẩy nhanh.

1700301627952.png

Pháo binh Ukraine

Duy trì các phương tiện chiến đấu do các đối tác quốc tế của Ukraine cung cấp cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các loại xe chiến đấu được bảo vệ. Có rất nhiều loại phương tiện đã được tặng, từ MRAP đến IFV. Một số loại phương tiện không còn được sản xuất, trong khi một số khác vẫn được sử dụng rộng rãi. Lực lượng Ukraine nhận thấy rằng các phương tiện do phương Tây cung cấp vượt trội hơn rất nhiều so với các các loại xe chiến đấu được bảo vệ từ thời Liên Xô cũ của họ vì một lý do cơ bản: khả năng sống sót của kíp xe.Trong khi đối với bộ phận cơ giới hóa của Liên Xô, BMP là hệ thống vũ khí chủ yếu của họ, và do đó, các nhà lập kế hoạch Liên Xô coi việc mất BMP đồng nghĩa với việc mất bộ phận đó, quân đội phương Tây lại coi cơ giới hóa như một sự bổ sung cho hoạt động quân sự cơ bản.

1700301715260.png

Xe thiết giáp của Ukraine

Các loại xe chiến đấu được bảo vệ được dùng để đưa bộ binh đến mục tiêu của họ, sau đó bộ binh sẽ tấn công. Sự khác biệt trong tư duy này, kết hợp với cách tiếp cận khác về tổn thất, có nghĩa là các phương tiện phương Tây rất chú trọng đến khả năng sống sót của bộ binhxuống xe ngay cả khi phương tiện bị tiêu diệt trong thực hiện nhiệm vụ.Ngược lại với các phương tiện cũ thời Liên Xô, lớp giáp của xe bị tổn hại cũng thường là thảm họa đối với những người bên trong xe. Hệ thống hỗ trợ sự sống chỉ được coi là thứ yếu. Do Nga có quân số đông hơn Ukraine nên việc tích lũy kinh nghiệm và tuổi thọ của binh sỹ là điều quan trọng về mặt chiến lược đối với AFU. Nhưng trong khi các loại xe chiến đấu được bảo vệ do phương Tây cung cấp có thể đang làm rất tốt việc cho phép những binh sỹ xuống xe sống sót - như đã được chứng minh bằng việc bộ binh vẫn đến được Novodarivka mặc dù phương tiện của họ trở thành nạn nhân của mìn và hỏa lực của kẻ thù - vẫn có tỷ lệ tổn thấtphương tiện cao.Những phương tiện này thường bị mất tính di động hơn là bị phá hủy. Nhưng việc phụchồi chúng đòi hỏi phải cung cấp phụ tùng thay thế phù hợp. Đó là thách thức đối với những loại xe không còn được sản xuất. Do đó, một lần nữa, các đối tác quốc tế của Ukraine cần đảm bảo rằng luôn có sẵn sự hỗ trợ công nghiệp để giúp quân đội Ukraine bền vững.

1700301748041.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chiều sâu khai thác trong điều kiện hỏa lực vượt trội bị hạn chế đáng kể bởi năng lực trinh sát bãi mìn. Hiện tại, các hoạt động của Ukraine vốn đã bị hạn chế về nhịp độ bởi thực tế là khi thủ đoạn rải mìn của Nga ngày càng trở nên ít giống nhau và có ở khắp nơi, thì cần phải tiến hành trinh sát kỹ lưỡng trước bất kỳ cuộc tấn công mạnh mẽ lớn nào kẻo việc tổn thất trang thiết bị sẽ trở nên không thể chấp nhận được. Việc này không thể thực hiện trong chiều sâu và thường phải dựa vào các công binh đã xuống xe.Do đó, rất khó lập kế hoạch hoạt động vượt ra ngoài khu vực phòng thủ ngay phía trước các vị trí của Ukraine, có nghĩa là rất khó triển khai chọc thủng phía trước. Một lưu ý cần thận trọng là do có sự sai lệch so với học thuyết, tình trạng thực tế của các bãi mìn khác với những gì được thể hiện trong kế hoạch của Nga. Do đó, hoạt động hỗ trợ nên tập trung vào trang thiết bị và kỹ thuật dò mìn. Một lĩnh vực quan trọng có thể hỗ trợ là sử dụng phân tích hình ảnh bằng thuật toán có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy bay không người lái để lập bản đồ các bãi mìn nhanh hơn.

1700301814335.png


Việc lập kế hoạch vẫn là một thách thức đáng kể đối với các đơn vị Ukraine do số lượngsỹ quan tham mưu được huấn luyện còn hạn chế. AFU mở rộng nhanh chóng cùng với việc động viên dân thường đồng nghĩa với việcsố lượng đơn vị nhiều hơn số lượng sỹ quan tham mưu.

Mặc dù các lữ đoàn có các chuyên gia kỹ thuật có khả năng vận hành các hệ thống thông tin liên lạc và hỗ trợ mà họ cần, đồng thời thường có các chỉ huy có kỹ năng, nhưng cơ sở lập kế hoạch và đội ngũ sỹ quan tham mưu G3 có kinh nghiệm lại rất hiếm. Điều này hạn chế quy mô mà các lữ đoàn có thể kết hợp các loại vũ khí, đặc biệt là trong các hoạt động tấn công khi thời gian lập kế hoạch bị nén lại. Đây là lĩnh vực hỗ trợ được xác định là yêu cầu ngay từ tháng 6 năm 2022 nhưng các đối tác của Ukraine vẫn chưa đảm bảo một cách hiệu quả.Điều quan trọng là bất kỳ hoạt động huấn luyện đội ngũ sỹ quan tham mưu nào được thực hiện đều không nhằm mục đích đưa lực lượng Ukraine này tham gia các khóa đào tạo sỹ quan tham mưu của NATO.

1700301888493.png


Một số lượng tương đối nhỏ sỹ quan tham mưu áp dụng các quy trình của NATO sẽ trở lại mức trung bình khi họ quay lại Ukraine và làm việc với phần lớn sỹ quan tham mưu chưa được huấn luyện về các quy trình tương tự.Thay vào đó, hoạt động huấn luyện nên dựa trên quan sát cách các sỹ quan tham mưu lữ đoàn Ukraina hoạt động và các công cụ mà họ sử dụng, sau đó đưa ra nội dung huấn luyện về các kỹ thuật giúp tối đa hóa hiệu quả hoạt động của các sỹ quan đó trong bối cảnh này. Hoạt độnghuấn luyện phải được thiết kế riêng. Lý tưởng nhất là toàn bộ đội ngũ sỹ quan tham mưu. Nó cũng phải thể hiện chính xác các công cụ thông tin liên lạc và ISR được các lữ đoàn Ukraina sử dụng.

1700301968514.png


Một lĩnh vực ưu tiên quan trọng khác là huấnluyện các chỉ huy cấp dưới để tiến hành các cuộc diễn tập chiến đấu mang tính chiến thuật. Một lần nữa, tiêu hao binh sỹ và tramg thiết bị cùng với việc mở rộng quy mô quân đội Ukraine cho thấy các chỉ huy cấp dưới có chuyên môn sâu về các hoạt động tấn công không có sẵn khắp các đơn vị của Ukraine. Điều này thể hiện ở thực trạng phải giao công tác quản lý chiến đấu cho các cấp cao hơn, nơi có nhiều sĩ quan giàu kinh nghiệm hơn. Điều này thúc đẩy việc tiếp tục quản lý chiến đấu ở cấp cao hơn và làm hạn chế công tác chỉ huy nhiệm vụ. Áp lực bổ sung được đặt lên lữ đoàn, và làm hạn chế quy mô và mức độ phức tạp mà lữ đoàn có thể hoạt động.Điều này đã được chứng minh trong cuộc tấn công vào Rivnopil. Chỉ có 3% nhiệm vụ của pháo binh Ukraine là nhiệm vụ tạo khói.

1700302056428.png


Như đã được chứng minh trong cuộc tấn công vào vị trí đại đội ở phía bắc Rivnopil, khói có thể cực kỳ hữu ích trong việc gây nhầm lẫn cho lực lượng mặt đất của đối phương và che khuất các hành động tấn công. Nhưng khói cũng có tác dụng che khuất tầm nhìn từ các UAV mà các cấp chỉ huy và các sở chỉ huy cấp cao hơn của Ukraine sử dụng để phối hợp hoạt động và tiến hành quản lý chiến đấu. Các chỉ huy liên tục ưu tiên duy trì sự hiểu biết của họ về chiến trường hơn là tạo khói và che giấu chuyển động của binh sỹ. Do tầm quan trọng của việc sử dụng nhanh chóng pháo binh hỗ trợ di chuyển, sự ưu tiên này là dễ hiểu, nhưng nó cũng phản ánh những hạn chế về khả năng lữ đoàn tin tưởng vào các chỉ huy chiến thuật để thực hiện các hành động khi không được chỉ đạo bởi sở chỉ huy cấp cao có năng lực nhận biết tình huống tốt hơn. Do sở chỉ huy đã bão hòa nên công tác huấn luyện các chỉ huy cấp dưới có vai trò rất quan trọng kết hợp với mở rộng năng lực của sỹ quan tham mưu.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một lĩnh vực khác mà hoạt động huấn luyện cần được cải thiện là hướng tới sự hỗ trợ được cung cấp bên ngoài Ukraine với cấu trúc huấn luyện của AFU ở bên trong Ukraine. Hiện tại, hoạt động huấn luyện cá nhân được thực hiện bên ngoài Ukraine tập hợp từ các kỹ năng cá nhân. Khóa huấn luyện không có đủ thời gian để chuyển sang huấn luyện tập thể tại đại đội, trong khi hồ sơ an toàn ở phương Tây yêu cầu phải có giấy chứng nhận về huấn luyện các kỹ năng cá nhân trước khi có thể huấn luyện các hoạt động phức tạp hơn.

1700302166009.png

Binh lính Ukraine huấn luyện tại Anh

Cách tiếp cận an toàn này có thể có ý nghĩa trong thời bình đối với quân đội phương Tây. Đối với Ukraine, nó chỉ đơn giản là chuyển rủi ro từ hoạt động huấn luyện sang thực hành tác chiến. Một thực tế là huấn luyện cá nhân có thể được AFU thực hiện ở Ukraine. Điều không thể dễ dàng thực hiện được là huấn luyện tập thể. Điều này là do AFU thực hiện huấn luyện tập thể “trong đơn vị”. Những binh sỹ được các trung tâm huấn luyện chứng nhận đã qua huấn luyện kỹ năng cá nhân sẽ được đưa về các đơn vị và các hoạt động huấn luyện có được thực hiện hay không là tùy thuộc vào người chỉ huy lữ đoàn. Nếu lữ đoàn đangchiến đấu ở một khu vực của mặt trận thì phải thành lập khu vực huấn luyện phía sau tiền tuyến và luân chuyển binh sỹ về để huấn luyện.Điều này dẫn đến mức độ huấn luyện cao nhất là các hoạt động có quy mô cấp đại đội, với mức độ huấn luyện được thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ hoạt động tác chiến ở tiền tuyến.

1700302263624.png

Binh lính Ukraine huấn luyện tại Anh

Cách tiếp cận xây dựng lực lượng này đồng nghĩa với việc hầu hết các tiểu đoàn Ukraine đang tạo ra khoảng hai trung đội được coi là có đủ khả năng tiến hành các hành động đột kích. Mặc dùcác tiểu đoàn còn lại bảo đảm lực lượng tăng viện và năng lực giữ đất, nhưng quy mô mà các đội hình có thể thực hành tấn công lại bị hạn chế nghiêm trọng.

Hoạt động huấn luyện tập thể bên ngoài Ukraine bị cản trở bởi thực tế là do văn hóa bảo đảm an toàn ở NATO nên binh sỹ Ukraine không thể huấn luyện như họ chiến đấu. Hơn nữa, nhiều chiến thuật của NATO yêu cầu mức độ huấn luyện không khả thi trong khung thời gian định sẵn hoặc không phù hợp trong môi trường có mối đe dọa hiện đại. Một ví dụ điển hình ở đây là hoạt động huấn luyện của Ukraina tập trung vào mối đe dọa từ pháo binh ngay cả khi dạy chiến thuật tổ đội. Đối với quân đội phương Tây đang ngày càng phát triển các kỹ năng, pháo binh được đưa vào huấn luyện sau khi các chiến thuật bộ binh cơ bản đã thành thạo.Hoạt động huấn luyện phức tạp hơn liên quan đến pháo binh không thể được tiến hành cho đến khi các binh sỹ được cấp chứng nhận hoàn thành các kỹ năng cơ bản để có thể tập luyện một cách an toàn.

1700302328182.png

Chuyên gia quân sự Mỹ huấn luyện binh lính Ukraine

Tuy nhiên, đối với Ukraine, binh sỹ nào không được huấn luyện để đối phó với pháo binh thì không được tham gia chiến đấu. Một ví dụ khác là hiệu ứng định hình của UAV. Hầu hết các khu vực huấn luyện của NATO đều bị hạn chế nghiêm ngặt đối với các loại máy bay không người lái và cách sử dụng chúng. Điều này là do lo ngại rằng các máy bay không người lái sẽ gặp trục trặc và bay vào không phận được kiểm soát, chẳng hạn như khu vực xung quanh các sân bay dân sự.Vấn đề là ở chỗ, để huấn luyện tập thể trên cấp đại đội, quân đội Ukraine cần phải chuẩn bị và thực hành chiến thuật trong môi trường có tới 25 UAV quan sát các chuyển động của họ, trong khi UAV cũng rất quan trọng đối với việc quản lý hành động chiến đấu của chính họ. Do đó, tại các cơ sở huấn luyện của đối tác nơi họ có thể tiến hành huấn luyện tập thể mà khó tiến hànhđược ở Ukraine, họ bị cản trở theo quy định việc thực hành và điều chỉnh các thủ tục chỉ huy và kiểm soát của họ hoặc thực hiện các chiến thuật tương ứng với mối đe dọa.Việc chuẩn bị hoạt động huấn luyện này để đáp ứng nhu cầu của Ukraine có vai trò rất quan trọng nếu các đợt binh sỹ Ukraine được động viên trong tương lai được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp tục giải phóng lãnh thổ của họ.

