[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

traitrethichmaybay

Xe đạp
Biển số
OF-728498
Ngày cấp bằng
9/5/20
Số km
14
Động cơ
72,602 Mã lực
Tuổi
26
Tôi ra buôn ở Cát linh cũng là chuyện tình cờ. Ngày ấy mới nghỉ không lương ở cty Khách Sạn (Bộ Thương Mại) chưa biết làm gì ra tiền. Một hôm lên nhà bố vợ chơi ở Hàng Bún. Có bạn của ông anh vợ cũng đến chơi ( ông anh vợ cũng bằng tuổi, cũng lính 10/76, sau này mới biết) ông bạn anh vợ lúc đó đang buôn ở CL rồi. Thấy ông ta rủ anh vợ :" Mày nghỉ lái xe ra CL buôn với tao"
" Tao không thích đi buôn". Tôi ngồi cạnh hóng được liền hỏi :
- Em buôn được không ?
- Mày buôn cũng được.
- Uh, mày giúp vợ chồng nó ra CL buôn đi. Ông anh vợ nói.
- Được, bên cty Vật liệu kiến thiết đang có 3 gian đang cho thuê. Vợ chồng mày thuê được cửa hàng thì tao giúp.
Cũng may, là gấu nhà tôi lại đang làm kế toán của cty này nên việc thuê một gian hàng của cty cũng không khó khăn. Lúc đó CL rất ít cửa hàng bán gạch ốp lát và TBVS, từ đầu phố đến cuối phố chỉ khoảng chục nhà: Huyên Phượng, Phúc Lợi, Việt Lê, Tuấn Tú, Hưng Nga... Mấy nhà này có thể nói là khai quốc công thần ra cái ngành này. Lúc đó Hùng Túy chưa ra, còn đang bán bia hơi nên gọi là Hùng Bia.
Sau khi thuê được cửa hàng, tôi hỏi sư phụ :
- Cần bao nhiêu tiền mới buôn được anh ?
- Khoảng 2 chục triệu là tạm được.
Lúc đó cả nhà cả cửa tôi chỉ có 2 triệu bạc. Vay đông vay tây được hơn chục triệu. Tôi bắt đầu mở hàng bán. Những ngày đầu cứ sang cửa hàng của sư phụ lấy hàng về bán. Mỗi hộp gạch cũng lãi được 2k. Hồi đó gạch men toàn hàng TQ theo đường Móng cái về. Chỉ có 5-6 người chuyên đi đánh hàng này, mỗi lần về một xe IFA bán chỉ một buổi sáng là hết. Đa số là gạch 10x10 như Đồng Tiền, Kim Cương, S... Tháng đầu tiên trừ chi phí cũng được gần 4 triệu ( lương hai vợ chồng hồi còn làm nhà nước chỉ hơn 300k) bắt đầu thấy ham kiếm tiền. Tôi nghĩ, buôn bán kiểu này không ăn thua, buôn đầu phố, bán cuối phố thì lâu giầu lắm. Tôi hỏi sư phụ:
- Sao anh không sang Đông Hưng mà đánh hàng, nhập lại của bọn nó mất thêm một cầu khó bán.
- Tao say xe không đi được.
- Em đi được không ?
- Mày thích đi thì đi. Để sang tuần tao bảo thằng K ( thằng chuyên đánh hàng) nó cho mày đi ké vài chuyến.
- Được anh cứ bảo nó đi. Đi được là em đi.
Sang tuần thằng K lên hỏi đợt này cần hàng gì. Sư phụ tôi bảo :
- Đợt này cho thằng em tôi đi cùng cho biết.
Thằng K ái ngại nhìn tôi :
- Đi vất vả lắm, ông đi được không ?
- Ăn thua gì bằng thời đi lính. Ông cứ cho tôi đi theo một hai chuyến xem sao.
Thằng K là thằng chuyên đánh hàng đường dài khá lâu rồi. Nó đi buôn hàng TQ từ những năm 8x thời còn đèn pin, bật lửa, vỏ chăn con công...
Nên khá tinh ranh. Tôi rủ nó ra quán Hùng bia ngồi và nói :
- Tôi đưa ông 15 triệu. Ông đi kiểu gì tôi không biết, không quan tâm. Ông mua hàng gì cũng được, về ông bán cho ai là việc của ông.
Tự nhiên được thêm 15 triệu làm vốn nên K cũng vui vẻ ok luôn.
- Nếu đi thì trưa mai đi luôn. Sáng mai tôi lấy tiền, trưa mai ra Đặng Thái Thân nhảy xe xuống Hải phòng.
- Được. Mai ông lên tôi đưa tiền cho.
