[Funland] Những sự nghiệp không người thừa kế

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,988
Động cơ
80,608 Mã lực
Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.

Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.

Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.

Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.

Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!

Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?

Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.

Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.

Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.

Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.

Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.

Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
Nên hướng nghiệp sớm, thậm chí dám giao việc cho con cái từ nhỏ [kiểu như đào tạo nghề dual-ausbildung] rồi mới cử đi tu nghiệp nước ngoài thì chắc không phải lo lúc về già.. Ngoài ra, có thể thuê CEO ngoài rồi cho con cái tham gia giám sát, điều hành... cũng là giải pháp khả dĩ? :-?
P/S: Nhiều Kụ vẫn cho rằng ở VN có tiền là nhất ..vậy mà sao mấy "hậu duệ" này lại tự diễn biến/mất gốc sớm thế nhỉ???:-<
Tụi Hàn, Nhật rồi giờ là Trung cũng giống như mình thôi, khởi nghiệp bằng các công ty gia đình. Nhưng khi đạt thành quả nhất định và chuyển giao thế hệ sau thì đều phải hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị độc lập. Ceo có thể thuê hoặc cho con cái làm nếu chúng đủ khả năng. Bố mẹ ông bà chỉ giống như hội đồng quản trị quyết định về phương án kinh doanh, chiến lược...
Những cán bộ cốt cán cùng thế hệ trcnhoota hết vào một chỗ gọi là ban cố vấn.
Bạn em cũng có 1 công ty sản xuất, tiền nhiều nhưng 2 đứa con: 1 đứa làm bác sỹ, 1 đứa học tiến sỹ trời tây. Chưa có người thừa kế cơ ngơi, anh chị cũng tính làm bao lâu được thì làm, không làm được nữa thì bán lại
Rút kinh nghiệm, nhà em có làm nhưng biến dần thành công ty cp, tính dần thuê giám đốc với điều hành vì mấy đứa thế hệ sau cũng chưa đứa nào có thiên hướng ham mê sản xuất như thế hệ bọn em
Cũng ko cần thiết phải thành công ty cổ phần, nhưng chắc chắn phải hoạt động thêm mô hình hội đồng quản trị độc lập thì thế hệ sau mới kế thừa đc.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,539
Động cơ
408,807 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Giá em mà đc như vậy thì em cố phần hóa cty, tìm kiếm thằng nào thực sự yêu nghề của mình, truyền thụ cho nó để nó làm CEO. Sau này truyền cho con thì truyền cả cty chứ bắt nó về học lại nghề của bố mẹ trong khi nó thực sự ko thích thì rất khó.
Các tập đoàn tư nhân lớn ở châu Âu toàn thế.
Âu Mỹ khác VN cụ ợ.

Ở VN, thằng trung thành thì không được việc mà thằng được việc thì không trung thành.

Cụ đào tạo nó lên làm CEO rồi truyền công ty cho con cụ trong khi con cụ không biết nghề, được vài năm CEO nó chả ăn tươi công ty.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,351
Động cơ
532,887 Mã lực
Con ko thích tiếp quản thì cắt trợ cấp và giao cơ nghiệp cho người ngoài đáng tin cậy nếu muốn giữ lấy thương hiệu và muốn cống hiến. Còn tiền thì bỏ vào quỹ từ thiện như bọn nước ngoài cho thoải mái. Nếu con làm được tiền và ko muốn về thì còn là 1 nhẽ chứ ko làm vẫn có tiền sống sướng thì là lỗi của ông bà thôi.
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,844
Động cơ
588,204 Mã lực
Sự nghiệp lẫy lừng Microsoft của Billgates mà còn chẳng có đứa con nào kế nghiệp kìa.
Tư bổn nó không quan trọng cái này, chỉ có dân châu Á là nặng nề kế nghiệp thôi.
 