1700302616961.png

Binh lính Ukraine huấn luyện tại Tây Ban Nha

Kết luận

Phân tích tác chiến về các hành động chiến thuật trong cuộc tấn công mùa hè của Ukraine cho thấy một loạt lĩnh vực quan trọng mà các đối tác quốc tế của Ukraine có thể cải thiện hoạt động hỗ trợ của họ. Những cải thiện trong huấn luyện quốc tế và hỗ trợ khác sẽ không có tác động đến cuộc tấn công hiện tại. Tuy nhiên, chúng sẽ rất quan trọng đối với Ukraine trong lần xây dựng lực lượng tiếp theo vào năm tới. Niềm tin rằng các lực lượng có thể được phục hồi và trang thiết bị có thể được sửa chữa và bảo trì cũng rất quan trọng đối với AFU trong việc định hình kế hoạch cho các giai đoạn tác chiến hiện tại.Tương tự, sự chậm trễ trong cải thiện hoạt động huấn luyện hoặc đầu tư công nghiệp nhằm nâng cao các năng lực bền vững của Ukraina sẽ không có tác động ngay lập tức nhưng sẽ gây ra tổn thất đáng kể cho Ukraine trong năm tới. Một số thách thức hiện đang làm hạn chế các hoạt động của Ukraine là hậu quả trực tiếp của việc không giải quyết đủ các yêu cầu đã xác định vào năm 2022.

1700302732790.png


Điều quan trọng phải thừa nhận rằng các lực lượng Nga đang chiến đấu thành thạo hơn và ngoan cường trong phòng thủ. Mặc dù đang mất dần đất, nhưng các lực lượng Nga phần lớn đang tiến hành rút lui có trật tự khỏi các vị trí và đang làm chậm một cách hiệu quả, từ đó đang quản lý các bước tiến của Ukraine trong khi áp đặt một cái giá đáng kể về trang thiết bị.Một điểm quan trọng khác là sự khan hiếm các hệ thống mà trước đây Nga dựa vào để mang lại lợi thế đang tạo ra sự thích ứng đáng kể trong các lực lượng vũ trang Nga và một số giải pháp được đưa ra có thể sẽ được tiếp tục và phát triển sau cuộc chiến này. Hậu quả lớn nhất của những điều này là việc chuyển sang các dịch vụ chỉ huy và kiểm soát dựa trên ứng dụng, sự bất khả tri của những phương tiện quân sự mang lại lợi thế và sự thay đổi trong sử dụng hỏa lực để nhấn mạnh hiệu quả của những viên đạn được bắn thay vì số lượng đạn được bắn vào kẻ thù.

1700302894040.png


Quân đội Ukraine đã học được bài học từ những thất bại ban đầu trong cuộc tấn công mùa hè. Ngay cả khi việc đột phá nhanh chóng tỏ ra khó khăn, thì sự tiêu hao mà các lực lượng Nga phải gánh chịu sẽ khiến khả năng phòng thủ của Nga bị suy giảm theo thời gian, và một khi đạt đến mức tổn thất nghiêm trọng, sự suy giảm đó có thể trở nên không thể đoán trước. Tuy nhiên, do cuộc tấn công này khó có khả năng mang lại giải phóng đất đai mang tính quyết định, nên cả Nga và Ukraine hiện phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để phục hồi sức mạnh chiến đấu cho đợt giao tranh tiếp theo, vào năm 2024 và xa hơn nữa. Đối với Nga, việc động viên người dân rất đơn giản nhưng việc bảo đảm binh sỹ để huấn luyện và trang thiết bị cho họ vẫn là một nút thắt. Các điều kiện tiến hành động viên cũng bị hạn chế bởi những cân nhắc chính trị của Nga. Mặc dù động viên nhân lực trước khi cần phải động viên là hợp lý nhất, nhưng Moscow luôn trì hoãn đưa ra các quyết định quan trọng cho đến khi có nhu cầu ngay lập tức.

1700302924509.png


Đối với Ukraine, câu hỏi đầu tiên là làm thế nào để giữ lại càng nhiều lực lượng giàu kinh nghiệm càng tốt và thứ hai là làm thế nào để mở rộng quy mô mà lực lượng của họ có thể hoạt động thông qua hợp tác với các đối tác quốc tế để cải thiện hoạt động huấn luyện tập thể. Liệu các đối tác của Ukraine có thể vượt qua thói quen thực hiện chậm những gì họ xác định là cần thiết hay không sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu Ukraine có thể duy trì thế chủ động trong mùa chiến đấu tiếp theo vào năm 2024 hay không.

Liên quan đến thời gian thực hiện, một câu hỏi thường trực trong suy nghĩ của các đối tác quốc tế của Ukraine ngày nay là động lực của cuộc chiến vào mùa đông. Năm ngoái, Nga đã chuẩn bị binh sỹ không tốt để hoạt động trong điều kiện mùa đông và kết quả là phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Các hoạt động tấn công hiện tại của Ukraine có thể sẽ tiếp tục sang mùa thu, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thể thực hiện các hành động ngay bây giờ để duy trì áp lực trong suốt mùa đông hay không.Rất có thể Nga hy vọng rằng mùa đông sẽ khiến Ukraine tạm dừng các nỗ lực tấn công, trong khi Moscow có thể sẽ trở lại nỗ lực phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng và lưới điện trên khắp đất nước Ukraine. Hiện nay cuộc xung đột tất yếu sẽ kéo dài. Do đó, điều quan trọng là các đối tác quốc tế của Ukraine phải đầu tư ngay bây giờ để mang lại cho Ukraine những lợi thế lâu dài. Việc không điều chỉnh hỗ trợ kịp thời sẽ phải trả giá đắt vào năm 2024./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÂN SỰ TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE
I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Mục tiêu của Nga tại Ukraine


Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Putin tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine để bảo vệ người dân Donbass, ngăn chặn kế hoạch tiến công vào Crimea và hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng. Mục tiêu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nhằm:
(1) “Phi quân sự hóa”, “phi phát xít hóa”, phá hủy và làm tê liệt các cơ sở, mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine;
(2) Khẳng định chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, hỗ trợ hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng mở rộng lãnh thổ, qua đó tạo vùng đệm an toàn chiến lược, bảo vệ nước Nga trước tham vọng của Mỹ và NATO;
(3) Răn đe ý đồ của Mỹ và NATO tiếp tục mở rộng về phía Đông đến sát biên giới Nga cũng như ý đồ gia nhập NATO của Ukraine và một số nước khác ở Đông Âu;
(4) Khẳng định vị thế, sức mạnh của Nga, nhất là về quân sự, buộc các nước EU và NATO phải chấp nhận cùng Nga thiết lập một trật tự an ninh mới; trong đó, lợi ích an ninh của Nga phải được tôn trọng, từ đó hạn chế ảnh hưởng và chi phối của Mỹ đối với cục diện châu Âu.

2. Nhận định

Hơn 1 năm qua, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã cho thấy nhiều vấn đề cần được phân tích, nhìn nhận khách quan.

Một là, Nga được đánh giá là cường quốc có lực lượng quân đội mạnh thứ hai trên thế giới, với đội quân thường trực và chi tiêu quốc phòng lớn thứ năm thế giới, bao gồm 1,15 triệu quân chính thức cùng 2 triệu quân dự bị. Nga cũng là quốc gia sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới, có hạm đội tàu ngầm mang tên lửa vượt đại châu lớn thứ hai thế giới và là một trong 3 quốc gia có máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược và bom hạt nhân...

1700303202128.png


Mặc dù có tiềm lực quân sự gấp nhiều lần Ukraine, nhưng Quân đội Nga chưa thể hiện được đầy đủ sức mạnh của một cường quốc quân sự khi không thể dồn lực đánh nhanh, thắng nhanh như dự tính ban đầu trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine. Qua thực tế tham chiến, Quân đội Nga đã gặp nhiều khó khăn trong tác chiến kể cả trên bộ, trên không, trên biển... Các loại vũ khí thông thường, như: pháo binh, xe tăng, tên lửa đã được huy động tối đa cùng với một tỷ lệ các loại đạn, pháo, thiết bị quân sự hiện đại, như: tên lửa siêu thanh Kalibr, xe tăng T-90, T-14 Armata, máy bay SU-57… cũng đã được đưa vào tham chiến. Tuy nhiên, đến nay Nga vẫn chưa đạt được mục đích, trong khi phải chịu nhiều tổn thất cả về người, vũ khí, trang bị và vật chất.

Hai là, đối với Quân đội Ukraine, qua thực tế tham chiến đã có sự cải tổ, tiến bộ rõ rệt cả về tổ chức, huấn luyện và trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn của NATO. Hơn nữa, Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ cả về quân sự và kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây. Theo đó, Mỹ và các nước phương Tây đã cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine hơn 150 tỷ USD, riêng Mỹ là gần 100 tỷ USD. Về trang thiết bị quân sự, các nước phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine khoảng 700 xe tăng, hàng nghìn xe quân sự cùng với hàng nghìn khẩu pháo, hệ thống phóng tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại khác. Có thể khẳng định, Quân đội Ukraine khó có thể trụ vững trước sự tiến công của Nga nếu như không có sự trợ giúp, hậu thuẫn mạnh mẽ, liên tục của Mỹ và các nước phương Tây.

1700303227620.png


Ba là, các quốc gia phương Tây đã có sự thống nhất cao độ trong cuộc đối đầu với Nga, bởi:
(1) Các nước phương Tây cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thách thức an ninh, chủ quyền và sự tồn tại của Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Nếu không đồng lòng, các nước phương Tây sẽ buộc phải đối đầu với Nga trong tương lai, nhưng với thế yếu hơn;
(2) Sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng của EU và các nước phương Tây vào Nga trước đây quá lớn; trong bối cảnh xu thế chống biến đổi khí hậu, chuyển sang sử dụng năng lượng xanh đang tăng lên mạnh mẽ ở phương Tây, dẫn đến việc châu Âu và phương Tây muốn chuyển nhanh hơn sang xu thế này và giảm sự lệ thuộc vào Nga;
(3) Mỹ có tính toán riêng, muốn đẩy cuộc đối đầu lên mức độ mới khiến châu Âu và các nước phương Tây lệ thuộc nhiều hơn vào sự lãnh đạo của Mỹ về mọi mặt và là bước chuẩn bị cho cuộc đối đầu toàn diện khó tránh khỏi với Trung Quốc sau này.

Ban đầu, khi cuộc chiến bùng phát, nhiều nhà quan sát nhận định, với sức mạnh quân sự vượt trội, Nga sẽ nhanh chóng kiểm soát được Ukraine. Tuy nhiên, một năm rưỡi đã trôi qua, cục diện chiến trường vẫn tiếp tục ở thế giằng co với tính chất, mức độ giao tranh ngày càng nghiêm trọng và khốc liệt hơn cả trên thực địa và trong nghị trường. Đặc biệt, thời gian gần đây, Mỹ và phương Tây đã công khai cam kết sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine, trong đó có các loại vũ khí hiện đại như: máy bay không người lái (UAV), tên lửa tầm xa, pháo phản lực phóng loạt tiên tiến HIMARS, bom chùm và nhiều loại vũ khí hiện đại của các nước trong khối NATO... Cùng với đó là những phát ngôn cứng rắn của các bên liên quan đã đẩy cuộc xung đột quân sự này diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp hơn, vì vậy triển vọng đàm phán kết thúc xung đột lúc này là không thực tế bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, đối với Nga, việc yêu cầu Tổng thống Putin và giới lãnh đạo quân sự rút quân đội khỏi khu vực miền Đông Ukraine như trước ngày 24/2/2022 để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán ngoại giao là điều không thực tế, vì Nga đã dành quá nhiều nguồn lực cả về người và vật chất đối với cuộc xung đột này. Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cũng không thể chấp nhận việc đánh mất 1/5 lãnh thổ quốc gia để đổi lấy hòa bình. Giới quan sát cho rằng, chừng nào cả Nga và Ukraine còn đủ sức kháng cự và chưa đạt được mục tiêu của mình, thì cả hai bên sẽ không chịu sức ép từ bên ngoài để đình chiến, đi vào đàm phán.

Thứ hai, Ukraine hiện không đơn phương trong cuộc xung đột với Nga bởi sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cùng các nước phương Tây. Ukraine tin rằng, với sự trợ giúp về quân sự, kinh tế và ngoại giao từ phía Mỹ và phương Tây thì "sự kiệt quệ và thất bại của Nga chỉ là vấn đề thời gian". Trong khi Mỹ và NATO cho rằng, nếu Ukraine bị Nga “khuất phục” thì mục tiêu của Tổng thống Nga Putin sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục tạo ra các thách thức an ninh mới cho NATO ở khu vực khác.