Gần trưa hôm sau tôi và K ngồi xích lô ra Đặng Thái Thân lên xe xuống HP. Chiều xuống HP thì đi bộ ra bến Bính nhảy tàu Dân Tiến lên Móng cái. Tàu chạy một đêm ven biển đến 5h sáng thì đến Móng cái, vào chợ đổi tiền, ăn sáng xong chờ 7h cửa biên mở, mua vé xuống bến đò qua sông Ka Long sang Đông Hưng. Lần đầu tiên sang TQ cái gì cũng lạ, thị trấn Đông Hưng hồi đó nhỏ và nhếch nhác, bẩn thỉu lắm. Thằng K đưa tôi đi gặp A Hoàng (là một người Hoa đã ở VN lâu, về TQ năm 1978) giờ làm cống xìn chuyên đưa đội gạch ngói đi mua hàng. A Hoàng dẫn bọn tôi vào gặp A Mẩn, A Trống...là những ông chủ bán gạch ( gạch kéo từ Phật Sơn ra). Thằng K ngồi bàn với A Hoàng lấy loại gạch gì ?, mỗi loại bao nhiêu hộp... Tính vừa tải cho một xe IFA. Xong xuôi, cộng trừ nhân chia thành tiền thì đưa tiền cho A Hoàng đi lấy hàng. Bên đó có luật bất thành văn là : Khách A Hoàng đưa đến thì lần sau cứ phải A Hoàng, muốn mua trực tiếp của A Mẩn, A Trống cũng không được. Họ cũng bán nhưng giá sẽ cao hơn đưa cho A Hoàng mua.
Làm hàng với A Hoàng xong chúng tôi quay lại Móng cái ăn cơm và ra bãi thuê xe để chở hàng về HN. A Hoàng có trách nhiệm đến các hàng lấy đủ hàng, mang ra bến đò, thuê đò chở sang bên này, xếp gọn ở cửa biên rồi gọi chúng tôi ra làm thuế. Vì là gạch từng hộp vuông vắn nên đếm cũng nhanh. Thường là khoảng 3h chiều là ra làm thuế. Một xe IFA chở gạch Kim Cương thì được 700 thùng. Làm thuế xong thì A Hoàng lại có trách nhiệm chuyển ra bãi xe và xếp lên xe gọn gàng. Lúc đó mới xong, chúng tôi cùng A Hoàng thanh toán các khoản tiền: Gạch, đò, cửu vạn...
Tầm 7h tối thì bắt đầu rời bãi xe Móng Cái ra Km 9 kiểm tra và làm thuế lần nữa. Ra khỏi KM 9 thì chỉ còn những trạm lẻ dọc đường như: Tiên Yên, Mạo Khê, Sao Đỏ, Bắc Ninh... Chỉ cần 2 triệu đổ lại là dòng được xe hàng về tới Cát Linh.
Chuyến đó tôi để mặc thằng K làm gì thì làm, đi lang thang ngó nghiêng, nhưng vẫn theo dõi quy trình thiết kế một xe hàng.
Xe về CL thằng K lại bán hàng cho sư phụ tôi. Thằng K sau khi bán xong hàng trả tôi 15 triệu và đưa thêm tôi 2 triệu tiền lãi. Đi có 3 ngày 2 đêm mà được 2 triệu / 15 triệu nghe có vẻ cũng được.
Chuyến sau, thằng K hỏi :
- Mày có đi nữa không ?
- Thôi, tao không đi nữa, đi hai thằng dòng một xe hàng hơi phí. Để tao vay thêm ít tiền đánh mỗi thằng một xe cho đỡ.
Tôi và bà xã lại tìm cửa đi vay, anh em, bạn bè có tiền gửi tiết kiệm là vay hết. Mà lúc đó ngân hàng trả lãi cũng rất cao gần 10% / tháng, nên chúng tôi cũng phải trả 10% tháng. Một xe hàng khoảng 40 - 50 triệu mới đủ. Nên ít nhất vốn phải có 70 - 80 triệu.
Sau khi vay đủ tiền, tôi bắt đầu đi một mình. Chuyến đầu do chưa quen, làm luật chưa tốt nên một xe hàng chỉ lãi 3-4 triệu. Dần dần đã quen thì cứ một xe hàng tôi lãi 6-8 triệu, cá biệt có xe hàng lãi hơn 30 triệu. Sau 3 tháng tôi trở thành một thằng buôn đường dài luồn lách, luật lá ngon lành nhất trong đội buôn gạch. Ngoài ra mỗi lần về tôi thường bắt thêm " nghĩa quân" là hội chị em buôn bát đĩa ở bãi Nghĩa Dũng, hội buôn quần áo, giầy dép trong làng An Trạch. Những mặt hàng này thuế cao nên họ thường đi nhờ đội gạch. Mỗi lần gặp nhau ở Đông Hưng họ thường hẹn cho về cùng. Nên khi nhận lời thì phải mua ít gạch đi. Khi xếp hàng lên xe phải vùi chục bao quần áo xuống dưới. Ra Km 9 chấp nhận làm thuế gạch cao hơn thực tế.
