- Biển số
- OF-296250
- Ngày cấp bằng
- 23/10/13
- Số km
- 3,121
- Động cơ
- 335,558 Mã lực
- Tuổi
- 38
bài cụ chủ đúng lúc đang ồn ào nhưng mà hay
Vâng, em cũng đồng ý với ý kiến của cụ. Em nhớ ngày mẹ em còn sống cụ hay dạy bảo mấy anh em rằng: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Hay nói như các cụ đã phán: muốn lễ Phật thì TÂM phải sáng, theo em nghĩ muốn TÂM sáng thì trước tiên hãy làm trọn đạo hiếu đã, phải không các cụ, mợ.Tu đâu cho bằng tu nhà thờ cha kính mẹ mới là chân tu Phật tại tâm mà các cụ nhiều thằng ác bỏ m suốt ngày chùa chiền có ích chi
Chuẩn cụ ạ, có đi lễ khắp nơi, xây cả vạn ngôi chùa mà vẫn đi lừa đảo, đánh cha chửi mẹ, ăn cắp ăn cướp, tham nhũng... Thì chẳng có nghĩa gì cụ nhỉVâng, em cũng đồng ý với ý kiến của cụ. Em nhớ ngày mẹ em còn sống cụ hay dạy bảo mấy anh em rằng: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Hay nói như các cụ đã phán: muốn lễ Phật thì TÂM phải sáng, theo em nghĩ muốn TÂM sáng thì trước tiên hãy làm trọn đạo hiếu đã, phải không các cụ, mợ.
Thành Tâm là tốt lắm, cái Tâm mà tốt là hướng đến Phật rồi cụ ạEm trước giờ cũng hay đi nhưng thực lòng ko biết khấn theo bài bản mà chỉ biết thành tâm Bác ạ.
bên em đang bán trong hệ thống siêu thị Vin Mart, Sapo mart, Aoen City mart cụ ạ, có gì cụ vào mua trong đó giúp bên em ạKhi nào e có nhu cầu e sẽ ới Bác nhé
hjj, bài viết của bác hay lém, em cần mua hương nhang sẽ qua bác ngay.Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục cổ truyền rất lâu đời có tính nhân văn thể hiện sự hướng thiện với những ước vọng chính đáng của người dân. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Sự chia sẻ dưới đây cũng chỉ là những hiểu biết hạn hẹp sưu tầm dưới sự chỉ dẫn của nhiều người hiểu biết về đạo Phật, do vậy cũng mong là cách cung cấp thông tin để các cụ các mợ có phần hiểu thêm về những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ Chùa đầu xuân này.
Nếu có điều gì chưa chính xác mong các cụ, các mợ góp ý. Cái này là những vấn đề tâm linh cơ bản của cuộc sống cộng đồng chứ không phải là vấn đề tôn giáo nên mong các Mod xem xét để mọi người có thể tham khảo và góp ý
1) Ý nghĩa
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Sắm lễ
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nguồn: http://bodetam.vn/c6/t6-127/nhung-nguyen-tac-co-ban-khi-di-le-chua.html#.UvieWGJ_s-E
