[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Uyển Lam

Xe máy
Biển số
OF-860888
Ngày cấp bằng
6/6/24
Số km
99
Động cơ
9,270 Mã lực
Nơi ở
Heart
Hix, tiếc quá tư liệu quý bị đốt mất. Ông bác nhà cụ chắc cũng oách, được huấn luyện bời HQP, tướng có tiếng của TQ, rồi tiếp xúc với một loạt các cụ hoành tráng của QĐNDVN. KHông giữ được những nhật ký như này thật là ... tiếc
Cụ còn đọc sách nữa hay không ạ? Em có hai cuốn muốn giới thiệu tới cụ đợt này:

1. "Sống đến bình minh" của chú Trần Mai Hạnh:
Đây là cuốn hồi ký của chính tác giả - một phóng viên chiến trường, đã ghi chép lại những hình ảnh bằng bút, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giai đoạn đầu khi Đất nước đổi mới:

[...]
"Một tài liệu tuyệt mật thu thập được trong Dinh Độc lập vào buổi trưa ngày 30-4-1975, một văn bản hành chính; hay một lá thư riêng của một người bạn xưa, tất cả đều được tác giả Trần Mai Hạnh lưu giữ cẩn trọng suốt hơn nửa thế kỷ. Để rồi được tái hiện trong "Sống tới Bình minh"...

Sách hiện đã hết trên các trang thương mại điện tử; gia đình chưa tái bản. Con gái chú làm ở Tạp chí Heritage (và là người nhận nuôi bé Thiện Nhân (bé bị bỏ rơi trong rừng và bị thú ăn mất một chân và bộ phận ***)) có chia sẻ: gia đình in 300 cuốn đầu tiên khi ra mắt, đã tặng hết các độc giả. Tới đây, sẽ tái bản:

IMG_5675.jpeg


2. "Thăm thẳm bóng người" của chú Đỗ Chu: văn đẹp và sâu. Đẹp không phải ngôn từ bóng bẩy, mà đẹp bởi những rung cảm vô cùng tinh tế - dù chỉ là một thứ nhỏ nhoi bên cuộc đời...:

IMG_5673.jpeg
 

longphamhoai

Xe tăng
Biển số
OF-56702
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
1,192
Động cơ
-252,701 Mã lực
Cụ còn đọc sách nữa hay không ạ? Em có hai cuốn muốn giới thiệu tới cụ đợt này:

1. "Sống đến bình minh" của chú Trần Mai Hạnh:
Đây là cuốn hồi ký của chính tác giả - một phóng viên chiến trường, đã ghi chép lại những hình ảnh bằng bút, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giai đoạn đầu khi Đất nước đổi mới:

[...]
"Một tài liệu tuyệt mật thu thập được trong Dinh Độc lập vào buổi trưa ngày 30-4-1975, một văn bản hành chính; hay một lá thư riêng của một người bạn xưa, tất cả đều được tác giả Trần Mai Hạnh lưu giữ cẩn trọng suốt hơn nửa thế kỷ. Để rồi được tái hiện trong "Sống tới Bình minh"...

Sách hiện đã hết trên các trang thương mại điện tử; gia đình chưa tái bản. Con gái chú làm ở Tạp chí Heritage (và là người nhận nuôi bé Thiện Nhân (bé bị bỏ rơi trong rừng và bị thú ăn mất một chân và bộ phận ***)) có chia sẻ: gia đình in 300 cuốn đầu tiên khi ra mắt, đã tặng hết các độc giả. Tới đây, sẽ tái bản:

IMG_5675.jpeg


2. "Thăm thẳm bóng người" của chú Đỗ Chu: văn đẹp và sâu. Đẹp không phải ngôn từ bóng bẩy, mà đẹp bởi những rung cảm vô cùng tinh tế - dù chỉ là một thứ nhỏ nhoi bên cuộc đời...:

IMG_5673.jpeg
Cảm ơn mợ, để em đi kiếm. Hiện em đang đọc cuốn Phòng viên chiến trường, tác giả Nhà báo Trần Mai Hưởng, em ruột của Nhà báo Trần Mai Hạnh.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,819
Động cơ
295,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thế nó mới sinh ra cái ban giao tuyến :D
Thời xưa quân địch vượt trội về vũ khí với khoa học công nghệ, chỉ có lấy thịt ra làm đối trọng mà lại đòi "địch chết 3 còn ta chết 1" =P~
Bà nội em năm nay 103. Giờ lẫn rồi chứ mấy năm trước vẫn kể cảnh chạy loạn những năm 45-50. Ông nội em cũng lính đánh Pháp, bà kể toàn phải rình rình đánh lén nó chứ có đánh trực diện mấy đâu. Có lần nó đi càn còn nhảy xuống cả ao bèo tây nằm trốn cả ngày dưới ao.