Thứ ba, đối với Nga, đây không chỉ là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, mà còn là vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia của Nga trước phương Tây. Nga là quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhiều nguồn lực và trong lịch sử đã không ít lần bị Mỹ cùng phương Tây bao vây, cấm vận toàn diện. Nga cũng tin rằng, nếu cuộc xung đột tiếp tục diễn ra với “cường độ thấp” như hiện nay, Nga có thể can dự được lâu dài. Hơn nữa, cuộc xung đột này sẽ giúp vực dậy tinh thần dân tộc của người dân Nga và cuối cùng Nga sẽ chiến thắng, trong khi sự “thống trị” của phương Tây sẽ bị lung lay, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, với một bên là Ukraine thì rất quyết tâm với sự trợ giúp của phương Tây và một bên là Nga chưa thể bỏ cuộc thì cuộc xung đột quân sự này sẽ còn kéo dài.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CUỘC XUNG ĐỘT

1. Tác chiến trên bộ

Thứ nhất, về vai trò chủ lực của xe tăng

Cuộc xung đột quân sự bắt đầu bằng việc Nga mở một chiến dịch quy mô lớn trên bộ từ các hướng với mục tiêu nhanh chóng giành quyền kiểm soát Kiev. Theo đó, Nga đã huy động một lượng lớn xe tăng cùng nhiều khí tài quân sự tới gần thủ đô Ukraine nhưng đã quyết định rút lui sau vài tuần không đạt được bước tiến cần thiết trên chiến trường.

1700303470372.png


Một trong những nguyên nhân khiến Nga phải rút lui là sự thiệt hại lớn về xe tăng và thiết giáp sau khi Ukraine triển khai các tên lửa chống tăng, tên lửa vác vai hiện đại do phương Tây viện trợ. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Nga đã mất khoảng một nửa số xe tăng tốt nhất trong hơn 1 năm xung đột ở Ukraine và đang phải "chật vật" bù vào. Đối với Ukraine, trong một thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/7/2023 cho biết, đến nay Nga đã phá hủy tổng cộng 10.668 xe tăng và các phương tiện bọc thép của Ukraine. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu lực lượng tăng thiết giáp có còn thực sự uy lực trong hoạt động tác chiến tương lai hay không, khi chúng dần trở nên dễ tổn thương hơn trước các công nghệ vũ khí hiện đại và mất đi vai trò "pháo đài di động" trên chiến trường?

1700303493764.png


Tuy nhiên, qua thực tế chiến đấu, cả Nga và Ukraine đều xác định: xe tăng vẫn đóng vai trò chủ lực rất quan trọng trên chiến trường, đặc biệt trong tác chiến tiến công trên bộ. Hiện Nga đang có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất phương tiện này để bù vào số lượng đã tổn thất, còn Ukraine đang tích cực vận động để phương Tây tăng cường chuyển giao các loại xe tăng hiện đại cho quân đội của họ. Trước tháng 2/2022, Ukraine có trên 1.250 xe tăng chiến đấu chủ lực; sau đó họ nhận thêm khoảng 480 xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước từng thuộc khối Hiệp ước Warsaw và gần 300 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của phương Tây. Hiện tại, Kiev vẫn tiếp tục đề nghị Mỹ và phương Tây cung cấp thêm cho họ các loại xe tăng hiện đại, gồm: Anh cam kết 14 xe Challenger 2; Mỹ cam kết 31 xe tăng M1 Abrams; các nước châu Âu viện trợ cho Ukraine bao gồm các biến thế của xe tăng Leopard hiện đại, như: Canada (8 xe), Đan Mạch (7 xe, sẽ được bàn giao vào năm 2024), Phần Lan (6 biến thể của Leopard 2 dùng để phá mìn), Đức (19 xe Leopard 2A6), Hà Lan (14 xe), Na Uy (8 xe), Ba Lan (14 xe), Bồ Đào Nha (3 xe), Tây Ban Nha (10 xe) và Thụy Điển (10 xe biến thể Leopard 2A5)…

1700303541291.png


Mặc dù chịu tổn thất khá lớn trên chiến trường, nhưng qua thực tế cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, có thể nhận thấy các cuộc phản công thành công của cả 2 bên đều sử dụng các khí tài xe tăng, thiết giáp, pháo binh để đạt được đà tiến. Điều này cho thấy, vai trò của xe tăng là rất quan trọng, nhất là trong tác chiến tiến công, phản công. Các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhận định, không thể xem nhẹ vai trò của xe tăng trong việc giành và duy trì kiểm soát lãnh thổ kể cả trong tác chiến hiện đại; nếu như các xe tăng chiến đấu thế hệ mới do Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine được triển khai sớm, có thể sẽ giúp Ukraine đảo ngược được cục diện chiến sự hiện nay

Thứ hai, pháo binh vẫn là lực lượng quan trọng trên chiến trường.

Các chiến dịch quân sự trên thế giới trong các cuộc chiến tranh gần đây dường như đã không còn đề cao vai trò của pháo binh; sức mạnh của không quân và những vũ khí hiện đại khác được xem là lấn át vai trò của pháo binh. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine cho thấy, pháo binh vẫn giữ vai trò rất quan trọng trên chiến trường, cả trong phòng thủ lẫn tiến công.

1700303624661.png

2S19M2 Msta-S

Thời gian gần đây, Nga đã phát triển các hệ thống pháo uy lực, có khả năng tiến công trên diện rộng, như: 2S19M2 Msta-S cải tiến, pháo tự hành 2S5 Hyacinth-S, pháo phản lực phóng loạt BM-27 Uragan, pháo 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240mm; ngoài ra, Nga đã triển khai cả "hỏa thần nhiệt áp" TOS-1A tới Ukraine với khả năng tiến công một khu vực có diện tích tương đương 40.000m2...

Trước một lực lượng Nga áp đảo về tiềm lực pháo binh, Ukraine đã kêu gọi phương Tây viện trợ các hệ thống pháo binh theo chuẩn NATO, như: lựu pháo CAESAR cỡ nòng 155mm (Pháp), lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm (Mỹ), pháo M119A3 (Anh)… Một tổ hợp pháo binh nổi bật nhất mà phương Tây đã cung cấp cho Ukraine vào tháng 6/2022 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Ukraine đã gọi HIMARS là “vũ khí thay đổi cuộc chơi”, vì nó đã phá hủy hàng loạt căn cứ bảo đảm hậu cần của Nga, tiến công vào vị trí của binh sĩ Nga, buộc Nga phải rút quân khỏi một số khu vực chiến lược. Có thể nói, HIMARS đã đóng góp quan trọng cho chiến dịch phản công của Ukraine trên toàn tuyến, giúp họ giành lại nhiều lợi thế trước Nga, đặc biệt là ở chiến trường miền Nam.

1700303671911.png

Pháo M119A3

Cuộc chiến hỏa lực pháo binh giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn ra khốc liệt trên các mặt trận. Nga với ưu thế hỏa lực vượt trội đã kiểm soát được nhiều khu vực chiến lược ở miền Đông và Đông Nam Ukraine, khiến Ukraine thiệt hại nặng nề… Điều này cho thấy, trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine nói riêng và trong chiến tranh tương lai nói chung sẽ không thể thiếu vai trò quan trọng của pháo binh hiện đại.

Thứ ba, "trái tim" của tác chiến là hậu cần và tiếp tế

Ngay từ trước khi Nga triển khai lực lượng đến khu vực giáp biên giới với Ukraine, các nhà phân tích đã nhận ra điểm yếu “cốt tử” của Quân đội Nga là khả năng bảo đảm hậu cần. Đây chính là các mục tiêu dễ bị tổn thương nhất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức chiến đấu của Quân đội Nga. Vì vậy, phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng quân sự của Quân đội Nga đã trở thành các mục tiêu tiến công đầu tiên của Ukraine. Càng tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine, thì hoạt động bảo đảm hậu cần của Nga càng đối mặt với nhiều khó khăn. Lực lượng bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga phải căng kéo hết sức, bộc lộ những hạn chế về tổ chức, khả năng bảo đảm hậu cần trong tác chiến hiện đại; đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị và khi triển khai chiến dịch quân sự trên quy mô lớn với các đơn vị có sức cơ động chiến đấu cao.

1700303721275.png


Ban đầu, Nga kỳ vọng cuộc xung đột quân sự sẽ kết thúc nhanh chóng, nhưng giờ đây cuộc xung đột quân sự đã trượt dài thành cuộc cuộc chiến tiêu hao. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, trong cuộc đối đầu này, bên nào có sức bền về bảo đảm hậu cần, tiếp tế vũ khí thì bên đó sẽ có lợi thế để xoay chuyển cục diện trên chiến trường, giúp họ giành thắng lợi trong tác chiến dù là tiến công hay phòng thủ.

1700303753958.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tác chiến trên không

Thứ nhất, UAV được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong tác chiến

Ngoài những loại vũ khí truyền thống như máy bay chiến đấu và tên lửa có độ chính xác cao, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy vai trò nổi bật của các UAV. Trong giai đoạn đầu chiến dịch, các UAV Bayraktar TB2 mà Thổ Nhĩ Kỳ bán cho Ukraine đã phát huy hiệu quả khi chặn được đà tiến của Nga ở khu vực Kiev. Sau khi Nga củng cố lại hệ thống phòng không và tác chiến điện tử thì vai trò của UAV cỡ lớn đã mờ nhạt dần, nhưng các UAV cỡ nhỏ làm nhiệm vụ trinh sát, đã mang lại nguồn tin tình báo chiến trường rất có giá trị giúp cho các bên tiến hành hoạt động tác chiến hiệu quả hơn.

1700367789431.png

UAV Shaed-136

Trong tháng 5/2023, Ukraine đã chứng kiến các cuộc tập kích dữ dội của Nga bằng UAV diễn ra gần như hằng ngày với số lượng lớn UAV thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Thay vì chỉ triển khai một vài UAV Lancet nội địa hay UAV Shaed-136 do Iran sản xuất, Nga hiện đang triển khai UAV theo phương thức "bầy đàn" và lập trình đường bay tỉ mỉ để né tránh hệ thống ra đa trinh sát và hỏa lực phòng không của Ukraine. Mỗi đợt tiến công, Nga có thể tung ra 30 - 40 chiếc UAV. Chiến thuật này của Nga nhằm làm quá tải và gây lúng túng cho mạng lưới phòng không Ukraine, tạo điều kiện cho các tên lửa hiện đại như Kinzhal tung đòn tiến công quyết định.

1700367841090.png

UAV Lancet

Chiến thuật tác chiến UAV theo bầy đàn hiện là một trong những thách thức hàng đầu trong môi trường tác chiến hiện đại. Điều này đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến UAV giữa Nga và Ukraine. Theo đó, một số lượng lớn UAV “sát thủ” giá rẻ có thể làm rối loạn và gây ra thiệt hại nặng cho các hệ thống phòng không hiện đại nhất. Theo tính toán của Nga, khoảng 10 - 12 UAV cảm tử Lancet giá rẻ được sử dụng có thể sẽ phá hủy được một tổ hợp phòng không hiện đại S-300PS hoặc S-300V của đối phương. Hơn nữa, với chiến thuật UAV bầy đàn, Nga sẽ buộc Ukraine phải đánh chặn quyết liệt vì Kiev không thể nắm rõ được UAV của Nga dùng để đánh lạc hướng hay để tiến công vào mục tiêu. Điều này làm gia tăng gánh nặng cho Ukraine khi kho tên lửa đánh chặn của họ dần cạn kiệt và khả năng cung cấp của phương Tây chỉ có giới hạn.

1700367884382.png


Thông qua cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể thấy rằng, hiện nay UAV là loại vũ khí chính xác, hiệu suất chiến đấu cao, nhỏ, gọn, thời gian triển khai nhanh, có thể sử dụng linh hoạt vào nhiều nhiệm vụ. Các UAV đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cung cấp cho binh sĩ của cả 2 bên khả năng theo dõi, giám sát, nâng cao hiệu quả chỉ thị, tiêu diệt mục tiêu; UAV còn được sử dụng hiệu quả như một thiết bị tự sát với các lượng nổ, bom, đạn mang theo; cùng các yếu tố khác như giá thành rẻ và khiến đối phương phải tiêu tốn nhiều vật lực để đánh chặn, phá hủy... đã khiến cuộc xung đột quân sự tại Ukraine trở nên dai dẳng hơn.

1700367909761.png


....
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,928
Động cơ
66,485 Mã lực
Tuổi
124
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÂN SỰ TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE
(Tiếp)

Thứ hai, hệ thống phòng không và kiểm soát bầu trời có ý nghĩa then chốt quyết định trên chiến trường

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về tác chiến trên không của Hiệp hội Lực lượng Không quân và vũ trụ ngày 7/3/2023, ông Hecker (Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi) cho rằng, khoảng 60 máy bay Ukraine và 70 máy bay Nga đã bị bắn hạ. Đây là thiệt hại lớn cho cả 2 phía vì hệ thống phòng không của cả hai bên đều có năng lực tốt. Sự thành công của cả Nga và Ukraine trong việc tích hợp phòng không và phòng thủ tên lửa đã khiến phần lớn những máy bay hiện đại "trở nên vô dụng", vì chúng không thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương để hỗ trợ tác chiến.

1700563666901.png

Phòng không Nga

Hiện nay, bầu trời Ukraine đang trở thành nơi ganh đua về công nghệ giữa các loại tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đạn đạo của Nga với các tổ hợp phòng không hiện đại của Kiev được phương Tây viện trợ; cùng với đó là hệ thống pháo phòng không, kết hợp với các loại tên lửa phòng không vác vai đã tạo thành lưới hỏa lực nhiều tầng, giúp tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không.

