(Tiếp)
Bảo vệ điện tử
Trong cuộc chiến ở Syria, Nga đã tiến hành bảo vệ điện tử rất thành công ở 3 nội dung: bảo đảm bí mật thông tin liên lạc; bảo vệ căn cứ quân sự của Nga; bảo vệ cho các lực lượng, phương tiện tiến công
- Bảo đảm bí mật thông tin liên lạc
Ở Syria, nhờ các tổ hợp TCĐT mà Quân đội Nga đã vô hiệu hóa các thiết bị nghe trộm, trinh sát điện tử của đối phương, giữ được bí mật rất cao khi chuẩn bị và tiến hành chuyển quân tới Syria. Đây cũng là câu hỏi lớn đối với các nhà phân tích quân sự thế giới, rằng bằng cách nào Nga có thể giữ bí mật ý đồ chiến dịch, tập kết một số lượng lớn máy bay, phương tiện chiến đấu, qua mắt mạng lưới trinh sát dày đặc và hiện đại từ trên vũ trụ, trên không, trên biển, trên mặt đất của Mỹ, phương Tây... Đó là chưa kể các phương tiện tình báo giám sát và trinh sát của Israel thường xuyên hoạt động ở khu vực này.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel
- Bảo vệ căn cứ quân sự của Nga
Để bảo vệ các căn cứ quân sự của Nga ở Syria ngay từ những ngày đầu, Nga đã đưa đến Syria rất nhiều tổ hợp TCĐT mặt đất, trên không, trên biển tốt nhất, thiết lập trung tâm bảo vệ điện tử tại sân bay Khmeimim, ở quân cảng Tartus, tạo ra một khu vực an toàn có bán kính đến 300km. Nên trong suốt chiến dịch nhiều lần đối phương đã sử dụng các phương tiện tiến công đường không như: UAV tiến công vào các căn cứ quân sự của Nga nhưng đều thất bại. Chính khả năng bảo vệ điện tử tốt của lực lượng TCĐT Nga đã tạo điều kiện cho các đợt tiến công đường không tại Syria giành được thắng lợi, hiệu quả cao với những tổn thất tối thiểu.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel
- Bảo vệ các lực lượng, phương tiện tiến công
Sự kiện bảo vệ điện tử thành công nhất của Nga là việc “bịt mắt” Mỹ và đồng minh trong chiến dịch di chuyển lực lượng, phương tiện từ Nga tới Syria, khiến hệ thống trinh sát của Mỹ và phương Tây có mà như không.
Mặc dù Quân đội Mỹ đã có hệ thống vệ tinh, máy bay trinh sát; máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không, máy bay TCĐT EC-130H (máy bay TCĐT mạnh nhất của Mỹ), liên tục quần thảo trên không, nhưng Nga đã đưa hàng chục máy bay vượt quãng đường hơn 2.500km, từ phía Nam nước Nga sang Syria mà Mỹ và các nước phương Tây không hề biết. Chỉ đến khi các máy bay của Nga hoàn tất di chuyển, triển khai sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Khmeimim, Mỹ và phương Tây mới phát hiện ra được.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel cải tiến
Khả năng bảo vệ điện tử cho các phương tiện tiến công rõ nhất được thể hiện qua việc Nga sử dụng tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược phóng 166 TLHT từ hàng nghìn kilomet vào lực lượng khủng bố. Nga tuyên bố 100% TLHT đều trúng đích và cho đến nay cũng chưa thấy thông tin nào nói là TLHT của Nga không trúng đích.
Trong một môi trường TCĐT rộng khắp, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh điện tử quyết liệt giữa Nga với Mỹ, nhưng TLHT Nga vẫn tiến công vào các mục tiêu rất chính xác, đã khẳng định các TLHT của Nga cũng có khả năng tự bảo vệ điện tử rất tốt. Có thể nói, người Nga đứng đầu thế giới về bảo vệ điện tử và họ cũng rất tự tin về điều đó. Bằng chứng là năm 1994 Nga bán tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa, đa kênh, cơ động S-300 cho Mỹ. Và hiện nay, Nga còn sẵn sàng bán cả S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO, mà không sợ lộ bí mật.
Tổ hợp tác chiến điện tử gây nhiễu tự động R-934UM được đưa vào trang bị từ năm 2008-2010
Khi đánh giá năng lực TCĐT của Nga, nhiều chuyên gia quân sự kể cả một số tướng lĩnh của Mỹ cho rằng:
- Các tổ hợp TCĐT do Nga phát triển chưa có loại tương đương trên thế giới. Nga đang đứng đầu thế giới về chất lượng các thiết bị TCĐT. Thiếu tướng Không quân Mỹ Frank Gorenk thừa nhận, các hệ thống TCĐT Nga đã vô hiệu hóa, làm tê liệt hoạt động của hầu hết các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu công nghệ cao mà NATO đang sở hữu, kể cả máy bay cảnh báo sớm; hệ thống radar, vô tuyến điện, quang điện tử trên tên lửa, máy bay và tàu chiến, thậm chí cả tín hiệu GPS.
