[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Thử nghiệm vũ khí, trang bị mới
Những vũ khí mới thường có nhiều vấn đề tiềm ẩn mà nhà sản xuất chưa thể kiểm soát được, chúng hiếm khi xuất hiện cho tới khi tham chiến. Chính vì vậy, chiến trường chính là nơi thử nghiệm và đánh giá chất lượng vũ khí, trang bị quân sự khách quan và chính xác nhất.
Syria là vùng cao nguyên khí hậu khá phức tạp. Giữa bờ biển Địa Trung Hải ẩm ướt và các vùng sa mạc khô cằn, khí hậu nóng và khô, nhưng lại vẫn có tuyết rơi vào mùa Đông. Nhiệt độ cao, hơi nóng bốc lên từ mặt đất, gió mạnh, bão cát là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của vũ khí thông minh sử dụng đầu tìm kiếm bằng laser. Chủ tịch Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) Boris Obsonov cho biết: Nga không có thao trường nào mô phỏng khí hậu sa mạc khắc nghiệt như tại Syria. Thời tiết ở Nga khác xa với Syria. Trước khi bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria, Nga không có cơ hội thử nghiệm những tên lửa này trong điều kiện phức tạp như vậy. Chiến trường Syria là cơ hội tốt để thử nghiệm các thiết bị quân sự, vũ khí trên chiến trường trong điều kiện khí hậu nóng.
Nga dường như đang tận dụng cơ hội ở Syria để thử nghiệm, quảng bá tính năng nhiều loại vũ khí khác nhau trong điều kiện thực chiến, giúp Moscow thu hút các khách hàng trong khu vực Trung Đông (nơi chiếm khoảng 32% vũ khí nhập khẩu toàn cầu) với các vũ khí hiện đại nhất của Nga.

a. Thử nghiệm thành công vũ khí, phương tiện tiến công mới

Nghiên cứu các cuộc chiến tranh trong những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỷ 21 cho thấy, chiến tranh đã đạt đến trình độ mới, là một bước phát triển đột phá khác hẳn so với các cuộc chiến trước đây. Đó là chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Vũ khí công nghệ cao có ưu thế là hoả lực mạnh, sức công phá lớn, độ chính xác cao; có thể tiến công tầm xa, “phi tiếp xúc”, chiều sâu vùng sát thương được mở rộng. Các cuộc tiến công hỏa lực và hoạt động chiến đấu đã chuyển từ tiến công “dày đặc” sang tiến công “điểm” theo kiểu “phẫu thuật thần kinh”, làm cho ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương, chiến thuật và chiến lược chỉ mang tính tương đối; cho phép lực lượng chiến thuật có thể hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược, thực hiện mục tiêu chiến lược.

1682221896905.png

Tu-95

Như vậy, vũ khí công nghệ cao đã làm thay đổi nhiều hình thức tác chiến, hoạt động tác chiến; trên thực tiễn tính chất chiến tranh thế hệ mới đã làm nảy sinh hàng loạt những đặc tính khác biệt so với chiến tranh trước đây.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đối với hoạt động của các phương tiện quân sự, nguyên lý này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vũ khí là loại hàng hóa đặc biệt, nhiều loại chỉ sử dụng một lần và có giá trị sống còn, quyết định sự sinh tử của người lính.
Chiến trường Syria là cơ hội tốt để Nga thử nghiệm nhiều loại vũ khí tiến công có độ chính xác cao, những trang bị kĩ thuật quân sự thế hệ mới, mới được hiện đại hóa, nhất là vũ khí tiến công đường không, như: TLHT phóng từ trên không Kh-555, Kh-101, tên lửa dẫn bằng laser Kh-25L; TLHT phóng từ tàu chiến Kalibr… ; các loại bom thông minh KAB-250, KAB-500S, KAB-1500, nhất là những biến thể được dẫn đường bằng tín hiệu định vị vệ tinh GLONASS.

1682222006790.png

Tên lửa dẫn bằng laser Kh-25L

Vì vậy, những ngày đầu, Nga đã đưa sang Syria một nhóm không quân hỗn hợp và một nhóm tàu chiến. Cụ thể như sau:
Nhóm không quân hỗn hợp gồm: 32 máy bay cấp chiến thuật và 17 máy bay trực thăng, trong số này có cả những máy bay thế hệ cũ đã từng tham chiến ở một số cuộc chiến trên thế giới, cả những máy bay Nga mới chế tạo và chưa từng tham chiến. Cụ thể:
- 12 máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M;
- 4 máy bay tiêm kích - ném bom Su-34;
- 4 máy bay chiến đấu Su-30SM;
- 12 máy bay ném bom tiến công Su-25SM/UMB;
- 5 máy bay trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8AMTS;
- 12 máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24P.
Phi hành đoàn, máy bay, lực lượng bảo đảm hàng không đóng tại căn cứ không quân Khmeimim.

1682222168219.png

Tu-22M tại Căn cứ không quân Khmeimim

Sau này, Nga còn đưa thêm sang Syria các loại máy bay chiến thuật và trực thăng, tăng cả về số lượng và chủng loại nhưng cũng không quá 70 chiếc, như: máy bay chiến đấu đa năng mới nhất Su-35S; máy bay thế hệ thứ 5 Su-57; máy bay trên tàu sân bay Su-33, MiG-29K; trực thăng chiến đấu Mi-35M, trực thăng đa năng Ka-52; máy bay chỉ huy/cảnh báo sớm trên không A-50U, máy bay trinh sát điện tử Il-20M1, Tu-214R; máy bay không người lái Orlan-10, Forpost.
Ở cấp chiến lược, bắt đầu ngày 17.11.2015, Không quân chiến lược Nga đã đưa các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3 bay hàng nghìn kilomet từ Nga sang Syria để ném bom, phóng TLHT vào các mục tiêu khủng bố và quay trở về nước Nga.

1682222249268.png

Tu-160

Bên cạnh đó, để bảo đảm phòng không cho các căn cứ quân sự của Nga tại Syria, Nga đã triển khai tới Syria các hệ thống TCĐT trên mặt đất thế hệ mới nhất là Krasukha-4. Vào tháng 12 năm 2015, Nga còn đưa sang Syria các tổ hợp vũ khí phòng không, như: tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantrir-S1 (phòng không tầm gần); tổ hợp tên lửa phòng không S-300, tổ hợp tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-400…
Nhóm tàu chiến gồm: 17 tàu hải quân, cụ thể như sau:
- 03 tàu tên lửa lớp Buyan;
- 01 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepar;
- 02 tàu khu trục Đô đốc Grigorovich mang tên lửa dẫn đường ;
- 02 tàu trinh sát Vishnya;
- 04 tàu ngầm lớp Kilo ;
- 01 tàu tuần dương lớp Slava;
- 01 tàu sân bay Kuznetsov ;
- 01 tàu tuần dương Kirov mang tên lửa dẫn đường;
- 02 tàu khu trục chống ngầm Udaloy.

1682222307545.png


Trên chiến trường Syria, Quân đội Nga đã thử nghiệm hơn 600 mẫu vũ khí, trang bị, trong đó có 316 mẫu vũ khí, trang bị mới được nghiên cứu, phát triển; phát hiện được 702 điểm thiếu sót của trang, thiết bị vũ khí; hiện nay 99% điểm thiếu sót đã bị loại trừ. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu cho biết, các mẫu vũ khí hiện đại của Nga đã qua kiểm tra thực tế trong các điều kiện phức tạp của địa hình sa mạc, bão cát và nhìn chung đã cho thấy mức độ tin cậy và hiệu quả cao trong tác chiến; trong số đó, có các máy bay mới nhất, như: Su-30SM, Su-34, Mi-28N và Ka-52…, TLHT phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay mới lần đầu qua thực chiến.
Các loại vũ khí, trang bị mà Nga mang ra thử nghiệm đã đáp ứng được kì vọng của Quân đội Nga và làm thế giới sửng sốt.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

b. Thử nghiệm hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay, biến “bom ngu” thành bom thông minh

Nga được thừa hưởng từ Liên Xô rất nhiều chủng loại vũ khí, bom, đạn. Bom, đạn của thời kì Liên Xô thường là bom đạn thông thường hay còn gọi là “bom ngu”. Vũ khí nói chung và bom, đạn nói riêng đều có thời hạn sử dụng nhất định; dù được giữ gìn, bảo quản trong kho vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nên sau khi hết hạn buộc phải hủy. Nhưng việc hủy vũ khí, bom, đạn cũ không phải là việc dễ dàng, vì còn liên quan đến an toàn và cũng cần nguồn ngân sách không ít.

1682337121592.png

Su-24 tại Syria

Chính vì vậy, chiến trường Syria là cơ hội để Nga hủy các loại vũ khí, bom, đạn cũ. Đồng thời cũng khẳng định, ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Nga đang phát triển mạnh mẽ, đủ năng lực hoàn thiện các hệ thống điều khiển vũ khí trên khoang của các máy bay ném bom chiến thuật Nga để biến “bom ngu” thành bom thông minh qua việc Nga tích hợp thành công hệ thống máy tính đặc biệt SVP-24 cho các loại máy bay. Nhờ hệ thống này, những máy bay thế hệ cũ được hiện đại hóa như Su-24M, Su-25SM vẫn có thể sử dụng bom thường (OFAB-100 và OFAB-200, bom chùm RBK-500-SPBE-D, bom nhiệt áp ODAB-500RMV, bom xuyên bê tông BETAB-500-M62) tiến công mục tiêu chính xác.

1682337235702.png

Bom nhiệt áp ODAB-500RMV

c. Đánh giá chung

Chiến trường Syria là nơi để Quân đội Nga có cơ hội thử nghiệm tính hiệu quả của các chủng loại vũ khí, trang thiết bị quân sự mà họ đã tiến nghiên cứu phát triển, cải tiến hiện đại hóa trong những năm qua.
Sự kiện các tàu hộ tống, tàu khu trục từ Biển Caspi phóng TLHT vượt 1.500km; từ tàu ngầm ở ngoài khơi Địa Trung Hải, cách mục tiêu khoảng 1.000km hay các máy bay chiến đấu sử dụng các loại bom, đạn, tên lửa dẫn đường tiến công chính xác các mục tiêu đầu não của IS như kho vũ khí, đạn dược, sở chỉ huy và các trung tâm thông tin, huấn luyện, giàn khoan dầu, nhà máy lọc dầu… đã khẳng định năng lực tiến công từ xa chính xác của Quân đội Nga.

1682337339480.png

Tàu khu trục từ Biển Caspi phóng TLHT

Các biến thể của máy bay chiến đấu đa năng Su-30 dù được xuất khẩu tới nhiều quốc gia, song chúng vẫn chưa có cơ hội được thực chiến trên chiến trường. Máy bay Su-34 từng được Nga sử dụng hạn chế trong chiến dịch Gruzia nhưng khi tác chiến ở Syria, các tính năng vượt trội của nó mới có cơ hội chứng tỏ tính hiệu quả trong một cuộc chiến thực sự. Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Su-33, MiG-29K từ khi có phiên bản đầu tiên ra đời đã gần 40 năm cũng chưa hề được tham chiến trên bất cứ chiến trường nào. Và chiến dịch quân sự ở Syria chính là một cơ hội để Nga lần đầu thử nghiệm loại máy bay này.