Cụ Cục gạch đóng góp thêm như sau
1. Các lễ vật khi mang đi chùa là gì?
Trong kinh liên hoa, Đức Phật có nói rõ những lễ vật khi đi chùa để dâng lên là: Nước, Hương, Hoa, Quả, đèn dầu (giờ mọi người dùng nến). Những lễ vật này tại sao đức Phật lại yêu cầu phải dâng lên, và đi chùa thì dâng cho ai? Cho Phật, cho chùa, cho sư trụ trì? Theo các bác, cho Phật thì Phật mới độ? Nếu thế thì Phật khác gì người thường? Phật không cho ai cái gì, không ban phước hay giáng họa ai cả => nên các bác đừng mong cầu làm gì? Phật chỉ đưa ra con đường để mọi người đi theo để đến giác ngộ. Không cho Phật thì cho ai? cho sư trụ trì? không phải, sư trụ trì chỉ là người truyền pháp của Phật, không phải dâng lên cho sư. Các lễ vật này được quy định bởi nó có ý nghĩa dăn dậy sau: Nước là biểu trưng cho sự thanh tịnh, Hương là hương thơm (người tu đạt chính quả sẽ được vãng sinh về Tây phương, khi về đó họ sẽ được ở trong một tòa sen; Hương ở đây là để gợi nhớ cho Phật tử về mùi hương sen này); Hoa chính là gợi nhớ đến Hoa sen (hoa nào cũng được); Quả là chính quả, là lúc phật tử thành tựu viên mãn công phu; Đèn chính là biểu tượng của trí tuệ. Trên đây là những lễ vật mà đức Phật quy định. Hiện nay theo sự phát triển của xã hội thì nhiều người cúng tiến tiền, cái này là nhờ sự trụ trì sử dụng đồng tiền cúng tiến để xây chùa, hướng cho người dân tu Phật, chứ không phải là cho sư cầm tiền để tiêu.
2. Về việc đi chùa, các cụ đi vào lễ tam bảo, rồi đức chúa ông, tiếp sau là đức thánh hiền.
3. Vào chùa, tuyệt nhiên không mang vàng mã.
Nhiều người có đi lễ đâu, họ chỉ lễ ở nhà, làm nhiều việc thiện tâm nhưng cuộc sống của họ vẫn thịnh vượng sung túc và hạnh phúc đó thôi. Dân mình có nhiều điều chưa hiểu nên lãng phí quá nhiều trong khi cũng đâu có giàu có dư dả gì, đua đòi khổ lắmCảm ơn cụ, thế mà mấy hôm trước em đi đền Bà chúa kho thấy ai cũng xôi gà, mình thì cầm gói bánh thấy áy náy quá.
1. Các lễ vật khi mang đi chùa là gì?
Trong kinh liên hoa, Đức Phật có nói rõ những lễ vật khi đi chùa để dâng lên là: Nước, Hương, Hoa, Quả, đèn dầu (giờ mọi người dùng nến). Những lễ vật này tại sao đức Phật lại yêu cầu phải dâng lên, và đi chùa thì dâng cho ai? Cho Phật, cho chùa, cho sư trụ trì? Theo các bác, cho Phật thì Phật mới độ? Nếu thế thì Phật khác gì người thường? Phật không cho ai cái gì, không ban phước hay giáng họa ai cả => nên các bác đừng mong cầu làm gì? Phật chỉ đưa ra con đường để mọi người đi theo để đến giác ngộ. Không cho Phật thì cho ai? cho sư trụ trì? không phải, sư trụ trì chỉ là người truyền pháp của Phật, không phải dâng lên cho sư. Các lễ vật này được quy định bởi nó có ý nghĩa dăn dậy sau: Nước là biểu trưng cho sự thanh tịnh, Hương là hương thơm (người tu đạt chính quả sẽ được vãng sinh về Tây phương, khi về đó họ sẽ được ở trong một tòa sen; Hương ở đây là để gợi nhớ cho Phật tử về mùi hương sen này); Hoa chính là gợi nhớ đến Hoa sen (hoa nào cũng được); Quả là chính quả, là lúc phật tử thành tựu viên mãn công phu; Đèn chính là biểu tượng của trí tuệ. Trên đây là những lễ vật mà đức Phật quy định. Hiện nay theo sự phát triển của xã hội thì nhiều người cúng tiến tiền, cái này là nhờ sự trụ trì sử dụng đồng tiền cúng tiến để xây chùa, hướng cho người dân tu Phật, chứ không phải là cho sư cầm tiền để tiêu.
2. Về việc đi chùa, các cụ đi vào lễ tam bảo, rồi đức chúa ông, tiếp sau là đức thánh hiền.
3. Vào chùa, tuyệt nhiên không mang vàng mã.
Giờ đang mùa lễ hội, bài này cũng có ích cho mọi người cụ nhỉMấy bữa nữa đi chùa Hương ạ , cảm ơn chủ topic