Rồi đến khi đánh Mỹ thì bà kể nó rải bom khắp nơi dọc theo đê sông Hồng. Bà cho các con vào 2 thúng xong gánh chạy.
Các cụ ít khi để ý, trước khi 2 bên đê sông Hồng được nâng cấp, mở rộng và thảm nhựa như hiện nay thì trước kia cứ 500m lại có 1 ụ pháo trên mặt đê.
Các ụ pháo nằm phía ngoài đê và có hình dạng như cái lòng chảo. Bà em bảo chỗ đấy để đặt pháo cao xạ.
Đến thời bố em cũng lính trình sát đánh nhau chán chê bên Lào xong lại giúp Lào đánh phỉ Vàng Pao. Lúc về chả có cóc khô gì ngoài 2 khẩu lục và khẩu col xoay giấu được mãi sau đem cho ông chú đi làm kinh tế mới ở Daklak năm 89.

Giờ thì ông lại hay xem iPad xong lắm lúc chửi kiểu như Đm nó xưa khổ như 🐕, mà giờ toàn tướng cướp với tướng đớp :D
Bà chị gái bên Bắc Âu biết thế nên cũng thi thoảng điện về bơm đểu làm ông càng ghét mấy lão tướng tá bây giờ :))
Em cũng chả hiểu sao lại giáo dục thế hệ sau là cha ông ta đánh giặc dễ như ăn kẹo nhỉ? Toàn thấy ta thắng địch thua, trận nào cũng thống kê giết bao nhiêu địch, bắn cháy bao nhiêu máy bay, xe.. mà chẳng mảy may nêu số liệu thiệt hại bên ta.
Em về quê nghe bà em kể năm 72, lính mình về đóng đầy trong làng, toàn trẻ măng, súng ống mới tinh, mà chả có kinh nghiệm gì đâu. Lúc bên kia phản kích, bên mình chết nhiều lắm, chôn đầy trong vườn sau nhà bà.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em cũng chả hiểu sao lại giáo dục thế hệ sau là cha ông ta đánh giặc dễ như ăn kẹo nhỉ? Toàn thấy ta thắng địch thua, trận nào cũng thống kê giết bao nhiêu địch, bắn cháy bao nhiêu máy bay, xe.. mà chẳng mảy may nêu số liệu thiệt hại bên ta.
Em về quê nghe bà em kể năm 72, lính mình về đóng đầy trong làng, toàn trẻ măng, súng ống mới tinh, mà chả có kinh nghiệm gì đâu. Lúc bên kia phản kích, bên mình chết nhiều lắm, chôn đầy trong vườn sau nhà bà.
Năm 1971 là nhân lực đã kiệt rồi. Phải lùa cả sinh viên đại học ra trận. Sau 1972 là 16 tuổi đã có giấy báo đi khám sức khỏe. Ông nào 45kg là cũng chuẩn bị lên đường. Đến năm 1976 khi bọn em nhập ngũ thì chất lượng tân binh đã kém lắm. Có ông 40-41 kg. Chiều cao có ông chỉ 1,47m. Mặc bộ K74 thắt cái thắt lưng to bản của Liên xô trông chẳng khắc gì bó mạ vứt bên đường.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,819
Động cơ
295,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Năm 1971 là nhân lực đã kiệt rồi. Phải lùa cả sinh viên đại học ra trận. Sau 1972 là 16 tuổi đã có giấy báo đi khám sức khỏe. Ông nào 45kg là cũng chuẩn bị lên đường. Đến năm 1976 khi bọn em nhập ngũ thì chất lượng tân binh đã kém lắm. Có ông 40-41 kg. Chiều cao có ông chỉ 1,47m. Mặc bộ K74 thắt cái thắt lưng to bản của Liên xô trông chẳng khắc gì bó mạ vứt bên đường.
Thì vậy, quê em ở Hải Lăng- Quảng Trị, mùa hè 72 đỏ lửa đó cụ. Năm đó ở làng còn toàn ông bà già, người trẻ cả nam và nữ đều ra trận hết, không phe này thì phe kia.
Bà kể toàn lính trẻ măng, lơ nga lơ ngơ, thương lắm.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,819
Động cơ