Từ thực tế cuộc xung đột quân sự, hệ thống phòng không mạnh mẽ của cả Ukraine và Nga đã khiến máy bay của cả hai bên phần lớn không phát huy được nhiều tác dụng, nhất là những máy bay được sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ trên không tầm gần. Mặc dù lực lượng phòng không, không quân của Nga vượt xa Ukraine cả về quy mô và mức độ hiện đại; thậm chí Nga đã phóng cả tên lửa hành trình, đạn đạo tầm xa, sử dụng các máy bay và UAV hiện đại… nhưng vẫn không thể làm chủ mặt trận trên không. Bởi muốn kiểm soát được bầu trời Ukraine thì Không quân Nga phải chế áp và phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng không của nước này. Tuy nhiên, Ukraine đã nhận được sự viện trợ rất lớn các loại vũ khí, khí tài phòng không từ Mỹ và phương Tây; trong đó có cả việc NATO dùng các hệ thống rađa của mình để cung cấp dữ liệu cho phòng không Ukraine, do đó Không quân Nga không thể mạo hiểm.

1700563727936.png

Phòng không Ukraine

Theo một báo cáo mới nhất của Anh: “Ukraine có thể sẽ mất dần quyền kiểm soát bầu trời do thiếu hệ thống phòng không và đạn dược; hiện chỉ có dòng máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ mới có thể ngăn được Không quân Nga làm chủ bầu trời ở Ukraine”. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, bởi từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và đồng minh đã tăng cường cung cấp nhiều loại vũ khí hiện đại cho Kiev, nhưng chưa vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Nga. Tuy nhiên, gần đây Mỹ và phương Tây đã cam kết sẽ đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16 và có thể sẽ viện trợ cho Ukraine dòng máy bay này vào đầu năm 2024. Nếu điều này được thực hiện rất có thể nõ sẽ là một “lằn ranh đỏ” kích động Nga sử dụng đến mọi biện pháp bao gồm cả phản ứng về hạt nhân để đối phó với sự leo thang của Mỹ và phương Tây. Đến nay, cả 2 bên vẫn đang tính toán các biện pháp để giành quyền kiểm soát trên không, coi đây là nhân tố quyết định giúp thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Thứ ba, uy lực của vũ khí chính xác tầm xa đóng vai trò quan trọng trong tác chiến

Khác với trước đây, vũ khí tiến công tầm xa ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Những loại vũ khí này không chỉ giúp tiến công chính xác và hiệu quả vào các mục tiêu quan trọng, kiên cố mà còn giúp làm tiêu hao sinh lực và áp đảo tinh thần của đối phương. Hơn nữa, khi tiến công ở khoảng cách xa, các loại vũ khí này tạo ra một vùng đệm an toàn nhằm bảo vệ tính mạng của binh sĩ.

1700563788202.png

HIMARS

Ngay từ khi xung đột nổ ra, Tổng thống Ukraine Zelensky cùng các quan chức cao cấp của chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các loại vũ khí tiến công chính xác tầm xa và liên tục đề nghị các đồng minh phương Tây viện trợ những hệ thống vũ khí "có khả năng thay đổi cuộc chơi" này cho Kiev. Giới chức Ukraine khẳng định, vũ khí với tầm bắn xa và chính xác sẽ cho phép Ukraine tiến công các hệ thống pháo binh, các cơ sở hậu cần của Nga ở miền Đông, giúp Kiev phá thế phong tỏa của Hải quân Nga ở Biển Đen và giúp quân đội nước này lấy lại thế cân bằng trên chiến trường. Đáp lại những lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine, Mỹ và Anh đã đồng ý chuyển những hệ thống pháo phản lực cho Kiev. Dù đã bị hạn chế tầm bắn nhằm ngăn khả năng Ukraine sử dụng những vũ khí này để tiến công lãnh thổ Nga, nhưng đây vẫn được cho là một sự bổ sung đáng kể cho sức mạnh hỏa lực của Quân đội Ukraine. Những hệ thống này gồm: hệ thống pháo phản lực HIMARS, hệ thống tên lửa Patriot, lựu pháo M777…

1700563880080.png

Tên lửa hành trình của Nga

Tuy nhiên, tầm bắn của những loại vũ khí này đã bị hạn chế, không thể so sánh được với những vũ khí tầm xa như pháo phản lực phóng loạt hay tên lửa hành trình của Quân đội Nga. Hiện Nga đang chiếm ưu thế hơn khi sở hữu kho tên lửa tiến công tầm xa từ hàng trăm kilomet. Từ khu vực Biển Caspi, Biển Đen hoặc từ lãnh thổ Nga, các tên lửa này có thể tiến công chính xác vào các mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống khí tài phóng của mình. Một số quan chức Ukraine đã bày tỏ sự thất vọng vì sự chậm trễ quyết định viện trợ vũ khí tầm xa từ phương Tây và cho rằng, "tình hình có thể đã rất khác nếu Ukraine nhận được những vũ khí chính xác này sớm hơn".

1700563958839.png

Tên lửa Iskander của Nga

Tại nhiều khu vực giao tranh, đặc biệt là tại miền Đông Ukraine, hỏa lực vượt trội từ những cuộc tiến công bằng vũ khí chính xác tầm xa của Quân đội Nga là lý do chính khiến cho các lực lượng Ukraine chịu nhiều tổn thất. Các kho vũ khí và trang bị quân sự nằm sâu bên trong phòng tuyến của Quân đội Ukraine cũng bị hỏa lực Nga dễ dàng tiêu diệt, qua đó gây thiệt hại lớn về sinh lực chiến tranh của Ukraine. Thêm vào đó, việc sử dụng các vũ khí tầm xa của Nga đã hạn chế Ukraine khó tổ chức các cuộc phản công nhằm giành lại thế trận.

Tầm quan trọng của các hệ thống vũ khí chính xác tầm xa tại cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho quân đội các nước trong việc mua sắm, trang bị các hệ thống vũ khí này trong thời gian sớm nhất.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Tác chiến trên biển

Thứ nhất, phong tỏa biển giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát toàn diện đối phương

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine diễn ra, lực lượng Hải quân Nga đã chiếm quyền kiểm soát nhiều cảng quan trọng và thực hiện phong tỏa đường ra biển của Ukraine ở Biển Đen. Để thực hiện chiến dịch phong tỏa đường biển đối với Ukraine, Hải quân Nga đã thành lập một lực lượng tác chiến đặc biệt tại Biển Đen bao gồm 12 tàu đổ bộ tiến công của Hạm đội Phương Bắc, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen.

1700564208989.png


Trong những tháng đầu tiên của chiến dịch, các tàu chiến của Nga đã khóa chặt các hoạt động của lực lượng Hải quân Ukraine; tiếp đó, Nga đã kiểm soát Đảo Rắn và toàn bộ tuyến hàng hải của Ukraine trên Biển Đen. Việc kiểm soát các vùng biển này đã cắt đứt tuyến đường giao thương, khiến cho Ukraine đối mặt với thách thức trong duy trì huyết mạch kinh tế.

Liên hợp quốc cùng các quốc gia lớn trên thế giới đã liên tục có những hành động gây sức ép nhằm buộc Nga dỡ bỏ phong tỏa để mở đường cho hoạt động xuất khẩu lương thực của Ukraine, nhất là khi khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong một động thái gay gắt hơn, Litva (một thành viên của NATO) đã đề xuất thành lập một Liên minh Hải quân quốc tế để hộ tống các tàu chở ngũ cốc ra vào các cảng ở Biển Đen của Ukraine… Cùng với sức ép ngoại giao từ Liên hợp quốc và các nước Trung Đông, tháng 7/2022, Tổng thống Nga Putin đã đồng ý tiếp tục tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc, sau khi nhận được đảm bảo từ phía Ukraine rằng, hành lang nhân đạo trên biển sẽ chỉ được sử dụng phù hợp với các quy định của Sáng kiến Biển Đen.

1700564294406.png

Cảng Odessa bị tấn công

Tuy nhiên, ngày 17/7/2023, sau khi cầu Crimea bị 2 chiếc UAV của Ukraine tiến công làm nghiêng 1 nhịp khiến giao thông đường bộ (tuyến cung cấp chính của Nga cho mặt trận phía Nam) bị đình trệ, thì Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, tăng cường kiểm soát Biển Đen và gia tăng tiến công các cảng biển của Ukraine. Nga cho rằng, thỏa thuận này đã bị phương Tây lợi dụng và ý của thỏa thuận hiện đã không còn.

Các cảng ở Biển Đen là con đường ra biển duy nhất của hàng hóa Ukraine, đồng thời là tuyến đường giúp người dân nước này dễ dàng tiếp cận hàng hóa nước ngoài nhất. Nếu sự can thiệp của Liên hợp quốc thời gian tới không thể thay đổi lập trường của Nga, thì việc Biển Đen bị phong tỏa sẽ không chỉ giúp Nga đạt được lợi thế quân sự, mà còn khiến việc giao thương giữa Ukraine và phần còn lại của thế giới gặp vô vàn khó khăn; thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Ukraine, kéo theo là sự sụp đổ chính quyền.

Thứ hai, tàu chiến mặt nước đang trở thành mục tiêu dễ tổn thương trong tác chiến trên biển

Với lực lượng hải quân hùng hậu gấp nhiều lần Ukraine, chỉ sau ngày thứ 3 của chiến dịch quân sự đặc biệt, Hải quân Nga đã phá hủy 8 tàu chiến mặt nước của Hải quân Ukraine. Đến tháng 3/2022, Nga tuyên bố đã xóa sổ Hải quân Ukraine; hầu hết các tàu chiến chủ lực của Hải quân Ukraine tại Biển Đen và Biển Azov đã bị Nga đánh chìm hoặc hư hại, trong đó có tàu khu trục Hetman Sahaidachny (U130) có độ choán nước hơn 3.000 tấn; đến ngày 29/5/2023, chiếc tàu chiến cuối cùng của Hải quân Ukraine là Yuriy Olefirenko cũng đã bị Nga phá hủy khi đang neo đậu tại cảng Odessa.

1700564387722.png

Tàu Yuriy Olefirenko của Ukraine

Đối với Nga, các tàu chiến mang tên lửa Kalibr là một lực lượng quan trọng trong cuộc xung đột quân sự, đã gây ra thiệt hại lớn cho các tàu chiến mặt nước của Ukraine. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có “tâm lý chủ quan, coi thường đối thủ” mà Hạm đội Biển Đen của Nga cũng đã phải trả giá đắt. Cụ thể ngày 13/4/2022, tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva, có độ choán nước 12.500 tấn, được trang bị hỏa lực mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen của Nga, đã bị đánh chìm sau khi trúng tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune có từ thời Liên Xô của Ukraine; ngày 7/5/2022, tàu đổ bộ lớp Serna thuộc dự án 11770 của Nga tiếp tục bị đánh chìm gần Đảo Rắn sau khi bị UAV Bayraktar TB2 tiến công; ngày 17/6/2022, tàu kéo cứu hộ Vasili Bekh cũng đã bị Hải quân Ukraine đánh chìm. Điều này cho thấy các tàu mặt nước của Nga ở Biển Đen không phải là một thế lực bất khả chiến bại, thậm chí còn có nguy cơ dễ bị tổn thương trước một lực lượng hải quân rất hạn chế của Ukraine.

1700564467639.png

Tàu đổ bộ lớp Serna của Nga bị Ukraine tấn công

...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thứ ba, phương tiện ngầm không người lái (USV) đang trở thành mối đe dọa mới.

Trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, vai trò của thiết bị không người lái đang ngày càng trở nên quan trọng, bao gồm cả UAV và USV. Theo đó, cuối tháng 10/2022, Ukraine đã sử dụng nhiều USV lao vào các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, khiến cho Hải quân Nga phải chật vật đối phó. Mặc dù Nga tuyên bố ngăn chặn thành công nhưng các chuyên gia cho rằng, đây thực sự là mối đe dọa nguy hiểm đối với hải quân nói riêng và các cảng biển quan trọng nói chung.

1700906441259.png

1700906465136.png

USV của Ukraine

Các vụ tiến công tàu chiến bằng USV của Ukraine có thể là một bước ngoặt mới trong lịch sử tác chiến hiện đại trên biển. So với tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, USV có tín hiệu từ trường nhỏ và tín hiệu âm thanh thấp gần như không bị phát hiện khi chúng lặn sâu dưới nước; kích thước của chúng đủ nhỏ để triển khai từ các tàu mặt nước hoặc được phóng đi từ các tàu ngầm và có khả năng tiến công thành công các tàu chiến trị giá hàng trăm triệu USD. Thậm chí, các USV có thể trở thành vũ khí chiến lược khi mang vũ khí hạt nhân; nó có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương bằng cách di chuyển dưới nước, tiến gần vào các thành phố ven biển quan trọng, các cảng biển và căn cứ hải quân để tiến công mục tiêu. Đây là những tình huống nguy hiểm đòi hỏi các quốc gia cần triển khai những biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhằm bảo đảm an ninh tại các cảng biển và ngăn ngừa những mối đe dọa tiềm năng.

1700906503283.png


4. Công tác bảo đảm thông tin tình báo

Các chuyên gia quân sự cho rằng, Nga đang phải trả giá đắt khi phát động chiến dịch tiến công Ukraine mà không nắm chắc đối thủ. Theo đó, Nga đã đánh giá về Ukraine quá thấp và thiếu chính xác, mà lỗi này thuộc về Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Trong khi đó, Ukraine lại được phương Tây hỗ trợ rất tích cực về công tác tình báo và họ được phương Tây cung cấp nhiều thông tin tình báo có giá trị.