1682337384085.png

Su-30SM tại Syria

Ở Syria các máy bay Su-30SM, Su-34, Su-33, MiG-29K… tiến hành hàng loạt các cuộc tiến công rất chính xác nhắm vào các mục tiêu IS, hỗ trợ bộ binh Syria giành lợi thế áp đảo trên mặt đất. Màn “trình diễn” này dường như là điều không thể trong vài năm trước đây, vì Không quân Nga có rất ít máy bay có khả năng ném bom ban đêm. Khả năng đánh đòn chính xác như vậy là điều không xuất hiện trong chiến dịch diệt trừ quân khủng bố ở Chécnhia, khi đó Nga sử dụng các loại vũ khí lạc hậu, thiếu độ chính xác, khiến thủ phủ Grozny gần như bị xới tung.
Lực lượng không quân tầm xa của Nga, di chuyển xa hàng chục nghìn kilomet, phóng các TLHT như Kh-555 (tầm phóng 3.000km) hoặc loại tối tân hơn như Kh-101 (có tầm phóng gần 10.000km) đã thể hiện trình độ tác chiến viễn chinh của Không quân Nga rất mạnh. Có thể nói, tới nay chỉ có Mỹ và Nga mới có đủ năng lực huy động lực lượng không quân bay xa hàng chục nghìn kilomet để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

1682337482029.png

Tên lửa Kh-101

Thượng tướng Viktor Bondarev, nguyên Tư lệnh Không quân - Vũ trụ Nga, hiện là Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Hội đồng Nghị viện Liên bang Nga cho biết: “Một trong những điều kiện tiên quyết cho thành công ở Syria là việc đưa vào sử dụng các máy bay chiến đấu mới được nâng cấp của Nga”. Việc nâng cấp và sản xuất thêm các máy bay chiến đấu mới là một “yêu cầu cấp bách, bởi lực lượng không quân đã không nhận được bất kỳ thiết bị mới nào trong 20 năm trở lại đây, kể từ những năm 1990”.
Vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại có độ chính xác cao đã có những đóng góp rất lớn để Nga tiến hành phương thức tác chiến liên hợp thành công. Tuy nhiên, dù vũ khí, trang bị có hiện đại đến đâu thì cũng chỉ đóng vai trò quan trọng. Nhân tố quyết định đến sự thành bại của chiến tranh vẫn là con người. Cuộc chiến ở Syria đã tôi luyện, đào tạo cho Quân đội Nga những tướng lĩnh, sĩ quan có trình độ cao trong tổ chức chỉ huy bộ đội khi tiến hành chiến tranh hiện đại.

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Rèn luyện binh sĩ trong chiến đấu

Tham chiến ở Syria, các quân nhân Nga đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng, họ không chỉ biết tác chiến trong các cuộc diễn tập, trong các cuộc thi tài quân sự, tác chiến ở khu vực tiếp giáp với nước Nga, mà còn thực sự thiện chiến khi tác chiến ở những khu vực rất xa nước Nga, nơi không có điều kiện thuận lợi để chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, hậu cần quân sự; nơi gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại về địa lí như: môi trường, thời tiết, khí hậu, thủy văn... Syria đã trở thành chiến trường chính để Các Lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là Lực lượng Không quân - Vũ trụ, Hải quân Nga rèn luyện các khả năng tác chiến kể cả tác chiến từ xa, từ ngoài vùng lãnh thổ đối phương theo kiểu “phi tiếp xúc”, “phẫu thuật thần kinh” bằng vũ khí chính xác cao.

1682337765561.png


Trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Nga đã có chiến lược sử dụng, đào tạo đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ rất khoa học và hiệu quả. Đó là luân phiên thay thế quân tham chiến ở Syria. Mặc dù thời điểm cao nhất quân nhân Nga có mặt ở Syria cũng không quá 7.000 người, khoảng 70 máy bay, kể cả các máy bay ném bom chiến lược chỉ bay đến, tiêu diệt mục tiêu rồi rút về, nhưng chỉ sau khoảng 3 năm ở Syria đã có hơn 63.000 quân nhân Nga được tham chiến trên chiến trường Syria. Cụ thể:
Ngày 22.8.2018, Bộ Quốc phòng Nga công bố một báo cáo kết quả hoạt động của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga tại Syria, mang tên “Kết quả bằng số liệu”. Theo đó, 63.012 quân nhân Nga đã nhận được kinh nghiệm chiến đấu ở Syria; trong đó, có gần một nửa trong số họ (25.738) là sĩ quan, 434 tướng lĩnh. Tất cả các chỉ huy của các quân khu, sư đoàn; 95% chỉ huy các lữ đoàn, trung đoàn.

1682337817897.png


Hầu hết phi công của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga đã hiện diện bằng cách này hay cách khác trên bầu trời Syria, với 97% phi công vận tải quân sự, 87% phi hành đoàn không quân chiến thuật và 60% lực lượng không quân tầm xa của Nga đã nhận được kinh nghiệm chiến đấu ở Syria. Còn đến cuối tháng 5 năm 2019, thì không quân chiến thuật và không quân lục quân đã lên tới 90%, phi công vận tải quân sự là 98%, 32% chuyên gia phòng không; 2/3 tổng số nhân viên kỹ thuật của hàng không quân sự Nga đã trải qua khóa huấn luyện chiến đấu trên chiến trường Syria.

1682337990985.png


Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, tất cả những sĩ quan này đã có được những kinh nghiệm thực tế rất giá trị về chiến tranh hiện đại, phức tạp trên chiến trường xa, trong một chiến dịch mà sức mạnh không quân, vũ khí chính xác cao đã đóng một vai trò quan trọng; về những thách thức trong bảo đảm hậu cần, kĩ thuật phức tạp. Ông khẳng định: “việc làm chủ một cách chuyên nghiệp các vũ khí, trang thiết bị hiện đại đạt trình độ thuần thục cao của những sĩ quan, binh sĩ Nga đã cho phép họ hoàn thành những nhiệm vụ chiến đấu phức tạp nhất ở Syria bằng các lực lượng nhỏ. Công lao đặc biệt ở đây thuộc về các học viên tốt nghiệp Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Nga. Đã xuất hiện cả một thiên hà các nhà cầm quân với tư duy sáng tạo. Những phẩm chất đó luôn luôn có trong các tướng lĩnh Nga. Hành động khéo léo và khác thường nhất là các tư lệnh lực lượng Nga ở Syria như Thượng tướng Dvornikov, Thượng tướng Kartapolov, Thượng tướng Zhravlyov, Surovikin; các tham mưu trưởng là Trung tướng Lapin, Trung tướng Ustinov, Trung tướng Chaiko; các cố vấn quân sự là Thiếu tướng Muradov, Thiếu tướng Zhidko, Thiếu tướng Ivanayev, Thiếu tướng Ryzhkov và nhiều người khác”. Hàng chục quân nhân Nga được tặng thưởng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Nga - phần thưởng cao quý nhất ghi công những anh hùng, điển hình như: Sĩ quan đặc nhiệm Alexander Prokhorenko, phi công Roman Filipov, binh sĩ đặc nhiệm Denis Portnyagin...

1682338084970.png


Can thiệp quân sự vào Syria đã giúp sĩ quan, binh sĩ Quân đội Nga có những kinh nghiệm vô giá khi tiến hành một cuộc xung đột quân sự, sử dụng vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Đây là điều mà cải cách Quân đội Nga từ năm 2008 hướng tới. Tuy nhiên, chiến tranh liên quan đến sinh tử con người, sẽ khó tránh khỏi tổn thất và tổn thất nào cũng lớn dù là tổn thất nhỏ nhất. Trong cuộc chiến tại Syria, Quân đội Nga đã mất khoảng 123 binh sĩ và sĩ quan. Nhưng quan trọng là tinh thần của họ trong chiến đấu, kể cả trong giờ phút sinh tử cận kề, những quân nhân Nga đều chấp nhận hy sinh chứ nhất định không để bị quân khủng bố bắt. Rất nhiều tấm gương như vậy trong Quân đội Nga. Điển hình:
Ngày 17.3.2016, khi thực hiện nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho không quân Nga tiến công khủng bố ở thành phố Palmyra, Trung úy đặc nhiệm Alexander Prokhorenko đã bị quân IS bao vây. Alexander Prokhorenko đã gọi Không quân Nga tiến công vào vị trí của mình dẫu biết rằng phải hy sinh. Anh nói: “Tôi đã bị bao vây, tôi không thể để chúng bắt tôi và đưa tôi đi diễu hành như chiến lợi phẩm trong bộ quân phục này... Chỉ huy, cảm ơn anh. Hãy nói với gia đình và Tổ quốc rằng, tôi đã chiến đấu dũng cảm, nhưng chẳng thể làm gì hơn nữa. Hãy chăm sóc gia đình tôi, trả thù cho cái chết của tôi”. Tổng thống Vladimir Putin đích thân đến gặp gia đình Alexander Prokhorenko để truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.

1682338345373.png

Trung úy đặc nhiệm Alexander Prokhorenko

Còn binh sĩ đặc nhiệm Denis Portnyagin, dù bị 40 tên khủng bố bao vây, vẫn dũng cảm chiến đấu và tiêu diệt 14 tên. Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu: “Anh ấy là một anh hùng. Nếu anh ấy không phải là anh hùng, còn ai có thể là anh hùng nữa”.
Hay ngày 03.02.2018, khi tiến công khủng bố, máy bay Su-25SM do phi công Roman Filipov lái bị tên lửa phòng không vác vai của quân khủng bố bắn rơi, phải nhảy dù xuống đất nhưng anh đã chiến đấu tới phút cuối cùng, cho nổ lựu đạn tiêu diệt khủng bố và hy sinh. Trong thông điệp liên bang 2018, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu: “có rất nhiều người như anh ấy trong quân đội của chúng ta. Máy móc kỹ thuật, vũ khí rồi cũng sẽ có ở những nước khác. Đấy không phải là vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản ở chỗ khác - ở con người. Những nước khác không bao giờ có những người như Roman Filipov”.

1682338159722.png

Phi công Roman Filipov

Còn Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov khẳng định: “trong các hành động chiến đấu ở Syria, các lực lượng vũ trang của chúng ta đã chứng minh rằng, họ đã gìn giữ được những truyền thống tốt đẹp nhất của Quân đội Nga và Quân đội Liên Xô, xứng đáng là người kế tục những chiến công, chiến thắng của Quân đội Nga và Liên Xô… Các tướng lĩnh, cố vấn, quân nhân Nga đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nhất của người Nga, người lính Nga, đó là: lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng, sự gắn kết và cương quyết, kỹ năng xuất sắc và tính chuyên nghiệp”.
Rõ ràng, trong quân đội mà có những quân nhân như vậy thì họ sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ ở mọi môi trường tác chiến.

1682338455877.png


Việc hàng chục nghìn sĩ quan Quân đội Nga thu được những kinh nghiệm chiến đấu vô giá trên chiến trường Syria, nhất là các sĩ quan cao cấp sẽ là nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo dồi dào, đầy tiềm năng cho Quân đội Nga. Theo dõi việc bổ nhiệm các sĩ quan Nga vào vị trí lãnh đạo chỉ huy, đặc biệt là các vị trí chỉ huy lữ đoàn, sư đoàn và cao hơn trong những năm gần đây cho thấy, hầu như các chỉ huy đều trải qua cuộc chiến này. Tư lệnh các quân khu, quân đoàn thường chỉ được bổ nhiệm sau một thời gian đã chỉ huy hoặc là tham mưu trưởng các nhóm quân ở Syria. Với các chỉ huy giàu kinh nghiệm này, cùng những bài học rút ra từ việc sử dụng sức mạnh không quân, hải quân, lực lượng tác chiến đặc biệt… sẽ mang lại sức mạnh to lớn cho Quân đội Nga trong nhiều năm tới. Ngoài ra, sự tự tin có được ở Syria có thể sẽ thúc đẩy chính sách đối ngoại và hoạt động can thiệp quân sự của Nga sẽ quyết đoán hơn trong tương lai.
Kết quả thu được từ chiến trường Syria không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chiến thuật quân sự, kinh nghiệm và sự đổi mới cho Quân đội Nga mà còn là cơ sở rất quan trọng thúc đẩy ngành CNQP Nga phát triển, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng

Việc Quân đội Nga sử dụng hiệu quả các loại vũ khí hiện đại có độ chính xác cao trong chiến dịch quân sự tại Syria là những minh chứng khẳng định ngành CNQP Nga đã hồi sinh, với những bước phát triển vượt bậc, đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đủ năng lực sản xuất các loại vũ khí có độ chính xác cao mà trước đây không thể có; không chỉ đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong nước, mà còn xuất khẩu số lượng lớn vũ khí, trang bị kĩ thuật ra nước ngoài, đem về nguồn ngoại tệ lớn.

1682391846377.png


Tờ báo Komsomolskaya Pravda (ra hằng ngày, phổ biến nhất của Nga) khẳng định: cuộc chiến chống khủng bố là một kỳ thi, không chỉ đối với người dân của chúng tôi, mà còn đối với kho vũ khí của chúng tôi. Chúng tôi đã thử nghiệm hàng chục loại vũ khí. Do đó, các đơn đặt hàng nước ngoài mua vũ khí Nga đang tăng nhanh.
Với khoảng 1.200 xí nghiệp và doanh nghiệp CNQP bố trí ở 70 khu vực trên toàn lãnh thổ, tổ hợp CNQP Nga đã và đang chiếm ưu thế lớn trong tổng số sản phẩm công nghệ cao của quốc gia. Đến nay, các sản phẩm thuộc tổ hợp CNQP Nga chiếm 100% sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực như công nghệ hàng không, vũ trụ, quang học, điện tử, vật liệu nổ công nghiệp... chiếm 90% sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực đóng tàu, thiết bị điện tử và chiếm 70% trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách phát triển tổ hợp CNQP của Nga, góp phần quan trọng đưa Nga trở lại vị thế của một cường quốc quân sự trên thế giới.

