Hoạt động chiến tranh dư luận trong cuộc xung đột Nga - Ukraine
(Tiếp)
Những hiệu quả mang lại
Sau thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã đặt ra yêu cầu rõ ràng trong Học thuyết kiểm soát tin tức: “Trong các cuộc chiến tranh tương lai, quân đội phải đánh thắng hai kẻ thù. Một là kẻ thù trên chiến trường quân sự. Hai là kẻ thù trên chiến trường dư luận”. Với tư duy chiến lược này, ngay từ gần nửa thế kỷ trước, cuộc chiến tranh dư luận đã được Mỹ và phương Tây đặt ở vị trí quan trọng ngang với cuộc chiến tranh quân sự. Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, cuộc chiến dư luận đã đóng những nhiều vai trò quan trọng, thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể sau.
"Động cơ" trước khi nổ ra xung đột. Trước khi hoạt động quân sự diễn ra chính thức trên thực địa, dư luận sẽ được tiến hành từ trước đó một thời gian, và cuộc chiến dư luận đã trở thành tiền đồn của trò chơi quyền lực lớn. Từ cuối năm 2021 đến giữa tháng 2/2022, Mỹ liên tục thổi phồng việc Nga sẽ điều động quân đội xâm lược Ukraine. Đồng thời Mỹ cũng nhiều lần đưa ra nhận định về thời điểm Nga sẽ phát động cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine. Ngày 15 tháng 2, Thủ tướng Anh Johnson đã đăng tải một dòng tweet bằng tiếng Trung trên Weibo với Tổng thống Putin rằng: Chúng ta đang ở bên bờ vực thẳm ... Tuy nhiên, “thời điểm” mà Mỹ thổi phồng đã không xảy ra. Cuộc "xâm lược" của Nga cuối cùng vẫn bình lặng vào ngày 16 tháng 2. Bình luận về vấn đề này, một số cư dân mạng nói đùa rằng: Do thế giới mới đại dịch Covid-19 nên xung đột giữa Nga và Ukraine được chuyển thành cuộc chiến tranh trực tuyến trên không gian mạng. Trong khi đó, truyền thông Mỹ và phương Tây đã phóng đại việc thoái lui một lượng lớn vốn nước ngoài của các công ty Mỹ đang đầu tư ở Ukraine. Bên cạnh đó Mỹ còn đẩy mạnh sơ tán công dân nước này tại Ukraine và một số nước xung quanh khu vực. Mỹ và phương Tây đã cố tình xây dựng mộ hình ảnh nước Nga là "kẻ xâm lược" từ trước khi cuộc xung đột xảy ra. Những hành động này đã đẩy Nga vào thế bất lợi về mặt đạo đức, chịu "hỏa lực" không ngừng của Mỹ và phương Tây. Cuối cùng, chính những đòn “thêm dầu vào lửa” của Mỹ và phương Tây, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã nổ ra.
Cái loa sau khi xung đột nổ ra.
Với sự ủng hộ của dư luận Mỹ và phương Tây, Ukraine đã thể hiện thành công vai trò là đối tượng bị gây hấn từ phía Nga, nạn nhân của xung đột Nga - Ukraine, đồng thời là người bảo vệ hòa bình, nhân quyền và luật pháp quốc tế. Với khả năng thông thạo các ứng dụng mạng xã hội, Tổng thống Zenlensky liên tiếp tung ra các video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội như "Instagram" và "Telegram", lấy các tòa nhà mang tính biểu tượng làm nền cho ảnh tự chụp, chứng tỏ rằng bản thân đã chiến đấu ngoan cường ở Kiev, và với sự giúp đỡ của ảnh hưởng chính trị cá nhân Zenlensky đã cố gắng hết sức để tạo đà, thể hiện mình là một người cứng rắn bảo vệ đất nước, không sợ hy sinh và không bao giờ đầu hàng. Chính vì vậy, Zenlensky đã giành được sự ủng hộ của binh lính Ukraine và người dân đất nước. Trong khi đó, truyền thông Mỹ và phương Tây liên tục đưa tin Nga vi phạm chủ quyền lãnh thổ Ukraine, coi thường hòa bình quốc tế. Ngoài ra, Mỹ và phương Tây còn tung tin đồn, sử dụng hình ảnh, video không liên quan để tung tin đồn thất thiệt về tác hại do hoạt động quân sự của Nga gây ra cho dân thường địa phương. Chính nhờ “điệp khúc” tuyên truyền được truyền thông Mỹ và phương Tây cất lên, dư luận quốc tế ban đầu đã dành phần lớn thiện cảm cho Ukraine. Trước sự tuyên truyền thổi phồng giả dối của Mỹ, người dân nhiều nơi trên thế giới đã trưng bày màu cờ sắc áo để ủng hộ Ukraine, thậm chí người dân một số nước còn cầm cờ Ukraine tiến hành biểu tình tại cổng Đại sứ quán Nga để phản đối cuộc xung đột.
Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận trong cuộc xung đột. Định hướng dư luận đã thể hiện sức mạnh to lớn trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, và có tác động lớn đến tiến trình của cuộc xung đột này. Trong kỷ nguyên truyền thông, nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới, việc phổ biến thông tin đã được đẩy nhanh, sự tương tác giữa công chúng, giới truyền thông và chính phủ đã tăng tốc. Bên cạnh đó, cơ chế ra quyết định chính trị truyền thống đã bị tác động và gây ra những thay đổi nhất định. Trong trường hợp này, dư luận có thể có tác động cơ bản đến các vấn đề quốc tế. Sau khi xung đột nổ ra, đại sứ Ukraine tại Đức - Melnik thường xuyên đăng trên Twitter về "sự giúp đỡ" của phương Tây và Mỹ. Chính những dòng Twitt của ông đã khơi dậy thiện cảm của người dân Đức, từ đó họ gây áp lực lên chính phủ thông qua các cuộc biểu tình, cuối cùng, dưới áp lực bên trong và bên ngoài, chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm viện trợ quân sự và tăng viện trợ cho Ukraine. Ở đây, mặc dù logic chính trị và kinh tế hợp lý nhưng cuối cũng buộc phải phục tùng "logic đạo đức và dư luận" dưới sự thúc ép cảm tính của quần chúng nhân dân.
Ngày 30/3, quân đội Nga rút khỏi thị trấn nhỏ Butcha (Bucha) ở ngoại ô Kiev/Ukraine. Ngày 1 tháng 4 năm 2022, một đơn vị thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine đã vào thành phố. Ngày 2 tháng 4 năm 2022, phía Ukraine bất ngờ tung tin hàng trăm thường dân đã bị thảm sát và được chôn cất ở Bucha, đồng thời gọi quân đội Nga là "đồ tể". Vụ việc đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế. Liên quan đến "thảm kịch Bucha", giới truyền thông phương Tây đã ngay lập tức xác nhận và nhanh chóng có phản hồi. Tờ "Times" của Anh và các phương tiện truyền thông phương Tây khác thậm chí còn so sánh vụ việc này với cuộc chiến tại Nam Tư, cáo buộc Nga vi phạm nhân quyền và Công ước Geneva trong chiến tranh. Vương quốc Anh - quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã hai lần từ chối triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an và bác bỏ yêu cầu điều tra thông tin sai lệch của Nga. Ukraine nhân cơ hội này xé bỏ thỏa thuận ngừng bắn đã soạn thảo với Nga, đình chỉ tiến trình đàm phán hòa bình, đồng thời kêu gọi các nước NATO gia tăng hơn nữa các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Một số vấn đề cần suy ngẫm
Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã vận hành hiệu quả bộ máy chiến tranh dư luận, các phương thức chiến tranh dư luận được phô diễn tối đa. Xung đột Nga - Ukraine đã trở thành "cuộc chiến trấn áp dư luận" giữa hai bên, giúp Mỹ và phương Tây đạt được nhiều hiệu quả trong việc chống lại Nga. Các phương thức chiến tranh dư luận này của Mỹ và phương Tây đã để lại nhiều điều phải suy ngẫm.
Đầu tiên, trước khi tiến hành những hành động quân sự lớn, cần phải chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến tranh dư luận sẽ xảy ra trong tương lai. Sự chuẩn bị dư luận này có thể được chia thành hai khía cạnh: quốc tế và trong nước. Trên trường quốc tế, phải đứng trên tinh thần đạo đức, tạo dư luận rộng rãi để được cộng đồng quốc tế hiểu và đồng tình rộng rãi. Bên cạnh đó phải tranh thủ được sự ủng hộ hoặc đồng tình của các nước có quan tâm, tránh bị bị cô lập và bất lực trên trường quốc tế. Đối với tình hình dư luận trong nước, phải làm tốt công tác động viên tư tưởng, phấn đấu tạo sự đồng thuận từ trên xuống dưới, đoàn kết quân dân, đồng lòng thông tin đối ngoại công khai, để dư luận xã hội phát huy tốt vai trò phối hợp với chính quyền. Đồng thời, các hoạt động ngoại giao quan trọng của đất nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để bảo vệ các lợi ích cơ bản của đất nước và tôn trọng các nguyên tắc công bằng và công lý quốc tế. Bên cạnh đó, cần tích cực định hướng dư luận xã hội, kiên quyết trấn áp, ngăn chặn hiệu quả việc phát tán thông tin xấu độc, có hại cho đất nước và xã hội. Trong cuộc chiến dư luận lần này giữa Nga với Mỹ và phương Tây, Nga tỏ ra có phần bị động, phần lớn là do chưa có sự chuẩn bị trước dư luận đầy đủ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xu thế của cuộc chiến dư luận mà Nga đang tiến hành.
