[Thảo luận] Những nhược điểm không thể khắc phục ở ô tô điện

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,845
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
48
Với người dùng như em thì dung lượng pin và việc xạc pin nhanh trên đường không quá quan trọng vì hoàn toàn có thể chủ động được.

Ngày thường em chỉ đi loanh quanh vài chục cây trong thành phố. Đi chơi xa thì cũng chỉ vài trăm cây là sẽ nghỉ lại cả đêm, xa hơn nữa đi máy bay :D Tất cả đều có thể lên kế hoạch được, không có chuyện ngẫu hứng đi cả trăm cây để hết pin giữa đường mà phải sợ. Em nghĩ số người dùng xe giống em khá nhiều.

Xe điện ở VN theo em lớn nhất chỉ là vấn đề tắc đường tại HN và SG, vì quãng đường thì ta kiểm soát và chủ động được, còn thời gian tắc đường thì có yếu tố rủi ro.

May sao em không ở HN với SG, thành phố em sống chả bao giờ tắc đường, nên xe điện mà hay hay là em mua :D
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
Các bạn GM gọi Hummer EV là "xe để cứu hộ Tesla" :)
Giá khởi điểm $80K.

1617692716678.png
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bác nói thế khác gì phủ nhận xu thế, quy luật chung của cả thế giới. Cả thế giới hô hào chuyển năng lượng tái hóa thạch sang năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường thì bác lại bảo như thế là biến đổi khí hậu nặng. Phép cộng làm chưa xong đã đòi làm phép khai căn số phức. Chưa cầm được tay con nhà người ta đã mơ đến con đàn cháu đống. Lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết xuông. Thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng.
Buồn cười nhất là ofer cứ chỉ trích cái gì thì nó lại phát triển như cỏ dại mới lạ chứ.
Thế nên cứ chém mạnh vào, xe điện VF chưa ra mắt thị trường mà thớt đã lên được gân 100 tầng roài, VF tự nhiên được PR miễn phí ;)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhiều thông tin cho các cụ hóng đây này

Xu hướng ô tô điện hóa ở Việt Nam: Chỉ còn là vấn đề thời gian

TPO - Tại tọa đàm Xu hướng ô tô điện ở Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng ô tô điện hóa tại nước ta chỉ còn là vấn đề thời gian khi các cơ chế chính sách, hạ tầng hoàn thiện.

Tham gia Tọa đàm có đại diện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), Cục Đăng kiểm Việt Nam, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này và nhiều đơn vị báo chí Trung ương, Hà Nội.

Các khách mời Tọa đàm:
- Ông Nguyễn Văn Phương (Phó Phòng chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam)
- Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công thương),.
- Ông Nguyễn Mạnh Thắng (Tổng giám đốc ******* Việt Nam).
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc (Phó trưởng bộ môn ô tô - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội).
- Ông Phạm Thành Lê (Diễn đàn otofun).
- Các chuyên gia của Toyota Việt Nam: Ông Nguyễn Trung Hiếu (Trưởng ban Hoạch định chiến lược); Ông Mai Ngọc Túy (Trưởng ban Kỹ thuật Dịch vụ); Bà Hoàng Thị Như Quỳnh (Trưởng ban Marketing, Truyền thông và Trách nhiệm xã hội)...

Mở đầu toạ đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết, xu hướng xe điện ngày càng định hình rõ trong các năm qua, Việt Nam có manh nha trong những năm gần đây, bằng chứng là xe điện VinFast ra mắt vào tháng 3, Toyota ra mắt Corolla cross vào tháng 8 năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh sự chào đón của thị trường, người tiêu dùng còn nhiều băn khoăn: giá cả, bảo dưỡng, bảo vệ môi trường sau khi sử dụng.

Do đó, Báo Tiền Phong muốn chỉ ra hướng và giải pháp để người tiêu dùng có thêm niềm tin sử dụng các loại ô tô điện hóa tại thị trường Việt Nam đang phát triển. Chúc buổi tọa đàm thành công rực rỡ! -

Nhà báo Phùng Công Sưởng nêu ra 4 nội dung: Bức tranh xe điện trên thế giới, Pin xe điện, Ưu và nhược điểm của xe điện.

Đầu tiên, Tọa đàm trân trọng kính mời PGS. TS Đào Hồng Phúc chia sẻ về bức tranh xe điện trên thế giới!

Bức tranh ô tô điện hóa trên thế giới

Đối với vấn đề thứ nhất của buổi toạ đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng đặt câu hỏi cho Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc: Để khát quái về bức tranh ô tô điện hóa trên thế giới và vì sao cần phải có các phương tiện sử dụng năng lượng sạch, các chuyên gia có cái nhìn và đánh giá thế nào?

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc cho biết: Tôi xin được tóm tắt một vài điểm nhấn về xe điện từ ngày đầu xuất hiện đến bức tranh chung nhất hiện nay: Năm 1839, những chiếc xe ô tô ắc quy điện đầu tiên xuất hiện (Thomas Davenport). Năm 1899 Chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới vận tốc vượt ngưỡng 100km/h là chiếc xe điện The Never Satisfied vận tốc cực đại 106 km/h.