1682391897597.png


Sức mạnh vũ khí Nga đã làm sửng sốt các khách hàng tiềm năng ở châu Á, Trung Đông. Hiện nay, các xí nghiệp CNQP đang đẩy mạnh việc chế tạo các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự, tương lai sẽ được đưa vào trang bị cho Quân đội Nga.
Đại diện Tập đoàn Công nghệ Nga Rostec cho biết: các công ty quốc phòng của Nga liên tục bổ sung mẫu mới vào danh mục sản phẩm xuất khẩu cho mục đích quân sự, như: hệ thống phòng không, tàu chiến, phương tiện chiến đấu, thiết bị chống máy bay không người lái, khí tài TCĐT…
Báo cáo về hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga trình Tổng thống Vladimir Putin vào đầu tháng 4 năm 2020 cho biết: trong những năm qua, Nga đã sản xuất 630 máy bay chiến đấu Su-30 cho Không quân Nga, cũng như để bán cho quân đội các nước: Algeria, Armenia, Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, Nga đang đàm phán chuyển giao Su-35 (máy bay thế hệ 4++) cho Trung Quốc, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.

1682391941834.png


Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng nổi lên là một đối tác mới của Nga. Đầu những năm 2000, UAE đã mua 1.000 xe bọc thép hạng nhẹ BMP-3 của Nga. Được mệnh danh là “Nữ hoàng bộ binh”, BMP-3 có khả năng cơ động linh hoạt, hỏa lực mạnh, có thể tiêu diệt đối phương bằng đạn pháo dẫn đường. Mới đây, tại Triển lãm vũ khí IDEX 2019, UAE ký hợp đồng với Nga để hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Nga đang thuyết phục UAE ký hợp đồng mua hệ thống pháo tự động, có điều khiển từ xa AU-220M, có thể tiêu diệt cả thiết bị bay không người lái ở tầm thấp cũng như máy bay cỡ nhỏ.

1682392152917.png

Hệ thống pháo tự động, có điều khiển từ xa AU-220M

Ngoài ra, Nga còn ký hợp đồng với Iraq về việc chuyển giao nhiều hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A hạng nặng (còn được gọi là Buratino), máy bay trực thăng Mi-28N và Mi-35, hệ thống phòng không tầm ngắn-trung Pantsir-S1 và xe tăng T-90 với tổng trị giá 1,7 tỉ USD.
Hiện nay, Rosoboronexport chủ trương thúc đẩy xuất khẩu các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như: máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 Su-57, trực thăng Mi-28NE và Mi-171Sh,.... Trong năm 2019, Rosoboronexport cũng đã chào hàng các đối tác nước ngoài hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MLRS) với tầm bắn lên tới 120km, hệ thống tên lửa đường đạn chiến lược bờ biển Rubezh-ME cùng nhiều loại vũ khí tối tân khác đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng Giám đốc Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev cho biết, hiện nhà xuất khẩu vũ khí này của Nga đã nhận tổng đơn hàng lên tới 50 tỉ USD.

1682392700829.png


Việc các tàu chiến của Nga, phóng thành công TLHT hải đối đất Kalibr 3M14 đang thúc đẩy Nga phát triển nhiều biến thể TLHT tầm xa 3M14 trang bị trên các loại tàu chiến mặt nước khác nhau, thậm chí còn trang bị trên 3 tàu ngầm diezen Kilo lớp 636. Trên thực tế, Nga còn đang tiếp tục nghiên cứu thu gọn kích thước nhiều loại TLHT để trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân mang TLHT của mình. Đặc biệt là đối với tàu ngầm hạt nhân lớp Project 949 Granit, Nga dự định sẽ trang bị từ 24 đến 72 quả TLHT các loại, nhằm biến loại tàu ngầm này trở thành loại tàu ngầm hạt nhân mang được nhiều loại tên lửa nhất của Nga từ trước đến nay.

1682392744457.png

Kalibr 3M14

Với hải quân, năm 2020 là năm đạt kỷ lục về số lượng các khí tài chiến đấu và phụ trợ được đặt hàng cho hải quân. Tại các xưởng đóng tàu trên cả nước, tính cả ở Crimea sẽ đóng khoảng 22 tàu mặt nước, tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện đa năng, cũng như tàu đảm bảo kỹ thuật, hậu cần. Cũng trong năm 2020 tại Nhà máy Zaliv (Crimea), sẽ đóng 2 tàu đổ bộ đa năng; tại Xưởng đóng tàu Severnaya Verfi, sẽ đóng 2 tàu khu trục hiện đại hóa thuộc Dự án 22350 với 24 tên lửa mỗi chiếc; 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của dự án 885M loại “Yasen-M” được khởi công tại Sevmash; 3 tàu ngầm của dự án 636.3 Varshirlanka và một tàu ngầm của dự án 677 Lada được đặt tại Nhà máy đóng tàu Admiralty. Ngoài ra, trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng hạm đội trong chiến tranh Syria, các loại tàu hộ tống, tàu tên lửa nhỏ, tàu chống phá hoại và các tàu bảo đảm khác nhau vẫn được khởi đóng tại các nhà máy khác.

1682392937582.png

Tàu khu trục hiện đại hóa thuộc Dự án 22350

Tóm lại, các nỗ lực hiện đại hóa VKTBKT cùng những hiệu quả của chiến dịch can thiệp quân sự ở nước ngoài đã giúp Quân đội Nga lấy lại được vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Đặc biệt, thông qua việc thu hồi Crimea và chiến dịch quân sự tại Syria, Quân đội Nga đã được tôi luyện kỹ năng chiến đấu, trình độ tác chiến cao, tinh thần chiến đấu vững vàng khi tác chiến viễn chinh xa lãnh thổ. Thành công trên đã làm thay đổi nhận thức của phương Tây về Quân đội Nga.

........
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,200
Động cơ
360,686 Mã lực

Đông86

Xì hơi lốp
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,720
Động cơ
97,241 Mã lực
Lính Wagner phàn nàn về việc phía Nga thiếu phối hợp tại Bakhmut- địch đưa quân mới vào trận, còn lính Gazprom bảo vệ sườn cho chúng tôi thì đang đêm rút lui toàn bộ, bỏ lại vũ khí.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,200
Động cơ
360,686 Mã lực
Liệu đến 9/5/2024 thì Nga có chiếm được Bakhmut không các cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

5. Thay đổi nhận thức của phương Tây về Quân đội Nga


Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria không chỉ làm tan rã phiến quân khủng bố IS, làm suy yếu các lực lượng khác chống Chính phủ Syria mà còn làm cho Mỹ, NATO thực sự bất ngờ, những gì Quân đội Nga thể hiện trong chiến dịch quân sự này đã vượt quá sự tưởng tượng của phương Tây về Quân đội Nga. Bởi vì, trước đó trong cuộc “chiến tranh 5 ngày” ở Gruzia năm 2008, Quân đội Nga từng bị phương Tây coi là đội quân yếu ớt, trang thiết bị lỗi thời, trình độ tác chiến kém... “không nguy hiểm, chỉ mạnh về hạt nhân”.

1682563108371.png


Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria, nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá Quân đội Nga không thể thành công, sẽ sa lầy ở Syria. Họ đã chỉ ra những điểm yếu của Không quân, Hải quân Nga khi tác chiến viễn chinh xa biên giới nước Nga, trên chiến trường Syria.
Nhưng chỉ sau một tháng không kích IS, các chuyên gia quân sự phương Tây đã có cái nhìn tích cực hơn với Quân đội Nga khi đánh giá: một ngày không kích IS ở Syria của Không quân Nga bằng liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành trong cả tháng, với tốc độ, cường độ ngày càng tăng và hiệu quả cao hơn nhiều.



Và sau 5 năm, chứng kiến trình độ tác chiến của Quân đội Nga ở Syria các quan chức, các nhà phân tích phương Tây đã có một góc nhìn nghiêm túc hơn về Quân đội Nga, mà hơn một phần tư thế kỷ qua, bị coi là “quân đội hạng 2”.
Một số chuyên gia quân sự độc lập của Mỹ còn đánh giá sâu hơn khi cho rằng: khả năng vượt trội của Quân đội Nga hiện nay là tính chuyên nghiệp, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao; khả năng triển khai quân “thần tốc, bất ngờ”. Giới phân tích quân sự phương Tây đã sai lầm khi đánh giá thấp tiềm năng Quân đội Nga. Còn các nhà nghiên cứu châu Âu lại nhận xét rằng: chiến dịch quân sự của Nga ở Syria hiện nay là một hình mẫu về việc sử dụng lực lượng tối thiểu nhưng đạt được hiệu quả tối đa trong thời đại chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Nga đã thể hiện khả năng và năng lực sử dụng các lực lượng thông thường để đạt tới các mục tiêu chính trị được giới hạn. Hiệu quả đạt được là sự kết hợp của hàng loạt yếu tố về cả chiến thuật lẫn kỹ thuật như: nghệ thuật nghi binh, nghệ thuật sử dụng lực lượng, khả năng tác chiến...

1682563148857.png


Các tướng lĩnh Mỹ và NATO cũng phải thừa nhận, họ bất ngờ trước “diện mạo mới” của Quân đội Nga. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu, Tướng Ben Hodges cho biết, ông thực sự ngạc nhiên về khả năng vận chuyển nhanh chóng nguồn lực quân sự đáng kể qua một khoảng cách rất xa Moscow của Quân đội Nga.
Trong một báo cáo gửi Hội đồng châu Âu về Các quan hệ đối ngoại Tiến sĩ Gustav Gressel, một cựu sĩ quan của Quân đội Áo nhận định: “Nga hiện nay là một cường quốc quân sự có khả năng áp đảo bất cứ quốc gia láng giềng nào nếu nước đó không được phương Tây hỗ trợ”.

1682563425819.png


Michael Kofman, chuyên gia về Quân đội Nga tại Viện Kennan ở Washington đánh giá, các chiến dịch quân sự tại Syria cho thấy Nga đã bắt kịp năng lực TCLH như Mỹ đã sử dụng từ năm 1991. Thực hiện các vụ không kích trong đêm, đánh giá thiệt hại bằng máy bay không người lái, là một bước nhảy vọt rõ ràng của Nga. Nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng, sau chiến dịch quân sự ở Syria, trình độ về nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật của Quân đội Nga sẽ phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng được hoàn thiện hơn.

1682563514215.png


Mỗi chuyên gia đều có góc nhìn, đánh giá về Quân đội Nga nhưng nhìn chung họ đều thống nhất nhận định: sau sự kiện Nga triển khai Chiến dịch “Mùa Xuân Crimea”, bất ngờ sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ của mình năm 2014; triển khai quân sang Syria năm 2015, không còn nghi ngờ gì nữa, Nga là bậc thầy của nghi binh chiến dịch, chiến lược. Và khẳng định: Quân đội Nga đã có những tiến bộ vượt bậc sau cuộc cải cách, nên cần phải đánh giá lại năng lực tác chiến, sức mạnh của Quân đội Nga. Bởi vì, năm 2015 Lực lượng vũ trang Nga mới đổi mới được một phần vũ khí, trang bị nhưng đã trở thành đối thủ đáng ngại nhất của Mỹ, thậm chí có khả năng đánh bại Quân đội NATO cùng quân đội các nước EU gộp lại.

.......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,011
Động cơ
590,587 Mã lực
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

5. Thay đổi nhận thức của phương Tây về Quân đội Nga


Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria không chỉ làm tan rã phiến quân khủng bố IS, làm suy yếu các lực lượng khác chống Chính phủ Syria mà còn làm cho Mỹ, NATO thực sự bất ngờ, những gì Quân đội Nga thể hiện trong chiến dịch quân sự này đã vượt quá sự tưởng tượng của phương Tây về Quân đội Nga. Bởi vì, trước đó trong cuộc “chiến tranh 5 ngày” ở Gruzia năm 2008, Quân đội Nga từng bị phương Tây coi là đội quân yếu ớt, trang thiết bị lỗi thời, trình độ tác chiến kém... “không nguy hiểm, chỉ mạnh về hạt nhân”.