295,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Năm 1971 là nhân lực đã kiệt rồi. Phải lùa cả sinh viên đại học ra trận. Sau 1972 là 16 tuổi đã có giấy báo đi khám sức khỏe. Ông nào 45kg là cũng chuẩn bị lên đường. Đến năm 1976 khi bọn em nhập ngũ thì chất lượng tân binh đã kém lắm. Có ông 40-41 kg. Chiều cao có ông chỉ 1,47m. Mặc bộ K74 thắt cái thắt lưng to bản của Liên xô trông chẳng khắc gì bó mạ vứt bên đường.
À, em hỏi khí không phải: mình thấp bé nhẹ cân vậy, giáp lá cà với lính Mỹ có ăn thiệt thòi không cụ?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Thì vậy, quê em ở Hải Lăng- Quảng Trị, mùa hè 72 đỏ lửa đó cụ. Năm đó ở làng còn toàn ông bà già, người trẻ cả nam và nữ đều ra trận hết, không phe này thì phe kia.
Bà kể toàn lính trẻ măng, lơ nga lơ ngơ, thương lắm.
Hồi 1976 em huấn luyện ở Khe sanh dân Hải lăng lên đó làm ăn đông lắm.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
À, em hỏi khí không phải: mình thấp bé nhẹ cân vậy, giáp lá cà với lính Mỹ có ăn thiệt thòi không cụ?
Cũng không hiểu các cụ ấy cận chiến kiểu gì. Em được đào tạo khá kỹ về môn này nhưng nhìn thằng cao to hơn thì cũng hơi ngại.😳
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,043
Động cơ
119,239 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Năm 1971 là nhân lực đã kiệt rồi. Phải lùa cả sinh viên đại học ra trận. Sau 1972 là 16 tuổi đã có giấy báo đi khám sức khỏe. Ông nào 45kg là cũng chuẩn bị lên đường. Đến năm 1976 khi bọn em nhập ngũ thì chất lượng tân binh đã kém lắm. Có ông 40-41 kg. Chiều cao có ông chỉ 1,47m. Mặc bộ K74 thắt cái thắt lưng to bản của Liên xô trông chẳng khắc gì bó mạ vứt bên đường.
Kể chuyện đánh nhau thời chống Mỹ thì ông chú tromg xóm nhà em , trước đóng ở căn cứ trong rừng U Minh Hạ . Chú còn nhớ rõ khoảng năm 1972 , khi bên ta có biểu diễn văn nghệ cho bộ đội và du kích xem . Căn cứ phía ta nằm sâu trong rừng , có rất nhiều trạm gác xung quanh . Chắc là do có chỉ điểm phía VNCH biết trước , nên khoảng 1 trung đội Biệt Cách Dù phía VNCH luồn rừng tầm hơn 10km vượt qua nhiều trạm gác phía ta mà không bị phát hiện , họ phục sẵn gần đó . Khi biểu diễn đang cao trào mọi người chăm chú coi thì họ nổ súng . Trận đánh chỉ diễn ra khoảng chưa đến 10p thì phía ta chết hơn 86 người ( chú ấy còn nhớ rõ )lúc quân Giải Phóng phản ứng lại thì bên kia họ rút ra tầm 1km và trực thăng bốc sạch đi rồi .
Chiến tranh chống Mỹ thì khu vực miền Tây mình không đánh lớn được và tiệt hại tương đối nặng
Phía VNCH họ cũng thiện chiến chứ đâu bèo bọt
 
Chỉnh sửa cuối:

Uyển Lam

Xe máy
Biển số
OF-860888
Ngày cấp bằng
6/6/24
Số km
99
Động cơ
9,270 Mã lực
Nơi ở
Heart
Thì vậy, quê em ở Hải Lăng- Quảng Trị, mùa hè 72 đỏ lửa đó cụ. Năm đó ở làng còn toàn ông bà già, người trẻ cả nam và nữ đều ra trận hết, không phe này thì phe kia.
Bà kể toàn lính trẻ măng, lơ nga lơ ngơ, thương lắm.
Cho em mượn bình luận này để đặt ở đây bài thơ cứa ruột cứa gan những người làm Mẹ.