Cuối thế kỷ 19 ô tô điện được sử dụng rộng rãi ở các thành phố lớn, taxi ở New York là xe ô tô điện. Thế kỷ 20 ô tô điện đã gần như biến mất do không thể cạnh tranh được với xe động cơ đốt trong. Thế kỷ 21 sứ mệnh đã lặp lại với ô tô điện, những chiếc xe xanh, tiết kiệm và thông minh nhất hiện nay chính là ô tô điện.

Xe điện không chỉ xuất hiện trong đời sống dân sinh mà còn xuất hiện ở mọi lĩnh vực: Xe quân sự đảm bảo được tính bí mật, Xe F1 là hybrid, giải đua F1 cho xe thuần điện.

Dự báo năm 2030 lượng xe điện bán ra tại châu Âu sẽ chiếm 95%. Xe điện là xu thế tất yếu và là giải pháp hiệu quả của bài toán an toàn giao thông, môi trường và năng lượng.

Theo tôi, Chính phủ cần tạo điều kiện để phát triển xe điện bằng cách: Tạo ra thị trường, Mở cộng các nhà sản xuất, Thúc đẩy nhà sản xuất, thúc đẩy nhà nghiên cứu.

Nhà báo Phùng Công Sưởng đặt thêm vấn đề cho PGS Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc: Ông đánh giá như thế nào về việc tiếp nhận ở Việt Nam?

Tại Việt Nam, khi ô tô điện vào Việt Nam thì có một vài đặc điểm như: Thị trường: người Việt Nam thích công nghệ nhiều hơn, mà ô tô điện là loại xe thông minh nên được người dùng quan tâm rất nhiều

Về nghiên cứu: Nhà nước đầu tư 5 tỷ vào đại học Bách khoa để nghiên cứu về ô tô điện. Ngoài ra các quỹ khác còn rất nhiều nhưng đều nhỏ lẻ Như vậy, có thể thấy đây là lĩnh vực rất mới và chưa được quan tâm nhiều bởi các chính sách nhà nước.

Cũng liên quan đến bức tranh ô tô điện trên thế giới và Việt Nam, Chuyên gia Toyota - ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết: "Là một đơn vị có điều kiện tham gia nghiên cứu, sản xuất các dòng xe điện, chúng tôi có cá nhìn chung về bức tranh ô tô điện hóa như sau:

Thứ nhất là từ những năm 70 của thế kỉ trước, khi khủng hoảng xăng dầu nổ ra, các nhà sản xuất ô tô bắt buộc phải tìm hướng đi mới, đó là tìm cách thay thế nhiên liệu động cơ đốt trong.
Thứ hai là yếu tố về tình trạng khí hậu bởi các động cơ đốt trong góp phần gây nên việc nóng lên toàn cầu.
Thứ ba là việc tập trung quá nhiều xe sử dụng động cơ đốt trong gây nên tình trạng ô nhiễm không khí.
Thứ tư là cùng với sự phát triển của xã hội, xu thế công nghệ là điều kiện tất yếu để góp phần thúc đẩy sản xuất. Do đó từ những năm 70, các hãng xe đều tìm hướng đi mới về phương tiện sử dụng năng lượng sạch".

Chính sách nào cho ô tô điện?

Về câu chuyện chính sách cho ô tô điện, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng đặt vấn đề, đến nay trong định hướng phát triển ô tô có định hướng nào về phát triển dòng xe thân thiện với môi trường không?

Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý – Đại diện Cục Công nghiệp– Bộ Công thương trả lời: Hiện nay, chiến lược và quy hoạch phát triển ô tô mới nhất được ban hành từ năm 2014. Vào thời điểm đấy chưa có sự xuất hiện nhiều của xe điện nên chưa có một hoạch định chiến lược cụ thể nào. Xe điện chỉ phát triển mạnh vài năm gần đây đặt ra vấn đề cần có định hướng phát triển mới cho nghành công nghiệp ô tô.

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc phát triển xe điện. Tuy nhiên, xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đều đặt ra định hướng phát triển các sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường

Năm 2020 là năm cuối của giai đoạn chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô, sẽ cần xây dựng chiến lược mới cho nghành trong thời gian tới và xe điện sẽ được tính đến trong chiến lược.

Trong tất cả những văn bản quy định đã được ban hành thì có một số ưu đãi đặc biệt dành cho xe điện như: Trong luật về thuế thì có Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào ô tô nhưng xe điện hưởng mức thuế thấp hơn so với các loại khác. Trong chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe điện cũng được ưu đãi nhiều hơn so với các loại khác. Như vậy có thể thấy Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện để xây dựng ngành công nghiệp xe điện mới này.

Nhà báo Phùng Công Sưởng đặt vấn đề, hiện nay xe điện đã có mặt tại Việt Nam, Cục đăng kiểm có những quy chế nào tạo điều kiện cho sự phát triển xe điện tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Phòng chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết tôi đồng tình với các diễn giả, xe điện là xu hướng tất yếu không thể thay đổi được.

Tuy nhiên tại sao ở Việt Nam số liệu xe điện chưa khả quan: Năm 2019: chưa được 240 xe nhập khẩu vào Việt Nam; năm 2020: hơn 400 xe nhập khẩu vào Việt Nam; năm 2021: gần 600 xe nhập khẩu vào Việt Nam Tôi nghĩ nên đầu tư thêm cho nhà sản xuất, hỗ trợ cho người sử dụng ( đăng kiểm, vị trí hoạt động, điểm sạc cho xe điện,…)

Trong quá trình phát triển xe điện đặc biệt cần lưu tâm đến ắc quy Cục đăng kiểm là cơ quan về kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn đang tiến hành bình thường, không có vấn đề gì cả. Hiện đã nghiên cứu thêm về các quy chuẩn cho xe điện như về ắc quy.