View attachment 7810123

Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria, nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá Quân đội Nga không thể thành công, sẽ sa lầy ở Syria. Họ đã chỉ ra những điểm yếu của Không quân, Hải quân Nga khi tác chiến viễn chinh xa biên giới nước Nga, trên chiến trường Syria.
Nhưng chỉ sau một tháng không kích IS, các chuyên gia quân sự phương Tây đã có cái nhìn tích cực hơn với Quân đội Nga khi đánh giá: một ngày không kích IS ở Syria của Không quân Nga bằng liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành trong cả tháng, với tốc độ, cường độ ngày càng tăng và hiệu quả cao hơn nhiều.



Và sau 5 năm, chứng kiến trình độ tác chiến của Quân đội Nga ở Syria các quan chức, các nhà phân tích phương Tây đã có một góc nhìn nghiêm túc hơn về Quân đội Nga, mà hơn một phần tư thế kỷ qua, bị coi là “quân đội hạng 2”.
Một số chuyên gia quân sự độc lập của Mỹ còn đánh giá sâu hơn khi cho rằng: khả năng vượt trội của Quân đội Nga hiện nay là tính chuyên nghiệp, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao; khả năng triển khai quân “thần tốc, bất ngờ”. Giới phân tích quân sự phương Tây đã sai lầm khi đánh giá thấp tiềm năng Quân đội Nga. Còn các nhà nghiên cứu châu Âu lại nhận xét rằng: chiến dịch quân sự của Nga ở Syria hiện nay là một hình mẫu về việc sử dụng lực lượng tối thiểu nhưng đạt được hiệu quả tối đa trong thời đại chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Nga đã thể hiện khả năng và năng lực sử dụng các lực lượng thông thường để đạt tới các mục tiêu chính trị được giới hạn. Hiệu quả đạt được là sự kết hợp của hàng loạt yếu tố về cả chiến thuật lẫn kỹ thuật như: nghệ thuật nghi binh, nghệ thuật sử dụng lực lượng, khả năng tác chiến...

View attachment 7810125

Các tướng lĩnh Mỹ và NATO cũng phải thừa nhận, họ bất ngờ trước “diện mạo mới” của Quân đội Nga. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu, Tướng Ben Hodges cho biết, ông thực sự ngạc nhiên về khả năng vận chuyển nhanh chóng nguồn lực quân sự đáng kể qua một khoảng cách rất xa Moscow của Quân đội Nga.
Trong một báo cáo gửi Hội đồng châu Âu về Các quan hệ đối ngoại Tiến sĩ Gustav Gressel, một cựu sĩ quan của Quân đội Áo nhận định: “Nga hiện nay là một cường quốc quân sự có khả năng áp đảo bất cứ quốc gia láng giềng nào nếu nước đó không được phương Tây hỗ trợ”.

View attachment 7810135

Michael Kofman, chuyên gia về Quân đội Nga tại Viện Kennan ở Washington đánh giá, các chiến dịch quân sự tại Syria cho thấy Nga đã bắt kịp năng lực TCLH như Mỹ đã sử dụng từ năm 1991. Thực hiện các vụ không kích trong đêm, đánh giá thiệt hại bằng máy bay không người lái, là một bước nhảy vọt rõ ràng của Nga. Nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng, sau chiến dịch quân sự ở Syria, trình độ về nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật của Quân đội Nga sẽ phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng được hoàn thiện hơn.

View attachment 7810139

Mỗi chuyên gia đều có góc nhìn, đánh giá về Quân đội Nga nhưng nhìn chung họ đều thống nhất nhận định: sau sự kiện Nga triển khai Chiến dịch “Mùa Xuân Crimea”, bất ngờ sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ của mình năm 2014; triển khai quân sang Syria năm 2015, không còn nghi ngờ gì nữa, Nga là bậc thầy của nghi binh chiến dịch, chiến lược. Và khẳng định: Quân đội Nga đã có những tiến bộ vượt bậc sau cuộc cải cách, nên cần phải đánh giá lại năng lực tác chiến, sức mạnh của Quân đội Nga. Bởi vì, năm 2015 Lực lượng vũ trang Nga mới đổi mới được một phần vũ khí, trang bị nhưng đã trở thành đối thủ đáng ngại nhất của Mỹ, thậm chí có khả năng đánh bại Quân đội NATO cùng quân đội các nước EU gộp lại.

.......
Đáng buồn là sau chiến dịch Kiev thì phương tây lại một lần nữa thay đổi nhận thức về quân đội Nga. Trước chiến dịch này người ta nghĩ quân đội Ukraine không có cửa gì đấu lại quân Nga. Nhiều dự đoán còn cho rằng Ukraine sẽ chỉ kháng cự được vài tuần. Tuy nhiên, sau diễn biến của chiến dịch Kiev, người ta lại thấy quân đội Nga không giống như nhận thức trước đó. Khả năng tổ chức các chiến dịch quy mô lớn, bất ngờ, sử dụng đổ bộ đường không của Nga có vẻ như không được như kỳ vọng. Việc đối phó với quân đội Ukriane đã quá khó khăn, không biết khi đụng độ quân đội NATO thực sự thì sẽ như thế nào?
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xì hơi lốp
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,720
Động cơ
97,241 Mã lực
Xem lính Wagner dùng tên lửa chống tăng Metis tại Bakhmut. Các nhạc sĩ bẩu- đó là 1 vk hiệu quả chống bộ binh, thiết giáp thậm chí cả phương tiện bay thấp.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH KIỂU MỚI

1. Kiểm chứng lí luận chiến tranh kiểu mới của Nga - “Chiến tranh lai ghép”


“Chiến tranh lai ghép” (hybrid warfare, hybrid war), hay còn gọi là chiến tranh phi tuyến tính (non-linear war), chiến tranh phi truyền thống (non-traditional war), hoặc chiến tranh đặc biệt (special war)… là một khái niệm mới nổi, được cho là chiến tranh thế hệ 5 - là một chiến lược quân sự sử dụng chiến tranh chính trị, đồng thời với chiến tranh thông thường, chiến tranh phi quy ước, chiến tranh mạng. Nó có sự kết hợp của các hoạt động, gồm: thông tin sai lệch và tiến công tâm lý, ủy nhiệm và nổi dậy, áp lực ngoại giao và các hành động quân sự, thao túng kinh tế… Cùng với đó là các phương thức gây ảnh hưởng khác, như: tin giả, ngoại giao, luật pháp, can thiệp bầu cử… Bằng cách kết hợp các chiến dịch không lộ liễu với các nỗ lực lật đổ, bên xâm lược sẽ tránh được bị quy kết hoặc phản đòn.

1682680645633.png


Trong “Chiến tranh lai ghép”, các điểm yếu của đối phương đôi khi được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng hơn, thông qua các hoạt động phi đối xứng. Do đó, ưu điểm của nó là nước sử dụng “Chiến tranh lai ghép” chịu tổn hại ít nhất kể cả về tài chính và nhân lực, có thể tránh được dư luận xã hội; và những áp lực này thường được chuyển cho đất nước bị tiến công. Mặt khác, những quốc gia có tiềm lực quân sự thấp hơn vẫn có thể hạn chế các điểm yếu, khuếch đại lợi thế của mình, từ đó tạo ra ưu thế và để tiến công đối thủ, nếu các nước này có chiến thuật phù hợp.
“Chiến tranh lai ghép”, có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng Nga đã thông qua các mối đe dọa của riêng mình, kết hợp với tình hình thực tế của nước Nga, từ đó phát triển lý thuyết “Chiến tranh lai ghép” lên một tầm cao mới. Năm 2013, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov đã có bài viết “Giá trị của khoa học, công nghệ trong dự đoán quy luật chiến tranh”. Bài viết này được coi là quan điểm, tư tưởng của các tướng lĩnh cấp cao Nga về lý thuyết “Chiến tranh lai ghép”. Nhiều người còn gọi là “Học thuyết Gerasimov” hay “Chiến thuật Gerasimov”.

1682680693729.png


Trong sự kiện Crimea năm 2014, khi đưa quân đội vào Crimea, Nga đã phối hợp toàn diện nhiều phương pháp từ chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh pháp lý; đồng thời vào thời điểm đó, ông Vladimir Putin còn tiết lộ với thế giới rằng, Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây. Và kết quả là Nga đã rất thành công khi sử dụng “Chiến tranh lai ghép” để sáp nhập Crimea.
Đến tháng 5 năm 2016, sau thành công ở Syria, tại Viện Khoa học quân sự Nga, ông Valery Gerasimov đã đưa ra báo cáo với tiêu đề “Vũ khí công nghệ cao và lý luận khoa học mà cuộc chiến tranh hỗn hợp cần”. Trong báo cáo, ông đã chỉ rõ tư tưởng cốt lõi của “Chiến tranh lai ghép” chính là đạt được mục đích chính trị với sự can thiệp vũ lực ở mức độ nhỏ nhất, trọng điểm của nó là phá hoại tiềm lực quân sự và kinh tế của địch, gây áp lực thông tin và tâm lý, ủng hộ phe đối lập của nước thù địch, thực thi trận chiến du kích và chiến thuật phá hoại.

1682680734557.png


Can thiệp quân sự vào Syria là cơ hội để Nga một lần nữa kiểm nghiệm Học thuyết “Chiến tranh lai ghép”. Ở Syria, ngoài các thủ đoạn của “Chiến tranh lai ghép” đã sử dụng khi sáp nhập Crimea năm 2014, Nga còn sử dụng chiến thuật mới, đó là sử dụng rộng rãi các công ty quân sự tư nhân như Tập đoàn Wagner (Wagner Group). Nhiều chuyên gia đánh giá chiến thuật này là một phần quan trọng trong chiến lược “Chiến tranh lai ghép” của Nga để đạt được lợi ích của họ.
Tập đoàn Wagner là một công ty quân sự tư nhân có quan hệ với Điện Kremlin. Lãnh đạo tập đoàn là Dmitri Utkin, trước là đại tá trong Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU). Những người dưới quyền Utkin đều đã từng phục vụ trong Quân đội Nga hoặc là tình nguyện viên chiến đấu cho các nước Cộng hòa tự xưng vùng Donbass (Ukraine). Họ được huấn luyện chu đáo và có kỹ năng chiến đấu rất thuần thục. Đây chính là những lính đánh thuê được trả lương cao.

1682680788654.png


Wagner đã trở thành một nhà thầu quốc phòng quan trọng của Nga, đóng vai trò nhất định trong các chiến dịch quân sự tại Syria. Lực lượng này, được sử dụng như lực lượng tiến công có khả năng đóng vai trò bộ binh hạng nhẹ, giành giật lại những vùng lãnh thổ bị phiến quân chiếm giữ, phát hiện vị trí quân địch để chỉ điểm cho không quân oanh tạc, song cũng có khi họ được cử lên tuyến đầu. Nhìn chung nhân viên của Tập đoàn Wagner thường được gắn với các đơn vị Syria để tăng cường khả năng chiến đấu của các đơn vị đó.
Như vậy, nhờ sử dụng công ty quân sự tư nhân, Nga đã giảm được số lượng lớn binh sĩ trên mặt đất. Cách tiếp cận này đã thể hiện một cách rõ nhất mô hình “Chiến tranh lai ghép” kiểu Nga, đã tỏ ra rất hữu ích cả về quân sự và chính trị, vì khi lựa chọn công ty quân sự tư nhân như là một công cụ hiệu quả của chiến lược “hành động phi trực tiếp” (tiến hành chiến tranh không tuyên bố), sẽ giúp giảm chi phí, giảm áp lực chính trị lên Chính phủ Nga bởi sự can thiệp quân sự trực tiếp, nhưng vẫn đạt được mục đích của Nga. Cho nên, trái với mong đợi của phương Tây - tổn thất của Nga ở Syria đã không dẫn đến bất kỳ hậu quả tiêu cực trong nước nào đối với chính quyền Vladimir Putin.

