- Biển số
- OF-426937
- Ngày cấp bằng
- 3/6/16
- Số km
- 2,810
- Động cơ
- 281,920 Mã lực
cái quán ăn thời bao cấp trên Ngũ Xã giờ còn mở cửa không các cụ mợ nhỉ?
e cũng nhớ thời chăn trâu cắt cỏ quá.Thời đó còn trẻ con quá. Suốt ngày ngoài học ra thì ra đồng chăn trâu, chơi đùa, thả diều, câu cá, bi, đáo... nên chả nhớ đói hay n)
Bác này nhớ dai thế?cái món bánh đúc cải lương này thì nhiều ng làm,trước bà em cũng hay làm,cho cả ngô xay nhỏ,lạc làm ra cả mâm,ăn không hết mời cả hg xóm thay cơm.!Ngô hạt độn với cơm gạo đỏ ăn mãi cũng chán, mẹ em nghĩ ra cách xay ngô ra, nặn thành bánh, trộn it đường, hấp với cơm, nó nhão nhão, dinh dính cũng không phải là dễ ăn. Mẹ lại nghĩ cách khác, nguấy kỹ bột ngô lên, thả vài hạt lạc vào, đổ ra mâm cho nguội rồi xắt ra thành từng miếng, gọi là bánh đúc ngô. Bánh đúc lạc bình thường hồi đó chấm với tương cực ngon, nhưng bánh đúc ngô ăn nó bớ bớ, mắc mắc nơi cổ, rất khó nuốt nhưng nó thay bữa sáng, có lúc thay cả bữa trưa, bữa tối. Phải ăn, ăn mãi cũng phải quen.
giả vờ ốm để được ăn phở nữa chứ, keke... Những năm bao cấp đi qua quán phở mà thèm nhỏ rãi như chó, kekeEm không bị đói, nhưng hồi nhỏ em thích ăn kem và cũng thích được chiều chuộng như cụ. Giữa trưa nắng đi bắt chuồn chuồn với bạn thèm kem quá em chạy về để nguyên chân bẩn leo ngay lên giường trùm chăn giả vờ ốm. Mẹ em lo quá vào ôm em xờ trán hỏi em muốn ăn gì mẹ mua. Tất nhiên là ăn kem . Không biết mẹ có biết em giả vờ không nhưng ông anh em biết thừa vì ông í cũng có bài giống em
Vẫn mở mà cụcái quán ăn thời bao cấp trên Ngũ Xã giờ còn mở cửa không các cụ mợ nhỉ?
nếu quay lại em trả bảo các cụ nhà em mua đất mà đi xin đất thôi, ngày xưa ông bác quan nhà em làm cấp đất, ông ấy cứ bảo nhà em ra ngoài phố, ông ấy cấp cho miếng ngoài mặt đường, nhưng các cụ ngại đi xa,lại sợ ra ngoài ko có láng giềng, thế là xin cấp cho miếng trong xóm, sát hàng rào nhà máy cho tiện đi làm, giờ dải đất trước ko lấy nó tăng mấy trục triệu/m, còn miếng đất nhà em ở thì có mấy triệu/mDạ, giá mà có máy quay ngược lại thời gian cụ nhỉ, em sẽ xúi bố em không mua những thứ linh tinh, mà mua đất thôi. Nhà em nhiều chục niên sau vẫn giữ những thứ mua để chạy đổi tiền thủa ấy: máy may (ko dùng), lò nướng điện to đùng (ko dùng), phích inox 3 cái, nồi áp suất nga 3 cái, bàn là. Nhà em có cả tủ lạnh và tivi nữa, mấy thứ này em chả biết bố em mua khi nào, chỉ nghe kể là chở về vào giữa đêm, sợ hàng xóm soi rồi nhỡ đâu lại khổ..
Di chứng của cải cách ruộng đất là nhiều người đã trải qua thời kỳ đó rất sợ và ngăn cấm người thân mua đất, thế nên thủa đổi tiền, ai dư tiền đều lo ôm về những thứ đồ linh tinh, chả cần tới vẫn mua.
Em cũng thấy thế, hồi nhỏ em cũng ăn gạo mốc đầy sạn, không phải ăn độn nhưng chỉ ăn cơm với lạc hoặc cơm với cả rổ sau sống to vẫn vui vẻ
papa em hay nói đùa: "ko sợ đói, ko sợ khổ, chỉ sợ không công bằng". Xứ ta cũng như Bắc Hàn sẽ thành thiên đường ngay nếu cắt luôn internet, qua 1 thế hệ là khỏi so sánh nước ngoài nước trong, 1 bước lên thiên đường luôn, ai ai cũng hạnh phúc
Ơ cụ có phải là anh trai em không?giả vờ ốm để được ăn phở nữa chứ, keke... Những năm bao cấp đi qua quán phở mà thèm nhỏ rãi như chó, keke
Chơi bếp dầu là về sau ạ, trước nhà em đun rơm rồi đến củi, hôm nào trời mưa hay mưa phùn gió bấc nó ẩm nhóm bếp nhục phải biết, khói um cay xè.Bẩm cụ, chơi bếp dầu là nhà cụ ngon rồi, nhà em chỉ dùng dầu để thắp đèn, bếp đun rạ. Nhân tiện các cụ hãy nói về một thứ sự cố hãi hùng, ấy là ... đánh vỡ bóng đèn dầu, cũng bị chửi cỡ gần như thế
Chơi bếp dầu là về sau ạ, trước nhà em đun rơm rồi đến củi, hôm nào trời mưa hay mưa phùn gió bấc nó ẩm nhóm bếp nhục phải biết, khói um cay xè.
Ý Cụ nói hãi hùng do nghịc ngu hay như nào ạ?
Vâng, cô giáo lớp 1 em, tan học mấy đứa lâu nhâu trẻ con kiểu hay la cà, từ trường về nhà là phải lượn qua chợ (cụ bà nhà em khi đó chạy chợ), lúc mấy đứa đến chợ thì cũng đã thấy cô ngồi bên mẹt cá khô và đang buôn dưa với bu em, rồi cô giáo lớp 2, lớp 3 nữa, ngày đi dạy chiều thành đồng nghiệp với bu em hết, thời đó ai cũng lăn ra vật lộn kiếm sống, làm gì có gì gọi là xâú hổ với sĩ diện!Những năm 83 - 84 thầy hiệu trưởng cấp hai của em về hưu tháng sau ra ngồi ở cửa hàng gạo làm bốc vác. Đúng cửa hàng toàn phụ huynh với học sinh của thầy đứng xếp hàng. Đành rằng lao động chân chính thì nghề nào cũng như nhau nhưng rất bất nhẫn. Đến nỗi ông Xế đù phụ huynh bạn em còn ra càu nhàu với thầy. Mà ông kia chỉ là ông tài xế có vợ làm cửa hàng thực phẩm.
Khó khăn như thế mới gọi là khó khăn.
Cocacola vào Việt Nam năm 1994 thì phảiEm đến năm 1991 gì đó mới biết đến viên đá lạnh. Em vẫn còn nhớ như in: chiều hôm đó bố em mang mấy cục đá xin từ nhà bác GĐ về rồi pha cốc nước chanh bỏ vào. Cảm giác uống cốc nc chanh có đá nó mát rười rượi đến giờ vẫn còn ấn tượng.