Về vấn đề Cục đăng kiểm đã có quy định nào về Pin chưa, Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Phòng chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam: Hiện cục đang nghiên cứu các hệ thống quy chuẩn thế giới. Tuy nhiên trên thế giới hiện chưa thống nhất về đầu sạc, có rất nhiều tranh cãi đang diễn ra. Nên chúng ta sẽ phải đặc biệt lưu ý về chọn hướng đi.

Hiện Cục đã cử rất nhiều chuyên gia đi nghiên cứu về công nghệ xe điện tại các nước trên thế giới. Việt Nam là nước đi sau nên cũng học hỏi được 1 phần nhưng cần phải chọn được hướng đi đúng. Riêng về Pin cũng có rất nhiều vấn đề cần lưu ý như về giá, về xử lý Pin sau khi sử dụng,…
Ngành môi trường đã có quy định về vấn đề này vì xử lý chất thải rắn rất khó. Vấn đề này cần có nhiều bộ ban ngành cần hợp tác để cùng xử lý Hiện xe điện vào Việt Nam một số lượng rất ít nên chưa xảy ra nhiều vấn đề về an toàn giao thông tuy nhiên các bộ ban ngành cũng cần phối hợp để có các quy định về an toàn giao thông trong thời gian tới.

Cũng tại buổi toạ đàm, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng - Tổng giám đốc ******* Việt Nam chia sẻ: Về xe điện, tôi đã theo dõi và tìm hiểu từ rất lâu. Trong 1 lần được Toyota Việt Nam mời sang Nhật thăm dự án điện gió, pin của nhà máy đó gần 20 năm mới bị sụt và chai đi, và họ chuyển sang trữ điện cho điện gió và họ nó tuổi thọ nó còn thêm 15 năm nữa, có nghĩa tổng cộng tuổi đời hơn 30 năm cho pin.

Do đó, có thể thấy công nghệ Pin đã phát triển cực kỳ nhanh và tương lai nó có thể được xử lý rất dễ dàng sau khi thải loại. Pin vẫn là bộ phận đắt nhất trên xe điện nhưng theo tôi biết, kỹ sư phát triển xe Porche Taycan từng chia sẻ rằng xe điện sẽ hạ giá rất nhanh. Pack pin có thể được làm từ cell pin từ nhiều nhà sản xuất khác nhau như: Panasonic, LG,…nhưng quan trọng là phần mềm và bộ mạch quản lý, đó mới là chi tiết quan trọng nhất cho pack pin.

Tại sao ngày càng nhiều người quan tâm đến xe điện? Xe sử dụng động cơ đốt trong hiện tại bị giới hạn về khả năng tăng tốc, xe điện có lợi thế về mô-men xoắn tức thời giúp tăng tốc nhanh hơn hẳn.

Việc Toyota là doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư cần quan tâm đến lợi nhuận; sản xuất xe điện chỉ là một phần nhưng xây dựng hạ tầng còn tốn kém hơn nhiều. Có nhiều lý do khiến Toyota chưa thể đặt nhiều trạm sạc được ở các khu vực khác nhau.

Đến từ cộng đồng người sử dụng ô tô ở Việt Nam - Otofun, ông Phạm Thành Lê cho biết: Đối với pin, chất lượng và giá cả là vấn đề quan trọng. Nhưng sau khi nhận được bình luận và ý kiến trao đổi của các thành viên Otofun, nổi lên trong đó là các vấn đề khác như: Khi mua xe điện sẽ được ưu đãi ra sao? Hệ thống hỗ trợ như thế nào? Xử lý pin sau khi thải loại? Hệ thống chuẩn đầu sạc cho xe điện nếu được thống nhất, các nhà sản xuất ở Việt Nam sẽ hưởng ứng. Vấn đề người tiêu dùng quan tâm nhất là việc sử dụng xe điện ra sao, chưa hẳn về giá cả.

Trả lời câu hỏi tại sao Toyota chỉ đưa dòng xe hybrid ra thị trường? Và tại sao lại hãng này lại ra mắt dòng xe điện muộn như vậy? Chuyên gia Toyota ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết: Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu thị trường điện hóa nhiều nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy mỗi nước có 1 hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn điện cũng như mục tiêu và thị hiếu của khách hàng khác nhau.

Lần đầu tiên Toyota giới thiệu xe hybrid là năm 2008 tại triển lãm các sản phẩm thế hệ thân thiện môi trường. Các lần tiếp theo lần lượt là 2012, 2014, 2017 để tìm hiểu thị thiếu và chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với dòng xe này.

Sau gần 14 năm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng thị hiếu của khách hàng đối với dòng xe điện có sự thay đổi rất lớn. Ban đầu là không có sự quan tâm, sau đó là các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên công nghệ manh nha quan tâm và đến năm 2017 thì khách hàng đã hỏi giá xe điện là bao nhiêu?