1682680831645.png


Như vậy, từ khi Học thuyết “Chiến tranh lai ghép” ra đời, Nga đã rất linh hoạt khi vận dụng học thuyết này vào từng hoàn cảnh cụ thể để đạt được các mục đích của họ. Ở Syria một lần nữa khẳng định, Nga đã tiến hành sử dụng loại hình “Chiến tranh lai ghép” thành công.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tổ chức sử dụng lực lượng

a. Xác định thời điểm can thiệp và kết thúc hợp lý


Xác định thời điểm can thiệp

Việc Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria nằm trong một chiến lược dài hạn có từ trước. Nga đã cân nhắc khả năng can thiệp vào cuộc xung đột Syria ít nhất từ năm 2013, khi lần đầu tiên Nga đề xuất thay thế lực lượng gìn giữ hòa bình của Áo tại Cao nguyên Golan. Kể từ 2013, Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu giữ vũ khí hóa học của Syria - cùng với đó lần đầu tiên bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc với Syria về đấu tranh chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 đã làm kế hoạch của Nga bị chậm lại.
Sau khi sáp nhập xong Crime, kích động người dân miền Đông Ukraine nổi dậy chống chính quyền Kiev ngày càng quyết liệt, khiến Ukraine, Mỹ, phương Tây loay hoay đối phó, Nga đã quyết định can thiệp vào Syria.

1682740717559.png


Đến ngày 30.9.2015, Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria, được các chuyên gia quân sự đánh giá là sự lựa chọn thời điểm can thiệp không thể tốt hơn. Bởi một số lí do chính sau:
Một là, vấn đề Ukraine cơ bản đã ổn định trong tầm kiểm soát. Nga có thể an tâm và rảnh tay giúp đỡ chính quyền Syria…
Hai là, nếu không can thiệp ngay, chính quyền Basha Al-Assad sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nga sẽ khó có cơ hội ở lại Trung Đông.
Ba là, thời tiết cũng là yếu tố được Nga cân nhắc rất kĩ. Ở Syria, tháng 9, tháng 10, thời tiết tốt: trời quang mây, gió nhẹ, ngày mưa ít, chưa xuất hiện các đợt bão cát, là điều kiện lý tưởng cho máy bay chiến đấu Nga tiến công vào các mục tiêu của quân khủng bố bằng tên lửa, bom đạn có độ chính xác cao, đạt hiệu quả lớn nhất.

1682740757215.png


Chọn thời điểm rút quân

Tính đến nay, Nga đã 2 lần tuyên bố rút quân khỏi Syria. Đó là vào ngày 14.3.2016, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rút một phần lực lượng Nga khỏi Syria. Đến ngày 11.12.2017, sau khi tuyên bố Syria đã “giải phóng hoàn toàn” khỏi IS, Tổng thống Vladimir Putin đã đến thăm căn cứ Nga ở Syria, và ra lệnh tiếp tục rút phần lớn các lực lượng được triển khai ở Syria.
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin 2 lần tuyên bố rút một phần lực lượng quân sự của Nga tại Syria cho thấy, đây là một sự lựa chọn rất hợp lí. Bởi vì:
Một là, mục tiêu chống khủng bố đã cơ bản hoàn thành, Quân đội Syria đã giành thế chủ động trên chiến trường. Đây là mục tiêu đầu tiên khi Nga can dự vào Syria. Từ ngày 30.9.2015 đến khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 27.2.2016, Không quân Nga đã thực hiện hơn 7.200 phi vụ xuất kích từ căn cứ không quân Khmeimim, tiêu diệt hơn 12.700 phiến quân, trong đó có hơn 2.000 phiến quân khủng bố đến từ Nga (có 17 chỉ huy chiến trường). Hiệu quả từ các cuộc không kích của Không quan Nga tạo tiền đề rất quan trọng giúp Quân đội Syria liên tục giành thắng lợi trên chiến trường, ngăn chặn được sự bành trướng lãnh thổ của các nhóm khủng bố; chuyển từ thế phòng thủ bị động, liên tục phải rút lui, thành thế chủ động tiến công trên chiến trường, nhất là ở các tỉnh quan trọng như: Hama, Idlib và Aleppo. Nga tuyên bố rút quân lần thứ nhất để rút dần lực lượng quân sự của họ, vừa tránh sa lầy, vừa thúc đẩy Quân đội Syria phải tự lớn mạnh.

1682740811993.png


Đến tháng 12 năm 2017, Không quân Nga đã thực hiện 34.000 lần/chiếc xuất kích, trong đó có 420 lần/chiếc xuất kích (117 lần/chiếc vào ban đêm) từ máy bay Su-33, MiG-29K/KUB cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và căn cứ không quân Hmeimin. Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã phóng 66 TLHT không đối đất hiện đại như Kh-101, Kh-555. Hải quân Nga đã phóng 100 TLHT từ cự ly 500 đến 1.500km. Kết quả phá hủy 8.000 xe bọc thép, xe bán tải có gắn súng máy hạng nặng, 718 nhà máy và xưởng sản xuất vũ khí, đạn dược, các cơ sở khai thác, chế biến, vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu, gây thiệt hại lớn cho phiến quân khủng bố và cơ sở hạ tầng của chúng. Nhờ sự hỗ trợ của Không quân Nga, Quân đội Syria đã giải phóng hơn 1.400 khu định cư trong đó có những thành phố quan trọng nhất, như: Aleppo, Palmyra, Akerbat, Deir ez-Zor, Meyadin và Abu Kemal. Kết quả này đã khẳng định mục tiêu hỗ trợ đồng minh và củng cố vị thế chiến lược của Nga ở Trung Đông đã cơ bản hoàn thành. Chính quyền Syria đã giành được quyền chủ động trên chiến trường, có thể nói là đã đứng vững. IS đã không còn tồn tại với tư cách là một nhà nước khủng bố, mà bị phân tán thành những nhóm khủng bố nhỏ lẻ ở nhiều khu vực khác nhau. Khi thế đứng chân của Nga ở Syria đã vững chắc thì Nga tiếp tục rút quân lần thứ 2.

1682740839774.png


Hai là, kể từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine đến nay, Nga đã chuyển từ thế bị động sang chủ động về chính trị. Kết quả kép trên chiến trường Syria là Nga đã xử lí rất tốt các mối quan hệ với các nước Trung Đông. Vị thế của Nga ở Trung Đông được khẳng định. Nga có thêm “các con bài” lợi hại trong xử lý quan hệ với Mỹ và phương Tây; buộc Mỹ và phương Tây phải tính tới lợi ích của Nga trong các vấn đề toàn cầu.
Ba là, Nga thành công trong việc phô trương sức mạnh, từ phương thức tác chiến đến vũ khí, trang bị. Chiến trường Syria giúp Nga khẳng định sức mạnh của họ thông qua việc tiến hành phương thức tác chiến liên hợp thành công; thử nghiệm thành công nhiều loại vũ khí, trang bị mới, hiện đại, tối tân. Điều này, khẳng định chương trình cải cách Quân đội Nga đã đi đúng hướng; đồng thời, nó sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho ngành chế tạo vũ khí Nga.

1682740991612.png


Bốn là, giảm “gánh nặng” ngân sách. Trong bối cảnh giá dầu ở mức thấp, các hoạt động quân sự này sẽ là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Sự tỉnh táo này đã giúp Nga hoàn toàn làm chủ tình hình, không để lặp lại một kịch bản sa lầy như đã từng xảy ra ở Afghanistan.
Quyết định can thiệp, hay rút phần lớn lực lượng quân sự Nga đang tham chiến khỏi Syria được đưa ra là một quyết định bất ngờ với nhiều người; tuy nhiên, nó phù hợp với phong cách của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các cộng sự về chính sách đối ngoại của ông: luôn có những tính toán chiến lược để đưa ra những động thái đầy bất ngờ, vào những thời điểm thích hợp. Thành công trong chiến dịch quân sự ở Syria có thể khẳng định Nga đã chọn thời điểm rút quân hợp lí và thành công trên các phương diện. Trước hết là trên phương diện nghi binh chiến lược.

1682740939561.png


......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,608
Động cơ
187,988 Mã lực
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,608
Động cơ
187,988 Mã lực
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

b. Nghi binh chiến lược
Sau sự kiện Nga triển khai Chiến dịch “Mùa Xuân Crimea” năm 2014, bất ngờ sáp nhập thành công bán đảo này vào lãnh thổ của họ và việc triển khai quân sang Syria năm 2015, rất nhiều nhà quân sự đều phải thừa nhận, nghệ thuật nghi binh, che giấu ý đồ của Nga đã đạt được đến trình độ rất cao. Nga là bậc thầy của nghi binh chiến lược trên cả 2 lĩnh vực truyền thông và quân sự.

Về truyền thông

Thứ nhất, chiến dịch truyền thông là một phần của “Chiến tranh lai ghép” kiểu Nga. Ở Syria, Nga không chỉ mở chiến dịch không kích trên thực tế mà còn phải “giao chiến” bằng “lời nói” trên mặt trận chiến tranh thông tin chống lại Mỹ, phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả rập. Vì vậy, Nga luôn khẳng định sẽ không tham chiến tại Syria kể cả khi nước này bị Mỹ và đồng minh tiến công.
Vào tháng 8, tháng 9 năm 2015, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự gia tăng của Quân đội Nga ở Syria, gồm việc gửi một số lượng đáng kể các thiết bị quân sự và quân nhân đến căn cứ hải quân Tartus; hay những tin đồn về khả năng Thượng viện Nga cho phép Tổng thống Vladimir Putin sử dụng Quân đội Nga ở Syria, nhưng giới lãnh đạo Nga liên tục phủ nhận thông tin này.

1682766625482.png


Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria mà không “mất” ông Bashar al-Assad, đồng thời đánh lừa các phe đối lập ở Syria, Nga đã bảo trợ nhiều hội nghị cấp cao và bảo trợ các cuộc thương lượng giữa các đại diện của chế độ và phe đối lập ôn hòa Syria. Sau những cuộc thương lượng ấy, một số chính khách Nga còn phát biểu “nửa kín, nửa hở”, khiến các đại diện của phe đối lập Syria đã nghĩ rằng chính sách của Nga về Syria đã có những thay đổi nhất định, theo đó Nga không còn “quá tha thiết” với ông Bashar al-Assad nữa, và nhà cầm quyền Nga không còn “quá gắn bó” với ông Bashar al-Assad. Nga quan tâm đến việc bảo vệ Nhà nước Syria và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria hơn là ông Assad.

1682766708103.png


Các cơ quan quyền lực và truyền thông Nga như: Văn phòng Tổng thống, Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các cơ quan báo chí, truyền thông phối hợp khá ăn ý và tiến hành các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ. Mạng lưới truyền thông toàn cầu của Nga cũng phối hợp ở một mức độ rất cao. Trên mặt trận thông tin, Nga đã tiến hành chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để chuẩn bị cho hành động quân sự của mình. Minh chứng là việc Tổng thống Nga phát biểu tại LHQ, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ, đề xuất với Mỹ và các đồng minh của Mỹ thành lập mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 29.9.2015, Nga công bố kế hoạch giải quyết khủng hoảng Syria và diệt trừ chủ nghĩa khủng bố tại LHQ nhưng cũng chỉ đề cập đến nỗ lực của quốc tế trong chống khủng bố, không đề cập đến việc Nga can thiệp quân sự vào Syria. Nhưng chưa đầy 48 giờ sau khi kết cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama (ngày 28.9.2015) bên lề Hội nghị thượng đỉnh LHQ, Tổng thống Vladimir Putin phát lệnh không kích các mục tiêu IS tại Syria.

1682766892979.png


Cùng với đó, ngay tại thời điểm phát động chiến dịch quân sự chống IS ở Syria, Nga đã “lường trước” nguy cơ Mỹ và phương Tây sẽ cố tình bóp méo thông tin, đưa tin sai lệch về hoạt động quân sự của Nga ở Syria. Vì vậy, Điện Kremlin đã “cảnh báo” nguy cơ Mỹ và phương Tây cố tình bóp méo thông tin, đưa tin sai lệch về hoạt động quân sự của Nga. Các tổ hợp truyền thông nhà nước, như RT, Sputnik, kênh truyền hình Chanel-1… đặt tại Nga và các nước trên thế giới đã điều tiết thông tin hợp lý. Hệ thống thông tin của Nga đã sử dụng phương pháp đưa tin chiến sự hiện đại: liên tục cập nhật tin tức, công khai hình ảnh, video về hoạt động tác chiến trên thực địa của Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga nhằm vào IS, như: mục tiêu, số lượng, chủng loại máy bay tham gia, kết quả tiêu diệt các mục tiêu đã định…. Cho nên, truyền thông phương Tây đã không thể hướng lái dư luận tùy thích, có chăng chỉ là những chỉ trích chung chung, cùng với đó là lời cảnh báo Moscow có nguy cơ dẫm phải “bãi mìn Syria” trong khi còn chưa thoát khỏi “đầm lầy” Ukraine.

