[Funland] Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Điều này nhỏ mà không nhỏ ạ:

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/rai-tien-le-o-chua-la-phan-van-hoa-2951351.html

Rải tiền lẻ ở chùa là phản văn hóa


Các đình chùa sau Tết ngập trong tiền lẻ người đi lễ rải cúng. Theo các chuyên gia về văn hóa, tâm linh, hành động này rất phản văn hóa.
Đứng trước cổng chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Hằng ở huyện Từ Liêm đổi hai xấp tiền lẻ với mệnh giá 500 đồng và 1.000 đồng. Năm nào cũng vậy, từ mùng 1 Tết đến hết rằm tháng giêng, gia đình chị luân phiên vào chùa thắp hương và thể hiện lòng thành bằng việc rải tiền lẻ vào các ban thờ, hòm công đức.
“Đi lễ đầu năm dùng tiền lẻ sẽ rải được nhiều chỗ, từ đó có thêm nhiều may mắn, vạn sự tốt lành. Nếu rải số tiền lớn thì nhiều người sinh lòng tham lại nhặt mất, coi như mình mất lộc”, chị Hằng giải thích.
Nhiều người rải tiền lẻ ở chùa chiền với hy vọng sẽ thu được nhiều lộc. Ảnh: Phan Dương.
Sửa soạn một lễ với những xôi, oản, chuối kèm một xấp tiền lẻ, chị Tươi (Cầu Giấy, Hà Nội) chắp tay thành khẩn trước ban thờ chính trong chùa Hà. Xong việc lễ bái, đợi cháy hết 3 tuần hương, chị nhanh nhẹn thu lễ. Riêng xấp tiền lẻ được chia đều, đặt khắp các ban thờ, hòm công đức và cả những chiếc đĩa để vu vơ cạnh một vị thần nào đó.
Chị Tươi mỉm cười cho rằng: “Lễ vật dâng lên cúng Phật để mong được cho lộc mang về, riêng tiền thì phải rải thì mới hiệu nghiệm, mọi đen đủi, xui xẻo trong năm sẽ được xua bỏ”.
Người phụ nữ này giải thích, rải tiền nơi cửa Phật là phong tục được đúc kết qua bao thế hệ ông cha. Từ thủa nào người ta đã biết dùng tiền ném vào miệng giếng ở chùa Hương, chùa Tiên xin nước; xoa tiền, nhét tiền vào bầu sữa mẹ để xin năm mới được tốt lành… "Làm vậy sẽ cầu được ước thấy”, chị Tươi hào hứng nói. Đoạn, chị đưa thêm một xấp tiền lẻ cho con gái 9 tuổi đi rải khắp các ban.
Giống như hai người phụ nữ trên, đa số người dân đến lễ chùa đều mang theo tiền lẻ để rải. Một số ít người thả vào hòm công đức, số còn lại rải tiền khắp mọi nơi trong chùa, nhét tiền vào bất cứ chỗ nào trên tượng Phật.
Ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, việc rải tiền của người dân ở các đền chùa, miếu mạo hiện nay hoàn toàn không nên, vì“đây là hành động phỉ báng Phật, thánh thần, làm bẩn cửa Phật. Những điều đó làm sao thánh thần chứng giám cho?”.
“Đến chùa, mỗi người chỉ cần nhất vái là đủ. Lễ vật thể hiện thành tâm, chỉ một nải chuối xanh, một ngọn nến thắp, một cành hoa, nén hương là đủ”, ông Bảo nói và nhấn mạnh việc đi lễ chùa quan trọng nhất là cái tâm mỗi người.
Ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Nhà quản lý văn hóa cũng cho rằng, đồng tiền thể hiện gương mặt của một quốc gia nên mỗi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ. Đằng này, người dân đua nhau đổi tiền lẻ, rải khắp chùa chiền nhìn chẳng khác gì "rác thải"; đi lễ thì chen chúc, dẫm đạp lên tiền.
"Người dân thiếu ý thức bảo vệ quốc gia dân tộc, không hiểu giáo lý của nhà chùa và chịu sự tác động của cơ chế thị trường. Họ muốn dùng đồng tiền làm cầu nối đến Phật, thánh thần để có thêm tiền bạc, vinh hoa, quyền lợi cá nhân hơn người. Đây là những sự cầu mong không trong sáng, không phù hợp đạo lý của người Việt", ông Bảo nhấn mạnh.
Vị Phó cục trưởng cũng cho rằng xảy ra tình trạng này là do các cấp chính quyền chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước, thậm chí còn dung túng cho việc làm đó. Ông khuyên: “Nếu mọi người có tâm thì hãy dùng tiền để ghi công đức nhằm sửa sang lại chùa đẹp hơn, thêm tiền nhang đèn thắp cho chùa sáng hơn mỗi ngày”.
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, cũng cho rằng rải tiền lẻ vô tội vạ ở đình chùa là một hành động kém văn hóa, làm mất mỹ quan.
“Rải một đống tiền lẻ nơi cửa Phật với mong ước thu lại một đống tiền khác lớn hơn là điều không bao giờ có. Mục đích đi cúng bái trở thành vụ lợi. Chốn linh thiêng thì điều cần nhất là tấm lòng thành", tiến sĩ Khanh giải thích.
Theo ông, hành động rải tiền lẻ nơi chùa chiền cầu Phật cũng giống như người đánh lô đề. Họ đổi tiền to ra tiền lẻ để rải được nhiều rồi đòi thu lại số tiền lớn gấp 5, gấp 10 lần. Ông Khanh cho rằng đây là quan niệm vô lối.
Nguyễn Hòa
 

