[Funland] Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa

Cai banh xe

Xe buýt
Biển số
OF-6621
Ngày cấp bằng
2/7/07
Số km
671
Động cơ
543,815 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ chủ cho em hỏi tại sao lại kiêng sắm sửa các hình nhân thế mạng trong ngày rằm tháng bảy ạ??
 

bachxa

Xe tải
Biển số
OF-200911
Ngày cấp bằng
6/7/13
Số km
405
Động cơ
326,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
hì hì! vào đây em mới mở mang đôi chút bác ạ! em đi chùa toàn là mang tính chất đi theo tâm thôi ạ! em toàn là để tiền lẻ để cúng thôi ạ! liệu thế có sao không các bác????
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,850
Động cơ
359,986 Mã lực
Cụ chủ cho em hỏi tại sao lại kiêng sắm sửa các hình nhân thế mạng trong ngày rằm tháng bảy ạ??
Tặng cụ:

http://phatgiao.org.vn/van-hoa/201401/Nguyen-nhan-tuc-dot-vang-ma-13113/


Nguyên nhân tục đốt vàng mã

(PGVN)
Tục đốt vàng mã bắt đầu từ đâu và Phật giáo quan niệm như thế nào về việc đốt vàng mã, phatgiao.org.vn trân trọng giới thiệu bài viết cách đây hơn năm mươi năm của một bậc danh Tăng ở miền Bắc, Hòa thượng Tố Liên về vấn đề này

Với quan niệm thông thường, sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế. Một số người vì quá thương tiếc người thân đã mất, sắm đủ thứ vàng mã để đốt cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ như Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán…, để người ở đã chết sử dụng ở cõi âm.

Việc làm đó đôi khi thái quá, người ta có thể sắm vàng mã với hình dáng nhà lầu, xe hơi, máy lạnh, điện thoại di động, tiền mô phỏng đô- la Mỹ, v.v…để cúng cho người đã chết.

Tục đốt vàng mã bắt đầu từ đâu và Phật giáo quan niệm như thế nào về việc đốt vàng mã, phatgiao.org.vn trân trọng giới thiệu bài viết cách đây hơn năm mươi năm của một bậc danh Tăng ở miền Bắc, Hòa thượng Tố Liên về vấn đề này.
Phàm ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch rõ cái nguyên nhân của tục đốt vàng mã.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng tục chôn người chết của nước Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chí chi cả. Đến đời vua Hoàng Đế (267 trước Tây lịch) cho rằng con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng Đế đến đời Đường Ngu, cái tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế thôi.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v…để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quỹ khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chét, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng đồ mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa. Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Trung Quốc đã bắt đầu văn minh; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi.

Nếu người hèn hạ mà dùng lễ nghi ngang với người sang tức khắc phải tội “Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những tuần táng, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ, đồ yêu quý của họ khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã được chép ở sách Tả truyện rằng vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công vì Mục Công khi còn sống rất yêu quý ba anh em họ Tứ Xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nở đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công.

Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người có “Sô linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước. Sách Trang Tử chép rằng: “Vua Mục Vương nhà Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết”.

Đức Khổng Từ đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẩn uất mà thống mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độc rằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”.

Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục Tuần táng, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi tớ người đã chết ra để ấp mộ.

Còn các thức đồ ăn mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vệ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa.

Đến đây chúng ta sẽ lại tìm thấy nguyên nhân của tục đốt vàng mã giấy. Đời Hán, đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Linh bắt đầu lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v… đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục có chép: “Vị vua Huyền Tôn mê thuật quỹ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được”.dot vang ma

Đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Tại sao ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên. Chính nghĩa ngày Rằm tháng Bảy của Phật giáo là thế này: Ngài Mục Kiền Liên là bậc đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca.

Ngài đã tu chứng được sáu phép thần thông ; mắt trông thấy thân mẫu ngài là bà Thanh Đề bị đày đọa ỏ địa ngục, mà ngài không sao cứu được mới cầu cứu đến đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông đến đâu chăng nữa, cũng không thể cứu được tội nghiệp chothân mẫu của ông được. Ngày Rằm tháng Bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dường chư Tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”.

Chính ý nghĩa của ngày Rằm tháng Bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên và ngày Rằm tháng Bảy đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín dị đoan ấy?.

Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Bảy là thế này: Triều cua Đại Tôn nhà Đường (762) nhằm lúc Phật giáo cực thình ở Trung Quốc, vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng Trung Quốc vì ngày Rằm tháng Bảy mà bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của nhân dân Trung Quốc vào tâu với vua Đại Tôn rằng: Rằm tháng Bảy là ngày của Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm , nhà vua nên thông sức cho thiên hạ; trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đại Tôn đang muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đại Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ, thế là nhân dân Trung Quốc lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Bảy để cúng gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo lại bị chư Tăng công kích bài trừ, cho nên cái lệ ngày Rằm tháng Bảy không còn có chính nghĩa nữa.