Giới quân sự phương Tây cho rằng, với phương tiện TCĐT hiện có, Quân đội Nga có khả năng:
(1) Chỉ trong 10 ngày sẽ triển khai sẵn sàng chiến đấu tại vùng Bantích 27 tiểu đoàn mà các nước khó có thể phát hiện;
(2) Quân đội Nga tiến hành các chiến dịch “phi tiếp xúc”, “chọc thủng màng nhĩ”, “chọc mù” đối phương, làm đối phương mất hết nhuệ khí chiến đấu mà không cần phải xâm nhập lãnh thổ đối phương;
(3) Năng lực TCĐT của Nga đã vượt xa Mỹ; Mỹ không có nhiều phương tiện TCĐT mạnh như Nga; khả năng vô hiệu hóa thiết bị thông tin liên lạc, các phương tiện TCĐT, Mỹ chỉ bằng 1/10 so với Nga.
Hệ thống tình báo tín hiệu “Torn”
Khi gặp phải đối thủ sừng sỏ như Nga, những điểm yếu về TCĐT của Quân đội Mỹ bị phơi bày. Mỹ chịu bất lực khi đối phó với TCĐT của Nga.
Hiện nay, Lực lượng TCĐT của Nga được trang bị số lượng lớn vũ khí điện từ, các loại vũ khí này được trang bị các phương thức chế áp và nghe lén hiệu quả, có thể tạo ra sự răn đe đối với hệ thống chỉ huy điện tử của đối phương.
Sự phát triển của các phương tiện TCĐT không chỉ đơn giản hóa đáng kể việc tìm kiếm các mục tiêu để tiến công, cho phép đối phó hiệu quả với các phương pháp khác nhau để loại khỏi vòng chiến các hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc của đối phương, mà còn là cơ sở để Quân đội Nga thực hành phương thức tác chiến không - biển - bộ. Một phương thức tác chiến hiện đại mà Quân đội Nga tiến hành xây dựng từ năm 2008, khi Nga tiến hành cải cách quân đội mạnh mẽ nhất, tạo nên “diện mạo mới” của Quân đội Nga.
Hệ thống chặn tín hiệu GSM RB-341V “Leer-3”
.....
Bảo vệ điện tử
Trong cuộc chiến ở Syria, Nga đã tiến hành bảo vệ điện tử rất thành công ở 3 nội dung: bảo đảm bí mật thông tin liên lạc; bảo vệ căn cứ quân sự của Nga; bảo vệ cho các lực lượng, phương tiện tiến công
- Bảo đảm bí mật thông tin liên lạc
Ở Syria, nhờ các tổ hợp TCĐT mà Quân đội Nga đã vô hiệu hóa các thiết bị nghe trộm, trinh sát điện tử của đối phương, giữ được bí mật rất cao khi chuẩn bị và tiến hành chuyển quân tới Syria. Đây cũng là câu hỏi lớn đối với các nhà phân tích quân sự thế giới, rằng bằng cách nào Nga có thể giữ bí mật ý đồ chiến dịch, tập kết một số lượng lớn máy bay, phương tiện chiến đấu, qua mắt mạng lưới trinh sát dày đặc và hiện đại từ trên vũ trụ, trên không, trên biển, trên mặt đất của Mỹ, phương Tây... Đó là chưa kể các phương tiện tình báo giám sát và trinh sát của Israel thường xuyên hoạt động ở khu vực này.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel
- Bảo vệ căn cứ quân sự của Nga
Để bảo vệ các căn cứ quân sự của Nga ở Syria ngay từ những ngày đầu, Nga đã đưa đến Syria rất nhiều tổ hợp TCĐT mặt đất, trên không, trên biển tốt nhất, thiết lập trung tâm bảo vệ điện tử tại sân bay Khmeimim, ở quân cảng Tartus, tạo ra một khu vực an toàn có bán kính đến 300km. Nên trong suốt chiến dịch nhiều lần đối phương đã sử dụng các phương tiện tiến công đường không như: UAV tiến công vào các căn cứ quân sự của Nga nhưng đều thất bại. Chính khả năng bảo vệ điện tử tốt của lực lượng TCĐT Nga đã tạo điều kiện cho các đợt tiến công đường không tại Syria giành được thắng lợi, hiệu quả cao với những tổn thất tối thiểu.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel
- Bảo vệ các lực lượng, phương tiện tiến công
Sự kiện bảo vệ điện tử thành công nhất của Nga là việc “bịt mắt” Mỹ và đồng minh trong chiến dịch di chuyển lực lượng, phương tiện từ Nga tới Syria, khiến hệ thống trinh sát của Mỹ và phương Tây có mà như không.