Thường khi giao hàng cho tôi xong thì đội quần áo nhảy xe về HN trước. Tôi phải có trách nhiệm đưa hàng về HN an toàn. Họ cứ khoán 1,5 - 2 triệu một bao ( kể cả luật) nên chỉ chở 6-7 bao hàng là tôi đã có 10 triệu rồi. Gạch về có thể bán bằng giá bên Đông Hưng để lấy tiền quay lên cho nhanh. Nên hồi đó các nhà bán buôn rất ngại mỗi khi tôi về hàng, cứ phải chờ tôi xuất hết hàng xong họ mới bán tiếp. Không phải chuyến nào cũng có " nghĩa quân" quần áo, giày dép vì hàng này bán lâu thu vốn. Còn chở " nghĩa quân" bát đĩa thì không lãi bao nhiêu, chỉ lấy thêm cước xe, và làm luật hộ các em thôi, nhưng được cái các em săn sóc, chiều chuộng suốt dọc đường...thích gì cũng có. :D
( Tối mai em kể tiếp)
Hnay em lượn lờ khu Cát Linh để mua gạch về lát nền, thấy thằng Trung Sơn này có lối trang trí nhìn kỳ dị quá. Tò mò search thử thông tin thì thấy cty được thành lập từ giữa những năm 90, chắc cũng thuộc dạng "khai quốc công thần" của con phố nhỉ :D Không biết đây có phải TBN thật ko hay cũng lấy hàng từ Phật Sơn như cụ nói
1696358274478.png
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Thủ tục hành chính nhà mình thì đúng là chỉ hành chứ không có chính.
Cụ nhà em đại tá, lúc còn tại ngũ cũng là lúc có chính sách truy lĩnh những năm ở chiến trường K.
Cụ nhà em cũng phải bỏ - vì đơn vị cũ đã giải tán. Hồ sơ sỹ quan chỉ ghi thời gian công tác ấy thuộc QK7.
Muốn lấy được khoản đó thì phải đi lấy xác nhận hầm bà lằng + để mấy thằng con nít đầu vào 3 môn chưa được 10 điểm của ĐH LĐ&TBXH nhưng ra lại nắm quyền nó củ hành.
Cuối cùng cụ nhà em bỏ luôn, bỏ luôn cả tham gia CCB K dù cụ ở Tây Nam từ 7/1975.
Đội ở nhà nó làm việc giấy tờ quan liêu lắm. Năm 1990 mình đã làm đầy đủ thủ tục giấy tờ xác nhận trên cục quân lực rồi. Vậy mà dưới quận đội đến 2016 nó vẫn không sửa. Sau vụ đó nó mới sửa cho mình thành 8 năm bộ đội ( có 5 năm ở chiến trường K)
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,383 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hnay em lượn lờ khu Cát Linh để mua gạch về lát nền, thấy thằng Trung Sơn này có lối trang trí nhìn kỳ dị quá. Tò mò search thử thông tin thì thấy cty được thành lập từ giữa những năm 90, chắc cũng thuộc dạng "khai quốc công thần" của con phố nhỉ :D Không biết đây có phải TBN thật ko hay cũng lấy hàng từ Phật Sơn như cụ nói
View attachment 8118492
Thằng Trung Sơn này là thằng đầu tiên bán gạch TBN ở HN. Trước nó được Vinaconex nhập từ bên đó về và cho phân phối độc quyền, sau này nó tự nhập và tiếp tục bán từ đó đến nay. Nó ra Cát linh vào khoảng 1995.
Bây giờ thì không biết thế nào. Trước thì nó là TBN xịn luôn đó. Nó cũng là một trong những cửa hàng buôn bán tử tế ở CL.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,383 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Thủ tục hành chính nhà mình thì đúng là chỉ hành chứ không có chính.
Cụ nhà em đại tá, lúc còn tại ngũ cũng là lúc có chính sách truy lĩnh những năm ở chiến trường K.
Cụ nhà em cũng phải bỏ - vì đơn vị cũ đã giải tán. Hồ sơ sỹ quan chỉ ghi thời gian công tác ấy thuộc QK7.
Muốn lấy được khoản đó thì phải đi lấy xác nhận hầm bà lằng + để mấy thằng con nít đầu vào 3 môn chưa được 10 điểm của ĐH LĐ&TBXH nhưng ra lại nắm quyền nó củ hành.