Mỉnh kều

Xe buýt
Biển số
OF-183024
Ngày cấp bằng
2/3/13
Số km
949
Động cơ
342,240 Mã lực
Nơi ở
Phố cũ - Hà Nội
Thành Tâm là chính. Phật tại Tâm.
Em thấy bác Trần Lam Điền nói vào Chùa thì đi vào cổng bên tay phải ( theo hướng đi vào chùa )
 

Cafe văn phòng

Xe tải
Biển số
OF-307721
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
358
Động cơ
302,843 Mã lực
Em không bít khấn ntn :-?
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn

ATD1-P7

Xe tải
Biển số
OF-172967
Ngày cấp bằng
21/12/12
Số km
397
Động cơ
345,889 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ ơi, mua hương cụ mang đến nhà hay mua ở đâu ạ?
 

Kế toán ĐV

Xe tải
Biển số
OF-307156
Ngày cấp bằng
10/2/14
Số km
214
Động cơ
302,370 Mã lực
bình thường mình đi chùa toàn có vãn cảnh ko :D
 

nivana_vn

Xe điện
Biển số
OF-189675
Ngày cấp bằng
14/4/13
Số km
2,095
Động cơ
347,908 Mã lực
Nơi ở
Góc Hà Nội
Ngày trước e cũng ở chùa 1 time nên e hiểu. Nhiều người ko biết mang hẳn mâm cỗ lên ban thờ Tam Bảo đặt :D tốn công người khác nhắc nhở.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Ngày trước e cũng ở chùa 1 time nên e hiểu. Nhiều người ko biết mang hẳn mâm cỗ lên ban thờ Tam Bảo đặt :D tốn công người khác nhắc nhở.
Lên chùa Hương thấy chuyện này nhiều vô cùng
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Xin gửi các cụ mợ:

http://www.nguoiduatin.vn/giao-ly-nha-phat-khong-co-nghi-le-nao-la-dang-sao-giai-han-a124296.html
Giáo lý nhà Phật không có nghi lễ nào là 'dâng sao giải hạn'

