- Biển số
- OF-400400
- Ngày cấp bằng
- 9/1/16
- Số km
- 13,370
- Động cơ
- 80,607 Mã lực
Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.
Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.
Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.
Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.
Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!
Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?
Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.
Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.
Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.
Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.
Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.
Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
Tụi Hàn, Nhật rồi giờ là Trung cũng giống như mình thôi, khởi nghiệp bằng các công ty gia đình. Nhưng khi đạt thành quả nhất định và chuyển giao thế hệ sau thì đều phải hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị độc lập. Ceo có thể thuê hoặc cho con cái làm nếu chúng đủ khả năng. Bố mẹ ông bà chỉ giống như hội đồng quản trị quyết định về phương án kinh doanh, chiến lược...Nên hướng nghiệp sớm, thậm chí dám giao việc cho con cái từ nhỏ [kiểu như đào tạo nghề dual-ausbildung] rồi mới cử đi tu nghiệp nước ngoài thì chắc không phải lo lúc về già.. Ngoài ra, có thể thuê CEO ngoài rồi cho con cái tham gia giám sát, điều hành... cũng là giải pháp khả dĩ?
P/S: Nhiều Kụ vẫn cho rằng ở VN có tiền là nhất ..vậy mà sao mấy "hậu duệ" này lại tự diễn biến/mất gốc sớm thế nhỉ???
Những cán bộ cốt cán cùng thế hệ trcnhoota hết vào một chỗ gọi là ban cố vấn.
Cũng ko cần thiết phải thành công ty cổ phần, nhưng chắc chắn phải hoạt động thêm mô hình hội đồng quản trị độc lập thì thế hệ sau mới kế thừa đc.Bạn em cũng có 1 công ty sản xuất, tiền nhiều nhưng 2 đứa con: 1 đứa làm bác sỹ, 1 đứa học tiến sỹ trời tây. Chưa có người thừa kế cơ ngơi, anh chị cũng tính làm bao lâu được thì làm, không làm được nữa thì bán lại
Rút kinh nghiệm, nhà em có làm nhưng biến dần thành công ty cp, tính dần thuê giám đốc với điều hành vì mấy đứa thế hệ sau cũng chưa đứa nào có thiên hướng ham mê sản xuất như thế hệ bọn em