Cuối cùng cụ nhà em bỏ luôn, bỏ luôn cả tham gia CCB K dù cụ ở Tây Nam từ 7/1975.
Đại tá là sĩ quan cao cấp rồi. Tầm đó mình nghĩ cục quân lực nó nắm rất rõ nhất cử nhất động chứ. Sao lại có chuyện vậy ? Lính tráng hoặc sĩ quan sơ cấp thì còn bị quên hay bỏ rơi vì nó quá nhiều. Đại tá thì có mất hết giấy tờ bên quân lực nó cũng biết thời gian nào ở đâu ? Làm gì ?
Các đơn vị cũ rất ít khi giải tán. Dù có hết quân thì nó vẫn còn bộ khung để giữ phiên hiệu đơn vị.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Đại tá là sĩ quan cao cấp rồi. Tầm đó mình nghĩ cục quân lực nó nắm rất rõ nhất cử nhất động chứ. Sao lại có chuyện vậy ? Lính tráng hoặc sĩ quan sơ cấp thì còn bị quên hay bỏ rơi vì nó quá nhiều. Đại tá thì có mất hết giấy tờ bên quân lực nó cũng biết thời gian nào ở đâu ? Làm gì ?
Đợt ấy em nhớ cách đây phải tầm 15 năm rồi - là truy lĩnh cho các cụ ở chiến trường K + biên giới!
Nhưng chính sách lại do bộ LĐ & TB làm. Qui định ngặt nghèo nên ông già em trêu muốn lấy tầm 4 củ ấy cũng khó hơn lên giời.

Muốn có chứng nhận + xác nhận của đơn vị và địa phương thì thôi. Tổng chi phí đi lại còn x mấy lần chỗ ấy. Trong khi hồ sơ quân lực thì không được công nhận là đã ở biên giới - vì có ghi cụ thể ngày giờ + nơi đánh trận đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,383 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đợt ấy là truy lĩnh cho các cụ ở chiến trường K + biên giới!
Nhưng chính sách lại do bộ LĐ & TB làm. Qui định ngặt nghèo nên ông già em trêu muốn lấy tầm 4 củ ấy cũng khó hơn lên giời.

Muốn có chứng nhận + xác nhận của đơn vị và địa phương thì thôi. Tổng chi phí đi lại còn x mấy lần chỗ ấy
À, để xác nhận năm tham gia chiến trường K thì hơi mệt. Lấy đc cái xác nhận cũng bở hơi tai. Những đợt như vậy anh em CCB bỏ nhiều vì bọn nó hành phức tạp quá.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Vừa rồi trong chuyến về chơi nhà bạn ở Hải Phòng..quên em không hỏi nhưng có lẽ thuộc huyện Thủy Nguyên. Về chơi nhà bạn , gia đình thật nồng hậu. Nhưng có cái câu chuyện nó buồn. Mảnh đất gia đình bạn ở 1 ngôi làng đẹp đẽ thoáng đãng. Nó đc bà nội bạn để lại cho con cháu.. bố mẹ của bà ( 2 cụ ) sinh đc 3 ,4 người con, trong đó có 2 con trai là 2 anh của bà..cả hai đều mất trong kháng Pháp đầu 195x . Em theo giấy đc xem thì 2 cụ mất cách nhau có hơn năm. Và mới chỉ 25, 27 tuổi. 1 trong 2 người là tiểu đoàn trưởng. Em gái út ở lại mảnh đất cha mẹ rồi lấy chồng sinh con ..cụ gái út chính là bà nội bạn em.
Đứng trong mảnh đất rộng lớn , vườn tược hoang vắng nghĩ tưởng tượng ra thì thấy cc hy sinh cho nn lớn vô cùng..
Bố bạn chợt hỏi về việc chia lại đất đai cho con cái..ông e rằng cái lệ ở địa phương mà ông nghe đc là sẽ tốn 30 tr " phí bôi trơn " cho mỗi bìa tách ra ..nên lo lắng lắm.
Em cứ mạnh dạn nói : đất của mẹ VNAH, cha mẹ của LS trước 1954.. đất này nn còn miễn tiền sd đất hàng năm. Không cán bộ nào thật sự nắm quyền việc này họ muốn gây khó đâu. Còn con sâu nào củ hành thì có đơn như sau sau.... chẳng thể tốn tiền bôi trơn nào cả..