* Mợ phuongan : vod rịu em hoài, chẳng có gì để cảm ơn mợ. Mợ đọc thơ và ngắm hoa sen nhé:
_________***________

"Trong từng tấc đất có thịt xương của con
Trải êm cho mẹ gối đầu bớt đau bớt xót
Lồng lộng gió trời, chiều nay mẹ ơi chim vẫn hót
Mừng tuổi mẹ thay con bằng mây trắng hòa bình...

Tất cả người mẹ trên đời đều dũng cảm vô cùng cho một cuộc nở sinh
Khi dám mang chính trái tim mình ra ngoài lồng ngực
Chọn lùi trăm bước về sau, hi sinh từ những điều nhỏ nhất
Nguyện đem hết thảy đẹp tươi đổi cho con một kiếp ấm lành

Ai đã tày trời gây nên cuộc chiến tranh?
Để những đứa con từ hai bờ chiến tuyến
Lạy mẹ ra đi như chưa từng hiện diện
Ai thắng ai thua thì tim mẹ chúng ta cũng vỡ cả thôi mà...

Bút mực nào lột tả được xót xa
Khi tin con về được đồng đội trao bằng tờ giấy nhỏ
Mẹ ngửa cổ nhìn trời ngăn đớn đau máu rỏ
Giọt khóc cho con, giọt khóc cho mình!

Con không về, em con cũng bặt tin
Cha con bao mùa xuân quên nhà mình nhớ thương da diết
Làm sao ai định nghĩa được ly biệt
Khi đau đớn phát ra từ trong những nghẹn ngào

Sao không là thét gào, hờn căm, phẫn nộ như chiêm bao
Mà mẹ chỉ ngồi xõa tóc vô hồn lặng thinh không nói
Hay nỗi đớn đau lớn hơn tất thảy kiên cường, tài giỏi
Nên phải dùng khúc ruột mẹ sinh, đổi tấc đất sơn hà?

Đi qua cuộc chiến chinh bằng đôi mắt mù lòa
Những đêm trắng chong đèn gọi chồng con bằng vinh quang liệt sĩ
Những người mẹ sống cuộc đời hùng vĩ
Như núi sông, rừng biển, bầu trời...

Giá của hòa bình đắt quá mẹ ơi
Nên Tổ quốc cúi đầu mang ơn mẹ
Sinh ra những anh hùng gác lại bút nghiên, tình yêu và tuổi trẻ
Theo tiếng gọi non sông cho ngày giải phóng nước nhà

Hòa bình của những bà mẹ dẫu là địch hay ta
Cũng là máu xương, cũng là sinh mệnh
Cũng nơm nớp đợi tin, xé lòng thét gọi
Những đứa con từ trận đánh cuối cùng

...

Chim bồ câu nhẹ nhàng đập cánh giữa không trung
Hòa vào nhịp phách trầm hồn thiêng sông núi
Như khúc ru ngâm chiều nay của nội
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu...” *

Giá của hòa bình được đổi bằng muôn triệu nỗi đau, mong rồi đây sẽ dịu..."