meotom2010

Xe điện
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
4,921
Động cơ
382,758 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Nhiều cụ bảo : ở VN có tiền là sướng nhất. Cái đó ko sai nhưng có lẽ chỉ đúng vs những cụ mợ nào đã trải qua 1 thời kỳ khó khăn cùng toàn xã hội.
Còn lớp trẻ bây giờ, vốn được bao bọc từ bé nên đâu biết những cái khổ đó? Mà con người ngày càng đi lên, khi ko phải lo về cơm áo gạo tiền thì nghĩ
đến môi trường sống, đến tự do cá nhân. Bây giờ cs chúng nó đã sướng rồi, về VN cũng chỉ ăn uống mua sắm như vậy nhưng ko tự do bằng Tây, ko có bạn bè
nhiều bằng Tây thì nó cũng chả muốn về.
 

mizuyama77

Xe tăng
Biển số
OF-165229
Ngày cấp bằng
5/11/12
Số km
1,032
Động cơ
357,835 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.

Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.

Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.

Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.

Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!

Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?

Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.

Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.

Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.

Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.

Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.

Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
Tại các bà mẹ VN anh hùng lúc nào trg đầu cg tư tưởng hết m vì con, tất cả cho con, sợ con đói... nên chúng nó mới lười, thích hưởng thụ, ko muốn làm. Sang Nhật tôi thấy con GĐ cỡ bự, đi học mà muốn có ĐT hay đồ chơi đều phải tự đi xin việc làm rồi tích tiền mua hết. Suy ra ở nhà ta con hư tại mẹ cấm có sai.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
F1 cả họ nhà em toàn gái là chính yếu cụ ạ. Cũng đang tính cho con trai vào tham gia làm cùng mấy chú công nhân nhưng phải tính kỹ. Em có ông bạn làm xây dựng cho con trai đi xách vữa, cuối cùng toàn học thói hư xấu của đội công trình, học hành sa sút đến trượt cả đại học, nên giờ cũng vừa tính vừa lo
Vậy là ông chú đó chỉ hiểu là cho con đi làm, nhưng lại không quản lý nó làm cái gì.
 

tqtuan

Xe tăng
Biển số
OF-58144
Ngày cấp bằng
2/3/10
Số km
1,518
Động cơ
459,090 Mã lực
Em thì thấy có một số người chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không dám thậm chí không biết hưởng thụ. Kiếm tiền như vậy chả có ý nghĩa gì.
 

hành_khất_đêm

Xe điện
Biển số
OF-43878
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
3,840
Động cơ
496,926 Mã lực
Nơi ở
Mảnh đất lắm người nhiều ma
Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.

Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.

Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.

Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.

Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!

Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?

Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.

Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.

Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.

Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.

Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.

Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
Úi giời dễ ẹc, đánh tiếng là cơ ngơi để lại cho thằng cháu con ông chú ông bác nào đấy là chúng nó về khẩn cấp
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,280
Động cơ
348,267 Mã lực
Đây có lẽ là ý kiến chuẩn nhất.
Vâng cháu cảm ơn cụ.
Cháu có đọc câu truyện về một hãng đồng hồ nổi tiếng của Thụy sĩ. Người bố là một nhà sản xuất và thợ đồng hồ rất giỏi nhưng muốn con theo nghiệp đã trao đổi với con trai là hay đi ra ngoài làm bất cứ ngành gì con thích nếu khi nào con cảm thấy yêu thích nghề sản xuất và xửa chữa đồng hồ con hãy quay về để quản lý lại cửa hàng đồng hồ này thay cha. Người con sau một thời gian dài trải nghiệm các ngành nghề và quay về học việc lại nghề sản xuất và sửa đồng hồ để đưa hãng đồng hồ của gia đình thành một hãng đồng hồ có tiếng.
 

Henry 27

Xe tăng
Biển số
OF-397315
Ngày cấp bằng
18/12/15
Số km
1,557
Động cơ
249,525 Mã lực
Âu Mỹ khác VN cụ ợ.