Mặc dù Quân đội Mỹ đã có hệ thống vệ tinh, máy bay trinh sát; máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không, máy bay TCĐT EC-130H (máy bay TCĐT mạnh nhất của Mỹ), liên tục quần thảo trên không, nhưng Nga đã đưa hàng chục máy bay vượt quãng đường hơn 2.500km, từ phía Nam nước Nga sang Syria mà Mỹ và các nước phương Tây không hề biết. Chỉ đến khi các máy bay của Nga hoàn tất di chuyển, triển khai sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Khmeimim, Mỹ và phương Tây mới phát hiện ra được.
Tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhintel cải tiến
Khả năng bảo vệ điện tử cho các phương tiện tiến công rõ nhất được thể hiện qua việc Nga sử dụng tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược phóng 166 TLHT từ hàng nghìn kilomet vào lực lượng khủng bố. Nga tuyên bố 100% TLHT đều trúng đích và cho đến nay cũng chưa thấy thông tin nào nói là TLHT của Nga không trúng đích.
Trong một môi trường TCĐT rộng khắp, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh điện tử quyết liệt giữa Nga với Mỹ, nhưng TLHT Nga vẫn tiến công vào các mục tiêu rất chính xác, đã khẳng định các TLHT của Nga cũng có khả năng tự bảo vệ điện tử rất tốt. Có thể nói, người Nga đứng đầu thế giới về bảo vệ điện tử và họ cũng rất tự tin về điều đó. Bằng chứng là năm 1994 Nga bán tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa, đa kênh, cơ động S-300 cho Mỹ. Và hiện nay, Nga còn sẵn sàng bán cả S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO, mà không sợ lộ bí mật.
Tổ hợp tác chiến điện tử gây nhiễu tự động R-934UM được đưa vào trang bị từ năm 2008-2010
Khi đánh giá năng lực TCĐT của Nga, nhiều chuyên gia quân sự kể cả một số tướng lĩnh của Mỹ cho rằng:
- Các tổ hợp TCĐT do Nga phát triển chưa có loại tương đương trên thế giới. Nga đang đứng đầu thế giới về chất lượng các thiết bị TCĐT. Thiếu tướng Không quân Mỹ Frank Gorenk thừa nhận, các hệ thống TCĐT Nga đã vô hiệu hóa, làm tê liệt hoạt động của hầu hết các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu công nghệ cao mà NATO đang sở hữu, kể cả máy bay cảnh báo sớm; hệ thống radar, vô tuyến điện, quang điện tử trên tên lửa, máy bay và tàu chiến, thậm chí cả tín hiệu GPS.
Giới quân sự phương Tây cho rằng, với phương tiện TCĐT hiện có, Quân đội Nga có khả năng:
(1) Chỉ trong 10 ngày sẽ triển khai sẵn sàng chiến đấu tại vùng Bantích 27 tiểu đoàn mà các nước khó có thể phát hiện;
(2) Quân đội Nga tiến hành các chiến dịch “phi tiếp xúc”, “chọc thủng màng nhĩ”, “chọc mù” đối phương, làm đối phương mất hết nhuệ khí chiến đấu mà không cần phải xâm nhập lãnh thổ đối phương;
(3) Năng lực TCĐT của Nga đã vượt xa Mỹ; Mỹ không có nhiều phương tiện TCĐT mạnh như Nga; khả năng vô hiệu hóa thiết bị thông tin liên lạc, các phương tiện TCĐT, Mỹ chỉ bằng 1/10 so với Nga.
Hệ thống tình báo tín hiệu “Torn”
Khi gặp phải đối thủ sừng sỏ như Nga, những điểm yếu về TCĐT của Quân đội Mỹ bị phơi bày. Mỹ chịu bất lực khi đối phó với TCĐT của Nga.
Hiện nay, Lực lượng TCĐT của Nga được trang bị số lượng lớn vũ khí điện từ, các loại vũ khí này được trang bị các phương thức chế áp và nghe lén hiệu quả, có thể tạo ra sự răn đe đối với hệ thống chỉ huy điện tử của đối phương.
Sự phát triển của các phương tiện TCĐT không chỉ đơn giản hóa đáng kể việc tìm kiếm các mục tiêu để tiến công, cho phép đối phó hiệu quả với các phương pháp khác nhau để loại khỏi vòng chiến các hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc của đối phương, mà còn là cơ sở để Quân đội Nga thực hành phương thức tác chiến không - biển - bộ. Một phương thức tác chiến hiện đại mà Quân đội Nga tiến hành xây dựng từ năm 2008, khi Nga tiến hành cải cách quân đội mạnh mẽ nhất, tạo nên “diện mạo mới” của Quân đội Nga.
Hệ thống chặn tín hiệu GSM RB-341V “Leer-3”
.....