Tay đó nó cũng thông minh và thâm. Sau câu nói nói đang hạnh kiểm tốt bị hạ xuống hạnh kiểm khá." Tướng" nó phải thế chứ cụ nhỉ. Còn " Tướng " giỏi như này các bạn đừng mơ phải không cụ .
Tay đó nó cũng thông minh và thâm. Sau câu nói nói đang hạnh kiểm tốt bị hạ xuống hạnh kiểm khá." Tướng" nó phải thế chứ cụ nhỉ. Còn " Tướng " giỏi như này các bạn đừng mơ phải không cụ .
Chú @angkorvat chắc ngày xưa tốn gái lắm,cao to,mặt sángĐầu năm 1980, sau khi bị kỷ luật, tôi rất chán nản. Giờ chỉ mong hết nghĩa vụ được trở về nhà. Vẫn những phiên gác đêm và những chuyến công tác đưa cán bộ đi tỉnh.
Một buổi chiều, tôi khoác súng đi tuần quanh khu vực cơ quan, đến gần cổng nhà chú Điền thì ngồi lại, rút cuốn truyện ra đọc, vẫn nhớ đó là cuốn " Sợi chỉ mỏng manh" truyện tình báo Liên xô.
Đang mải đọc, chợt đàng sau có tiếng nói:
- Cậu gác thế này, Polpot nó vào nó bắn chú thì sao ?
Giọng nói rất hiền từ, không có vẻ cáu gắt, giận dữ. Tôi giật mình nhìn lên, cô chú Đ đang cười, cô chú đang đi dạo buổi chiều. Tôi lúng túng:
- Dạ, cháu mải đọc cuốn truyện, tối nay phải trả nên tạm nghỉ đọc một chút cho xong.
- Cậu đọc cuốn gì vậy ? Cô T hỏi.
- Dạ, cuốn truyện của Liên xô.
Cô cầm lấy lật xem mấy trang rồi đưa trả lại tôi.
- Cậu thích đọc sách thì tối nay qua nhà cô chú lấy sách mà đọc.
Mừng quá tôi nói :
- Vâng, tối cháu qua.
Hồi đó sách báo bên K cũng hiếm, nên có cái gì đọc được là lính tráng tranh nhau.
Hết phiên gác, nghỉ ngơi ăn cơm xong, tôi đến nhà chú Đ. Cô chú rất vui vẻ hỏi chuyện gia đình, quê quán, học hành...sau cô chỉ và giá sách nhỏ treo trên tường nói:
- Sách ở kia, cậu xem đọc được cuốn nào thì lấy.
Tôi đứng lên ra xem, trên giá toàn mấy tạp trí tiếng Anh, vài cuốn sách lý luận, sách tiếng K... Cuối cùng cũng tìm được cuốn " Văn nghệ quân đội " ngồi nói chuyện một lát nữa tôi đứng lên chào cô chú ra về. Cô nói:
- Cậu lấy thêm sách về mà đọc.
Thấy vậy tôi đành ra giá sách rút đại hai cuốn nữa, trong đó có một cuốn tiếng K.
Cô tròn mắt hỏi:
- Cậu đọc được chữ Kh'mer à ?
- Dạ, cháu có học vài tháng ở Thủ Đức, sau đó sang đây tự học thêm.
- Vậy đây là cuốn gì cậu biết không ?
- Dạ, khô's na ca là tuyên truyền viên ạ.
- Ui, cậu tự học vậy là khá đó.
Chú Đ nói. Tôi chào cô chú ra về. Thực ra về cũng có đọc đâu, xem được cuốn VNQĐ còn cuốn tạp chí Time chỉ xem ảnh, cuốn Tuyên truyên viên thì vứt xó.
Hơn một tuần sau thì trung đội trưởng gọi lên :
- Đ/c qua nhà chú Đ có việc.
Sang đến nơi chú Đ nói luôn:
- Tôi cần một người bảo vệ, cậu Đức bảo vệ cũ đi phép. Cậu có làm được không ? Khi nào Đức nó hết phép quay lại rồi tính sau.
