Vậy em lên FB thấy Minh nhựa là điển hình con đại gia ở VN. Làm kiếm tiền ở VN, có tiền mua nhà bđs toàn thế giới, thích thì đi chơi.
Đấy là vấn đề không chỉ của bọn " con nhà giàu" như trong bài này mà sẽ là bệnh chung trong toàn xã hội thời gian tớiTôi có đi làm cho 1 Công ty ở bển. Cỡ vừa, độ 200 công nhân, làm 2 ca.
Công ty do 2 ông con điều hành, ông bố chủ tịch, thỉnh thoảng qua văn phòng và vẫn bắt tay + caffe với những cựu binh mà ông từng biết.
Cách ông làm như sau (do các cựu binh kia kể lại):
Trước đây, khi các con còn nhỏ, ổng đưa vào nhà máy, bắt làm việc trong dịp hè, để lấy tiền tiêu vặt.
Tiền tiêu vặt hàng tháng của con ổng không khác bất cứ đứa trẻ nào trong khu vực, độ 5Euro/tuần - khoản này được cho.
Càng lớn, con ổng càng phải làm những việc phù hợp lứa tuổi hơn, "Tiền tiêu vặt", do đó, cũng cao hơn, nhưng vẫn ở mức Tiêu vặt.
Thời sinh viên vẫn vậy, nhưng các con đã phải tham gia Điều hành rồi, 1 dạng dự thính.
Và bắt buộc phải phát biểu chính kiến trong tất cả các buổi họp, dù là Dự thính.
Thế nên, tôi không cho cái này là Ý thức, mà là Cách đào tạo.
Ở chiều ngược lại, nếu Doanh nghiệp kia phụ thuộc bầu sữa Ngân sách quốc gia, thì việc các con nó không thèm về, cũng không lạ.
E nghĩ đóng thớt được rồi.có một cái rất hài, bố mẹ cố gắng hết sức làm để cho con, nhưng lại muốn chúng làm theo ý mình? vậy các cụ muốn cái gì? muốn con mình một cuộc sống thật nhiều tiền? hay có một cuộc sống hạnh phúc?
Đây có lẽ là ý kiến chuẩn nhất.Con cái họ không muốn quay về vì họ quay về sợ không kinh doanh sản xuất được như bố mẹ họ đã làm
Mỗi người có một khả năng, Nếu là người quản trị giỏi thì có thể cổ phần hóa doanh nghiệp để cho người khác phát triển doanh nghiệp của mình
Mình lui về làm chân trong HĐQT và cho con cái năm giữ cổ phần chi phối.
Sự nghiệp có thể to nhưng nếu con họ về mà không vui hoặc bị ép buộc làm thì cũng sớm tan
Bên Tây cũng đầy nhà con không nối nghiệp. Thằng bạn người Anh của em đây, bố mẹ nó là triệu phú (bảng Anh) nhưng nó thích làm bên ngoại giao. Tốt nghiệp xong thì dành 1 năm đi du lịch, xong quay lại Anh vào con đường công chức. Nó cũng từ chối làm việc kinh doanh gia đình.Chuyện của cụ chủ thớt không phải hiếm ở thời nay vì xã hội VN cũng có nhiều công ty tư nhân thành công trở nên giầu có nhưng vì mải lo kiếm tiến mà không dành nhiều thời gian cho con. Mọi việc khoán cho nhà trường XHCN, rồi cho đi du học bằng tiền của bố mẹ nên khi sang trời Tây thấy đó là thiên đường của họ mà quên trách nhiệm đối với cha mẹ. Bên tây con cái phải tự lập từ năm 18 tuổi, cần tiền phải vay cha mẹ, sau trả lại chứ không ai cho không
Ko hề hư cấu tí nào. Em đi bán hàng, có cơ hội nói chuyện với một số ông bà chủ, trường hợp như chủ thớt nói ko phải hiếm đâu ! Ở Sài Gòn em biết cũng gần chục ca !Chuyện này nghe hơi hư cấu.