1700906605717.png

An ninh Ukraine bắt gián điệp Nga

Có tài liệu cho rằng, lãnh đạo Nga đã dựa vào những thông tin tình báo chưa thật chính xác do FSB cung cấp nên đã nhận định sai về quyết tâm của Ukraine, về khả năng của quân đội và mức độ phản ứng của người dân nước này khi xung đột nổ ra; Nga cũng đã dự đoán sai cả về cách phương Tây phản ứng khi Nga mở chiến dịch quân sự này. Ngay từ đầu Điện Kremlin đã sai lầm khi cho rằng, Chính phủ Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ và phương Tây sẽ phải chấp nhận mọi điều kiện do Nga áp đặt, nếu Nga tiến công Ukraine và sử dụng con bài năng lượng làm đòn bẩy để khống chế châu Âu. Theo đánh giá của phương Tây thì Nga chỉ mạnh ở tình báo mặt đất, nhưng sau 3 cuộc truy quét nội gián của Ukraine từ tháng 5-7/2022 thì Nga đã bị khủng hoảng thực sự do thiếu thông tin, kể cả tình báo trên không và tình báo điện tử.

Ngược lại, Ukraine luôn được phương Tây chia sẻ thông tin tình báo. Không phải tự nhiên mà Ukraine có thể đánh đúng, đánh trúng nhiều sở chỉ huy của Quân đội Nga khiến cho rất nhiều sĩ quan cao cấp của Nga tử trận. Ví dụ, ngày 19/8/2022, khi được tình báo phương Tây cung cấp thông tin, Quân đội Ukraine đã thực hiện 1 đòn đánh chính xác vào Sở chỉ huy Quân đoàn 2 của Nga ở Lysychansk bằng pháo phản lực phóng loạt HIMARS; kết quả là toàn bộ Bộ Chỉ huy Quân đoàn 2 và 20 viên chức của Cục Tình báo Liên bang Nga bị thiệt mạng; vụ tiến công này còn loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 100 binh sĩ khác.

1700906678907.png

An ninh Ukraine bắt gián điệp Nga

Hay trước khi chiến dịch quân sự này nổ ra, các cơ quan tình báo của phương Tây đặc biệt là Anh và Mỹ đã theo dõi rất chặt chẽ hoạt động chuyển quân của Nga, họ khẳng định Nga sẽ chủ yếu sử dụng lực lượng bộ binh cơ giới để tiến công Ukraine, nên trong tháng 1 và đầu tháng 2/2022 các chuyến vũ khí đổ về Ukraine chủ yếu là tên lửa chống tăng và hầu hết lực lượng bộ binh Ukraine lúc đó đã được huấn luyện cấp tốc để sử dụng loại vũ khí này.

Trong suốt cuộc xung đột, phương Tây đã cung cấp cho Ukraine rất nhiều thông tin tình báo có giá trị, chẳng hạn ngày 24/10/2022, một nguồn tin tình báo của phương Tây cho biết, so với mức dự trữ trước chiến tranh thì kho vũ khí chính xác của Nga còn rất hạn chế: theo đó, Nga chỉ còn 13% tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander, 43% tên lửa hành trình Kalib phóng từ tàu hải quân; 45% tên lửa hành trình phóng từ trên không... Do kho dự trữ tên lửa hành trình ngày càng cạn kiệt, đã buộc Quân đội Nga phải phụ thuộc vào UAV của Iran. Nhưng các nhà cung cấp của Iran cũng chỉ có thể gửi 300 UAV cho mỗi chuyến hàng và các UAV này phải mất nhiều thời gian để sản xuất. Đây là những thông tin rất có giá trị đã giúp Ukraine tự tin đẩy mạnh các cuộc phản công hồi cuối năm ngoái.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. Tác chiến mạng và tác chiến điện tử

Có tài liệu đã có thống kê được, sau đúng 1 năm xung đột nổ ra, Tổng thống Ukraine Zelensky đã tiến hành gần 350 cuộc nói chuyện trực tuyến với người dân để động viên họ và mỗi cuộc nói chuyện như vậy ông Zelensky đều xuất hiện ở 1 địa điểm khác nhau nên người dân rất vững tin vào khả năng chèo lái của người đứng đầu đất nước. Ngoài ra, Tổng thống Zelensky còn phát biểu trực tuyến với 30 nghị viện các nước phương Tây để đề nghị họ ủng hộ. Điều này cho thấy mạng xã hội và Internet ngày nay là rất quan trọng.

1700906873213.png

Hệ thống thông tin vệ tinh Starlink hỗ trợ Ukraine

Trước khi xung đột nổ ra, phía Nga đã mở nhiều chiến dịch tiến công mạng nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, Nga cũng mới chỉ phá được các hệ thống mạng công của Ukraine, mà chưa thể lường hết được vai trò của hệ thống mạng do các công ty tư nhân cung cấp cho Ukraine. Hệ thống mạng và dịch vụ mạng thuộc khu vực tư nhân thời gian qua đã hỗ trợ rất hiệu quả cho Chính phủ Ukraine cả về chức năng quân sự và tuyên truyền. Nên các chiến dịch tiến công mạng và tiến công điện tử của Nga thời gian qua đã ảnh hưởng không đáng kể đến ý chí, cũng như khả năng chiến đấu, khả năng giao tiếp của người Ukraine. Chính phủ Ukraine vẫn điều hành đất nước trong điều kiện chiến tranh khá chặt chẽ, xã hội Ukraine đã nhanh chóng ổn định trở lại. Thông qua mạng xã hội, hầu hết các cuộc chuyển quân từ sâu trong lãnh thổ Nga cũng đều bị phương Tây phát hiện và thông báo cho Ukraine...

1700907486053.png

Tác chiến điện tử của Nga

Cùng với tác chiến mạng, tác chiến điện tử (TCĐT) cũng là một phần then chốt không thể thiếu của chiến tranh hiện đại. Trước khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra, Nga vẫn được coi là nước có năng lực TCĐT mạnh nhất thế giới. Thế nhưng một số tài liệu cho rằng, ngay từ khâu lập kế hoạch tác chiến phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng TCĐT Nga với các quân binh chủng khác của Quân đội Nga là có vấn đề.

Trong giai đoạn đầu chiến dịch, TCĐT của Nga được coi là rất thành công xét về mặt chế áp điện tử. Khoảng 1 tuần đầu hầu hết các hệ thống vũ khí điều khiển bằng sóng vô tuyến của Ukraine đã không thể hoạt động ổn định. Từ ra đa, tên lửa, các loại UAV; phương tiện thông tin liên lạc quân sự đến các kênh thông tin truyền thông của Ukraine… dường như đều bị tê liệt.

Tuy nhiên, hoạt động TCĐT của Nga cũng đã dẫn đến tình trạng “gậy ông đập lưng ông”. Do công tác hiệp đồng thiếu chặt chẽ ngay từ khâu lập kế hoạch giữa lực lượng TCĐT Nga với các lực lượng khác nên đã khiến lực lượng TCĐT của Nga làm khó cho hoạt động chỉ huy chiến đấu chung. Nhiều đơn vị mặt đất của Nga vì bị ảnh hưởng từ hoạt động chế áp điện tử của Nga đã không thể liên lạc, không thể hiệp đồng được với nhau dẫn đến bị động, lúng túng; thậm chí còn phải sử dụng cả điện thoại di động không được mã hóa để liên lạc. Ví dụ như ngày 1/1/2023, chỉ từ việc 1 binh sĩ Nga sử dụng điện thoại di động đã dẫn đến 1 cuộc tập kích bất ngờ bằng pháo phản lực phóng loạt HIMARS của Ukraine, hậu quả đã khiến 89 binh sĩ Nga thiệt mạng...

1700907566529.png

Tác chiến điện tử của Ukraine

Sau hơn 1 năm xảy ra cuộc xung đột, cùng với sự giúp đỡ khổng lồ của phương Tây, tình hình chiến trường Ukraine đã cân bằng hơn giữa hai bên. TCĐT của Ukraine đã trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt trong nhiệm vụ trinh sát, định vị và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, tên lửa đất đối đất tiêu diệt đối phương, gây ra nhiều khó khăn cho Quân đội Nga.

Thực tế cuộc xung đột cho thấy, TCĐT tiếp tục đóng vai trò đặc biệt trong các hoạt động tác chiến trên chiến trường Ukraine và trong chiến tranh hiện đại. Việc nghiên cứu, nắm chắc vị trí, vai trò, tính năng, kỹ chiến thuật, phương pháp tiến hành TCĐT trong chiến đấu có vai trò hết sức quan trọng không chỉ với quân đội 2 nước đang trực tiếp tham chiến, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các nước trong việc xây dựng một quân đội hùng mạnh.

Cuộc xung đột giữa 2 quốc gia láng giềng tại châu Âu đến nay đã cho thấy nhiều vấn đề về sự phát triển của nghệ thuật quân sự và sử dụng vũ khí trong chiến tranh hiện đại. Cuộc xung đột quân sự này chắc chắn sẽ được soi xét ở nhiều khía cạnh, nhưng vấn đề lớn nhất rút ra từ cuộc khủng hoảng này chính là chính sách điều hành đất nước và sự đánh giá sai lầm về đối thủ. Đây là nguồn cơn khiến cho cuộc xung đột quân sự kéo dài với những tổn thất vô cùng to lớn đối với tất cả các bên. Chỉ có thể theo đuổi chính sách cân bằng, mềm dẻo, linh hoạt để tránh cho đất nước bị đẩy đến bờ vực chiến tranh mới là sự lựa chọn khôn khéo, sáng suốt nhất.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,928
Động cơ
66,485 Mã lực
Tuổi
124
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đức và Mỹ 'sẽ gây áp lực buộc Zelensky phải đàm phán với Nga'

Truyền thông Đức hôm thứ Sáu đưa tin Đức và Mỹ sẽ gây áp lực lên Ukraine để đàm phán với Nga bằng cách hạn chế cung cấp vũ khí, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào hy vọng chiến thắng của Kiev.

Bild, một tờ báo của Đức, đã đưa tin về điều mà họ mô tả là một kế hoạch “bí mật” của người Mỹ gốc Đức nhằm buộc Ukraine phải bắt tay vào việc mở các cuộc đàm phán hòa bình , trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ Đức.

Theo kế hoạch, Washington và Berlin sẽ cung cấp cho Ukraine đủ vũ khí và áo giáp để trấn giữ tiền tuyến hiện tại, nhưng không đủ để chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng.

Họ hy vọng sẽ đẩy được Volodymr Zelensky, tổng thống Ukraine, tới bàn đàm phán với Vladimir Putin, nhà lãnh đạo Nga.

“Zelensky nên nhận ra rằng mọi chuyện không thể tiếp tục như thế này”, một nguồn tin chính phủ Đức nói với Bild, đề cập đến cuộc phản công của Ukraine đang bị đình trệ chống lại Nga ở phía đông. “Ông ấy cần phải, với ý chí tự do của mình, quay mặt về phía quốc gia của mình và giải thích rằng cần phải đàm phán.”

Các nguồn tin chính phủ Đức cũng nói với Bild rằng Nhà Trắng chia sẻ quan điểm của Đức về sự cần thiết phải chuyển trọng tâm từ việc cung cấp vũ khí sang đàm phán.

Không có phản hồi nào về báo cáo từ Nhà Trắng vào tối thứ Sáu. Washington đã nhiều lần cam kết ủng hộ nỗ lực của Ukraine nhằm trục xuất quân đội Nga.

Bild lưu ý rằng, với tư cách là nhà cung cấp xe tăng và quốc phòng lớn nhất cho lực lượng Ukraine, ông Zelensky sẽ phải xem xét yêu cầu từ Đức và Mỹ.

Chính phủ Đức đã không phản hồi ngay lập tức báo cáo của Bild, điều này sẽ khiến các quan chức ở Kiev thất vọng khi họ tiếp tục nỗ lực giành một chiến thắng quân sự toàn diện trước Nga, bao gồm cả việc chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng .

Bild cũng cho rằng có sự rạn nứt trong chính phủ Đức giữa thủ tướng Olaf Scholz và Boris Pistorius, bộ trưởng quốc phòng của ông. Các nguồn tin cho biết , Pistorius sau này không đóng vai trò gì trong việc vạch ra kế hoạch cung cấp cho Ukraine “vũ khí vừa đủ để không bị thua” và thậm chí sẽ hỗ trợ việc cung cấp tên lửa Taurus mạnh mẽ cho Ukraine.

“Kể từ khi Scholz nhậm chức, Bộ Quốc phòng nằm dưới sự chỉ đạo của văn phòng thủ tướng liên bang. Nhiều quyết định được đưa ra ở đó”, một quan chức quốc phòng giấu tên nói với Bild, dường như đây là một nỗ lực nhằm tạo khoảng cách với bộ trưởng khỏi kế hoạch được cho là của người Mỹ gốc Đức.

Telegraph hiểu rằng, ngoài Đức, các quốc gia NATO còn lo ngại rằng cuộc phản công của Ukraine đã "quá thổi phồng" và có mong muốn kiểm soát những vấn đề trong tương lai về giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.

Đảng CDU đối thủ của ông Scholz cũng phản ứng với thái độ cảnh giác trước kế hoạch này, họ cho rằng đó là bằng chứng cho thấy thủ tướng không có ý định giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến, mặc dù đây là một cuộc xung đột hiện hữu.