Tôi trả lời :
- Cháu làm gì cũng được. Quân đội điều động làm việc gì thì làm việc đó.
- Vậy để sáng mai giao ban tôi sẽ nói với bên quân lực điều cậu về đây. Công việc thế nào thì cậu Đức sẽ bàn giao cho cậu.
Và từ đó tôi trở thành bảo vệ cho chú Đ. Lúc đó cô chú vẫn ở trong B.68 chưa chuyển ra khu nhà của sứ quán VN hiện nay.
Chú Đ cũng ít đi nên công việc cũng nhàn hạ, không phải thức đêm, không đi công tác. Một tuần 2-3 tối đưa chú đến nhà các lãnh đạo K bàn công chuyện.
Chú nói :
- Đi với chú thì cậu không phải mặc quân phục, đừng mang súng dài, mang khẩu súng ngắn là đủ. Tình hình trong thành phố ổn định dần rồi.
May hồi về SG mua được hai bộ thường phục, từ đó hầu như tôi rất ít mặc quân phục.
Có cái ảnh chống trôi bài, chút nữa ăn cơm xong em viết tiếp.
Cụ ấy liền bên cạnh cụ "Thái Thú " như vậy thì em e rằng dễ rơi vào thế " mỡ treo / mèo đói " lắm..hicc . Kiểu bị đặt lên bệ đứng cạnh tượng ấy mà..phải đứng ngay và cười tươi dù bụng đói muốn nhăn mặt..Chú @angkorvat chắc ngày xưa tốn gái lắm,cao to,mặt sáng
Khoảng thời gian ấy có một bác là chồng một ca sĩ hay người đẹp gì đó làm đại diện ở Cam.Bạn em làm tv quân sự gần đây thôi ạ, nó về nước năm ngoái rồi ạ
Còn bạn làm đại diện hàng không thì cũng từ năm khoảng 2000 ạ.
Có, nhiều là đằng khác, nhưng như thế cán bộ ql trực tiếp nhọc lắm, cơ bản là bọn kia hiểu ta phải DỖ họ học, chơi....Không cho mấy cậu "mục đồng" úp sọt cho nó trận được hả cụ?
Từ hồi sang ở với cô chú Đ thì cũng không vất vả nữa, nhất là không phải thức đêm, ăn uống cũng khá hơn bên lính, chiều nào cũng tập tành. Nên bóng nó cũng sáng dần.Cụ ấy liền bên cạnh cụ "Thái Thú " như vậy thì em e rằng dễ rơi vào thế " mỡ treo / mèo đói " lắm..hicc . Kiểu bị đặt lên bệ đứng cạnh tượng ấy mà..phải đứng ngay và cười tươi dù bụng đói muốn nhăn mặt..
Hay nói cách khác là lắm mỡ rất muốn mèo này xơi. Nhưng mèo này thì đầy do dự ,mình cũng gần cỡ " ngự miêu" nên chén nó có cái khó . he..cháu nói vậy có trúng không cụ angkorwat ?
Đứa đồng nghiệp của cháu tốt nghiệp đại học Bắc KinhCháu có biết đứa cháu vip phết, học bên đó
Hai cụ làm đến đấy rồi mà mất cảnh giác quá. Bên ngoài bao nhiêu Pốt nữ rình rập mỹ nhân kếTừ hồi sang ở với cô chú Đ thì cũng không vất vả nữa, nhất là không phải thức đêm, ăn uống cũng khá hơn bên lính, chiều nào cũng tập tành. Nên bóng nó cũng sáng dần.
Trong sinh hoạt cô chú cũng rất thoải mái, tôn trọng quyền tự do cá nhân. Nên chuyện yêu đương, bồ bịch cô chú ko quan tâm nhiều.