Do đó năm 2020, Toyota cho ra mắt dòng xe Corolla Cross hybrid, nhưng thú thật nó không phục vụ nhu cầu đi lại mà phục vụ mục đích tận hưởng sự khác biệt về công nghệ vì để có thể thương mại hóa dòng xe này cần phải có chính sách nhưng hiện nay ở nước ta chưa có điều này.
Tuy nhiên, sau một thời gian ra mắt, chúng tôi nhận thấy khách hàng đón nhận dòng xe này khá ổn. Do đó đây là thời điểm phù hợp để chúng tôi ra mắt dòng xe hybrid.

Nhìn chung, công nghệ xe điện chắc chắn sẽ trở thành xu thế nhưng hiện tại chưa phù hợp mặc dù đã thịnh hành ở các nước đang phát triển hoặc quốc gia có nguồn nguyên liệu sạch. Bởi mỗi nước có định hướng và điều kiện phát triển phù hợp với dòng xe điện riêng.

Chia sẻ về trải nghiệm với các mẫu xe điện, nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết, ông đã tiếp thu được trong một số lần có cơ hội sang Mỹ trước đây về lý do Tesla được ưa chuộng tại Mỹ: Đáp ứng nhu cầu về quãng đường đi được tối đa, sức mạnh về khả năng tăng tốc, khả năng sạc nhanh cho xe điện và xây dựng hệ thống trạm sạc. Do đó, Tesla đã giải quyết được tất cả các vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất.

Những ưu, nhược điểm của ô tô điện

Cũng liên quan đến câu hỏi, so với ô tô truyền thống, ô tô hybrid/ ô tô điện có ưu nhược điểm như thế nào?
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc trả lời:

Về ưu điểm:
Khi so sánh các loại xe khác nhau về quá trình sản xuất, giá thành, khí thải, thì xe điện đều sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn.

Xe điện có Motor nhỏ gọn hơn,nên có thể tận dụng không gian phía trước để chứa đồ, không gian ghế ngồi sẽ được thiết kế rộng rãi hơn so với các dòng xe động cơ đốt trong truyền thống cùng kích thước.

Có thể thiết kế chiều dài cơ sở dài hơn, trọng tâm thấp hơn so với các xe truyền thống cùng phân khúc xe điện sẽ mang lại tính ổn định khi ôm cua, cảm giác đánh lái an toàn hơn.

Đáp ứng Mô men xoắn cực đại mô tơ điện nhanh hơn động cơ đốt trong cùng phân khúc kết hợp với việc không phải chuyển số sẽ mang đến khả năng tăng tốc tốt hơn.

Không còn động cơ đốt trong và hộp số, việc chi phí chăm sóc bảo dưỡng xe định kỳ sẽ giảm vì không còn phải thay dầu, lọc dầu, lọc xăng, lọc gió.

Hệ thống phanh xe điện thường có thêm bộ trợ lực điện, phanh tái tạo, hai hệ thống này sẽ được điều khiển tối ưu kết hợp với ABS để tạo ra hiệu quả phanh tốt hơn so với xe truyền thống ở một số tình huống nguy hiểm. Sản xuất xe điện dễ hơn và nhanh hơn rất nhiều.

Về nhược điểm: Tại thời điểm hiện tại, giá thành pin còn cao, giới hạn cung đường, đầu tư trạm sạc và thời gian sạc kéo dài. Tuy nhiên với xe HEV thì chỉ còn giá thành pin. Giá pin vào năm 2010 là 900usd/kwh, đến năm 2017 giảm xuống 200usd/kwh.

Dự kiến đến năm 2025 sẽ giảm xuống chỉ còn 73usd/kwh. Hiện nay những vấn đề cần quan tâm khi sử dụng xe điện là pin và các quy phạm pháp luật thì trên thế giới đều đã đặt ra và có phương án xử lý. Chúng ta chỉ cần lựa chọn phương án nào phù hợp nhất với Việt Nam mà thôi.

Bổ sung thêm về các ưu nhược điểm của xe điện, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: Nói đến xe điện, nhiều người sẽ liên tưởng đến IOT, nếu xe điện không thông minh, người tiêu dùng sẽ không lựa chọn. Do đó, xe điện cần sự thông minh, khả năng kết nối để tạo nên sức hút riêng. Trước khi Vinfast công bố xe điện, tôi đã hỏi các showroom để xem họ có nhập được một xe điện nào đó về hay không, không cần những xe đắt tiền mà chỉ cần xe có giá 2 hoặc 3 nghìn USD vì ở nước ngoài, chúng được bán rất nhiều và sở hữu đầy đủ các công nghệ.

Qua những trải nghiệm đó, tôi nhận thấy vấn đề phát triển xe điện ở Việt Nam cần phải đáp ứng được lợi ích cho người tiêu dùng. Theo tôi, như VinFast công bố, nhiều khả năng chi phí sử dụng xe điện hiện tại thậm chí sẽ còn cao hơn so với xe động cơ đốt trong truyền thống.

Do đó, điều này khiến người tiêu dùng chưa muốn mua do họ chưa thấy được hưởng lợi từ đó. Lấy Trung Quốc ra làm ví dụ, nhiều thành phố của họ đã có những chính sách hỗ trợ cho người mua xe điện, khiến khách hàng dễ dàng tiếp cận. Hệ thống sạc xe điện ở Bắc Kinh đang lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia ở Đức chia sẻ với tôi rằng họ không công ty nào dám xây dựng hệ thống nào như vậy.