Roderich Kiesewetter, thành viên CDU Bundestag, cho biết: “Rõ ràng hơn bao giờ hết là thủ tướng không tin vào một chiến thắng của Ukraine và không hề muốn một chiến thắng nào cả”.

Robert Fico, thủ tướng Slovakia, cho rằng chiến tranh Ukraine có nguy cơ kéo dài đến năm 2030 nếu các cuộc đàm phán hòa bình không được bắt đầu. Người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9, cam kết trong chiến dịch sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine bởi các chính phủ trước đây.

Ông Fico nói: “Cuộc xung đột này đã bị đóng băng và nó đang ở trong tình trạng có thể kéo dài đến năm 2029 hoặc 2030”. “Thà dẫn đầu các cuộc đàm phán trong 10 năm trong hòa bình hoặc đình chỉ hoạt động chiến đấu còn hơn là ngồi vào bàn đàm phán sau 10 năm mà không có kết quả gì, chỉ để phát hiện ra rằng chúng ta có thêm 500.000 hoặc 600.000 người chết.”

Ở Hà Lan, Geert Wilders, đã vận động bầu cử với lời hứa ngừng vận chuyển vũ khí tới Ukraine.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,928
Động cơ
66,485 Mã lực
Tuổi
124
Chiến dịch phòng thủ thành công của Nga chống lại chiến dịch phản công của Ukraine do NATO hậu thuẫn

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến dịch phản công diễn ra chậm chạp của Ukraine: Vấn đề và giải pháp

Vào thời điểm viết bài này, lực lượng Ukraine đã tiếp cận được cái gọi là “Phòng tuyến Surovikin” ở một số nơi. Các đơn vị Ukraine cuối cùng đã chọc thủng được tuyến phòng thủ theo lớp của Nga trong khu vực Priyutnoye-Staromayorskoye-Novodonetske và hiện đang đe dọa tiến vào khu vực tác chiến theo hướng Tokmak. Hướng Staromayorskoye-Staromlinovka-Orlinskoye cũng bị chọc thủng vì các tuyến phòng thủ của Nga ở đó chưa được chuẩn bị về mặt kỹ thuật nghiêm ngặt. Điều này sẽ giúp Ukraine có thể triển khai thành công lực lượng dự bị tác chiến của mình để tiếp cận sườn của cụm lực lượng chính của Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 58 của Nga.

1701229705242.png


Trong khi đó, người ta quan sát thấy một cuộc tấn công mạnh mẽ không thành công ở khu vực Robotino, khiến toàn bộ nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn của một trong các lữ đoàn thiết giáp của Ukraine bị tổn thất (T.me/lost_armour, ngày 31 tháng 7). Về vấn đề này, một số nhà phân tích đã thừa nhận rằng khái niệm về một “cuộc phản công thất bại” là vấn đề do những kỳ vọng thổi phồng của phương Tây và áp lực chính trị đi kèm (Radio Free Europe/Radio Liberty, ngày 7 tháng 5). Nhưng ngoài ra, một số nghiên cứu đã lý giải nguyên nhân tại sao cuộc phản công hiện tại của Ukraine lại gặp khó khăn đến vậy và liệu nó có thành công theo hình thức hiện tại hay không.

Trước hết, cần phải đánh giá mức độ hiệu quả của viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine. Hơn một năm sau khi cuộc chiến bắt đầu, tình thế bế tắc cuối cùng đã xuất hiện trên chiến trường. Và mặc dù hỗ trợ quân sự và kỹ thuật của phương Tây dành cho Ukraine đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nước này giành lại thế chủ động, nhưng không phải là không có vấn đề. Quan điểm cho rằng sự hỗ trợ quân sự như vậy chỉ mang lại hiệu quả đã trở thành một loại giáo điều. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn, có thể thấy rõ rằng có một số sai lầm mà lẽ ra có thể tránh được. Bất chấp những tuyên bố chính trị và nhiều lời đảm bảo từ các nhà chính trị phương Tây, nhưng nhìn chung, hoạt động viện trợ của phương Tây cho Ukraine có thể được mô tả là “hỗn loạn”. Điều này phần lớn là do các trang thiết bị được cung cấp không đủ về số lượng và chưa được tiêu chuẩn hóa, gây ra vấn đề khó khăn trong bảo đảm hậu cần. Hơn nữa, do một số nước “chậm chân” nên nhiều khoản viện trợ chưa được cung cấp đúng hạn.

1701229740647.png


Quân đội Ukraine, mặc dù Kiev tuyên bố hiện đại hóa “theo tiêu chuẩn của NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương)” nhưng về cơ bản vẫn có nguồn gốc từ Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Điều này có thể được thể hiện chủ yếu trong các học thuyết là sự tổng hợp các học thuyết của NATO và Liên Xô từ các thời kỳ khác nhau; vũ khí; phương pháp tổ chức; và quan trọng là nguồn nhân lực hiện đang được Ukraine sử dụng. Nói một cách chiến lược, phần lớn chiến lược quân sự của Ukraine dựa trên cách tiếp cận của Liên Xô và được phát triển tăng dần từ năm 2014 dưới hình thức khôi phục hệ thống động viên của Liên Xô (xem EDM, ngày 14/ 6/2022).

Ở góc độ quân sự, giới lãnh đạo Ukraine đã có một tính toán cực kỳ thông minh. Không thể cạnh tranh ngang hàng với Moscow về quân sự và công nghệ, Ukraine phải dựa vào việc huy động nguồn nhân lực trong nước, bù đắp thiếu hụt về trang thiết bị, vũ khí bằng con người. Tuy nhiên, ở đây, vấn đề lại khác: Kiev chưa sẵn sàng triển khai một đội quân hơn một triệu người, và điều rất quan trọng là việc duy trì đội quân đó trong quá trình giao tranh mạnh mẽ. Từ năm 2019 đến năm 2021, quân số của Lực lượng vũ trang Ukraine ngày càng bị thu hẹp do thiếu tân binh và sự ra đi của nhân viên hợp đồng. Đôi khi, điều này đồng nghĩa với thực tế là trong các tiểu đoàn xe tăng, chỉ có 22 xe tăng được sử dụng thay vì tiêu chuẩn là 31 xe, vì không có đủ người để lái 8 xe tăng còn lại. Hơn nữa, các khẩu đội pháo đã giảm từ sáu xuống còn bốn khẩu vì những lý do tương tự (Ukrmilitary.com, ngày 21 tháng 7 năm 2020, ngày 21 tháng 10 năm 2021).

Điều gì sẽ xảy ra nếu các loại vũ khí từ một trường phái chiến tranh hoàn toàn khác được đưa vào mệnh lệnh chiến đấu của một quân đội dựa trên các nguyên tắc của một trường phái tư duy cạnh tranh? Cùng lắm, việc sử dụng những loại vũ khí này sẽ không hiệu quả. Và điều gì sẽ xảy ra nếu những học thuyết chiến thuật xa lạ được đưa ra chỉ sau một đêm? Cách tiếp cận như vậy sẽ đơn giản làm suy yếu chức năng của cấu trúc mà nó đang cố gắng hỗ trợ. Không phảichính quá trình này có thể gây bất lợi. Trên thực tế, việc liên tục đưa ra những “chiến lược người ngoài hành tinh” như vậy thường là những gì thúc đẩy khoa học quân sự của một quốc gia phát triển. Trong trường hợp của Ukraine, vấn đề là chính hệ thống này đôi khi không phát huy được những sĩ quan có kỹ năng và kiến thức tuyệt vời (Ukrmilitary.com, ngày 5 tháng 3 năm 2021).

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhìn chung, hỗ trợ kỹ thuật-quân sự của phương Tây dành cho Ukraine chủ yếu dựa trên những giả định rằng Nga không có khả năng tiến hành các hoạt động chiến đấu trong thời gian dài, không có các nguồn dự trữ để triển khai thêm các năng lực công nghiệp quân sự và Nga phần nào nhạy cảm với tổn thất về con người, vật chất và kinh tế. Dựa trên những niềm tin này, ngay từ mùa xuân năm 2022, khái niệm hỗ trợ cục bộ cho Ukraine đã được hình thành, về bản chất, cung cấp cho việc hình thành một “quân đội trong quân đội”. Khái niệm này được thể hiện trong việc chuẩn bị các lữ đoàn xung kích có thể thực hiện các hoạt động tấn công, đột phá mặt trận và buộc Moscow phải rút khỏi cuộc chiến. Kế hoạch này được thực hiện một phần vào mùa thu, khi lực lượng Ukraine tiến hành thành công các hoạt động gần Kharkiv, Izium và Kherson. Tuy nhiên, mũi tấn công này bị đình trệ vì nó tỏ ra không được chuẩn bị để duy trì tốc độ tiến công cao do lực lượng xung kích cạn kiệt, thiếu các nguồn lực hậu cần và không có khả năng đưa các lữ đoàn chính quy vào chiến đấu (Lb.ua, ngày 17 tháng 6)

1701229851347.png


Đáp lại, phương Tây bắt đầu cung cấp cho Ukraine những trang thiết bị quân sự không đạt tiêu chuẩn, không chỉ từ các trường phái quân sự khác nhau mà còn từ các thời kỳ khác nhau, do đó làm quá tải hệ thống hành chính và hậu cần quân sự của Ukraine. Hơn nữa, thật vô ích khi nói về việc tăng cường nhiều khả năng quân sự cho Ukraine dựa trên nguồn viện trợ ngày càng tăng của phương Tây, vì về tổng thể, trang thiết bị này được cung cấp với số lượng ít và do đó đã bị “suy giảm năng lực” dọc theo mặt trận.

Ngoài việc phương Tây không có đủ ý chí chính trị để cung cấp cho Ukraine đủ trang thiết bị quân sự, còn có rất nhiều vấn đề trong huấn luyện lực lượng Ukraine. Thông thường trong quá trình huấn luyện ở các nước NATO, người ta chỉ dạy những nội dung cơ bản mà không có sự liên kết chiến đấu phù hợp. Về vấn đề này, có vẻ như lời chỉ trích lớn nhất liên quan đến các bài tập ở Đức. Ví dụ, Lữ đoàn cơ giới số 32 của Ukraine được huấn luyện ở Đức nhưng được huấn luyện ở mức độ thấp - theo báo cáo, chỉ có nội dung lênxuống xe Bradley được hoàn thành.Trong khi đó, điều ngược lại đang được đề cập đến Vương quốc Anh, nơi “huấn luyện chuyên sâu đã được hoàn thành từ nghị định thư MARCH đến kiến thức kỹ thuật cơ bản…. các bài tập chiến thuật và bắn súng, luyện tập làm sạch trên thực địa và trong khu vực đô thị được đặc biệt chú trọng. Một chiến hào đang bị tấn công, là bản sao chính xác của vị trí của Nga ở tỉnh Chernihiv, được tái tạo đến từng chi tiết nhỏ nhất….Các cuộc tấn công chiến hào đã được luyện tập theo cách thực tế đến mức sử dụng các vụ nổ, tiếng đạn pháo và máy bay không người lái thả lựu đạn sơn” (Phỏng vấn của tác giả, ngày 3 tháng 8). Những khác biệt trong hoạt động huấn luyện này khiến các đơn vị Ukraine gặp khó khăn trong việc gắn kết và không thể phát huy hết tiềm năng của mình trong các hoạt động chiến đấu trực tiếp.

1701229886571.png


Ngoài ra, với việc đội ngũ sĩ quan Ukraine phần lớn bị tiêu diệt trong một năm rưỡi vừa qua của cuộc chiến, tỷ lệ sĩ quan dự bị trong các lữ đoàn mới thành lập không được huấn luyện đầy đủ đã tăng lên. Hơn nữa, số lượng sĩ quan cấp dưới cũng tăng lên thông qua hệ thống thăng cấp mới, trong đó không cần phải có bằng cấp từ trường đại học quân sự. Bây giờ, chỉ cần dành sáu tháng ở vùng chiến sự giữ quân hàm trung sĩ là đủ để trở thành sỹ quan (Ukrmilitary.com, ngày 23 tháng 7).

Điều này dẫn đến việc các lữ đoàn Ukraine bước vào khu vực chiến đấu với mức độ gắn kết không đủ. Ví dụ, khi người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh vào những năm 1940–1941, họ không có ý tưởng rõ ràng về việc binh sỹ có thể và nên hoạt động như thế nào cũng như không tin tưởng rằng các chỉ huy thời bình phù hợp với vị trí của họ. Do đó, quân đội Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận binh chủng hợp thành có sự tham gia của tất cả các cấp để kiểm tra mức độ sẵn sàng của lực lượng của mình (History.army.mil, truy cập ngày 7 tháng 8).

Trên thực tế, các nước NATO có cơ hội giúp Ukraine tiến hành các cuộc tập trận tương tự, điều này không chỉ giúp lực lượng vũ trang Ukraine chuẩn bị hiệu quả hơn cho các hoạt động tấn công theo trình tự và điều kiện thích hợp mà còn phần nào giúp NATO có được kinh nghiệm quý báu - điều có thể trở nên rất quan trọng khi cuộc chiến này kéo dài.

1701229948821.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khi Ukraine đã sẵn sàng cho cuộc phản công, phía Nga đang thực hiện những gì mà ban lãnh đạo Nga cho là sự chuẩn bị cần thiết. Những nỗ lực này được trình bày trong tài liệu của Lực lượng vũ trang Nga mà các đơn vị Ukraine “thu giữ được” trên chiến trường - cụ thể là các tài liệu “Chỉ dẫn chiến đấu với kẻ thù tác chiến trong đội hình xe tăng và cơ giới” và “Triển vọng tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng thủ của lục quân”. (Vm.ric.mil.ru, ngày 22 tháng 4).