Vào dịp đầu năm, người dân trong cả nước lại ùn ùn kéo nhau lên chùa làm lễ dâng sao giải hạn với mong muốn nhờ phép nhiệm màu của đức Phật để hóa giải những sao xấu chiếu mạng trong năm. Thế nhưng, ý nghĩa thực sự của nghi lễ này có phải như vậy? Cuộc phỏng vấn dưới đây với Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Nếu cứ dâng sao mà giải được hạn thì thiên hạ đã vô sự rồi
Thưa hòa thượng, cứ vào dịp đầu xuân năm mới là rất nhiều người dân đổ xô lên chùa làm lễ dâng sao giải hạn. Nhiều người cho rằng, vận mệnh, họa phúc của con người trong một năm đều liên quan đến sao chiếu mệnh. Do đó, họ phải lên chùa giải trừ sao xấu, đón sao tốt nhằm giúp cho một năm làm ăn thuận lợi. Thậm chí, nhiều người còn bỏ mấy chục triệu đồng cho lễ dâng sao. Vậy trong giáo lý nhà Phật đề cập về vấn đề này như thế nào?
Giáo lý nhà Phật không có nghi lễ nào gọi là dâng sao giải hạn cả. Từ xưa, các phật tử thường có tục hành hương đầu năm tới chùa chiền để chiêm bái Phật, tu dưỡng tinh thần và cầu cho một năm an lành sức khỏe. Thế nhưng, cùng với sự biến đổi của lịch sử, nghi lễ này đã bị biến tướng thành lễ dâng sao giải hạn như mọi người thường nói. Về bản chất, nó vẫn là một lễ cầu an mà thôi. Cũng theo lời Phật dạy thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa cả. Phúc họa của con người là do nghiệp báo dắt dẫn mà thành. Nghiệp do con người tạo ra và cũng nhờ đó mà thành họa phúc. Nếu chúng ta làm nhiều việc thiện thì sẽ nhận được phúc, còn ngược lại sẽ nhận quả báo. Luật nhân quả cứ như vậy mà ứng vận vào con người chứ có liên quan gì đến sao xấu hay sao tốt. Nếu cứ dâng sao mà giải được hạn thì thiên hạ đã vô sự rồi. Vì thế, những người sẵn sàng bỏ ra mấy chục triệu đồng để làm lễ dâng sao là hoàn toàn lãng phí tiền của và công sức. Cứ thà rằng, họ mang số tiền đó đi hành thiện thì phúc sẽ đến cửa. Việc gì phải cưỡng cầu vào điều không có thực như vậy. Nhà Phật hoàn toàn không có và không ủng hộ việc này.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Lễ dâng sao giải hạn là một biến tướng của lễ cầu an trong Phật giáo.