1682766755048.png


Thứ 2, lí giải các tàu của Nga đang hiện diện ở Địa Trung Hải là để chuẩn bị cho việc di tản công dân Nga khỏi Syria nếu cần. Ngoài ra, Nga còn đẩy mạnh tuyên truyền về việc thành lập căn cứ quân sự ở đảo Síp để tranh giành ảnh hưởng với Hạm đội 6 Mỹ…
Sau khi sử dụng các chiến dịch truyền thông hướng sự chú ý của dư luận theo đúng ý định, Nga đẩy nhanh các hoạt động để can thiệp quân sự vào Syria.

Về quân sự

Để chuyển hướng chú ý của đối phương trước khi triển khai quân, từ giữa năm 2015, Nga đã tiến hành rất nhiều cuộc diễn tập của các lực lượng lục quân, hải quân, không quân, vừa kiểm tra, đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu vừa là điều chỉnh lực lượng để chuẩn bị đưa quân sang Syria nhưng tránh được sự nghi ngờ của giới quân sự phương Tây.
Nga tổ chức các cuộc diễn tập trên Địa Trung Hải với Hải quân Trung Quốc và Ai Cập, đồng thời bắn tin trên truyền thông rằng, vùng biển này không còn là “ao nhà” của Mỹ và NATO.

1682766954981.png


Tháng 7 năm 2015, Hải quân Nga cho biết, Hạm đội Biển Đen đã lên kế hoạch tiến hành tập trận 2 giai đoạn có bắn tên lửa ngoài khơi bờ biển Syria. Giai đoạn 1 diễn ra từ ngày 8 đến 17.9 và giai đoạn 2 bắt đầu ngày 30.9 đến 7.10. Hạm đội Biển Đen đã điều động lực lượng rất mạnh đến bờ biển Syria, dẫn đầu biên đội là tàu tuần dương lớp Slava mang tên Moscow - kỳ hạm của hạm đội này, cùng với các tàu tuần tra “Smetlivy”, tàu đổ bộ cỡ lớn “Saratov”, tàu tuần tra “Ladny”, tàu tên lửa P-109 cùng với nhiều tàu bảo đảm.
Đến giữa tháng 8 năm 2015, Hạm đội Biển Đen của Nga đã liên tiếp tổ chức 4 cuộc diễn tập hải quân, có bắn đạn thật trên biển Địa Trung Hải. Hạm đội Caspi cũng phối hợp với không quân diễn tập với quy mô lớn…

1682767024127.png


Ngày 14.9.2015, Quân khu Trung tâm tiến hành cuộc diễn tập mang tên “Center-2015”, cả 3 quân chủng hải, lục, không quân đều tham gia diễn tập. Cuộc diễn tập diễn ra ở 20 khu vực của Quân khu Trung tâm Nga, từ sông Volga tới các khu vực như dãy núi Ural và Siberia. Lực lượng tham gia khoảng 95.000 binh sĩ, trên 7.000 vũ khí, trang bị, 170 máy bay, 20 tàu chiến, 470 xe bọc thép, khoảng 90 xe tăng, 250 xe chiến đấu bộ binh, 130 vận tải bọc thép và khoảng 20 hệ thống pháo và rocket phóng loạt. Trước đó, để chuẩn bị cho diễn tập các đơn vị của Quân khu Trung tâm, Hạm đội Caspian, lực lượng nhảy dù, lực lượng vận tải đường không và lực lượng đường không của các quân khu khác đã tham gia đợt kiểm tra đột xuất theo khoa mục: tái triển khai cự ly xa, quy mô lớn, cơ động đến khu vực tập kết bằng xe lửa và máy bay. Những máy bay quân sự chuyển tới sân bay Quân khu Trung tâm đã bay khoảng 6.000km và họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tất cả những hành động đó của Nga nhằm nghi binh, đánh lừa việc điều động binh lực, làm cho Mỹ - NATO tin rằng, Nga đang tập trung lực lượng, tăng cường các hoạt động của hải quân để tranh giành vị thế ở Địa Trung Hải. Khi đã thu hút được sự chú ý của Mỹ - NATO theo đúng ý định, Nga đã nhanh chóng, bí mật, bất ngờ đưa lực lượng không quân, lực lượng quân sự khác sang Syria để thực hiện kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria.

1682767105831.png


....
 

Đông86

Xì hơi lốp
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,720
Động cơ
97,241 Mã lực
Chẳng có "chứng cứ" nào khẳng định là JDAM cụ ơi
Bài báo viết vậy đó cụ.
Cứ xác định là trao đổi thông tin đi. Chứng minh hay phản bác bài báo là việc người khác. Mặt khác chủ thớt thường nhắc nhở, tranh cãi đóng thớt mất chỗ chơi- cũng có lý.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

c. Cơ động lực lượng chiến lược

Cơ động lực lượng là một nội dung quan trọng trong hoạt động tác chiến chiến dịch nói chung, chiến dịch tiến công nói riêng, nhằm mục đích tạo lập và chuyển hóa thế trận có lợi, bảo toàn lực lượng, tạo bất ngờ, chớp thời cơ tiến công mục tiêu, hoàn thành mục đích, nhiệm vụ chiến dịch. Nên cơ động lực lượng phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhanh chóng và bí mật để hoàn chỉnh thế trận trong thời gian sớm nhất.

1682829749760.png


Nga cũng thừa hiểu rằng, nếu để Mỹ và các đồng minh khu vực của Mỹ biết được Nga điều lực lượng không quân tới Syria tham chiến, thì hẳn sẽ có một áp lực quốc tế nặng nề với các nước liên quan để đóng cửa không phận đối với các máy bay Nga trên đường tới Syria. Đồng thời kế hoạch thiết lập vùng cấm bay ở Syria sẽ được ráo riết thực hiện trước khi lực lượng Không quân Nga hoàn tất chuyển quân. Nếu điều này xảy ra sẽ mang lại hậu quả vô cùng lớn, thậm chí sẽ làm thất bại kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria để cứu ông Bashar al-Assad. Vì thế, ngay từ đầu Nga đã triển khai một chiến dịch thần tốc, bí mật, bất ngờ vận chuyển hàng loạt vũ khí, trang thiết bị quân sự tới Syria bỏ qua giai đoạn chuẩn bị và gia tăng từng bước, khiến các đối thủ địa chính trị không kịp trở tay.

1682829795514.png


Đầu tháng 8 năm 2015, không quân vận tải chiến lược của Nga đã sử dụng máy bay vận tải quân sự hạng nặng như An-124 và IL-76MD. Hải quân Nga sử dụng các tàu vận tải vận chuyển hàng hóa từ Nga tới sân bay quân sự Khmeimim, căn cứ hải quân Tartus. Các chuyến vận chuyển này bề ngoài là vận chuyển vũ khí, trang bị, vật tư, hậu cần để phục vụ chiến dịch phản công trên bộ của Quân đội Syria. Nhưng thực chất là lực lượng Không quân - Vũ trụ, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SSO), quân cảnh, lực lượng mặt đất, xe thiết giáp, xe bọc thép, lực lượng đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim; cùng bom đạn, trang bị kỹ thuật không quân; các tổ hợp pháo/tên lửa tự hành Pantsir-S1, các hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2; các máy bay ném bom Su-24M, máy bay cường kích yểm trợ mặt đất Su-25SM, máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM, máy bay ném bom chiến đấu siêu âm Su-34; trực thăng vận tải/tiến công Mi-8AMTSh, trực thăng tiến công Mi-24PN… đặc biệt là các tổ hợp TCĐT hiện đại, chuẩn bị cho kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria.

1682829887041.png


Nga đã thành công trong việc bí mật điều động lực lượng sang Syria, trước đó, các cơ quan tình báo Mỹ có báo cáo đề cập tới 15 chiếc máy bay vận tải An-124 xâm nhập không phận Syria; đồng thời đưa ra dự báo rằng, Nga chỉ có thể triển khai một số lượng nhất định trang, thiết bị khí tài quân sự tại Syria.
Đến ngày 20.9.2015, vệ tinh Mỹ mới bất ngờ phát hiện khoảng 30 máy bay chiến đấu của Nga, gồm: Su-30SM, Su-24M, Su-34, Su-25SM; Mi-24, Mi-8MTSh... xếp hàng tại sân bay Khmeimim (tỉnh Latakia). Lúc này Mỹ, phương Tây phải đối mặt với việc đã rồi - Quân đội Nga đã hiện diện ở Syria.



Việc Nga bí mật đưa đưa hàng chục máy bay quân sự, lực lượng không quân tới Syria bằng cách nào mà Mỹ và đồng minh không phát hiện ra tới nay vẫn còn là câu hỏi. Nga không công bố rõ và có thể không bao giờ cho thế giới biết là đưa quân sang Syria bằng cách nào. Còn các nhà quân sự thì vẫn tiếp tục đi tìm lời giải cho câu hỏi các máy bay quân sự Nga đã làm thế nào để bí mật đến được Syria, rất nhiều giả thuyết được đưa ra, như: lợi dụng diễn tập “Center-2015” làm “màn che mắt” để đưa máy bay chiến đấu sang Syria; sử dụng chiến thuật “núp bóng”, gây nhiễu… nhưng dù giả thuyết nào thì vẫn có điều chưa thực sự thuyết phục.

1682829994287.png


Ví dụ, trang mạng quốc phòng Réseau International của Pháp nhận định, hầu hết các máy bay Nga được triển khai sang Syria thuộc biên chế của 2 Lữ đoàn không quân 387 và 368 ở căn cứ Budynnovsk, vùng Stavropol của Nga, cách sân bay Khmeimim (tỉnh Latakia) tới 2.400km. Nên hàng chục máy bay chiến đấu, trong đó có 6 máy bay ném bom Su-34 đến Syria bằng đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế ở biển Caspian, vào không phận Iran và Iraq để tới Syria. Hay 4 máy bay Su-30SM bay cùng máy bay vận tải quân sự Il-76 và An-124, qua không phận các nước Azerbaijan, Iran, Iraq để tới Syria.

1682830229196.png


Việc điều động vài chục máy bay các loại, với kích thước, vận tốc, phạm vi hành trình khác nhau, vượt quãng đường dài hơn 2.000km, qua không phận của 3 nước, trước con mắt nhòm ngó của vệ tinh và radar trinh sát Mỹ và đồng minh là một điều không hề đơn giản. Bởi vì, từ lâu, Quân đội Mỹ đã triển khai nhiều máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (AWACS) tại căn cứ không quân Incirlik, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ và một số căn cứ ở Bahrain. Ngoài ra, các máy bay cảnh báo sớm (AEW) Gulfstream G550 của Israel cũng thường xuyên tuần tiễu trên không. Các máy bay này được trang bị những hệ thống radar hiện đại, có thể phát hiện các mục tiêu trong phạm vi kiểm soát rất rộng với bán kính lên tới 500km, vùng trời trên biển Caspian và phía Bắc Iraq đều nằm trong tầm kiểm soát của các máy bay cảnh báo sớm Mỹ và Israel. Tuy nhiên, không có một loại phương tiện trinh sát-cảnh báo sớm nào kể cả trên không, mặt đất của Mỹ và đồng minh phát hiện được máy bay Nga bay sang Syria.

1682830543285.png


Máy bay vận tải của Lực lượng Không quân - Vũ trụ đã thực hiện 2.785 chuyến bay (tính đến tháng 9/2018) đến Syria, chở 91.285 binh sĩ, 55.846 tấn hàng và trên 1.000 vũ khí, trang bị.
Cùng với lực lượng không quân, sự thành công của toàn bộ chiến dịch còn được đảm bảo từ lực lượng Hải quân Nga, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Chiến thắng đầu tiên của Hải quân Nga là đảm bảo việc vận chuyển thành công vũ khí, nhân sự, trang thiết bị quân sự, vật chất hậu cần… cho các lực lượng của Quân đội Nga ở Syria.
Tính đến tháng 9 năm 2018, các tàu vận tải của Hải quân Nga đã cập bến căn cứ Tartus 424 lần, chở 1.559.000 tấn hàng hóa các loại, chiếm không dưới 95% tổng số hàng hóa được giao. Trong đó có, 4.501 đơn vị vũ khí, trang bị, gồm: các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2, tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-400, tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1… cùng 3.250 binh sĩ. Tính trung bình, khối lượng vận chuyển hằng ngày bằng đường biển và đường không đến Syria của Quân đội Nga khoảng 2.000 tấn.