Ở VN, thằng trung thành thì không được việc mà thằng được việc thì không trung thành.

Cụ đào tạo nó lên làm CEO rồi truyền công ty cho con cụ trong khi con cụ không biết nghề, được vài năm CEO nó chả ăn tươi công ty.
giao cho 2 ông con, khéo còn toang nhanh hơn. Cháu vẫn nghĩ việc duy trì công ty gia đình là sai lầm, không nên cổ vũ phát huy.
 

Khanh.Uticom

Xe hơi
Biển số
OF-709304
Ngày cấp bằng
3/12/19
Số km
106
Động cơ
-32,152 Mã lực
có một cái rất hài, bố mẹ cố gắng hết sức làm để cho con, nhưng lại muốn chúng làm theo ý mình? vậy các cụ muốn cái gì? muốn con mình một cuộc sống thật nhiều tiền? hay có một cuộc sống hạnh phúc?
Em đồng quan điểm ạ
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,458
Động cơ
540,373 Mã lực
Làm sản xuất mà có bí quyết riêng để tạo ra lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh, không muốn lộ ra ngoài thì mới đáng tiếc khi không có người nối nghiệp. Ngay cả hàng phở ngon người ta cũng gia truyền cả. Còn không thì cứ cổ phần hóa nếu đủ tầm, rồi thuê người điều hành. Bác gì ví dụ Bill Gates và Microsoft không có người thừa kế là không đúng. Đấy là công ty công nghệ, phải tạo ra sản phẩm mới liên tục nên có thể ngay cả Bill Gates cũng không còn đủ tầm để "làm" nữa chứ đừng nói gì con ông ấy.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
15,660
Động cơ
505,489 Mã lực
giao cho 2 ông con, khéo còn toang nhanh hơn. Cháu vẫn nghĩ việc duy trì công ty gia đình là sai lầm, không nên cổ vũ phát huy.
cty novaland là một ví dụ, có cty ngành em là anova, cho con du học à thực sự có năng lực về làm phó tổng ngay, toang luôn :P
Cái sai là cho nó về, ko cho nó kinh qua từ bậc thấp ở các cty bên ngoài để nó học hỏi hay va chạm, mà đưa ngay về làm sếp cty bố, con sếp ai dám mắng, góp ý cho nó? Vậy nên nó chả học được gì, hixx.
Ngành em có mấy nhà con du học Mỹ, có năng lực, nhưng tiếp quản cty bố thì rất mờ nhạt, vì cty gia đình làm ăn ko pro, chúng nó thích ứng khó :P
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,830
Động cơ
757,349 Mã lực
Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.
không liên quan đến nội dung bài viết nhưng nội dung câu "dùng thủy lực" nói trên sẽ còn muôn đời. :)) :)) :)) :))
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,495
Động cơ
-33,840 Mã lực
Tuổi
41
Vớ vẩn, câu chuyện này lại bịa đặt rồi
Không thấy Tây, Ta ùn ùn đổ về Tổ quốc à, Việt Nam môi trường sống là số 1
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Một chủ đề khá hay, gặp rất nhiều trong c sống
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
15,660
Động cơ
505,489 Mã lực
Tôi có một người bạn vong niên, gọi là “vong niên” vì anh hơn tôi những 20 tuổi. Vợ chồng anh có một công ty sản xuất rất tốt, doanh thu hàng năm trên dưới 300 tỉ, lợi nhuận đủ, tiền tiêu khỏi nghĩ.

Mấy hôm trước gặp nhau, thấy anh rầu rĩ, tôi hỏi anh mới thở dài: “Chúng nó không thằng nào muốn về”.

Chả là vợ chồng anh có 2 con trai, tài lực hai bác thừa sức gửi chúng nó đi học nước ngoài với ý đồ “học xong về kế nghiệp bố mẹ”. Mà cơ đồ của hai bác cũng quá xứng đáng để chúng kế thừa. Nhưng sau mấy năm học, câu trả lời của cả hai thằng là “chúng con không về đâu!”.