Nhờ chính sách phát triển hệ thống trạm sạc rõ ràng, Trung Quốc có thể lập nên ngành kinh doanh năng lượng điện, tương tự như kinh doanh nhiên liệu hiện nay.

Cũng liên quan đến vấn đề ưu nhược điểm xe điện so với xe truyền thống, chuyên gia Phạm Thành Lê cho biết: Các thành viên Otofun có nhiều câu hỏi hay như EVN có vai trò gì cho sự phát triển xe điện ở Việt Nam. Cái khó thay đổi nhất về thị hiếu người dùng Việt Nam là thói quen sử dụng. Hiện nay, đã có giải đua Formula E cho riêng xe điện, nhưng sự quan tâm của người hâm mộ kém hơn rất nhiều so với F1.

Do đó, người tiêu dùng vẫn thích thú và ưa dùng những chiếc xe truyền thống, chúng mang lại cảm giác phấn khích mỗi khi lái. Trong khi đó, chính sách phát triển đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điện hóa ở Việt Nam. Chỉ nhà nước mới đủ tiềm lực huy động sự ủng hộ của xã hội để tạo ra môi trường cho nhà sản xuất tạo ra xe điện dễ dàng.

Điều này sẽ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tốc khác nhau như: Sự quan tâm của người tiêu dùng, tư vấn từ các cơ quan, ban ngành hữu quan…

Trở lại câu chuyện về chính sách cho xe điện, câu hỏi đặt ra nhà nước có những chính sách nào để hiện thực hóa việc phát triển xe điện tại Việt Nam? Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý – Đại diện Cục Công nghiệp– Bộ Công thương nói: Khi mà chúng ta tập trung vào phát triển xe điện thì mục tiêu cuối cùng là giảm phát thải hiệu ứng nhà kính. Các nước trên thế giới chuyển sang xe điện bởi năng lượng của các nước đó là năng lượng sạch, nhưng tại Việt Nam tỷ lệ điện than, điện từ nhiên liệu hóa thạch vẫn khá cao nên phát triển xe điện chưa chắc đã đạt mục tiêu cuối cùng là giảm phát thải.

Vấn đề thứ 2 liên quan đến thị trường, khi quy mô thị trường đủ lớn thì các doanh nghiệp sẽ tự sản xuất, không cần chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, chỉ ngang với quy mô của Philippines. Hơn nữa, tại Việt Nam lại có quá nhiều doanh nghiệp cùng chia nhau thị trường nhỏ, trong khi ở Indonesia và Thái Lan, chỉ có một vài nhà sản xuất chiếm thị phần lớn. Đây chính là hạn chế của thị trường Việt Nam.

Vấn đề nữa khi đặt ra khi phát triển xe điện là chúng ta có đáp ứng đủ nguồn cung điện nếu tất cả chuyển sang sử dụng xe điện không? Theo tôi, chính sách phát triển xe điện và phát triển nguồn điện cần phải đồng hành với nhau mới có thể hiện thực hóa việc phát triển xe điện tại Việt Nam.
Ngoài ra hiện ở Việt Nam toàn bộ hệ thống bảo trì bảo dưỡng, nguồn nhân lực cho quá trình bảo dưỡng cũng chưa được sẵn sàng và đảm bảo cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe điện.

Chính sách ưu đãi người tiêu dùng thì Việt Nam đã có ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, xe điện so với xe thông thường đều được giảm ở mức khoảng 50%.

Đối với nhà sản xuất thì đã có ưu đãi về nhập linh kiện theo chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô. Tuy nhiên những ưu đãi này chưa đủ hấp dẫn để người tiêu dùng thay đổi thói quen. Trong thời gian tới sẽ cần đến truyền thông cung cấp thông tin nhiều hơn, các cơ quan hoạch định chính sách quan tâm hơn đến vấn đề này để người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng và có thể hiện thực hóa việc phát triển xe điện tại Việt Nam.

Về đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, trong quá trình soạn thảo chiến lược trước đây, chúng tôi đã tính đến biện pháp này, nhưng để giảm thuế cần cân nhắc đến lợi ích của các bên liên quan như nhà sản xuất, người tiêu dùng và nguồn thu ngân sách nhà nước. Chỉ khi đảm bảo được sự cân bằng nhất định thì nhà nước mới có thể đưa ra cách chính sách miễn giảm thuế.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc bổ sung thêm về Cơ hội và thách thức về chính sách của Việt Nam khi sử dụng xe điện: Ở Việt Nam thì theo tôi ‘không có gì để mất’ bởi không trực tiếp sản xuất động cơ đốt trong nên khi thay đổi không có quá nhiều tác động.

Trong khi ai cũng cần di chuyển nên thị trường rất lớn, và sẽ phát triển rất mạnh nếu thật sự được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên vẫn có cái mất nếu chúng ta phát triển không đúng, về chính sách, chúng ta cần áp dụng chính sách “Mời đại bàng đến Việt Nam đẻ trứng”, nghĩa là mời các nhà sản xuất đến sản xuất tại Việt Nam.

Miễn thuế không phải thật sự là chính sách đúng đắn, bởi miễn thuế chỉ thúc đẩy phát triển các nhà nhập khẩu. Đây không phải hướng phát triển lâu dài cho ngành xe điện tại Việt Nam Nếu có chính sách đúng có thể có rất nhiều cơ hội. Đòi hỏi các ngành phát bắt tay với nhau, phối hợp nhịp nhàng.