1682830660930.png


Như vậy, trong một thời gian không dài, nếu không nói là rất ngắn, Nga đã vận chuyển thành công một khối lượng rất lớn vũ khí, trang thiết bị quân sự với rất nhiều chủng loại khác nhau trên một quãng đường dài hàng nghìn kilômet đến Syria qua nhiều vùng biển, vùng trời của nhiều nước, vượt qua mọi thiết bị theo dõi vô cùng hiện đại của Mỹ, phương Tây mà vẫn giữ được bí mật, có thể nói đây là một kì tích của Quân đội Nga. Cho đến nay, chưa một quốc gia nào ngoại trừ Mỹ có thể triển khai lực lượng ở xa biên giới của mình như vậy. Thành công trong cơ động lực lượng chiến lược, giữ được bí mật gần như tuyệt đối, có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng TCĐT Nga.


1682830695534.png

......
 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

c. Cơ động lực lượng chiến lược


Cơ động lực lượng là một nội dung quan trọng trong hoạt động tác chiến chiến dịch nói chung, chiến dịch tiến công nói riêng, nhằm mục đích tạo lập và chuyển hóa thế trận có lợi, bảo toàn lực lượng, tạo bất ngờ, chớp thời cơ tiến công mục tiêu, hoàn thành mục đích, nhiệm vụ chiến dịch. Nên cơ động lực lượng phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhanh chóng và bí mật để hoàn chỉnh thế trận trong thời gian sớm nhất.

View attachment 7814562

Nga cũng thừa hiểu rằng, nếu để Mỹ và các đồng minh khu vực của Mỹ biết được Nga điều lực lượng không quân tới Syria tham chiến, thì hẳn sẽ có một áp lực quốc tế nặng nề với các nước liên quan để đóng cửa không phận đối với các máy bay Nga trên đường tới Syria. Đồng thời kế hoạch thiết lập vùng cấm bay ở Syria sẽ được ráo riết thực hiện trước khi lực lượng Không quân Nga hoàn tất chuyển quân. Nếu điều này xảy ra sẽ mang lại hậu quả vô cùng lớn, thậm chí sẽ làm thất bại kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria để cứu ông Bashar al-Assad. Vì thế, ngay từ đầu Nga đã triển khai một chiến dịch thần tốc, bí mật, bất ngờ vận chuyển hàng loạt vũ khí, trang thiết bị quân sự tới Syria bỏ qua giai đoạn chuẩn bị và gia tăng từng bước, khiến các đối thủ địa chính trị không kịp trở tay.

View attachment 7814563

Đầu tháng 8 năm 2015, không quân vận tải chiến lược của Nga đã sử dụng máy bay vận tải quân sự hạng nặng như An-124 và IL-76MD. Hải quân Nga sử dụng các tàu vận tải vận chuyển hàng hóa từ Nga tới sân bay quân sự Khmeimim, căn cứ hải quân Tartus. Các chuyến vận chuyển này bề ngoài là vận chuyển vũ khí, trang bị, vật tư, hậu cần để phục vụ chiến dịch phản công trên bộ của Quân đội Syria. Nhưng thực chất là lực lượng Không quân - Vũ trụ, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SSO), quân cảnh, lực lượng mặt đất, xe thiết giáp, xe bọc thép, lực lượng đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim; cùng bom đạn, trang bị kỹ thuật không quân; các tổ hợp pháo/tên lửa tự hành Pantsir-S1, các hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2; các máy bay ném bom Su-24M, máy bay cường kích yểm trợ mặt đất Su-25SM, máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM, máy bay ném bom chiến đấu siêu âm Su-34; trực thăng vận tải/tiến công Mi-8AMTSh, trực thăng tiến công Mi-24PN… đặc biệt là các tổ hợp TCĐT hiện đại, chuẩn bị cho kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria.

View attachment 7814567

Nga đã thành công trong việc bí mật điều động lực lượng sang Syria, trước đó, các cơ quan tình báo Mỹ có báo cáo đề cập tới 15 chiếc máy bay vận tải An-124 xâm nhập không phận Syria; đồng thời đưa ra dự báo rằng, Nga chỉ có thể triển khai một số lượng nhất định trang, thiết bị khí tài quân sự tại Syria.
Đến ngày 20.9.2015, vệ tinh Mỹ mới bất ngờ phát hiện khoảng 30 máy bay chiến đấu của Nga, gồm: Su-30SM, Su-24M, Su-34, Su-25SM; Mi-24, Mi-8MTSh... xếp hàng tại sân bay Khmeimim (tỉnh Latakia). Lúc này Mỹ, phương Tây phải đối mặt với việc đã rồi - Quân đội Nga đã hiện diện ở Syria.



Việc Nga bí mật đưa đưa hàng chục máy bay quân sự, lực lượng không quân tới Syria bằng cách nào mà Mỹ và đồng minh không phát hiện ra tới nay vẫn còn là câu hỏi. Nga không công bố rõ và có thể không bao giờ cho thế giới biết là đưa quân sang Syria bằng cách nào. Còn các nhà quân sự thì vẫn tiếp tục đi tìm lời giải cho câu hỏi các máy bay quân sự Nga đã làm thế nào để bí mật đến được Syria, rất nhiều giả thuyết được đưa ra, như: lợi dụng diễn tập “Center-2015” làm “màn che mắt” để đưa máy bay chiến đấu sang Syria; sử dụng chiến thuật “núp bóng”, gây nhiễu… nhưng dù giả thuyết nào thì vẫn có điều chưa thực sự thuyết phục.

View attachment 7814572

Ví dụ, trang mạng quốc phòng Réseau International của Pháp nhận định, hầu hết các máy bay Nga được triển khai sang Syria thuộc biên chế của 2 Lữ đoàn không quân 387 và 368 ở căn cứ Budynnovsk, vùng Stavropol của Nga, cách sân bay Khmeimim (tỉnh Latakia) tới 2.400km. Nên hàng chục máy bay chiến đấu, trong đó có 6 máy bay ném bom Su-34 đến Syria bằng đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế ở biển Caspian, vào không phận Iran và Iraq để tới Syria. Hay 4 máy bay Su-30SM bay cùng máy bay vận tải quân sự Il-76 và An-124, qua không phận các nước Azerbaijan, Iran, Iraq để tới Syria.

View attachment 7814579

Việc điều động vài chục máy bay các loại, với kích thước, vận tốc, phạm vi hành trình khác nhau, vượt quãng đường dài hơn 2.000km, qua không phận của 3 nước, trước con mắt nhòm ngó của vệ tinh và radar trinh sát Mỹ và đồng minh là một điều không hề đơn giản. Bởi vì, từ lâu, Quân đội Mỹ đã triển khai nhiều máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (AWACS) tại căn cứ không quân Incirlik, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ và một số căn cứ ở Bahrain. Ngoài ra, các máy bay cảnh báo sớm (AEW) Gulfstream G550 của Israel cũng thường xuyên tuần tiễu trên không. Các máy bay này được trang bị những hệ thống radar hiện đại, có thể phát hiện các mục tiêu trong phạm vi kiểm soát rất rộng với bán kính lên tới 500km, vùng trời trên biển Caspian và phía Bắc Iraq đều nằm trong tầm kiểm soát của các máy bay cảnh báo sớm Mỹ và Israel. Tuy nhiên, không có một loại phương tiện trinh sát-cảnh báo sớm nào kể cả trên không, mặt đất của Mỹ và đồng minh phát hiện được máy bay Nga bay sang Syria.

View attachment 7814581

Máy bay vận tải của Lực lượng Không quân - Vũ trụ đã thực hiện 2.785 chuyến bay (tính đến tháng 9/2018) đến Syria, chở 91.285 binh sĩ, 55.846 tấn hàng và trên 1.000 vũ khí, trang bị.
Cùng với lực lượng không quân, sự thành công của toàn bộ chiến dịch còn được đảm bảo từ lực lượng Hải quân Nga, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Chiến thắng đầu tiên của Hải quân Nga là đảm bảo việc vận chuyển thành công vũ khí, nhân sự, trang thiết bị quân sự, vật chất hậu cần… cho các lực lượng của Quân đội Nga ở Syria.
Tính đến tháng 9 năm 2018, các tàu vận tải của Hải quân Nga đã cập bến căn cứ Tartus 424 lần, chở 1.559.000 tấn hàng hóa các loại, chiếm không dưới 95% tổng số hàng hóa được giao. Trong đó có, 4.501 đơn vị vũ khí, trang bị, gồm: các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2, tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-400, tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1… cùng 3.250 binh sĩ. Tính trung bình, khối lượng vận chuyển hằng ngày bằng đường biển và đường không đến Syria của Quân đội Nga khoảng 2.000 tấn.

View attachment 7814583

Như vậy, trong một thời gian không dài, nếu không nói là rất ngắn, Nga đã vận chuyển thành công một khối lượng rất lớn vũ khí, trang thiết bị quân sự với rất nhiều chủng loại khác nhau trên một quãng đường dài hàng nghìn kilômet đến Syria qua nhiều vùng biển, vùng trời của nhiều nước, vượt qua mọi thiết bị theo dõi vô cùng hiện đại của Mỹ, phương Tây mà vẫn giữ được bí mật, có thể nói đây là một kì tích của Quân đội Nga. Cho đến nay, chưa một quốc gia nào ngoại trừ Mỹ có thể triển khai lực lượng ở xa biên giới của mình như vậy. Thành công trong cơ động lực lượng chiến lược, giữ được bí mật gần như tuyệt đối, có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng TCĐT Nga.


View attachment 7814584
......
CP Syria kêu gọi Nga tham gia hỗ trợ chống khủng bố, ko thể nói là Nga can thiệp được, đây là nghĩa vụ quốc tế, được nước sở tại mở lời cụ à, CP Syria vẫn có ghế trong LHQ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại 5 năm: Nga can thiệp quân sự vào Syria (tiếp)

d. Tác chiến điện tử

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, thế kỉ 19 là thế kỉ của tác chiến trên biển, thế kỉ 20 là thế kỉ của tác chiến trên không, thế kỉ 21 sẽ là thế kỉ của tác chiến trong môi trường điện từ, tác chiến “phi tiếp xúc”. Môi trường điện từ đã trở thành môi trường tác chiến thứ 5 tiếp sau môi trường trên đất liền, trên biển, trên không, trên vũ trụ.

1682911213622.png


Năng lực TCĐT mạnh hay yếu đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định thành bại của chiến tranh. Vì vậy, bên nào giành được quyền kiểm soát môi trường điện từ, bên đó sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến và TCĐT là không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại, nhất là khi tiến công đường không ngày càng khẳng định vai trò rất quan trọng. Nên nhiều nước rất quan tâm đến việc phát triển lực lượng, phương tiện TCĐT. Nga, Mỹ là những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Ở Syria, Nga và Mỹ theo đuổi những mục tiêu khác nhau, tuy không đối đầu trực tiếp, nhưng đây lại là nơi diễn ra cuộc chiến ngầm rất quyết liệt giữa hai bên trên môi trường điện từ.

1682911311340.png


Trước khi tiến hành can thiệp vào Syria, Nga xác định, chỉ có làm chủ không phận tác chiến, thì mới giành thắng lợi. Vì vậy, để hạn chế lộ thông tin liên quan đến chiến dịch này, Nga nhận thấy rằng, cần phải “che mắt”, “bịt tai” các thiết bị TCĐT, hệ thống vệ tinh do thám của Mỹ và NATO nhưng lại nhìn “thấu suốt” đối phương. Nên thời kỳ đầu phát động chiến dịch quân sự ở Syria, Nga đã thiết lập tại đây một hệ thống tình báo điện tử rộng lớn có khả năng kiểm soát được nguồn phát xạ sóng vô tuyến của đối phương. Bằng việc, họ đã sử dụng vệ tinh trên vũ trụ, đưa sang Syria nhiều tổ hợp, phương tiện TCĐT hiện đại để làm chủ môi trường điện từ và tiến hành: trinh sát điện tử, chế áp điện tử, bảo vệ điện tử ở tất cả các cấp từ chiến lược, chiến dịch đến chiến thuật.

Trinh sát điện tử

Thành tố quan trọng của chiến tranh hiện đại là trinh sát công nghệ cao. Trong đó có có cả các phương tiện trinh sát điện tử, từ vệ tinh trên vũ trụ, máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng, máy bay không người lái, đến các phương tiện trinh sát trên mặt đất, trên biển... Vì vậy, Nga đã kết hợp nhiều nguồn tin tức tình báo, nhiều phương tiện trinh sát: từ vệ tinh trên vũ trụ, máy bay trinh sát chuyên dụng IL-20, A-50U, máy bay không người lái (UAV)...