IMG_5665.jpeg
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Kể chuyện đánh nhau thời chống Mỹ thì ông chú tromg xóm nhà em , trước đóng ở căn cứ trong rừng U Minh Hạ . Chú còn nhớ rõ khoảng năm 1972 , khi bên ta có biểu diễn văn nghệ cho bộ đội và du kích xem . Căn cứ phía ta nằm sâu trong rừng , có rất nhiều trạm gác xung quanh . Chắc là do có chỉ điểm phía VNCH biết trước , nên khoảng 1 trung đội Biệt Cách Dù phía VNCH luồn rừng tầm hơn 10km vượt qua nhiều trạm gác phía ta mà không bị phát hiện , họ phục sẵn gần đó . Khi biểu diễn đang cao trào mọi người chăm chú coi thì họ nổ súng . Trận đánh chỉ diễn ra khoảng chưa đến 10p thì phía ta chết hơn 86 người ( chú ấy còn nhớ rõ )lúc quân Giải Phóng phản ứng lại thì bên kia họ rút ra tầm 1km và trực thăng bốc sạch đi rồi .
Chiến tranh chống Mỹ thì khu vực miền Tây mình không đánh lớn được và tiệt hại tương đối nặng
Em có ông anh họ nhập ngũ 1964. Hồi đó các cụ ấy còn hành quân hàng tháng mới vào được miền nam. Đoàn của ông ấy hơn 300 người mà vào đến chiến khu Dương Minh Châu chỉ còn hơn 20 người. Chết dọc đường đủ các kiểu, nhiều nhất là ăn bom B52 rải thảm vào bãi nghỉ. Mãi cuối 1975 ông anh mới về nhà lần đầu. Hồi em nhập ngũ ông ấy còn tặng chiếc mũ cối vào đôi cao su đúc. Hai vật đó cũng theo em suốt cuộc đời lính.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
345
Động cơ
8,524 Mã lực
Đốt tất..con bé nó đốt luôn cả mọi giấy tờ , quyết định , vv ..
Đốt luôn cả 1 mớ báo giấy có từ những năm 30 của tk trước mà bác em dày công tìm kiếm.. trong đống đốt bỏ hình như có cuốn Trận ấp bắc..hay Chiến thắng ấp bắc gì đó..nhờ cuốn này em mới biết câu truyện trong sách dạy hs rằng chỉ vài tiểu đội du kích đánh trận đó là bốc phét..đó là cả 1 ll cỡ tiểu đoàn hay trung đoàn gì đó ( em ko nhớ kỹ..nhưng đó là ll chính quy )..chỉ huy bởi 1 vị Tá tên là Hai Hoàng. Du kích hỗ trợ là có.
Có cuốn sách gì in đẹp lắm..của LX in bằng tiếng VN nhưng chỉ thấy máy bay xe tăng thời cttg2 ..1 mớ họa báo lx in màu. Em bảo hay cháu đốt mấy cái này..giữ cái viết tay của ông cháu. Nó lại bảo cái này ( họa báo ) đẹp..để lại .
Chắc cụ đọc bài Tập đọc "Tiểu đội gang thép" của bọn trẻ con rồi tưởng đó là cả trận Ấp Bắc. Chứ hồi đấy sách giáo khoa lịch sử ghi rất cụ thể về trận này. Hay hôm học bài đấy cụ trốn học đi chơi nhỉ? :))
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,232
Động cơ
735,293 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Uyển Lam em vod vì cám ơn thông tin của mợ khi giới thiệu hai cuốn sách của bác Trần Mai Hạnh và nhà văn Đỗ Chu.
Sau một thời gian mất tiền với các cuốn kiểu Muôn kiếp nhân sinh, Osho... đọc vừa chán, vừa khó hiểu. Em chỉ thích đọc những dạng văn chương chân phương, hiện thực nhưng không quá thô thiển.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Uyển Lam em vod vì cám ơn thông tin của mợ khi giới thiệu hai cuốn sách của bác Trần Mai Hạnh và nhà văn Đỗ Chu.
Sau một thời gian mất tiền với các cuốn kiểu Muôn kiếp nhân sinh, Osho... đọc vừa chán, vừa khó hiểu. Em chỉ thích đọc những dạng văn chương chân phương, hiện thực nhưng không quá thô thiển.
Ngày bé em đọc hầm bà làng. Những năm 60 - 70 của thế kỷ trước làm gì có tiền mua sách, truyện. Toàn mượn của nhau hoặc đi thuê. Em hay thuê ở góc Phù Đổng Thiên Vương. Hình như hiệu sách cho thuê đó vẫn còn. Có lần thuê được cuốn truyện hay vừa đi bộ vừa đọc từ đó về tận nhà ở gần chợ Mơ. Giữa cái nắng hè, hoa cả mắt nhìn chữ ra màu xanh xanh.🤓
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,819
Động cơ
295,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Ngày bé em đọc hầm bà làng. Những năm 60 - 70 của thế kỷ trước làm gì có tiền mua sách, truyện. Toàn mượn của nhau hoặc đi thuê. Em hay thuê ở góc Phù Đổng Thiên Vương. Hình như hiệu sách cho thuê đó vẫn còn. Có lần thuê được cuốn truyện hay vừa đi bộ vừa đọc từ đó về tận nhà ở gần chợ Mơ. Giữa cái nắng hè, hoa cả mắt nhìn chữ ra màu xanh xanh.🤓
Ơ, cụ cũng thuê tiệm đó à. Những năm 198x em vẫn còn ra đó thuê cụ ạ. Ngay góc ngã 4. Giờ không biết còn không nữa.