Phần lớn dân chúng Trung Quốc hồi đó, hầu tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, người đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã của bọn họ.

Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tức tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mạng nữa.

Đem đến để làm gì? Bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Chả! Chả! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ! Khi mọi người đang suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài.

Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ ngơ, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong Tam, Tứ Phủ vừa nhận được hình nhân thế mạng cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn, bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Hiển nhiên trăm nghìn mắt thấy, tai nghe công chúng lúc đó ai chả nhận thấy rằng, thế này ra hình nhân có thể thế mệnh được thực và thánh thần trong Tam, Tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm thọ và miễn cho sống thêm thực.

Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì rằng không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã đến cả thiên, địa,quỷ,thần trong Tam, Tứ phủ cũng phải tiêu dùng đến đồ vàng mã nữa, cố nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực ngôn cảnh giáo.

Chúng ta nên nhận thẳng rằng: “Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế mạng vào lễ Tam, Tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ người Vương Luân, người Trung Quốc bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc đến nay đã được 1847 năm (105-1952).

Đến sự mê tín của dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng chẳng kém thế, vì chưng trước đây, người Trung Quốc đã nắm quyền đô hộ mình hơn 1.000 năm. Cho nên phong tục của người Trung Quốc thế nào người mình cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là nguyên tính cẩu thả, phụ họa của người mình”.

Ai cũng phải công nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam chúng ta lý do đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên cả. Xin hỏi giới trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?

Nếu các ngài tìm thấy, bần Tăng này xin can tâm vào địa ngục để chịu lấy tội vong hữu.

Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giao truyền dạy, một lần nữa bần tăng thiết tha yêu cầu các ngài bỏ tục vàng mã đi, lại sẽ khuyến hóa mọi người bỏ tục đốt vàng mã đi, vì tục đốt vàng mã là do Vương Dũ và Vương Luân đầu độc dân Trung Quốc làm cho dân Việt Nam chúng ta cũng bị hại lây.

Nay chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.

Hòa thượng Tố Liên
 

Biker

Xe tải
Biển số
OF-21269
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
290
Động cơ
501,066 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu có điều gì chưa chính xác mong các cụ, các mợ góp ý.
1) Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: ....cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Làm gì có chuyện nhờ nghiệp lực vô biên....

Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng Đồ hàng mã là học theo tín ngưỡng của Tàu chứ Phật pháp gì đâu

Đến Chùa hành lễ cần theo

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước. Đến chùa thờ Phật thì làm lễ Đức Ông trước là sao. Đức Ông là ai mà to hơn chư Phật vậy

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Nếu có điều gì chưa chính xác mong các cụ, các mợ góp ý.
1) Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: ....cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Làm gì có chuyện nhờ nghiệp lực vô biên....

Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng Đồ hàng mã là học theo tín ngưỡng của Tàu chứ Phật pháp gì đâu

Đến Chùa hành lễ cần theo

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước. Đến chùa thờ Phật thì làm lễ Đức Ông trước là sao. Đức Ông là ai mà to hơn chư Phật vậy

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
Còn vàng mã sử dụng trong ban thờ Mẫu, thờ thần linh là tín ngưỡng dân gian => các chùa ở miền nam không có, chỉ có các chùa miền Bắc mới thờ như vậy theo thuyết "Tam giáo đồng nguyên"
 

Mr_BacDau

Xe tải
Biển số
OF-305947
Ngày cấp bằng
22/1/14
Số km
212
Động cơ
304,200 Mã lực
bổ ích quá cụ ah nhưng em không nho được
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,850
Động cơ
359,986 Mã lực
bổ ích quá cụ ah nhưng em không nho được
Cụ chỉ cần nhớ làm sao cho tâm thanh tịnh, thành kính, và lễ vật thanh tịnh (chút tiền bỏ hòm công đức; nếu nghèo quá không có tiền cũng không sao, nhưng chắc vài nghìn thì ai chả có) là đủ.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Chia tội - sự biến dạng về văn hoá

Những vị sư đến Việt Nam vào thế kỷ thứ II giả sử có sống dậy sẽ không thể hình dung nổi sự biến dạng của một triết lý sống cao đẹp của Phật giáo ở xứ này hôm nay.
Cô em tôi đến chơi, kể: Dạo này em cũng hay đi chùa, chả cứ rằm mùng một, tháng đôi ba lần, chùa trong làng gần nhà em thuê. Tôi hỏi: Chùa gì? Cô ấy bảo: Em cũng chả biết tên chùa nữa, đến chùa để được an tịnh thôi. Một câu trả lời tuyệt vời! Họa hoằn mới được nghe. Bình thường, giản dị vậy nhưng lại vô tình “đạt đạo”.