1701335087000.png


Nhìn chung, có một số yếu tố đã ảnh hưởng đến tư duy quân sự của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Thứ nhất, các học thuyết quân sự của Liên Xô tiếp tục củng cố các chiến thuật chiến lược của Nga. Kể từ giữa những năm 1980, số lượng các nghiên cứu đặc biệt chủ yếu tập trung vào kinh nghiệm về các hành động phòng thủ ngày càng tăng và sự quan tâm đến Trận đánh Vòng cung Kursk thời Chiến tranh thế giới thứ hai, như là một trận đánh mà Liên Xô cố tình lựa chọn các hoạt động phòng thủ, đã tăng lên. Các tướng lĩnh Liên Xô coi phòng thủ ở Kursk là một chiến dịch “kinh điển” và kết luận rằng “chính việc tạo ra một thế trận phòng thủ như vậy là điều mà mọi người phải cố gắng đạt được”. Đồng thời, họ đã nhận xét đúng đắn rằng, vào thời điểm diễn ra Trận Kursk, những điều kiện cực kỳ thuận lợi đã phát triển cho Hồng quân. “Vì vậy, kinh nghiệm phòng thủ trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đáng được quan tâm hơn”. Nhìn chung, các chuyên gia quân sự bắt đầu coi trận đánh này là nguyên mẫu cho một chiến lược phòng thủ mới (Maryshev, “Một số câu hỏi về phòng thủ chiến lược trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,” 1986; Kokoshin, “Quân đội và chính trị: Quân sự-Chính trị và Quân sự Liên Xô- Tư tưởng chiến lược, 1918-1991,” 1995).

1701335111037.png


Các hoạt động phòng thủ được coi là hành động chủ yếu ngay cả theo Điều lệ dã chiến của Lực lượng Mặt đất của Quân đội Liên Xô từ năm 1990: “Các hình thức chiến đấu binh chủng hợp thành chủ yếu là phòng thủ và tấn công. Khi bắt đầu cuộc chiến, phòng thủ sẽ là loại hình chiến đấu quan trọng nhất và phổ biến nhất. Phòng thủ được thực hiện có chủ ý hoặc bất ngờ với mục đích chính là đẩy lùi bước tiến của địch, gây tổn thất cho địch và tạo điều kiện cho quân nhà tiến lên tấn công. Phòng thủ sẽ được sử dụng rộng rãi không chỉ trong thời kỳ đầu mà còn trong suốt cuộc chiến, nhưng chỉ có phòng thủ thì không thể giành được chiến thắng….Khoa học quân sự Liên Xô coi phòng thủ và phản công là những loại hành động chiến lược chính trong nhiều tình huống khác nhau” (Irp.fas.org, truy cập ngày 14 tháng 8).

1701335179279.png


Trong cuộc chiến chống Ukraine, Quân đội Nga đã dần quay trở lại với những cách tiếp cận chiến lược này. Do đó, theo tài liệu của Học viện Binh chủng hợp thành của Lực lượng vũ trang Nga: “Để đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù công nghệ cao và vượt trội về quân số ở những hướng quan trọng nhất, việc lựa chọn phòng thủ theo trận địa dường như là phù hợp nhất. Đồng thời, thái độ rập khuôn đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ liên tục được bố trí theo tuyến có chiều sâu với đặc điểm chính tuyến tính của các vị trí, các dải và các tuyến khó có thể được coi là hợp lý trong tương lai gần. (Mil.ru, accessed August 14). Trong điều kiện thiếu thời gian, lực lượng và nguồn lực, hình thức tác chiến thích hợp nhất để đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù vượt trội về công nghệ cao, theo chúng tôi, là tác chiến phòng thủ phân tán, dựa trên giữ các khu vực, cơ sở vật chất và đầu mối giao thông quan trọng theo các hướng chính riêng biệt. Hoạt động như vậy được đặc trưng bởi sự phân bổ lực lượng và phương tiện không đồng đều theo từng hướng và việc sử dụng phân tán các đội hình và đơn vị quân sự thuộc các quân binh chủng của lực lượng vũ trang và lực lượng tác chiến đặc biệt” (Mil.ru, truy cập ngày 14 tháng 8).

1701335233019.png


Những nguyên tắc này được thể hiện rõ qua kinh nghiệm của chiến dịch phòng thủ Kherson do lực lượng Nga tiến hành từ tháng 7 năm 2022 cho đến khi họ rút khỏi khu vực này trong các hành động phản công của Lực lượng vũ trang Ukraine vào tháng 11 (xem EDM, ngày 11 tháng 11 năm 2022). Để chống lại các cuộc tấn công của Ukraine trong tương lai, các đề xuất đã được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm đó (Vm.ric.mil.ru, ngày 22 tháng 4). Chúng bao gồm:

  • Liên tục tiến hành tất cả các loại hình trinh sát, giúp có thể phát hiện bước tiến của quân địch ở khoảng cách lên tới 5 km;
  • Dự báo hành động của địch, liên tục phân tích thông tin tình báo từ mọi loại hình trinh sát;
  • Liên tục bố trí các bãi mìn chống tăng (ít nhất 3 hàng) trước các vị trí của quân Nga;
  • Bảo đảm che chắn đáng tin cậy cho các nút giao thông giữa các đơn vị, tổ chức và duy trì sự tương tác giữa các đơn vị hoạt động tại các nút giao thông này và xác định người chỉ huy chịu trách nhiệm về nút giao thông với đơn vị lân cận;
  • Chuẩn bị trước các vị trí cô lập trong khu vực có xe tăng và bố trí vũ khí chống tăng tại đó;
  • Chuẩn bị hỏa lực pháo binh dọc theo các tuyến đường tiến quân màquân xung kích có thể sử dụng nhất nhằm làm giảm tốc độ tiến quân của chúng;
  • Thành lập lực lượng dự bị chống tăng, phân bổ các đơn vị xe tăng vào lực lượng dự bị chống tăng cơ động cao và thành lập các nhóm binh sỹ diệt xe tăng trong các đại đội súng trường cơ giới;
  • Lập kế hoạch cho các cuộc tấn công theo yêu cầu của lực lượng không quân lục quân (Ka-52 mang tên lửa chống tăng dẫn đường Vikhr và Mi-28 mang tên lửa không dẫn đường);
  • Ngăn chặn các cuộc tuần tra trinh sát chiến đấu phát hiện hệ thống hỏa lực của đơn vị phòng thủ, với các đơn vị hỏa lực đang làm nhiệm vụ bắn từ các vị trí được che giấu và ngụy trang.
Trong bối cảnh lực lượng Nga rải mìn dày đặc các vị trí phòng thủ dọc mặt trận Ukraine, mìn chống xe, chống tăng PTKM-1R đã tỏ ra có hiệu quả cao. Do vậy, ở hướng Kherson, trong nỗ lực đột phá của lực lượng Ukraine, những quả mìn này đã phá hủy 2 xe tăng và 3 xe BMP.

1701335451440.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Kế hoạch của Nga dành cho máy bay của lục quân và máy bay tấn công dựa trên tính chất hoạt động của Ukraine tại các khu vực có bố trí xe tăng. Dữ liệu ban đầu được sử dụng bao gồm thời gian bay của máy bay, tải trọng chiến đấu và đặc điểm của phương tiện tiêu diệt trên máy bay. Sau đó, dự báo hành động của các hệ thống phòng không Ukraine và đánh giá các khả năng của máy bay kiểm soát trên không tuyến trước dành cho máy bay quân sự. Hai hoặc ba cặp trực thăng Ka-52 và Mi-28 cùng hai hoặc ba cặp máy bay chiến đấu Su-25 được điều động để tấn công các khu vực có bố trí xe tăng. Các mục tiêu theo kế hoạch đã bị tiêu diệt bằng các cuộc tấn công liên tiếp của các nhóm từ khu vực thực hiện nhiệm vụ trên không trong khoảng thời gian 15 phút. Thời gian diễn ra các cuộc tấn công này thường là vào buổi sáng, khoảng hai giờ sau bình minh và vào buổi chiều, khoảng ba giờ trước khi mặt trời lặn.

1701335575552.png

Ka-52

Trong các khoảng thời gian khác, máy bay của lục quân và máy bay tấn công được bố trí sẵn sàng cất cánh trong vòng 30 phút. Các cây cầu, nút giao thông, khu vực nhiều cây cối và các thành trì khác được chọn làm mục tiêu cho máy bay tấn công. Trong khi đó, trực thăng dự kiến sẽ được sử dụng cách mặt trận 4 đến 5 km để phóng tên lửa chống tăngdẫn đường. Không quân lục quân sẽ được sử dụng trong các nhóm hỗn hợp mà mỗi nhóm gồm một trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28, hoặc Mi-35, cũng như một trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8. Trực thăng Ka-52 sẽ tiêu diệt mục tiêu và bảo vệ nhóm bằng hệ thống phòng thủ, trong khi Mi-28 sẽ tiêu diệt mục tiêu và bảo vệ Ka-52 bằng hỏa lực. Tổ lái trực thăng Mi-8 sẽ thực hiện chức năng tìm kiếm cứu nạn (Vm.ric.mil.ru, ngày 22/4).

Máy bay tấn công dự định được sử dụng trong đội hình chuyên dụng nhằm vào các mục tiêu cụ thể. Mệnh lệnh chiến đấu sẽ yêu cầu đội hình gồm các cặp bay cách nhau hai phút giữa các cặp theo một hướng chiến thuật và sau khoảng 15 phút, một đội hình các cặp bay theo hướng chiến thuật khác. Kết quả của kế hoạch này được phản ánh qua các cuộc tấn công được lên kế hoạch gần đây của Nga, bao gồm các tổ lái của không quân chiến thuật-chiến dịch và của không quân lục quân, hành động của các nhóm hỗ trợ (máy bay gây nhiễu) và hành động của nhóm trực thăng chiến đấu đặc biệt (gồm trực thăng Mi-28NM) được trang bị tên lửa Izdeliye 305 (X-39) (T.me/mag_vodogray, ngày 13/6).

1701335647883.png

Mi-35

Do đó, khi cuộc phản công của Ukraine tiên triển chậm, Bộ Tư lệnh Tối cao Nga đang điều chỉnh chiến thuật dọc theo mặt trận nhằm nỗ lực đẩy lùi các cuộc đột kích của Ukraine-và mức độ mà những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng trên chiến trường vẫn còn phải xem xét./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,766
Động cơ
655,781 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Kiev phải chuẩn bị cho khả năng Mỹ và châu Âu thay đổi thái độ.


Khi Nga sáp nhập Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014, Kiev được nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh và Mỹ tìm cách khôi phục chủ quyền cho Ukraine thông qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga và thông qua ngoại giao, nhưng các nước này từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Chỉ khi đã muộn, các nước này mới cung cấp vũ khí quân sự gây sát thương – với trường hợp Washington thì phải đến năm 2019.

1701335878272.png

Vũ khí phương tây viện trợ cho Ukraine

Tuy nhiên, vào cuối tháng 2/2022, khi Nga tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine, sự lưỡng lự của các nước này nhìn chung đã biến mất. Cuộc tấn công mạnh mẽ diễn ra sau đó cùng phong cách lãnh đạo lôi cuốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã mang lại đợt viện trợ tài chính và quân sự đầu tiên của phương Tây. Những thành công đáng kinh ngạc trên chiến trường của Ukraine vào tháng 9 và tháng 10/2022 đã mở ra cơ hội cho những đợt hỗ trợ thậm chí còn tham vọng hơn.

Một liên minh gồm các quốc gia giàu có với công nghệ tiên tiến nhất thế giới đã mang lại lợi thế chủ chốt cho Ukraine. Trái lại, chỉ có hai quốc gia – Iran và Triều Tiên – công khai hỗ trợ Nga trong cuộc chiến, mặc dù Trung Quốc vừa là điểm tựa kinh tế quan trọng cho nỗ lực chiến tranh của Điện Kremlin, vừa là nhà cung cấp viện trợ quân sự phi sát thương. Tuy nhiên, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cũng đi kèm với những rủi ro và thách thức riêng. Một là Ukraine phụ thuộc quá mức vào hỗ trợ tài chính và quân sự của phương Tây. Quân đội Ukraine đã từ bỏ cơ sở hạ tầng cũ kỹ và các học thuyết lỗi thời được định hình từ thời kỳ hậu Liên Xô, chuyển sang phụ thuộc nặng nề vào thiết bị và kế hoạch chiến lược của phương Tây. Trong khi đó, Nga đang tiến hành chiến tranh kinh tế với Ukraine – nền kinh tế nước này sẽ khó có thể vận hành nếu không có hỗ trợ quốc tế.

1701335902003.png

Vũ khí phương tây viện trợ cho Ukraine

Việc duy trì cam kết của các nước phương Tây với Ukraine cũng không được đảm bảo. Các khu vực bầu cử chính trị ở châu Âu và Mỹ đang đặt câu hỏi về việc hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Cho đến nay, những ý kiến như vậy vẫn chỉ là thiểu số, nhưng đang ngày càng gia tăng và phổ biến hơn. Việc thúc đẩy các quan điểm công khai thân Nga và chống Ukraine vẫn là điều hiếm thấy về mặt chính trị. Thay vào đó, chủ nghĩa hoài nghi có xu hướng xuất hiện từ các cuộc tranh luận chính trị trong nước kéo dài. Tại Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành điểm nóng mới nhất trong cuộc tranh luận về việc nước này nên quan tâm (và chi tiền) hỗ trợ các đối tác và đồng minh nước ngoài đến mức nào. Ở châu Âu, đại dịch COVID-19 và lạm phát cao sau chiến tranh gây ra sức ép kinh tế. Sự lạc quan về thành công của Ukraine đã bắt đầu lung lay, dẫn đến lo ngại về một cuộc chiến lớn và không có hồi kết ở châu Âu.