Đối với vấn đề lưu hành đối với xe điện, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Phòng chất lượng xe cơ giới (VAR) – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết:
Về lưu hành xe điện, bảo hành bảo dưỡng đều không có vấn đề gì. Nếu "làm khó" xe xăng một chút, thắt chặt dần đầu vào của các phương tiện sử dụng công nghiệp hóa thạch; ưu tiên xe điện một chút thì dần dần sẽ dẫn đến việc cân bằng trong sử dụng xe điện và xe xăng.

Trong đề xuất mới với quốc hội, Bộ GTVT cũng có nhắc đến việc kiểm soát chặt khí thải môi trường từ các phương tiện giao thông và có lẽ sẽ được xem xét trong kỳ họp quốc hội khóa tới.

Về kiểm soát phạm vi hoạt động cả các phương tiện thì có thể thực hiện được nhưng cũng chưa có chính sách cụ thể nào.

Về vai trò của pin, câu hỏi đặt ra Pin cho ô tô hybrid/ô tô điện đóng vai trò rất quan trọng. Vậy, quá trình sản xuất để tạo ra pin diễn ra như thế nào? Có những loại pin nào, đặc tính kỹ thuật điện năng, công suất ra sao?

Ông Mai Ngọc Túy, Trưởng ban Dịch vụ Kỹ thuật Toyota Việt Nam: Với các loại xe hybrid của Toyota, hiện nay đang có 2 loại pin được sử dụng là pin Ni-MH và pin Li-on, trong đó pin Ni-MH đang được sử dụng trên xe Corolla Cross hybrid. Trên xe Corolla Cross hybrid, cụm pin HV của xe được cấu thành từ 28 mô đun pin nhỏ có điện áp khoảng 7.2V.

Do vậy cụm pin HV của xe điện áp hoạt động khoảng 201.6V và có khả năng duy trì dòng diện khoảng 6.5A trong 3h. Với dung lượng này pin hybrid, kết hợp động cơ đốt trong có thể đảm bảo hoạt động tối ưu của hệ thống. Chúng tôi nhận thấy rằng, để thương mại hóa xe điện cần phải có lộ trình phù hợp kết hợp với chính sách của Chính phủ để ít ảnh hưởng nhất đến vấn đề kinh tế- xã hội.

Theo nghiên cứu của chúng tôi thì phù hợp với hoàn cảnh hiện nay thì dòng xe hybrid là hợp lí nhất. Bởi thứ nhất, với dòng xe này, chúng ta không cần thay đổi hành vi sử dụng của khách hàng. Bởi cách sử dụng dòng xe này giống như sử dụng xe động cơ đốt trong hiện nay. Thứ hai là không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, một vấn đề vô cùng tốn kém. Thứ ba là cần ít ưu đãi của Chính phủ. So với các dòng xe thuần điện thì mức độ ưu đãi của dòng xe hybrid ít hơn nên giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thứ tư là nếu sử dụng dòng xe hybrid sẽ ít ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế xã hội. Bởi nếu sử dụng dòng xe này thì chuỗi cung ứng xăng dầu không bị ảnh hưởng và vấn đề giải quyết việc làm xã hội không biến động.
Về Giá thành có phải là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của dòng xe điện ở Việt Nam?

Chuyên gia Toyota ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết: Gía xe chung bao gồm chi phí sản xuất và các loại thuế phí. Đối với dòng xe điện hiện nay đang có sự ưu đãi về giá do giá pin ngày càng giảm. Thứ hai là về mặt thuế thì hiện tại chính phủ Việt Nam đã sự ưu đãi cho xe điện. Do đó các yếu tố về thói quen sử dụng và một số yếu tố khác mới là vấn đề cần quan tâm.

Có thể khoảng 5 -10 năm nữa thì thị trường xe điện sẽ được nhân gấp đôi, gấp ba và giá thành sẽ ngày càng giảm. Hiện tại Toyota có đầy đủ các mẫu xe nhưng vấn đề chỉ là khi nào ra mắt để phù hợp với thực trạng và tiềm năng phát triển của quốc gia.

Để làm được điều này là câu chuyện về chính sách. Nói chung bức tranh về xe điện là câu chuyện thách thức quốc gia và nắm bắt được cơ hội hay không là vấn đề của quốc gia.

Kết thúc buổi tọa đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng đánh giá Tọa đàm hôm nay tập trung vào các vấn đề như Bức tranh về xe điện trên thế giới và Việt Nam, giải đáp thắc mắc về pin - bộ phận quan trọng nhất của xe điện. Ngoài ra còn là những nhận định về ưu, nhược điểm của xe điện bên cạnh những chính sách có thể được đưa ra để hỗ trợ xe điện Việt Nam.