Nhà em ở chợ Trời, cuốc bộ ra đó thuê xong vừa đi vừa đọc.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,012
Động cơ
552,933 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Ơ, cụ cũng thuê tiệm đó à. Những năm 198x em vẫn còn ra đó thuê cụ ạ. Ngay góc ngã 4. Giờ không biết còn không nữa.
Nhà em ở chợ Trời, cuốc bộ ra đó thuê xong vừa đi vừa đọc.
Cái cửa hàng be bé đó mà nổi tiếng qua bao thế hệ nhóc con khu Hai Bà Trưng. Hầu như ai nghiện xem truyện ở khu Hai Bà Trưng cũng đã từng thuê sách truyện ở đây.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,177
Động cơ
160,841 Mã lực
Cũng không hiểu các cụ ấy cận chiến kiểu gì. Em được đào tạo khá kỹ về môn này nhưng nhìn thằng cao to hơn thì cũng hơi ngại.😳
Hồi e sinh viên nghe thầy quân sự kể về chuyện dùng dao găm vật nhau với quân TQ ở suối cạn nghe mà ghê! Mà thầy nhìn gầy lắm ko hiểu cận chiến thế nào
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,694 Mã lực
Em có ông anh họ nhập ngũ 1964. Hồi đó các cụ ấy còn hành quân hàng tháng mới vào được miền nam. Đoàn của ông ấy hơn 300 người mà vào đến chiến khu Dương Minh Châu chỉ còn hơn 20 người. Chết dọc đường đủ các kiểu, nhiều nhất là ăn bom B52 rải thảm vào bãi nghỉ. Mãi cuối 1975 ông anh mới về nhà lần đầu. Hồi em nhập ngũ ông ấy còn tặng chiếc mũ cối vào đôi cao su đúc. Hai vật đó cũng theo em suốt cuộc đời lính.
Ông bác em mà em kể ở trên đó. Ông nói lần đầu đoàn ông đi già 300 . Nửa đường vẫn nguyên vẹn. Ấy nhưng chỉ quãng 30 phút trong 1 đêm thôi là chỉ còn vài chục . Số đó xé ra nhập vào đv khác. Ông nhiều lần nói về cảnh lòng và tóc các cô gái vương trên tre trúc Trường Sơn..
2 năm sau ông đc ra bắc 6 tháng rồi lại vào miền nam . Chuyến đi này lại là hơn 300 .. khoảng 100 đc huấn luyện ở HB sáp nhập nhóm cỡ 200 huấn luyện T Hóa .. đi vào tới cuối QNgai lại ăn trận bom đêm ..lại còn chưa đc trăm . Phải vòng qua CPC rồi về VN ở tây nam bộ ..từ đây vượt 1 vài kênh , sông rạch và xâm nhập vào UMinh . Đi đâu đều có dẫn đường tới đó.
Lần nào cũng bị ném bom vào ban đêm và đang trong lúc dừng chân nghỉ.. lần 1 là 1 cụ trong đoàn úp đèn pin vào tay chĩa xuống soi chỗ đi vs . Phía rất xa có 1 máy bay trinh sát , cụ khác quát ngay và cụ kia cũng tắt ngay.. giao liên hô chạy ngay càng nhanh càng tốt ..ấy vậy mà bác em nói khi đó cảm giác chỉ trong 5 hay 15 phút thì bom đã tới . Bom đánh cuốn chiếu trong 1 diện tích rất rộng. Tốc độ chạy của đv ko ăn thua gì cả.
Gia đình em có kể. Giai đoạn 72 thì ở miền bắc đã biết tổn thất nhân mạng lớn rồi. Lính có nơi có biểu hiện đào ngũ , trốn và phá đám chứ chẳng đẹp như sách đâu.. đv nào qua làng vào nam mà ở làng mẹ em thì hay chọn nhà ông ngoại em làm nơi nghỉ cho nhóm chỉ huy. Khác với giai đoạn trước đó là lạc quan . Giai đoạn này các chỉ huy và chiến sĩ có thái độ trầm buồn..họ ko nc vui vẻ mà im lặng ..thường họ tới vào tối và ra đi ngay trong sáng sớm..
Lứa các cụ bạn mẹ em ở vùng quê tổng số nhập ngũ 26 ..hết ctr riêng lứa này về đc 6 bao gồm cả thương binh. Trong 6 ông này có 1 ông là cậu họ em..ông cậu có bố là 1 cấp tá đang trong chiến trường , 1 anh trai cũng đang trong c trường . Mẹ em can ông em bằng tuổi và học cùng rằng ông có thể đc chọn cách khác con đng khác . Nhưng ông cậu nghe đài nhiều nên hung hăng : chị kệ em..em vào theo truyền thống abc..
Rồi quãng già 1 năm sau ông đc đưa về điều trị tại 1 bvqy dã chiến trong 1 hang đá lớn tại Hà Nam ( em từng vô tình đi qua miệng hang này..nó gần 1 nhà máy ximang địa phương và gần địa phận Hà Tây ). Mẹ em đạp xe đến đó tìm thăm em họ kiêm bạn học ..chắc ông ngại và tự ti nên ko gặp..ông ấy mất 1 chân và sau này sk suy giảm nhanh. Vợ con vất vả .
2005 2006 em gặp ông trong Tây Nguyên. Chính tại huyện của cụ sư đi bộ đang nổi tiếng.. ông già , gày hom hem tàn tạ..ông đưa gia đình đi kinh tế cafe. . Bệnh tật kéo tới và ông ra đi khi khá trẻ.
Mẹ em hồi còn sống có kể rằng. Lứa bà có 1 cô ..người yêu cô trong Tr Sơn..và cô đc thấm nhuần lắm..cô tình nguyện vào TS với người yêu..báo chí tung hô cô là " bồ câu "
Đc vài tháng bồ câu dính bom ko toàn thây..bồ câu cũng bất chấp mọi khuyên can khi đó.. mẹ em khi đó có quen bồ câu..
 