1682911370932.png

IL-20

Ở cuộc chiến Syria, Nga đã sử dụng khoảng 10 vệ tinh trên vũ trụ cùng với hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, với 28 vệ tinh. Hệ thống vệ tinh này đã phục vụ đắc lực cho Quân đội Nga trong các chiến dịch quân sự, như:
- Trinh sát chiến trường, thu thập thông tin về môi trường tác chiến (ảnh địa hình, độ cao địa hình, các điểm chuẩn…); về vị trí, hình ảnh, tính chất mục tiêu. Từ đó lập trình đường bay, định vị dẫn đường cho TLHT, các loại bom đạn, máy bay chiến đấu, tàu chiến và phương tiện chiến đấu trên bộ…
- Bảo đảm thông tin chỉ huy giúp lãnh đạo Nga từ sở chỉ huy ở Moscow, ở Syria có thể theo dõi mọi diễn biến trên chiến trường; kết nối và chia sẻ tin tức tình báo chiến trường giữa các cấp chỉ huy và lực lượng chiến đấu theo thời gian thực.
Ngoài ra, Nga còn đưa sang chiến trường Syria: các máy bay trinh sát và TCĐT như IL-20M1, A-50U; các máy bay trinh sát chiến thuật Su-24MR; trực thăng trinh sát được trang bị thiết bị TCĐT Khibiny, Richag-AV, Vitebsk, hệ thống gây nhiễu chủ động SPS-171/SAP-518… để tiến hành các hoạt động trinh sát trên chiến trường.

1682911419843.png

Su-24MR

Ở hướng biển, Nga sử dụng tàu trinh sát điện tử SSV-201 Priazovye hoạt động tại Địa Trung Hải để thu thập thông tin tình báo tại Syria. Ngay cả binh sĩ bộ binh cũng được trang bị thiết bị TCĐT tích hợp trong bộ quân phục chiến binh tương lai Ratnik.
Sau này, Lực lượng TCĐT của Nga còn có khả năng sử dụng hệ thống chỉ huy của đối phương để đưa ra các thông tin giả, làm cho lực lượng tiếp nhận thông tin rơi vào “bẫy” và bị vô hiệu hóa. Tháng 11 năm 2019, tại chiến trường Syria, Nga đã triển khai hệ thống TCĐT mới nhất RB-341V Leer-3. Hệ thống này có thể đồng thời khống chế, giám sát hơn 30 mục tiêu. Mục tiêu của hệ thống là chế áp các trạm thông tin di động, máy phát tín hiệu vô tuyến điện của đối phương, trong đó có thể gửi thông tin giả cho đối phương. Hệ thống này còn kết nối với UAV Orlan-10 để thu thập thông tin chiến trường, xác định vị trí mục tiêu và truyền hình ảnh, dữ liệu về trung tâm kiểm soát để xử lí thông tin nên hiệu quả tác chiến rất cao.

1682911477818.png

RB-341V Leer-3

Chiến trường Syria cũng là nơi các UAV của Nga hoạt động mạnh nhất từ trước tới nay. Ở Syria, Nga đã sử dụng khoảng 70 UAV, như: Orlan-10 (tương tự RQ-7 Shadow của Mỹ), Dozor 600 (tương tự MQ-1B của Mỹ), Eleron-3SV, Forpost… thực hiện hơn 25.000 phi vụ trinh sát, với tới 140.000 giờ bay; phát hiện 47.522 mục tiêu địch, chỉ thị mục tiêu cho máy bay tiến công và đánh giá hiệu quả không kích cũng như chia sẻ tin tức tình báo với Iran, Syria. Sau này, Nga còn sử dụng UAV để giám sát và dẫn đường cho vũ khí chính xác cao; đưa sang Syria, tổ hợp tên lửa đất đối không S-300, S-400 cùng với nhiều chủng loại radar, đặc biệt là đài radar trinh sát mọi độ cao 96L6E, có khả năng phát hiện TLHT rất tốt.

1682911539994.png

Ra đa 96L6E

Ngoài ra, Lực lượng Tác chiến đặc biệt của Nga, lực lượng trinh sát của Quân đội Syria cũng cung cấp cho Nga nhiều dữ liệu quan trọng thông qua hoạt động trinh sát trên mặt đất.
Như vậy, các hệ thống trinh sát điện tử của Nga tạo ra một trường điện từ rộng lớn, đủ để bao phủ cả Địa Trung Hải, kịp thời cung cấp thông tin tình báo cho Quân đội Nga và Quân đội Syria để có những phương án tiến công phù hợp với diễn biến tình hình. Những thông tin tình báo trên là cơ sở để các máy bay, tàu chiến của Nga tiến công chính xác vào các mục tiêu đã định.

Chế áp điện tử

Khi tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Nga cũng thừa hiểu rằng, những hệ thống trinh sát của Mỹ - NATO sẽ tập trung theo dõi mọi hoạt động của Nga tại Syria. Cho nên, để “che mắt, bịt tai”, vô hiệu hóa hệ thống radar cảnh báo đường không, phương tiện tiến công của đối phương, Nga đưa sang Syria một số tổ hợp TCĐT rất hiện đại, như: Krasukha-4 (có khả năng bảo vệ mục tiêu không bị phát hiện bởi radar đối phương ở phạm vi đến 300km, đồng thời còn gây thiệt hại cho các phương tiện liên lạc và TCĐT của đối phương), Borisoglebsk-2, Moscow-1 (phát hiện TLHT từ hơn 400km)... trang bị cho máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu những thiết bị TCĐT hiện đại, như: Khibiny, Richag-AV, Vitebsk hệ thống gây nhiễu chủ động SPS-171/SAP-518… và rất thành công trong tác chiến.

1682911633582.png

Hệ thống gây nhiễu chủ động Krasukha-4

1682911685651.png

1682911720931.png

Hệ thống gây nhiễu chủ động trên máy bay SPS-171/SAP-518

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
26,785
Động cơ
655,258 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong cuộc chiến ở Syria, đối phương đã nhiều lần sử dụng UAV, kể cả UAV kiểu “bầy đàn” để thực hiện nhiều đợt tiến công vào căn cứ của Nga, nhưng hầu hết đều bị các phương tiện TCĐT của Nga vô hiệu hoá hoặc bị các hệ thống phòng không tiêu diệt. Điển hình như ngày 06.01.2018, 13 UAV khủng bố tập kích vào căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim. Bằng hệ thống TCĐT, Nga đã phát hiện, tiến hành TCĐT khiến 3 chiếc rơi xuống và phát nổ, 3 chiếc bị chiếm quyền điều khiển hạ cánh xuống khu vực do Nga quản lí, 7 chiếc còn lại bị tổ hợp tên lửa phòng không/pháo phòng không Pantsir-S1 bắn hạ.

1682994645990.png

1682994698404.png

Các UAV tấn công căn cứ không quân Khmeimim

Ngày 17.3.2019, tổ hợp Krasukha-4 tại căn cứ không quân Khmeimim đã ép hạ cánh thành công ít nhất 3 chiếc UAV mang vũ khí khi còn cách căn cứ này gần 40km. Trong năm 2019, Quân đội Nga ở Syria đã phát hiện, ngăn chặn, phá hủy ít nhất 58 UAV và 27 quả pháo phản lực nhằm vào căn cứ Khmeimim.
Ngày 01.02.2020, Thiếu tướng Yuri Borenkov - Chỉ huy Trung tâm Hòa giải Nga ở Syria cho biết, các hệ thống TCĐT của căn cứ Nga đã đánh chặn và vô hiệu hóa toàn bộ các UAV tiến công vào căn cứ không quân Khmeimim, bằng cách vô hiệu hóa hệ thống điều khiển, kiểm soát của các UAV này.
Trong các thủ đoạn TCĐT, thì việc chiếm được quyền điều khiển phương tiện của đối phương là ưu việt nhất. Nếu chiếm được quyền điều khiển, bên chiếm quyền điều khiển có thể sẽ điều khiển luôn phương tiện tiến công quay trở lại tiến công vào nơi xuất phát hay bất cứ nơi nào khác. Điều này hết sức nguy hiểm cho đối phương nếu UAV lại mang theo vũ khí tiến công.

1682995210046.png

UAV tấn công căn cứ không quân Khmeimim

Chiếm quyền điều khiển của UAV, một lần nữa cho thấy, năng lực TCĐT của Nga đã đạt đến trình độ rất cao mà không phải nước nào cũng có khả năng làm được. Như thông tin được biết, đến nay chỉ có Nga là nước duy nhất có phương tiện TCĐT làm được điều đó.
Hệ thống TCĐT của Nga ở Syria còn gây ra một loạt sự cố liên quan đến các hoạt động của Mỹ, NATO ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, như:

Thứ nhất, làm cho hệ thống dẫn đường của máy bay, tàu chiến và các phương tiện khác có sử dụng tín hiệu GPS hoạt động không chính xác. Vì sự cố này mà các phương tiện đã phải đi vòng không dám tiến vào khu vực này.

Thứ hai, can thiệp vào hệ thống định vị, dẫn đường, thiết bị liên lạc của máy bay TCĐT EC-130 của Mỹ, khiến việc điều khiển máy bay trở lên khó khăn. Điều này có thể xảy ra vì hiện nay các máy bay hiện đại thường sử dụng hệ thống điều khiển điện tử Fly-by-wire. Tháng 4 năm 2018, nói chuyện với khoảng 2.000 chuyên gia tình báo Mỹ, Tướng Raymond Thomas, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Quân đội Mỹ (USSOCOM) thừa nhận: Ở Syria chúng tôi đang hoạt động ở môi trường TCĐT hung hăng nhất hành tinh, kẻ thù kiểm tra chúng ta hằng ngày bằng cách khóa hệ thống thông tin, vô hiệu hóa hoạt động của các máy bay EC-130.

Sức mạnh chế áp điện tử của Nga được thể hiện rõ nhất trong việc chế áp của TLHT của Mỹ, Anh, Pháp.

1682995017998.png

Các bôh phận tên lửa Tomahawk bị Nga thu giữ

Trong cuộc chiến ở Syria, Mỹ, Anh, Pháp phóng 164 TLHT, tỉ lệ trúng đích chỉ khoảng 30%. Khác hẳn với trước đây, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991, Mỹ và liên quân phóng TLHT có tỉ lệ trúng đích trên 80%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tỉ lệ TLHT trúng đích thấp là do bị gây nhiễu, bị đánh chặn. Cụ thể: tháng 4 năm 2017, Mỹ phóng 59 TLHT Tomahawk vào sân bay Shayrat (Syria), tuy nhiên điều khiến cả thế giới ngạc nhiên là chỉ có 23 trong số 59 tên lửa Tomahawk trúng mục tiêu (xác suất khoảng 39%), 36 quả mất tích. Cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng và thuyết phục về lí do mất tích từ Nga và Mỹ.

1682995315052.png

1682995340225.png

Tên lửa Tomahawk của liên quân tấn công mục tiêu tại Syria

Hay như tháng 4 năm 2018, Mỹ - Anh - Pháp phóng 105 TLHT vào Syria, Mỹ tuyên bố 105 quả đều trúng đích. Nga tuyên bố chỉ có 22 quả trúng đích (tỉ lệ trúng đích 21%), 66 quả bị bắn rơi (46 quả ở Damascus, 20 quả ở gần thành phố Homs), 17 quả không đến mục tiêu. Thông tin của Nga và Mỹ đưa ra còn tiếp tục phải kiểm chứng về độ xác thực, nhưng điều quan trọng là Nga đã trưng ra những mảnh vỡ của TLHT bị bắn hạ và 2 quả “bị bắt sống” còn gần như là nguyên vẹn.

1682995384880.png


Nhiều chuyên gia quân sự đặt vấn đề có thể do TCĐT của Nga tác động. Điều này, không phải không có lí vì nguyên tắc dẫn đường của TLHT thường sử dụng hỗn hợp các phương pháp điều khiển: (1) Quán tính - INS; (2) Hệ thống định vị toàn cầu; (3) So sánh địa hình (TERCOM); và (4) Ảnh tương quan kĩ thuật số (DSMAC). Trong 4 phương pháp này, chỉ có phương pháp INF là có khả năng chống nhiễu, 3 phương pháp còn lại có thể bị gây nhiễu nếu đối phương có năng lực TCĐT mạnh.

1682995567647.png


......
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top