Đó chính là ngôi làng gần bến cảng tàu không số mà cụ Ngao5 đã đọc tên sông tên cảng cho em hôm trước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Vừa rồi trong chuyến về chơi nhà bạn ở Hải Phòng..quên em không hỏi nhưng có lẽ thuộc huyện Thủy Nguyên. Về chơi nhà bạn , gia đình thật nồng hậu. Nhưng có cái câu chuyện nó buồn. Mảnh đất gia đình bạn ở 1 ngôi làng đẹp đẽ thoáng đãng. Nó đc bà nội bạn để lại cho con cháu.. bố mẹ của bà ( 2 cụ ) sinh đc 3 ,4 người con, trong đó có 2 con trai là 2 anh của bà..cả hai đều mất trong kháng Pháp đầu 195x . Em theo giấy đc xem thì 2 cụ mất cách nhau có hơn năm. Và mới chỉ 25, 27 tuổi. 1 trong 2 người là tiểu đoàn trưởng. Em gái út ở lại mảnh đất cha mẹ rồi lấy chồng sinh con ..cụ gái út chính là bà nội bạn em.
Đứng trong mảnh đất rộng lớn , vườn tược hoang vắng nghĩ tưởng tượng ra thì thấy cc hy sinh cho nn lớn vô cùng..
Bố bạn chợt hỏi về việc chia lại đất đai cho con cái..ông e rằng cái lệ ở địa phương mà ông nghe đc là sẽ tốn 30 tr " phí bôi trơn " cho mỗi bìa tách ra ..nên lo lắng lắm.
Em cứ mạnh dạn nói : đất của mẹ VNAH, cha mẹ của LS trước 1954.. đất này nn còn miễn tiền sd đất hàng năm. Không cán bộ nào thật sự nắm quyền việc này họ muốn gây khó đâu. Còn con sâu nào củ hành thì có đơn như sau sau.... chẳng thể tốn tiền bôi trơn nào cả..
Đó chính là ngôi làng gần bến cảng tàu không số mà cụ Ngao5 đã đọc tên sông tên cảng cho em hôm trước.
Cụ có nhầm không đấy?
Bến tàu không số Đồ Sơn ở ngày dưới chân Casino Đồ Sơn
Cái làng cụ nói ở Thuỷ Nguyên, de gần nhất với Đồ Sơn cũng phải tầm 20 km, điểm xa nhất phải tầm 30 km
Em còn nhớ Lại Văn Sâm trong một lần dẫn chương trìng "Chiếc nón kỳ diệu" đã cho biết "Bền tàu không số" lại là cảng Phòng Thành, Trung Quốc
Lúc đầu bến tàu không số ở Đồ Sơn, và tàu nhỏ, lượng bốc hàng hạn chế để tránh máy bay địch. Sau dần, cảng Phodng Thành thuận tiện hơn vì hàng viện trợ của Trung Quốc không cần đưa về Việt Nam nữa mà đi thẳng từ Phòng Thành, các tàu sắt giống tàu đánh cá Trung Quốc và trà trộn trong đám tàu cá Trung Quốc, để máy bay Mỹ không dám tấn công tàu cá, dù nghi ngờ. Chỉ khi vào sát vùng biển Nam Việt Nam thì mới bị tấn công nếu bị phát hiện
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,470
Động cơ
320,829 Mã lực
Tuổi
58
Vừa buồn vừa vui phải không cụ? Vui vì tác giả đã bán hết, và cũng nhiều người vẫn còn đọc dòng sách này...
Nhưng mà thoáng buồn, vì lần in đầu tiên mình lại không được cầm trên tay...
Cụ đợi tới đây: "Chú không định in, nhưng nhiều người động viên nên thử *** cuốn". Có liên hệ rồi, cụ cứ xí chỗ là chú ấy sẽ gửi liền ạ. Mấy hôm, em cứ hỏi chú ấy bán hết chưa? Hôm thì còn mấy cuốn, và hôm 28/9 chú ấy đã bán hết rồi.
Chú ấy là Trinh sát, nên địa hình trong cuốn này đọc rất dễ mường tượng; văn phong mộc mạc, ít "hoa lá"...
Chú ấy còn giới thiệu cuốn "Mùa xa nhà" - cuốn viết về chiến trường K đầu tiên, tái bản cùng "Rừng khộp...", tác giả mất cách đây hai năm.
Sách bán sạch rồi ạ. Mợ có tài gây độ, nôm à có duyên truyền cảm hứng. :D
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Cụ có nhầm không đấy?