Nhiều người tin rằng, nếu họ càng cung tiến nhiều tiền của vào chùa thì sẽ càng được Phật cho “ăn lộc”. Vì thế, nhiều đại gia không tiếc tiền, của cung tiến hàng chục tỷ đồng vào chùa. Dịp lễ dâng sao giải hạn đầu năm cũng là một cơ hội cho họ thực hiện việc này. Hòa thượng đánh giá về vấn đề đó như thế nào?
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước cửa Phật chứ không có chuyện cung tiến nhiều hưởng phúc nhiều, cung tiến ít hưởng phúc ít. Phật giáo đặt chữ tâm lên đầu chứ không bàn đến chữ lợi. Nếu cung tiến mấy chục tỷ đồng mà không xuất phát từ tâm thiện thì không bằng người nghèo thành tâm niệm Phật. Đôi khi chỉ một nén nhang, một bông hoa cúng dường chư Phật mà lòng thành thì phúc đức còn cao nặng hơn những người bỏ núi tiền ra mượn danh Phật để thực hiện mưu đồ khác. Như đã đề cập ở trên, con người do nghiệp báo dẫn dắt nên bớt nghiệp được thì bớt đau khổ. Muốn bớt nghiệp thì phải lấy tu tâm, tích đức làm tiền đề. Do đó mới có chuyện người ta tô tượng, đúc chuông để giải nghiệp. Lòng thành hướng Phật thì tâm an, thể mạnh chứ không câu nệ chuyện cung tiến nhiều hay ít. Tất nhiên, đối với những người có tiền mà họ thành tâm cung tiến vào chùa là điều đáng hoan nghênh. Họ làm như vậy là cố gắng giải nghiệp, tạo phúc cho chính họ và những người thân của mình. Tuy nhiên, nếu cứ đợi dịp như dâng sao giải hạn đầu năm mới cung tiến nhiều tiền của vào chùa thì người đó đã khởi phát tâm lý đua tranh, khoe mẽ. Như vậy đã tạo nghiệp chứ sao có thể tạo phúc được. Dù anh có cung tiến bao nhiêu đi nữa thì dưới quan điểm của nhà Phật cũng như không mà thôi, thậm chí còn hại cả mình nữa.
Hàng ngàn người xếp hàng làm lễ dâng sao giải hạn năm Giáp ngọ tại chùa Phúc Khánh. Ảnh: Zing
Nên dùng tiền đó để hành thiện tích phúc
Như hòa Thượng vừa nói, thực chất của nghi lễ dâng sao giải hạn là nghi thức cầu an trong đạo Phật. Thế nhưng tại sao nhiều người, nhiều nhà chùa vẫn tổ chức làm lễ dâng sao giải hạn gây tốn kém, lãng phí?
Luật nhân quả của đạo Phật luôn khuyên dạy con người phải dùng phúc ở kiếp này để giải nghiệp ở kiếp trước. Vì thế, nhiều chùa vẫn thực hiện việc lễ bái để cầu an, đồng thời hướng việc hành thiện cho phật tử, nhắc nhở và trợ giúp tinh thần cho họ trong cuộc sống hiện tại. Khi có niềm tin vào điều thiện thì nhất định con người sẽ tránh làm việc xấu, do đó tránh được nghiệp xấu. Ngoài ra, nhà chùa cũng muốn người dân hiểu được Phật giáo hướng con người trở về nội tâm của mình, ăn năn, sám hối giúp con người hướng tới điều thiện. Vì thế, tôi cho rằng có thể người dân gọi lễ này bằng những tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa và phương thức của nó vẫn không thay đổi.
Thế nhưng, tại các chùa thực hiện lễ dâng sao giải hạn đầu năm, nghi thức diễn ra cũng rất phức tạp chứ không đơn thuần chỉ là lễ cầu an theo tinh thần Phật giáo. Hòa thượng giải thích vấn đề này như thế nào? Hòa thượng có thể cho lời khuyên với những người vẫn còn ngộ nhận về lễ dâng sao giải hạn?
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hàng nghìn năm trước. Trong quá trình phát triển và tiếp biến với những tôn giáo khác như Đạo giáo, Nho giáo nó đã tiếp thu vào mình những đặc điểm của những tôn giáo đó. Vì thế, cũng không có gì lạ khi chúng ta thấy nghi thức cầu an hiện nay không còn giữ được tinh thần nguyên bản của nó. Điều này là sản phẩm mang tính lịch sử - xã hội rất rõ rệt. Đối với những người vẫn còn ngộ nhận về lễ cầu an này, tôi cho rằng, thay vì sắm mâm cao cỗ đầy gây lãng phí thì nên dành tiền đó để tích đức như: Ủng hộ người nghèo, tham gia làm từ thiện, quan tâm tới người thân quanh mình... Nếu thành tâm mà làm được những việc như vậy thì không những không sợ sao chiếu mệnh mà phúc sẽ tự đến với mình.
Xin cảm ơn hòa thượng!
Trinh Phúc - Phạm Thiệu
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
đến Chùa được gọi là nổi tiếng như Phúc Khánh mà còn làm lễ dâng sao giải hạn mà các thầy vẫn chả ý kiến gì thì cũng chịu
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
đến Chùa được gọi là nổi tiếng như Phúc Khánh mà còn làm lễ dâng sao giải hạn mà các thầy vẫn chả ý kiến gì thì cũng chịu
Phật giáo là trung đạo, mặc dù các thầy biết vậy nhưng các Phật tử hay những người có nhu cầu dâng sao giải hạn thì các thầy vẫn làm, trên tinh thần giáo dục dần dần, mưa dầm thấm lâu, chứ không đột ngột thay đổi thì họ sẽ bỏ đi mất mà không đến chùa để học Phật pháp cụ ạ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,087
Động cơ
548,561 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hôm qua em lên chùa Non Nước trên Sóc Sơn còn có một vị quãng năm mấy sáu mươi chắc là thầy cúng,tâp hợp khách dâng sao giải hạn của ông ý thành từng khối theo tên sao ứng tuổi,xếp hàng trật tự xong kéo vào chiếm dụng hết cả không gian trước Tam Bảo,ông ấy đứng lên diễn thuyết bằng míc cờ rô trước mặt nhân dân như thể chùa của ông ý.Chém những là vận nọ khí kia,dọa sống dọa chết,dìm hàng các thể loại thầy cúng khác,xưng là đã gặp cả Thánh Mẫu hỏi về chuyện đốt vàng mã.Không biết trụ trì chùa Non Nước có biết việc này không nhưng dù biết hay không cũng không thế tùy tiện cho phép những thành phần bàng môn tả đạo như thế vào trước Tam Bảo mà lộng ngôn trước quần chúng,như thế khác gì sư cho thuê chùa làm nơi diễn ma thuyết.
 
Chỉnh sửa cuối:

orion101

Xe tải
Biển số
OF-296286
Ngày cấp bằng
23/10/13
Số km
393
Động cơ
314,862 Mã lực
Nhà cháu đi chùa toàn vãn cảnh là chủ yếu. :D.
 

NAM BH

Xe máy
Biển số
OF-307599
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
53
Động cơ
300,770 Mã lực
Các cụ nên đi đôi giầy xấu thôi
 

Mr Kim

Xe tải
Biển số
OF-308303
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
310
Động cơ
302,390 Mã lực
Bây giờ đến các chùa thỉ chỉ nên và được thắp 1 cây nhang ngay ngoài thôi, Bài viết cũng rất ý nghĩa và nâng tầm hiểu biết của cháu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top