Mã Tổ Đạo Nhất dạy “bình thường tâm thị đạo” có nghĩa tâm bình thường đã là đạo rồi. Sở dĩ tôi nói họa hoằn là bởi phần lớn những người đi chùa đều cầu cúng, xin xỏ nào tài, nào lộc, nào danh... và đặc biệt ai cũng thích đi chùa to, chùa nổi tiếng. Tại sao? Đáng nhẽ nên giữ một cái tâm “vô sở cầu”, đứng trước Tam bảo, thắp một nén nhang, cúng dường một gói hoa, một chai nước để lòng mình trong lại, yên lại, an lại là đủ. Tại sao phải cầu, phải xin? Mà giả sử có phải xin, phải cầu, sao không cầu cho mọi người, tại sao không phát tâm Bồ Tát có sẵn trong lòng mình, cầu điều hay, lẽ tốt đến với mọi người. Ở đời luôn có hai mặt âm dương, tốt xấu, lành dữ. Ai cũng chỉ mong cái hay, cái tốt, cái lợi cho mình, gia đình mình. Vậy thì hỏi những điều dở còn lại thì để cho ai hưởng?

Những vị sư đến Việt Nam vào thế kỷ thứ II giả sử có sống dậy sẽ không thể hình dung nổi sự biến dạng của một triết lý sống cao đẹp của Phật giáo ở xứ này hôm nay. Rõ nhất là những dịp đầu năm, mùa lễ hội từ đình đền miếu phủ đến chùa chiền, từng đoàn người chen chúc, giẫm đạp lên nhau, nào xôi nào thịt, nào rượu đặt lên ban thờ Phật, rồi nhét tiền vào lòng Phật, giắt lên mái chùa, thả đầy giếng chùa, bạ chỗ nào cũng thắp nhang, cắm nhang, đốt vàng mã vô tội vạ. Họ có một tư duy rất thiển cận là nếu càng nhét được nhiều tiền vào tay Phật, càng đốt được nhiều hương nhang ở nhiều ban, nhiều chùa thì càng nhiều lộc. Bất chấp chay tịnh, họ chất lên Tam bảo cả những khay rượu, khay thịt... vẫn biết họ là chúng sinh nhưng không thể ngờ nổi có những loại chúng sinh lại vô minh đến thế.

Có lẽ đã đến lúc báo động về sự phá sản tinh thần của cả một dân tộc. Mà nào triết lý nhà Phật có gì khó hiểu đâu. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Đức Thích ca dạy: ngọn cỏ còn có Phật tính. Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành cơ mà. Đáng nhẽ mọi người nên hiểu, tượng Phật, chùa chỉ là phương tiện, là “ngón tay chỉ trăng”, để dẫn mình trở về tâm mình. Không có một ông Phật nào để đến cả, không hề có một niết bàn nào khác ngoài cái “bản lai diện mục” của mình, cái tâm vô nhiễm, trong suốt của mình.

Không ai cứu được mình ngoài chính mình, phải sống bằng năng lực của mình, bằng lao động của mình, bằng sự thiện tâm của mình. Cũng như không thể có một ông Thánh, ông Trời, ông Phật nào bao che nâng đỡ cho cái ác. Không thể cứ tham ô, tham nhũng, ăn cướp, ăn cắp tiền của mồ hôi nước mắt của nhân dân rồi “sám hối” bằng cách trích những đồng tiền bẩn thỉu đó ra xây chùa, làm tượng, hoặc thuê máy bay to, xe hơi đời mới đắt tiền đi Tây trúc thỉnh xá lợi Phật về để mong hết tội được. Không thể chia tội với Phật như vậy được. Không thể núp dưới cái vỏ hòa dương Phật pháp để rửa tội được.

Trở lại chuyện lễ hội, có cầu ắt có cung, tình trạng đua nhau xây chùa to, đúc tượng to, chuông to để đặt hòm công đức xảy ra ở khắp nơi. Bản chất là buôn thần bán thánh, buôn thần bán Phật chứ không còn là nơi tu hành Phật pháp, nơi lễ bái thanh tịnh nữa. Không gian tâm linh nhiều nơi đã ô nhiễm, Cửa Phật thành nơi kinh doanh của những nhà sư biến chất, họ coi đó là một loại dịch vụ. Lấy ví dụ, nếu các bạn rảnh, hãy đi một vòng hồ Tây, Hà Nội, rất nhiều các ngôi chùa cổ quanh hồ Tây đã "được" tu bổ không phải để đẹp hơn mà để mới hơn, to hơn, xịn hơn, hiện đại hơn nhằm thu hút nhiều con nhang, đệ tử đến lễ bái cầu xin tài lộc. (Những dốt nát về thẩm mỹ cộng với văn hóa nền vốn đã thấp, sẽ rất sính những gì tân kỳ, từ đèn đóm nhấp nháy sáng choang, đến tượng cũ thì sơn lại bằng sơn công nghiệp xanh đỏ lòe loẹt, lọ gốm đồ thờ toàn hàng Trung Quốc lênh khênh dị hợm, những cây đại, cây ngâu rất hợp chùa Việt được thay bằng các chậu cây cảnh bon – sai kệch cỡm đắt tiền, ấy là chưa kể tệ nạn sư tử đá kiểu Tầu chầu hẫu ở khắp các cửa chùa, cửa đền. Lối sống chạy theo vật chất, xa hoa không chỉ ở ngoài xã hội mà nay đã bao phủ ở trong hầu khắp các ngôi chùa Việt.