Trong khi đó, những diễn biến ở tiền tuyến – đặc biệt là tốc độ tương đối chậm và những thành công khiêm tốn trong các cuộc phản công của Ukraine được phát động vào đầu mùa Hè năm 2023 – đã làm tăng thêm hoài nghi về sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev. Ngay cả khi các cuộc phản công được đẩy mạnh, trận chiến cũng không sớm kết thúc. Những người ủng hộ Ukraine cũng không có giả định rõ ràng và thống nhất về một chiến thắng, từ đó gây ra bất lợi về chính trị. Bên ngoài Ukraine, những câu chuyện khác ngoài cuộc chiến đang chiếm lĩnh các mặt báo. Xung đột càng kéo dài, thế trận “châu chấu đá voi” của những ngày đầu sẽ dần biến mất, làm gia tăng cảm giác vô vọng và thúc đẩy những lời kêu gọi tìm kiếm một giải pháp dù là hời hợt đi nữa.

1701335964203.png

Vũ khí phương tây viện trợ cho Ukraine

Rủi ro chính với Ukraine không phải là sự thay đổi chính trị đột ngột của phương Tây, mà là sự tan rã chậm chạp của một mạng lưới viện trợ nước ngoài vốn được thêu dệt cẩn thận. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi đột ngột xảy ra, nó sẽ mở đầu từ Mỹ, khi định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của nước này được đưa ra trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11/2024. Trước mối nguy hiểm mà ngay cả việc mất dần sự ủng hộ cũng có khả năng gây ra chứ chưa nói đến một sự thay đổi đột ngột, Chính phủ Ukraine nên đa dạng hóa phạm vi tiếp cận của nước này về mặt chính trị, thay đổi lời kêu gọi giúp đỡ của mình cho phù hợp với viễn cảnh một cuộc chiến kéo dài. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo chính trị tại Mỹ và châu Âu nên làm những gì có thể để tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine trong chu kỳ ngân sách dài hạn, khiến các quan chức trong tương lai khó có thể hủy bỏ hỗ trợ.

1701336003016.png

Vũ khí phương tây viện trợ cho Ukraine

......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,066
Động cơ
589,176 Mã lực
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÂN SỰ TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE
I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Mục tiêu của Nga tại Ukraine


Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Putin tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine để bảo vệ người dân Donbass, ngăn chặn kế hoạch tiến công vào Crimea và hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng. Mục tiêu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nhằm:
(1) “Phi quân sự hóa”, “phi phát xít hóa”, phá hủy và làm tê liệt các cơ sở, mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine;
(2) Khẳng định chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, hỗ trợ hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng mở rộng lãnh thổ, qua đó tạo vùng đệm an toàn chiến lược, bảo vệ nước Nga trước tham vọng của Mỹ và NATO;
(3) Răn đe ý đồ của Mỹ và NATO tiếp tục mở rộng về phía Đông đến sát biên giới Nga cũng như ý đồ gia nhập NATO của Ukraine và một số nước khác ở Đông Âu;
(4) Khẳng định vị thế, sức mạnh của Nga, nhất là về quân sự, buộc các nước EU và NATO phải chấp nhận cùng Nga thiết lập một trật tự an ninh mới; trong đó, lợi ích an ninh của Nga phải được tôn trọng, từ đó hạn chế ảnh hưởng và chi phối của Mỹ đối với cục diện châu Âu.

2. Nhận định

Hơn 1 năm qua, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã cho thấy nhiều vấn đề cần được phân tích, nhìn nhận khách quan.

Một là, Nga được đánh giá là cường quốc có lực lượng quân đội mạnh thứ hai trên thế giới, với đội quân thường trực và chi tiêu quốc phòng lớn thứ năm thế giới, bao gồm 1,15 triệu quân chính thức cùng 2 triệu quân dự bị. Nga cũng là quốc gia sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới, có hạm đội tàu ngầm mang tên lửa vượt đại châu lớn thứ hai thế giới và là một trong 3 quốc gia có máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược và bom hạt nhân...

View attachment 8209686

Mặc dù có tiềm lực quân sự gấp nhiều lần Ukraine, nhưng Quân đội Nga chưa thể hiện được đầy đủ sức mạnh của một cường quốc quân sự khi không thể dồn lực đánh nhanh, thắng nhanh như dự tính ban đầu trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine. Qua thực tế tham chiến, Quân đội Nga đã gặp nhiều khó khăn trong tác chiến kể cả trên bộ, trên không, trên biển... Các loại vũ khí thông thường, như: pháo binh, xe tăng, tên lửa đã được huy động tối đa cùng với một tỷ lệ các loại đạn, pháo, thiết bị quân sự hiện đại, như: tên lửa siêu thanh Kalibr, xe tăng T-90, T-14 Armata, máy bay SU-57… cũng đã được đưa vào tham chiến. Tuy nhiên, đến nay Nga vẫn chưa đạt được mục đích, trong khi phải chịu nhiều tổn thất cả về người, vũ khí, trang bị và vật chất.

Hai là, đối với Quân đội Ukraine, qua thực tế tham chiến đã có sự cải tổ, tiến bộ rõ rệt cả về tổ chức, huấn luyện và trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn của NATO. Hơn nữa, Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ cả về quân sự và kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây. Theo đó, Mỹ và các nước phương Tây đã cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine hơn 150 tỷ USD, riêng Mỹ là gần 100 tỷ USD. Về trang thiết bị quân sự, các nước phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine khoảng 700 xe tăng, hàng nghìn xe quân sự cùng với hàng nghìn khẩu pháo, hệ thống phóng tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại khác. Có thể khẳng định, Quân đội Ukraine khó có thể trụ vững trước sự tiến công của Nga nếu như không có sự trợ giúp, hậu thuẫn mạnh mẽ, liên tục của Mỹ và các nước phương Tây.

View attachment 8209687

Ba là, các quốc gia phương Tây đã có sự thống nhất cao độ trong cuộc đối đầu với Nga, bởi:
(1) Các nước phương Tây cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thách thức an ninh, chủ quyền và sự tồn tại của Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Nếu không đồng lòng, các nước phương Tây sẽ buộc phải đối đầu với Nga trong tương lai, nhưng với thế yếu hơn;
(2) Sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng của EU và các nước phương Tây vào Nga trước đây quá lớn; trong bối cảnh xu thế chống biến đổi khí hậu, chuyển sang sử dụng năng lượng xanh đang tăng lên mạnh mẽ ở phương Tây, dẫn đến việc châu Âu và phương Tây muốn chuyển nhanh hơn sang xu thế này và giảm sự lệ thuộc vào Nga;
(3) Mỹ có tính toán riêng, muốn đẩy cuộc đối đầu lên mức độ mới khiến châu Âu và các nước phương Tây lệ thuộc nhiều hơn vào sự lãnh đạo của Mỹ về mọi mặt và là bước chuẩn bị cho cuộc đối đầu toàn diện khó tránh khỏi với Trung Quốc sau này.

Ban đầu, khi cuộc chiến bùng phát, nhiều nhà quan sát nhận định, với sức mạnh quân sự vượt trội, Nga sẽ nhanh chóng kiểm soát được Ukraine. Tuy nhiên, một năm rưỡi đã trôi qua, cục diện chiến trường vẫn tiếp tục ở thế giằng co với tính chất, mức độ giao tranh ngày càng nghiêm trọng và khốc liệt hơn cả trên thực địa và trong nghị trường. Đặc biệt, thời gian gần đây, Mỹ và phương Tây đã công khai cam kết sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine, trong đó có các loại vũ khí hiện đại như: máy bay không người lái (UAV), tên lửa tầm xa, pháo phản lực phóng loạt tiên tiến HIMARS, bom chùm và nhiều loại vũ khí hiện đại của các nước trong khối NATO... Cùng với đó là những phát ngôn cứng rắn của các bên liên quan đã đẩy cuộc xung đột quân sự này diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp hơn, vì vậy triển vọng đàm phán kết thúc xung đột lúc này là không thực tế bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, đối với Nga, việc yêu cầu Tổng thống Putin và giới lãnh đạo quân sự rút quân đội khỏi khu vực miền Đông Ukraine như trước ngày 24/2/2022 để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán ngoại giao là điều không thực tế, vì Nga đã dành quá nhiều nguồn lực cả về người và vật chất đối với cuộc xung đột này. Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cũng không thể chấp nhận việc đánh mất 1/5 lãnh thổ quốc gia để đổi lấy hòa bình. Giới quan sát cho rằng, chừng nào cả Nga và Ukraine còn đủ sức kháng cự và chưa đạt được mục tiêu của mình, thì cả hai bên sẽ không chịu sức ép từ bên ngoài để đình chiến, đi vào đàm phán.

Thứ hai, Ukraine hiện không đơn phương trong cuộc xung đột với Nga bởi sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cùng các nước phương Tây. Ukraine tin rằng, với sự trợ giúp về quân sự, kinh tế và ngoại giao từ phía Mỹ và phương Tây thì "sự kiệt quệ và thất bại của Nga chỉ là vấn đề thời gian". Trong khi Mỹ và NATO cho rằng, nếu Ukraine bị Nga “khuất phục” thì mục tiêu của Tổng thống Nga Putin sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục tạo ra các thách thức an ninh mới cho NATO ở khu vực khác.

Thứ ba, đối với Nga, đây không chỉ là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, mà còn là vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia của Nga trước phương Tây. Nga là quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhiều nguồn lực và trong lịch sử đã không ít lần bị Mỹ cùng phương Tây bao vây, cấm vận toàn diện. Nga cũng tin rằng, nếu cuộc xung đột tiếp tục diễn ra với “cường độ thấp” như hiện nay, Nga có thể can dự được lâu dài. Hơn nữa, cuộc xung đột này sẽ giúp vực dậy tinh thần dân tộc của người dân Nga và cuối cùng Nga sẽ chiến thắng, trong khi sự “thống trị” của phương Tây sẽ bị lung lay, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, với một bên là Ukraine thì rất quyết tâm với sự trợ giúp của phương Tây và một bên là Nga chưa thể bỏ cuộc thì cuộc xung đột quân sự này sẽ còn kéo dài.

......
Không bàn nhiều về khía cạnh chính trị của chiến dịch Nga đánh Ukr, tuy nhiên từ những ý chí chính trị dẫn đến cách mà hoạt động quân sự diễn ra. Và có thể thấy vì sao người Nga lại sa lầy ở Ukr như hiện nay.

Khi tổng thống Nga tuyên bố Chiến dịch quân sự đặc biệt với 2 mục tiêu "phi phát xít hòa" "phi quân sự hóa" nước Ukraine là khá chung chung và không rõ ràng cho một hoạt động quân sự. Có lẽ những mục tiêu được đưa ra này giống một khẩu hiệu chính trị để giải thích với người Nga nhiều hơn. Chính vì sự mập mờ khó hiểu đó dẫn đến hậu quả là thế giới, đặc biệt là các nước phương tây lập tức có sự nhất trí nhanh chóng trong việc cản đường Nga.

Hậu quả thứ 2 của sự mập mờ đó là về mặt quân sự. Chiến dịch quân sự của Nga được chuẩn bị vội vàng và với một chiến lược cũng không rõ ràng. Đặt tên "chiến dịch quân sự đặc biệt" cho thấy ông Putin mong muốn một cuộc chiến chớp nhoáng, hay là một cuộc can thiệp quân sự vào nước Ukraine. Có lẽ ông muốn xử nhanh Ukraine để các nước khác không kịp can thiệp như vừa mới làm đối với nước Kazastan, nhưng lại vẫn muốn triệt phá các cơ sở của quân đội Ukraine. Chính vì thế mà cuộc can thiệp nhanh lại được chuẩn bị một cách kềnh càng và vội vã. Bị tình báo Mỹ phát giác trước giờ nổ súng cũng là hậu quả của sự chuẩn bị vừa vội vàng, vừa kềnh càng này.

Cách thức tiến hành chiến dịch nửa như một cuộc xâm lược quy mô đầy tham vọng, nửa giống một cuộc can thiệp nhanh sắc lẹm đã biến quân đội Nga trở thành nạn nhân trước các lực lượng Ukraine tưởng như yếu kém và bị bất ngờ. Tất cả các mục tiêu quân sự ban đầu đều không đạt được, Nga buộc phải rút lui và đổi sang mục tiêu khác. Cuộc chiến can thiệp ở tầm quốc gia, giờ trở thành cuộc xâm lấn biên giới với mục tiêu chiếm đất.

Đến đây người Nga buộc phải thay đổi lý giải về cuộc chiến của mình. Những mục tiêu chung chung mập mờ ban đầu lại có lợi cho tông thống, khi ông tìm cách diễn giải và nâng cao quan điểm theo các ý khác. Các mục tiêu gần gũi hơn như chiếm đất hay cao cả hơn như bảo vệ an ninh quốc qia hay chống lại cả NATO được đưa ra nhằm lý giải cho sự sa lầy mà ông gây ra cho nước Nga.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top