Chỉnh sửa cuối:

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,819
Động cơ
295,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Ông bác em mà em kể ở trên đó. Ông nói lần đầu đoàn ông đi già 300 . Nửa đường vẫn nguyên vẹn. Ấy nhưng chỉ quãng 30 phút trong 1 đêm thôi là chỉ còn vài chục . Số đó xé ra nhập vào đv khác. Ông nhiều lần nói về cảnh lòng và tóc các cô gái vương trên tre trúc Trường Sơn..
2 năm sau ông đc ra bắc 6 tháng rồi lại vào miền nam . Chuyến đi này lại là hơn 300 .. khoảng 100 đc huấn luyện ở HB sáp nhập nhóm cỡ 200 huấn luyện T Hóa .. đi vào tới cuối QNgai lại ăn trận bom đêm ..lại còn chưa đc trăm . Phải vòng qua CPC rồi về VN ở tây nam bộ ..từ đây vượt 1 vài kênh , sông rạch và xâm nhập vào UMinh . Đi đâu đều có dẫn đường tới đó.
Lần nào cũng bị ném bom vào ban đêm và đang trong lúc dừng chân nghỉ.. lần 1 là 1 cụ trong đoàn úp đèn pin vào tay chĩa xuống soi chỗ đi vs . Phía rất xa có 1 máy bay trinh sát , cụ khác quát ngay và cụ kia cũng tắt ngay.. giao liên hô chạy ngay càng nhanh càng tốt ..ấy vậy mà bác em nói khi đó cảm giác chỉ trong 5 hay 15 phút thì bom đã tới . Bom đánh cuốn chiếu trong 1 diện tích rất rộng. Tốc độ chạy của đv ko ăn thua gì cả.
Gia đình em có kể. Giai đoạn 72 thì ở miền bắc đã biết tổn thất nhân mạng lớn rồi. Lính có nơi có biểu hiện đào ngũ , trốn và phá đám chứ chẳng đẹp như sách đâu.. đv nào qua làng vào nam mà ở làng mẹ em thì hay chọn nhà ông ngoại em làm nơi nghỉ cho nhóm chỉ huy. Khác với giai đoạn trước đó là lạc quan . Giai đoạn này các chỉ huy và chiến sĩ có thái độ trầm buồn..họ ko nc vui vẻ mà im lặng ..thường họ tới vào tối và ra đi ngay trong sáng sớm..
Hè 72 các o nhà em đi tải thương suốt luôn. Làng nhà em là điểm tập kết bộ đội vượt sông Thạch Hãn vào thành cổ.
Trong khi đó 2 ông chú đi lính bên kia. Cũng may cả nhà đều lành lặn, không ai bị làm sao luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top