Bến tàu không số Đồ Sơn ở ngày dưới chân Casino Đồ Sơn
Cái làng cụ nói ở Thuỷ Nguyên, de gần nhất với Đồ Sơn cũng phải tầm 20 km, điểm xa nhất phải tầm 30 km
Em còn nhớ Lại Văn Sâm trong một lần dẫn chương trìng "Chiếc nón kỳ diệu" đã cho biết "Bền tàu không số" lại là cảng Phòng Thành, Trung Quốc
Lúc đầu bến tàu không số ở Đồ Sơn, và tàu nhỏ, lượng bốc hàng hạn chế để tránh máy bay địch. Sau dần, cảng Phodng Thành thuận tiện hơn vì hàng viện trợ của Trung Quốc không cần đưa về Việt Nam nữa mà đi thẳng từ Phòng Thành, các tàu sắt giống tàu đánh cá Trung Quốc và trà trộn trong đám tàu cá Trung Quốc, để máy bay Mỹ không dám tấn công tàu cá, dù nghi ngờ. Chỉ khi vào sát vùng biển Nam Việt Nam thì mới bị tấn công nếu bị phát hiện
Em đi từ nhà bạn. 2 ae đi xe máy chừng 3km thì đến1 bến phà..chéo trái bên kia bến phà bạn nói là cảng và nội thành tp( em nhìn thấy xa có cả cái cc cao tầng hình như của Vin. Chéo bên phải là ngã 3 sông rất lớn...nhìn quá mênh mông. Bạn em nói 1 nhánh sẽ chảy ra QN gọi là sông Chanh.
Chính nơi bến phà đó gia đình bạn em nói gần đó là khu 1 thời là bãi dừa..lý do dừa nhiều dừa là tàu ko số cải trang buôn dừa khi từ Nam quay ra Bắc..dừa chở về đổ ở bến đó.
Em vừa alo. Bạn nói quê bạn là xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên cụ a.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Em đi từ nhà bạn. 2 ae đi xe máy chừng 3km thì đến1 bến phà..chéo trái bên kia bến phà bạn nói là cảng và nội thành tp( em nhìn thấy xa có cả cái cc cao tầng hình như của Vin. Chéo bên phải là ngã 3 sông rất lớn...nhìn quá mênh mông. Bạn em nói 1 nhánh sẽ chảy ra QN gọi là sông Chanh.
Chính nơi bến phà đó gia đình bạn em nói gần đó là khu 1 thời là bãi dừa..lý do dừa nhiều dừa là tàu ko số cải trang buôn dừa khi từ Nam quay ra Bắc..dừa chở về đổ ở bến đó.
Em vừa alo. Bạn nói quê bạn là xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên cụ a.
Hiểu rồi, đó là X46, cạnh bến phà Bính, là xưởng sửa chữa tàu Hải quân, gọi là "bến tàu không số" cũng đúng và không đúng. Bến tàu không số, di tích lịch sử ở Đồ Sơn
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Cụ có nhầm không đấy?
Bến tàu không số Đồ Sơn ở ngày dưới chân Casino Đồ Sơn
Cái làng cụ nói ở Thuỷ Nguyên, de gần nhất với Đồ Sơn cũng phải tầm 20 km, điểm xa nhất phải tầm 30 km
Em còn nhớ Lại Văn Sâm trong một lần dẫn chương trìng "Chiếc nón kỳ diệu" đã cho biết "Bền tàu không số" lại là cảng Phòng Thành, Trung Quốc
Lúc đầu bến tàu không số ở Đồ Sơn, và tàu nhỏ, lượng bốc hàng hạn chế để tránh máy bay địch. Sau dần, cảng Phodng Thành thuận tiện hơn vì hàng viện trợ của Trung Quốc không cần đưa về Việt Nam nữa mà đi thẳng từ Phòng Thành, các tàu sắt giống tàu đánh cá Trung Quốc và trà trộn trong đám tàu cá Trung Quốc, để máy bay Mỹ không dám tấn công tàu cá, dù nghi ngờ. Chỉ khi vào sát vùng biển Nam Việt Nam thì mới bị tấn công nếu bị phát hiện
Cụ đã nhận lại được tiền THM chưa 😁😁😁
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Hiểu rồi, đó là X46, cạnh bến phà Bính, là xưởng sửa chữa tàu Hải quân, gọi là "bến tàu không số" cũng đúng và không đúng. Bến tàu không số, di tích lịch sử ở Đồ Sơn
Vâng . Cám ơn cụ. Em ở tp chật hẹp nên chiều muộn ra nhìn . Cảm nhận cảnh vật mênh mông thật.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Sách bán sạch rồi ạ. Mợ có tài gây độ, nôm à có duyên truyền cảm hứng. :D
Có lẽ, được trao đổi trực tiếp với tác giả, nghe chú ấy bộc bạch, cùng với bác angkorwat nên cuốn sách được "lan toả" rộng hơn thôi. Nào em có tài cán gì "đặc biệt"...