"Với mục tiêu đã đề ra, chúng tôi đánh giá buổi toạ đàm hôm nay đã thành công tốt đẹp Chúng tôi rất cảm ơn các vị đại biểu, anh/chị phóng viên đã đến dự buổi tọa đàm. Hy vọng bạn đọc có được cái nhìn tốt hơn về xe điện, các ý kiến đóng góp của chuyên gia sẽ giúp tạo dựng chính sách hỗ trợ cho ngành xe điện Việt Nam", nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong kết luận buổi tọa đàm.

https://tienphong.vn/xu-huong-o-to-dien-hoa-o-viet-nam-chi-con-la-van-de-thoi-gian-post1330066.tpo
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bài báo này trả lời câu hỏi Vì sao pin ô tô điện sẽ không bị thải bỏ bừa bãi ra môi trường?

Nguồn cung nguyên liệu cho pin lithium hạn chế khiến chi phí để làm ra một bộ pin xe điện đắt đỏ. Đó là lý do không ai vứt bỏ những bộ pin ô tô điện ra môi trường mà phải thu gom, tái chế và tái sử dụng.

Cơn sốt giá nguyên liệu pin lithium


Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, thế giới chứng kiến giá lithium, thứ kim loại quan trọng trong ngành công nghiệp pin, tăng phi mã. Trong bối cảnh xe điện đang nổi lên như một xu thế mới, lithium càng có lý do để tăng giá.

Tính đến trung tuần tháng 3, giá lithium đã tăng 68% so với đầu năm, lên 11.250 USD/tấn. Sự “lên ngôi” của xe điện đã khiến cho thứ kim loại này được săn đón. Chỉ tính riêng tháng 1, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ở châu Âu, xe điện và dòng xe lai cũng đắt hàng. Nhiều nhà sản xuất ô tô đã đặt lộ trình chỉ sản xuất xe điện trong tương lai.



Không tạo ra khí thải, xe điện không chỉ được người dùng ưa chuộng mà còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính phủ các nước. Vài quốc gia châu Âu đang có chương trình trợ giá cho người mua xe điện. Ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cam kết xây 500.000 trạm sạc pin để giải quyết nhu cầu cho những người sử dụng loại phương tiện này.

Với những gì đang diễn ra, xe điện sẽ trở thành một xu thế tất yếu không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, sự giới hạn của nguồn nguyên liệu lithium đang đặt các nhà sản xuất trước những thách thức phải giải quyết. Đó là nghiên cứu, phát triển các công nghệ pin mới để giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và thân thiện hơn với môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tái chế pin để tối ưu giá trị sử dụng.

Tái chế pin là bắt buộc

Cha đẻ của pin lithium-ion Akira Yoshino, người được trao giải Nobel Hóa học năm 2019, khẳng định tầm quan trọng của việc tái chế pin, đồng thời nhấn mạnh đây là nhiệm vụ tiếp theo của ngành công nghiệp xe điện.

Giống như xe điện, tái chế pin cũng đang trở thành ưu tiên của nhiều chính phủ và cả các nhà sản xuất. Các công ty cũng đang đua nhau tìm cách tái chế những bộ pin lithium đã qua sử dụng để thu hồi nguyên liệu. Nó hứa hẹn sẽ làm dịu một phần “cơn khát” lithium đang bao trùm khắp các châu lục và mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường.



Ở thời điểm hiện tại, công nghệ tái chế pin lithium đang được đầu tư mạnh mẽ và gặt hái được những thành tựu vượt trội. Các hãng đang hướng tới việc tái chế tới hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin. Sau khi được xả hết năng lượng, pin hỏng được nghiền nát và sử dụng những phương pháp đặc biệt để tách lithium, coban, mangan, niken ra thành nguyên liệu thô.

Ngay cả các nhà sản xuất xe điện cũng đang đóng vai trò trong lĩnh vực tái chế. Volkswagen, tập đoàn xe hơi của Đức, đã khai trương nhà máy tái chế pin vào ngày 2/2/2021 với công suất xử lý khoảng 1.500 tấn pin đã qua sử dụng từ 3.600 xe điện mỗi năm. Volkswagen tin rằng dự án sẽ giúp hãng tái chế tới 97% nguyên liệu trong pin xe.

Với các nhà sản xuất xe điện, họ có những chiến lược khác nhau để đảm bảo những bộ pin sẽ được thu hồi đúng cách. Cho thuê pin là cách hiệu quả hàng đầu đang được nhiều hãng xe điện, trong đó có VinFast của Việt Nam, theo đuổi.



Chi phí pin thường chiếm tới 30% giá thành xe điện. Việc tách pin khỏi giá ô tô khiến người tiêu dùng dễ dàng mua xe hơn. Trong khi đó, việc thuê pin sẽ giúp khách hàng xóa bỏ hoàn toàn nỗi ám ảnh phải bỏ ra số tiền khổng lồ để sửa chữa hoặc thay pin khi chúng không còn hiệu quả.

Trong khi đó, thương hiệu xe điện lớn nhất thế giới là Tesla thì tuyên bố 100% pin dùng trong ô tô điện của hãng là loại có thể tái chế. Tăng trưởng mạnh mỗi năm, việc chủ động tái chế pin giúp Tesla có thể hạn chế tới mức tối thiểu tác động của thị trường nguyên vật liệu đến quá trình sản xuất của mình trên toàn thế giới.