Thời trước, đói nghèo thì chùa còn, còn đẹp, tượng Phật còn nguyên, sư ra sư, tăng ra tăng, Phật tử ra Phật tử và lòng người yên hơn, thanh tịnh hơn bây giờ rất nhiều. Chưa bao giờ có nhiều chùa được tu sửa, nhiều tượng được tô lại, nhiều chùa được xây mới, nhiều tượng được đẽo như bây giờ. Chưa bao giờ có nhiều chùa to, tượng to được làm mới như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ tinh thần Phật giáo lại bị cả người trong chùa và người ngoài chùa làm méo mó đi như hiện nay. Chưa bao giờ mà lòng người lại bất an như hiện nay. Cái hình ảnh hàng đoàn người ùn ùn kéo đến các lễ hội, đình, chùa, đền, miếu, phủ sì sụp cầu khấn, đáng nhẽ phải mừng thì lại chỉ thấy tủi, thấy buồn.

Gốc của gốc vẫn là văn hóa, phải coi trọng văn hóa. Không chỉ là những người đến chùa mà cả những người tu hành, những vị sư, ngoài việc trau dồi kinh kệ - đạo pháp vẫn cần có văn hóa. Nếu cả một xã hội chạy theo vật chất, coi vật chất là mục đích, là tiêu chí sống như hiện nay thì chốn thanh tịnh nơi cửa Phật bị ô uế mùi tiền bạc là điều không quá khó hiểu.
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,825
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Hôm trước iem đi TH khi ra cũng ghé qua 2 đền, một điều rút ra là đi đền chùa phải thực sự thư thái, k vội vã và thực sự thành tâm.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Hôm trước iem đi TH khi ra cũng ghé qua 2 đền, một điều rút ra là đi đền chùa phải thực sự thư thái, k vội vã và thực sự thành tâm.
Đi như mấy đoàn lễ cực nhiều và như là hoàn thành nhiệm vụ ấy, đi liên tục suốt đêm suốt ngày hàng chục đền phủ, ai yếu thì chịu luôn ko đi được
 

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,536
Động cơ
260,642 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em thì không biết nên chỉ thành tâm thôi. Em thích đi các chùa quê, vắng vẻ, thanh tịnh.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Cảm ơn cụ. Em thì không biết nên chỉ thành tâm thôi. Em thích đi các chùa quê, vắng vẻ, thanh tịnh.
Em cũng giống mợ, thường đi chùa quê, thi thoảng đi chùa lớn thì vào những ngày thường cho thanh tịnh
 

Mazda2013

Xe hơi
Biển số
OF-181285
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
129
Động cơ
337,110 Mã lực
Em thấy mỗi khi đi chùa nhẹ hết cả lòng ý :)
 

KhoiNT

Xe buýt
Biển số
OF-43961
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
655
Động cơ
472,888 Mã lực
E cần xem ngày cưới đẹp thì các cụ bảo lên chùa nào xem là tốt nhất ạ, tks các cụ
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,850
Động cơ
359,986 Mã lực
E cần xem ngày cưới đẹp thì các cụ bảo lên chùa nào xem là tốt nhất ạ, tks các cụ
Nhà cháu có chị bạn, đứa con gái cũng mới làm đám cưới ở một ngôi chùa, nhà cháu quên mất cụ thể là chùa nào trong 2 chùa sau. Cụ thử lên chùa Trấn Quốc (đường Thanh Niên) xem? Thứ nữa là chùa Sùng Phúc bên Gia Lâm.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Nhà cháu có chị bạn, đứa con gái cũng mới làm đám cưới ở một ngôi chùa, nhà cháu quên mất cụ thể là chùa nào trong 2 chùa sau. Cụ thử lên chùa Trấn Quốc (đường Thanh Niên) xem? Thứ nữa là chùa Sùng Phúc bên Gia Lâm.
Thiền viện Sùng Phúc giờ đông Phật tử đến lắm, các khoá tu cuối tuần đông nghịt
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,202
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Gần Tết chắc bài này cũng quan trọng nên em mong các cụ mợ có ý kiến để việc đi lễ được trọn vẹn và trang trọng ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top