Lắng nghe chú tâm sự, mới thấy: kiếm tiền qua việc bán chữ (đúng hơn là viết lại kỷ niệm một thời "máu và hoa") chẳng dễ dàng gì. Vì sách giờ đa dạng chủng loại; nhiều người viết và cũng là do "tay son/không son" mà bán được nhiều hay ít. Không có những cuốn sách trên (gọi chung là "Hồi ký chiến trường K), thì dòng văn học chiến tranh (nói chung) cũng có nhiều cây bút. Mỗi người một văn phong, một cách tiếp cận vấn đề và "nhìn lại" sau những gì đã qua, nhưng đến được tay độc giả nhiều hay không, lại do "số phận". Số phận y như những mảnh đời của những Người Lính...

Chú cũng tâm sự rất thật: "Chú biết còn mắc nhiều lỗi chính tả, chú cũng nhờ một bạn ở Quảng Ngãi biên tập, nhưng không tránh khỏi. Chú cũng đang liên hệ bên NXB để xin in lại...".

Tự thân những cuốn sách viết về chiến tranh, dù ở mặt trận nào, cũng đã "biết nói":
- Ai mua sách nào, sách đê, sách viết về chiến trường K đê. Cụ hd-vt đặt một cuốn hử? Ship ngay, ship ngay...:P.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Vâng . Cám ơn cụ. Em ở tp chật hẹp nên chiều muộn ra nhìn . Cảm nhận cảnh vật mênh mông thật.
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,358
Động cơ
550,294 Mã lực
Nhân dịp nghỉ ngơi dãn cách, theo yêu cầu của các cụ trong thớt " Tay không giết hai hổ" em lập thớt kể cho cho các cụ nghe những mẩu chuyện trong suốt cuộc đời quân ngũ của em.
Cụ nào có mẩu chuyện gì hay thì cũng kể cho anh em nghe cho đỡ buồn những ngày giãn cách.
Chuyện hổ thì em đã kể bên kia rồi. Giờ là chuyện :
----- CHỊ THÊU ---
Sau khi làm mất bộ xương hổ vài ngày thì cũng sát Tết. Năm nay có con lợn chuẩn bị Tết thì bị hổ bắt mất nên cả đại đội không biết lấy gì ăn Tết đây.
Một buổi sáng CTV Lý bảo em :
- Cậu theo đ/c Khâm sang C8 vay một con lợn về ăn Tết.
- Vâng, em đi ngay.
Em chạy xuống nhà quản lý gặp anh Khâm quản lý ( Nông văn Khâm, 11/ 1970, người Tày Lạng sơn )
- Anh Khâm ơi, CTV bảo em với anh sang C8 vay lợn ăn Tết.
- Ừ, chú mày đi với tao lên E ( trung đoàn ) lấy căng tin luôn. Đang định rủ thằng Hương đi.
( Anh Hương là y tá đại đội, dân Thanh hóa)
Thế là hai anh em lấy bao tải và cái đòn xóc lên đường.
Trước tiên vào C8 cách đó khoảng 7km. C8 cũng có mấy thằng lính Hà đi cũng đợt, nhà ở quanh khu vực chợ Mơ, ngõ Mai Hương. Đến nơi em nhẩy xuống tìm mấy ông đồng hương kiếm ấm trà, điếu thuốc. Kệ cho anh Khâm lên đại đội gặp các thủ trưởng vay lợn.
Khoảng nửa thì anh Khâm xuống gọi đi, em hỏi :
- Vay được lợn không anh ?
Anh Khâm càu nhàu :
- *** mẹ, nó bảo sẽ thịt lợn và cho vay 20 kg thôi. 20 cân thịt mà hơn 6 chục người thì ăn uống gì ?
- Thôi, thế cũng được anh ạ.
- Gớm, mấy ông lính trẻ chúng mày táp như hoẵng ấy, cả năm ko có miếng thịt giờ 20 kg ko bõ dính răng. Thôi, lên trung đoàn lấy căng tin Tết.
Từ C8 lại phải quay ngược về C9 bọn em rồi mới lên trung đoàn, vậy là phải đi hơn chục km nữa. Ông Khâm lính cũ, lại là dân miền núi nên đi bộ rất nhanh. Nhiều lúc em lại phải lẽo đẽo chạy theo mới kịp.
Đi qua đại đội được 3-4 km, chợt anh Khâm quay lại bảo em:
- Sắp đi qua sân trạm xá trung đoàn đấy đi nhanh lên, ở đó đang nhốt mấy đứa ếch ta ri đấy, trông trắng trẻo, thư sinh như mày là nó ra nó vồ ngay.
- Ếch ta ri là bệnh gì anh ?