Những thành tựu đang ngày càng trở nên vượt trội trong công nghệ tái chế pin kết hợp với tầm nhìn của các nhà sản xuất xe điện trong việc quy hoạch gọn gàng pin thải loại để xử lý mở ra hướng đi tiềm năng nhằm giải tỏa cơn khát cho ngành công nghiệp pin lithium. Bên cạnh đó, những cục pin không bị thải ra môi trường giúp cuộc sống con người trở nên an toàn hơn trước công nghệ mới.

https://vov.vn/o-to-xe-may/vi-sao-pin-o-to-dien-se-khong-bi-thai-bo-bua-bai-ra-moi-truong-852159.vov
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,312
Động cơ
240,339 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E chưa dc đi xe điện kiểu như Tesla ntn nên k biết giờ cứ đổ xăng thôi
 

vinhanqh

Xe hơi
Biển số
OF-168796
Ngày cấp bằng
27/11/12
Số km
183
Động cơ
345,954 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Phí thuê pin 1.4tr/tháng là nếu đi hay ko đi vẫn mất đúng ko các cụ? Nếu loanh quanh HN thì làm j đến mức ý đâu. Đi xa thì sợ ko có trạm sạc.
vin cũng tính hết rồi.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,347
Động cơ
201,697 Mã lực
Phí thuê pin 1.4tr/tháng là nếu đi hay ko đi vẫn mất đúng ko các cụ? Nếu loanh quanh HN thì làm j đến mức ý đâu. Đi xa thì sợ ko có trạm sạc.
vin cũng tính hết rồi.
Èo, khôn hết phần thiên hạ. Mua xe có pin luôn đi, tiền pin trả trước, xe vất nhà không đi có mất tiền không? Hay thuê pin theo giờ, đi giờ nào tính tiền giờ đó cũng được, lúc đó lại bảo sao đắt thế.
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,728
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Xe điện ở thị trường VN sẽ chết yểu đừng chém xe điện là xu thế, là đỉnh cao.
Ah mà dự kiến sx vào tháng 5/2022, số lượng ko nhiều.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
253,903 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Xe điện ở thị trường VN sẽ chết yểu đừng chém xe điện là xu thế, là đỉnh cao.
Ah mà dự kiến sx vào tháng 5/2022, số lượng ko nhiều.
Tất cả có trong thỏa thuận của Vin với CP khi thành lập rồi. Khi Vin ra xe điện sẽ siết chặt xăng dầu lại.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,970
Động cơ
540,930 Mã lực
Tất cả có trong thỏa thuận của Vin với CP khi thành lập rồi. Khi Vin ra xe điện sẽ siết chặt xăng dầu lại.
Bọn nước ngoài nó đạp cho vỡ mẹt. Ký bao thỏa thuận thương mại rồi, dám chơi một mình một kiểu không. Vin là cái méo gì mà định chơi bảo hộ.
 

thaiha85

Xe hơi
Biển số
OF-195505
Ngày cấp bằng
24/5/13
Số km
150
Động cơ
326,426 Mã lực
Pin kia mặn đấy , mà khấu hao cũng nhanh
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,970
Động cơ
540,930 Mã lực
Siết xăng dầu không phải siết xe xăng dầu.
Siết xăng dầu thì bao ngành sx, dịch vụ bị ảnh hưởng. Xe tải, tầu thủy, máy sx nông nghiệp? Lý luận của cụ lủng củng quá. Chốt lại thằng Vin chả là cái gì cả so với tổng thể nền kinh tế. Giỏi đi đêm được vài lô đất thôi. Chứ động vào kinh tế vĩ mô thì không có cửa nào hết.
 

toduongvpvn

Xe hơi
Biển số
OF-352277
Ngày cấp bằng
25/1/15
Số km
171
Động cơ
289,093 Mã lực
đúng là dân buôn. chả ủng hộ hàng Việt gì cả.
trước cụ nào dũng cảm đặt LuxSA khi chưa được sờ giá có 1 tỉ. tháng sau 1,8 tỉ, ai sướng cho?

phần thưởng cho người dũng cảm
Có ai đu đỉnh 1.8 ko cụ nhỉ, mà giờ còn bn xèng ạ. E sợ mua 1 tỉ còn bị úp bô ấy.
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,728
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Tất cả có trong thỏa thuận của Vin với CP khi thành lập rồi. Khi Vin ra xe điện sẽ siết chặt xăng dầu lại.
Vin to nhưng ko to bằng CP Nhật Bản, Eu, Us cụ nhé. Vin chỉ là hạt sỏi trong tổng thể nền kinh tế thôi.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
253,903 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Siết xăng dầu thì bao ngành sx, dịch vụ bị ảnh hưởng. Xe tải, tầu thủy, máy sx nông nghiệp? Lý luận của cụ lủng củng quá. Chốt lại thằng Vin chả là cái gì cả so với tổng thể nền kinh tế. Giỏi đi đêm được vài lô đất thôi. Chứ động vào kinh tế vĩ mô thì không có cửa nào hết.
Nó hoàn cho những doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mà vận tải dùng dầu không dùng xăng. Không phải tự nhiên mà các cốp to đi động thổ, khánh thành nhà máy Vinfast, các chính khách nước ngoài sang thăm được đi tham quan, chạy thử xe Vinfast.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,970
Động cơ
540,930 Mã lực
Nó hoàn cho những doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mà vận tải dùng dầu không dùng xăng. Không phải tự nhiên mà các cốp to đi động thổ, khánh thành nhà máy Vinfast, các chính khách nước ngoài sang thăm được đi tham quan, chạy thử xe Vinfast.
=)) =)) lập luận chán thật
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top