Nhìn qua thì có vẻ nhỏ, nhưng xem kỹ thì đó là cả 1 thay đổi rất lớn về thiết kế và công nghệ vật liệu.
Chắc đại đa số người mua xe chỉ tìm ốp sừng xem có mấy cái đèn lết, cùng lắm là công suất tối đa (với số chấm), người hiểu hơn chút là có cả mô men xoắn. Còn ít ai để ý cái công suất (và cả mô men xoắn) tối đa ấy nó đạt lúc nào dù họ cũng có ghi kèm.
Điều em viết trên kia về phun xăng trực tiếp làm cho cái động cơ xăng có cả ưu điểm của động cơ dầu là mô men xoắn đạt sớm ở 1 giải hoạt động rất rộng nhưng vẫn bốc như máy xăng.
Điều thứ 2 là họ nâng công suất lên khá lớn vì cũng rất tự tin với độ bền của các linh kiện sử dụng cho động cơ.
Những điều này cũng chỉ làm được những năm gần đây. Ai để ý ngoài đường vẫn còn những cái xe Mẹc gắn dòng chữ Injection phía đuôi xe. Đó cũng là phun xăng, nhưng phun vào béc!
Giá thành cụ phải tính giá thành mà người sử dụng phải chi trả cụ ơi.
Công nghệ càng nâng cấp như thế, thoạt đầu nhìn có vẻ là rẻ với chủ xe, nhưng đằng sau nó là 1 câu chuyện về sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, cực kỳ đắt đỏ. Em so sánh hơi khập khiễng, nhưng cái máy in càng hiện đại, nhiều khi thay hộp mực bằng tiền mua cái máy in mới
Cái tivi đời mới cũng thế, hiện đại thì hại điện, sướng được mấy chốc, hết bảo hành có khi hỏng cái bằng mua mới nguyên cái tivi.
Ví như cái gương xe thôi, đầy công nghệ, tích hợp cam 360 (gắn cái cam vào gương), nhưng mà gãy, trộm... thì thôi rồi, có khi = 1/20 cái xe mới 1/10 giá xe cũ
Thoạt nhìn có vẻ tiết kiệm về xăng cộ, giảm tí tẹo về môi trường, nhưng đạt cái môi trường ấy cụ lưu ý là cái bầu lọc ở ống xả, thay cũng đắt đỏ lắm đấy.
Về lâu dài vẫn giá cao cả (tính cả bảo dưỡng, sửa chữa).
Thế nên em mới bảo nó tới hạn rồi, khi nào công nghệ PIN phát triển hơn nữa, thì việc thay PIN = Sửa chữa xe động cơ đốt trọng, thì việc dịch chuyển qua xe PIN là tất yếu thôi.