Hai bác nói đủ mọi kiểu, công khai cả doanh thu lợi nhuận, nhưng cả hai đều không động tâm. Lý lẽ của chúng nó là “vấn đề là chất lượng sống, ở Việt nam chất lượng sống quá thấp”.

Hai thằng không nghĩ rằng cái "chất lượng sống" mà chúng có ở trời Tây phần lớn được tạo ra bằng tiền của bố mẹ từ nhà gửi sang!

Anh cười buồn nói với tôi: Chú cũng làm sản xuất, chú biết nó vất vả thế nào. Năm nay anh chị đều hơn 60 tuổi, lăn lộn cả đời chỉ mong có tí để cho con mà chúng nó không đoái hoài, thế thì anh chị làm nữa làm gì?

Trường hợp bạn tôi không phải là hiếm, tôi biết không dưới 5 nhà như vậy. Cha mẹ vất vả tạo dựng cơ ngơi không kém, hoàn toàn có thể truyền lại cho nhiều đời sau, nhưng con cháu không đứa nào muốn làm.

Cô bạn thân của em tôi, bố mất mẹ một mình nuôi 3 chị em nên người, bản thân bà mẹ từ một người buôn hàng khô nhỏ đã trở thành nhà phân phối độc quyền mấy mặt hàng trong toàn tỉnh (tỉnh nào tôi xin không nêu tên), doanh thu vài tỉ một tháng.

Ba đứa con toàn thạc sĩ tiến sĩ, tung tẩy Hà nội Sài gòn, mua căn hộ sắm ô-tô toàn bằng tiền của mẹ. Nhưng khi bà bảo “chỉ cần 1 đứa về kế nghiệp tao” thì cả ba đều kiếm cớ chuồn lẹ.

Tôi rất kính phục bà, thỉnh thoảng tạt qua thăm. Bà cười nói với tôi: nhiều lúc cũng muốn nghỉ lắm chú ạ nhưng vẫn còn kiếm được tiền nên ham. Số tôi nó thế, chắc còn vất vả đến chết.

Khác hẳn với người Đức. Tôi đã từng đến thăm một công ty chuyên sản xuất linh kiện thủy lực. Công ty nhỏ nằm ở một thị trấn rất nhỏ, chỉ có 11 công nhân, nhưng đã cha truyền con nối đến đời thứ 6. Anh bạn chủ công ty nói với tôi: gia đình tao sẽ còn làm chừng nào thế giới còn dùng thủy lực.

Hình như cái ý thức đó, ở người Việt nam còn rất thiếu.
Em nghĩ do lỗi của bố mẹ, chứ ko phải lỗi của trẻ con :P
Nếu từ bé tới lớn chỉ ăn sung mặc sướng, ko phải trải nghiệm gì, thì sinh ra thế hệ F1 - mà lên instagram để thấy chúng nó ăn chơi thế nào. Như chị em BN17 chả hạn.
Nhà em con cái cũng ko thích theo nghề bố mẹ, vì ngay từ đầu ko định hướng vì ko muốn nó theo nghề này khổ :)
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Cũng ko cần con cái phải theo nghề bố mẹ, chúng nó đi Tây về xây dựng 1 sự nghiệp hoành tráng hơn, lĩnh vực khác cũng ko sao mà :)
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,046
Động cơ
336,190 Mã lực
Âu Mỹ khác VN cụ ợ.

Ở VN, thằng trung thành thì không được việc mà thằng được việc thì không trung thành.

Cụ đào tạo nó lên làm CEO rồi truyền công ty cho con cụ trong khi con cụ không biết nghề, được vài năm CEO nó chả ăn tươi công ty.
Cơ bản vẫn là do ông chủ muốn trả lương cho CEO thấp và muốn hưởng hết phần lợi nhuận làm ra mà thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top