Ko phải khó, mà thông thường lớp sau ko biết làm ! Bọn trẻ được đào tạo ở trời Tây nên ko phải là ko có chút ảo tưởng !Nói đi thì phải nói lại. Làm gì cũng cần đam mê. Người ta gây dựng sự nghiệp sau đó truyền cảm hứng cho con cái về cái nghề đó , sau này con cái lớn lên mới có đam mê và kế nghiệp. Các bố các mẹ làm cật lực gây dựng cơ đồ sau đó gửi con đi tây , đi tàu học. Bao bọc trong nhung lụa và đô la ở trời tây. Thử hỏi có đứa nào đang sướng bên tây , được chu cấp đầy đủ mà muốn về làm ở VN không? Mà lại còn làm sản xuất thì quá khó. Tiên trách kỷ , hậu trách nhân .
Để em đoán: nền giáo dục tiên tiến dạy cách làm một nhân viên tốt, ko dạy làm chủ !"con được hưởng giáo dục tiên tiến": Cái nền giáo dục tiên tiến đó nó dạy cái gì, bác biết không??
Chỗ mô có Chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể, tụi bây nên ở đó.
"Chất lượng cuộc sống" là cái chết tiệt gì?
Cái đó bác đừng hỏi mình, mà nên hỏi chúng nó. Chúng nó có cách định nghĩa của chúng nó, vốn rất khác nhau và hiển nhiên khác với Định nghĩa của tôi với bác.
Cái này cũng do tâm lý. Ngày xưa cc nghĩ khổ quá nên tiền là quan trọng bậc nhất, mọi thứ khác đều xếp sau.Ko hề hư cấu tí nào. Em đi bán hàng, có cơ hội nói chuyện với một số ông bà chủ, trường hợp như chủ thớt nói ko phải hiếm đâu ! Ở Sài Gòn em biết cũng gần chục ca !
Trường hợp bác nói có vẻ như cháu nó ko muốn gánh trách nhiệm gì cho gia đình. Nếu có ai đó gánh được thì tốt, nếu ko có ai thì cháu nó cũng hơi đáng trách !Cái này cũng do tâm lý. Ngày xưa cc nghĩ khổ quá nên tiền là quan trọng bậc nhất, mọi thứ khác đều xếp sau.
Giờ lũ nhóc ko còn khổ như xưa nữa nên giá trị sống nó cũng thay đổi. Em vẫn đang thân với con cháu con bà chị làm nhựa sn 84. Nó bảo cháu chả ham gì, thích mỗi đi trekking.
Bảo nó hết treking đc thì sao, nó bầu cháu nhận con nuôi. Hi hi. Ko có gí nào với cty mỗi năm dt 300-400 tỷ của bố mẹ cả.
Có thể lắm bác ạ.Để em đoán: nền giáo dục tiên tiến dạy cách làm một nhân viên tốt, ko dạy làm chủ !
Chất lượng cuộc sống: nghĩa là fast food xứ người ngon hơn hải sản mới đánh ở bờ biển quê nhà !
Đây mới là tư duy lớn, các cụ muốn con nối nghiệp mà không theo ý thích của nó thì khác gì ép buộc bọn nó.Giá em mà đc như vậy thì em cố phần hóa cty, tìm kiếm thằng nào thực sự yêu nghề của mình, truyền thụ cho nó để nó làm CEO. Sau này truyền cho con thì truyền cả cty chứ bắt nó về học lại nghề của bố mẹ trong khi nó thực sự ko thích thì rất khó.
Các tập đoàn tư nhân lớn ở châu Âu toàn thế.
Âu cũng là giáo dục hoặc định hướng hoặc gì gì đó của người lớn cả thôi. Ý thức gì ở đây ?Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.
Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.
Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.
Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.
Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!
Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?
Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.
Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.
Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.
Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.
Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.
Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
thế có khi em cũng biết nhà này đấy . Nhà này còn 1 cô con gái vẫn ở nước ngoài phỏng ạ?Em xác nhận có thật. Trước em làm đối tác cô chú làm ngành in bao bì cũng 2 thằng học trời tây năn nỉ mãi nhưng nhà này may chúng nó về. Thằng con lớn về làm giám đốc đẩy công ty lên mấy ngàn tỷ luôn.
Không phải ợ. Nhà mỗi 2 thằng thôithế có khi em cũng biết nhà này đấy . Nhà này còn 1 cô con gái vẫn ở nước ngoài phỏng ạ?