- Là bệnh thiếu trai, lâu lâu nó lại lên cơn một lần phải vào điều trị một hai ngày.
Em nghĩ thầm " bố này dọa thôi, làm gì có chuyện đó" nghĩ vậy nhưng em cũng cố gắng theo sát anh Khâm.
Đi được nửa tiếng thì nhìn thấy lấp ló mấy cái lán quân y. Em và Khâm rảo bước băng qua giữ sân trạm quân y, hai bên là hai dãy lán dài.
Gần đến giữa sân, bỗng nghe tiếng phụ nữ la hét ở phía lán bên phải. Em nhìn sang thấy loáng thoáng bóng áo blu màu bộ đội. Một chị đang lao từ trong nhà ra thẳng về phía em, chị mặc mỗi cái quần bộ đội, phía trên để trần, hai bầu ngực trắng, căng tròn, nhảy tưng tưng.
Ông Khâm thét:
- Chạy đi thằng kia.
Lúc đó em luống cuống, đứng ngây người, lần đầu tiên nhìn thấy ngực người con gái ở trần nên mắt cứ trố lồi ra quên cả chạy. Trong khi chị kia vừa lao tới vừa la hét :
- Anh ơi, anh đây rồi, lại đây...lại đây....hu ...hu.
( em nghỉ chút, kể tiếp sau)
Hình như truyện này em có đọc ở trong cuốn truyện hay hồi ký gì đó về chiến trường K, ko nhớ trên mạng quân sử hay truyện giấy, khá dài và hay, bi tráng, cảm động.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,470
Động cơ
320,829 Mã lực
Tuổi
58
Có lẽ, được trao đổi trực tiếp với tác giả, nghe chú ấy bộc bạch, cùng với bác angkorwat nên cuốn sách được "lan toả" rộng hơn thôi. Nào em có tài cán gì "đặc biệt"...

Lắng nghe chú tâm sự, mới thấy: kiếm tiền qua việc bán chữ (đúng hơn là viết lại kỷ niệm một thời "máu và hoa") chẳng dễ dàng gì. Vì sách giờ đa dạng chủng loại; nhiều người viết và cũng là do "tay son/không son" mà bán được nhiều hay ít. Không có những cuốn sách trên (gọi chung là "Hồi ký chiến trường K), thì dòng văn học chiến tranh (nói chung) cũng có nhiều cây bút. Mỗi người một văn phong, một cách tiếp cận vấn đề và "nhìn lại" sau những gì đã qua, nhưng đến được tay độc giả nhiều hay không, lại do "số phận". Số phận y như những mảnh đời của những Người Lính...

Chú cũng tâm sự rất thật: "Chú biết còn mắc nhiều lỗi chính tả, chú cũng nhờ một bạn ở Quảng Ngãi biên tập, nhưng không tránh khỏi. Chú cũng đang liên hệ bên NXB để xin in lại...".

Tự thân những cuốn sách viết về chiến tranh, dù ở mặt trận nào, cũng đã "biết nói":
- Ai mua sách nào, sách đê, sách viết về chiến trường K đê. Cụ hd-vt đặt một cuốn hử? Ship ngay, ship ngay...:P.
Hồi xưa nhà em nhiều báo, họa báo LX giấy dày cộp, bóng loáng, hình ảnh mướt mượt. Ông già còn cắt những truyện dài tập trên báo QĐND đóng thành tập, vd về Biệt Động Thành, có nhân vật Tư Chu.... có cái hình xe Cup 50, làm em mê mệt vẽ bắt chước hehe. Rồi tạp chí VNQĐ, tuyền bùm chéo.
Đối với em, không cần đọc cũng biết là cc ấy là những anh hùng, level tới nóc, đáng ngưỡng mộ.

Em đã đứng trước cổng nhà tù khét tiếng TungsờTeng gì đấy ở Cam, không vào mà đứng xem người ra vào, cố
mường tượng ra những con người kinh khủng hành hạ đồng bào của họ cực kỳ man rợ. Cũng level tới nóc, sự tàn bạo của một lớp người.

Mỹ có bộ phim về sự kiện có thực: 12 chiến binh quả cảm. Họ được tôn vinh như những anh hùng.
12 lính biệt kích Mỹ, đột nhập vào Apga...được quân kháng chiến trợ giúp từ A tới Z, họ chiếu lase oánh dấu cho máy bay từ trên cao dội bom vào quân Taliban ở dưới.
Độ khốc liệt, tinh thần dũng cảm thì gọi cc nhà ta bằng cụ hehe. Cc nhà ta thiệt thòi quá hiccc.

Lại truyền cảm hứng à, biết thế cứ để nguyên còm dài kia, ăn vang cũng phê mà lị. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top