Thứ hai, trong phạm trù dư luận quốc tế, cần nắm thế chủ động, tạo ra một hệ thống diễn ngôn có lợi để dễ chi phối. Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, các nền tảng Internet lớn ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã đóng cửa các kênh liên lạc ra bên ngoài của Nga. Các côn ty công nghệ này kiểm soát toàn bộ việc phát tán dư luận và hướng dẫn dư luận theo hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Điều này khiến chúng ta nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc làm chủ sức mạnh diễn ngôn quốc tế. Cốt lõi của cuộc chiến dư luận là sự thống trị của tường thuật trên thực địa, đằng sau đó là phương tiện truyền thông có sức mạnh truyền thông quốc tế mạnh mẽ, vì vậy chúng cố gắng tạo ra phương tiện truyền thông mới có ảnh hưởng toàn cầu và nâng cao sức mạnh truyền thông toàn cầu của phương tiện truyền thông. Việc tận dụng, phát huy hết vai trò của truyền thông xã hội ở cả trong nước và quốc tế sẽ trở thành một cỗ máy tuyên truyền mạnh mẽ, thu hút dư luận tuyên truyền quan điểm bằng các biện pháp khác nhau. Đồng thời để cộng đồng dư luận quốc tế lắng nghe nhiều thông tin hơn cần phải đa dạng hóa các nền tảng và kênh truyền thông. Do đó, việc tạo ra phần mềm truyền thông xã hội quốc tế được bản địa hóa có ý nghĩa rất lớn. Bên cạnh đó, phải có những biện pháp như mở rộng bầu không khí dư luận quốc tế có lợi cho mình khi tiến hành hoạt động quân sự.
Thứ ba, xây dựng phần mềm truyền thông xã hội quốc tế được bản địa hóa. Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và phương Tây đã thể hiện ưu thế vượt trội về công nghệ truyền thông quốc tế. Điều này cũng phơi bày những thiếu sót và khiếm khuyết của Nga trong công nghệ Internet. Hiện tại, sự phát triển của ba công ty Internet lớn ở Nga là Yandex, Vkontat và Mail.ru đã bị đình trệ trong một thời gian dài ở Trung Quốc và ảnh hưởng quốc tế của họ cũng bị hạn chế. Hiện nay, các nền tảng truyền thông xã hội quốc tế lớn đều do các đại gia Internet ở Hoa Kỳ và phương Tây kiểm soát. Một khi bước vào tình trạng thời chiến, các nền tảng truyền thông xã hội này sẽ trở thành cỗ máy tuyên truyền mạnh mẽ, và chúng sẽ ngăn chặn tuyên truyền dư luận bằng các biện pháp cấm và những hạn chế kết nối ra cộng đồng quốc tế. Để phá vỡ "sự ngăn chặn" này, đồng thời để dư luận phương Tây có thể lắng nghe nhiều tiếng nói hơn, cần phải nhận ra sự đa dạng hóa của các nền tảng truyền thông và đa dạng hóa các kênh truyền thông. Do đó, việc tạo ra phần mềm truyền thông xã hội quốc tế được bản địa hóa có ý nghĩa rất lớn.
Thứ tư, nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông. Hiểu biết về truyền thông là khả năng nhận thức của mọi người để giải thích và phê bình thông tin truyền thông. Bên cạnh đó, điều này còn được hiểu là khả năng sử dụng thông tin truyền thông để đạt được mục đích sử dụng. Trong cuộc xung đột Nga -Ukraine, Mỹ và phương Tây đã biến thành "cỗ máy sản xuất tin đồn", sử dụng các phương tiện công nghệ để tạo ra tin giả nhằm tác động đến chiều hướng cuộc chiến. Do đó, nâng cao trình độ sử dụng, kỹ năng vận hành đối với các phương pháp thông tin công khai mới nổi như video và phát sóng trực tiếp…. là những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với người dân.
Ngày 9 tháng 2 năm 2022, trang web tin tức độc lập của Mỹ - Tạp chí "American Prospect" đưa tin rằng, cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ trước đó đã thông qua dự luật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất của Mỹ. Hạ viện Mỹ quyết định chi 500 triệu USD phân bổ cho Cơ quan Truyền thông Toàn cầu. Theo đó, cơ quan này cùng với các phương tiện truyền thông địa phương sẽ chịu trách nhiệm tuyên truyền đường lối đối ngoại tại Hoa Kỳ, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình đào tạo cho nhà báo nước ngoài để sản xuất "các bản tin chỉ trích Trung Quốc" dành cho khán giả hải ngoại. Mặt khác, Thượng viện Mỹ đã thành lập "Quỹ chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc" với ngân sách 1,5 tỷ USD tài trợ trong ba năm tới để khuyến khích các báo cáo chỉ trích sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy rằng cuộc chiến dư luận ở Mỹ đã diễn ra một cách trắng trợn và vô cùng mạnh mẽ.
Xung đột Nga - Ukraine có thể được mô tả như một màn trình diễn toàn diện các chiến lược và công cụ của Mỹ và phương Tây đối với chiến tranh dư luận. Trong cuộc chiến dư luận do Mỹ và phương Tây sẽ tiến hành trong tương lai không chỉ nhằm vào Nga, Trung Quốc mà còn nhắm tới mục tiêu là nhiều quốc gia khác – những nước không chịu sự chi phối của họ./.