Năm 2006, em thi công đồn Biên phòng 637 Hương Nguyên đới.Đoạn đường HCM từ Quảng Trị vào đến Thạnh Mỹ còn hoang sơ và rất đẹp ạ. Đi đường có thể dừng nghỉ thoải mái vì rất ít xe mà phong cảnh lại rất thích. Bọn em thường vào A Lưới vì bọn em có lắp thiết bị ở ngã 3 từ A lưới đi huế. Rồi từ A lưới đi thạnh mỹ theo đường HCM đáy ạ. Đi hơi vòng vèo nhưng mà vẫn thich
E tàu ngầm suốt chỉ đọc và like , nhưng đọc xong đoạn này e phải com mấy câu: cụ chủ đúng được sinh ra trong gđ Hà nội gốc, cụ là người có học, rất tự trọng, và tử tế . Cảm ơn câu chuyện rất hay !!(Em kể nốt chuyện vàng)
Ba người K lúi húi ở trong một hồi rồi cũng tìm được những thứ họ cần, gồm thư từ, sổ sách và vài cuốn album. Họ cho tất cả vào một cái bao tải nhỏ xách ra ngoài bàn uống nước. Bọn tôi trả lại khẩu súng cho cậu lính K để họ ra về. Nhưng có vẻ họ chưa muốn đứng lên. Sau giây lát ngập ngừng bà lớn tuổi nói:
- Trước khi chạy khỏi Phnom pênh vợ chồng em gái tôi có giấu được một số đồ vật, giờ xin phép được lấy đi để lấy cái sinh sống làm ăn.
Tôi nghĩ chẳng có vấn đề gì, đồ của họ thì họ lấy đi thôi. Tôi gật đầu đồng ý. Họ mượn dụng cụ để đào đất, tôi đưa cho họ cái xẻng bộ binh nhỏ. Đi vòng ra sau biệt thự là một khu vườn nhỏ, có trồng vài cây dừa, một cây xoài lớn. Họ đến gốc xoài và căn thẳng ra sát tường rào, rồi đào xuống, chỉ vài lớp đất khoảng 30cm họ lôi lên một bao tải nhỏ, ở trong là những bộ đồ ăn bằng bạc, lôi bao tải lên, họ đào thêm một lớp xẻng nữa lấy lên hai bao nilon, mỗi bao bằng nửa cái mũ cối, ở trong là các loại vàng trang sức và vàng lá. Họ mang tất cả vào nhà chỗ bàn nước, anh em vây quanh đứng xem làm 3 người có vẻ hoảng sợ. Tôi nói:
- Các chị yên tâm. Không ai làm gì đâu. Các chị có thể thu dọn và rời khỏi đây.
Nghe nói cả 3 người đều tỏ vẻ mừng rỡ. Bà trẻ tuổi chậm chậm chắp tay trước ngực nói:
- Cảm ơn các chú bộ đội VN. Nhờ các chú mà tôi lấy lại được những kỷ vật của gia đình. Tôi muốn tặng mỗi chú một ít quà làm kỷ niệm.
Nói xong bà đưa cho mỗi người một cái nhẫn và vài lá vàng, không quên phần của hai thằng gác ngoài kia. Xong xuôi họ đứng lên chào chúng tôi ra về.
Tôi nghĩ việc này phải thu lại nộp cho cơ quan và báo cáo sự việc. Mang ra bàn với anh em phần đa không chịu. Tôi nói:
- Nhặt đường vàng là hay bị chết. Việc này sớm muộn cơ quan cũng biết, lúc đó tội nặng hơn.
Bọn nó nhao phản đối với lý do đây là họ cho không phải vàng nhặt được nên không kiêng. Cuối cùng tôi quyết định :
- Mỗi ông nộp lại cho tôi một ít để tôi viết báo cáo nộp cho cơ quan. Nếu cơ quan bắt viết tường trình thì các ông phải viết giống nhau từng chi tiết nhỏ nhất.
Mọi người đồng ý. Tôi thu vàng lại và viết nhanh vài dòng báo cáo rồi lên nộp cho phòng hành chính. Ngay tối hôm đó mấy sếp xuống tiểu đội họp khẩn cấp và bắt mỗi người viết một bản tường trình. Bắt mọi người còn vàng phải nộp hết. Nhưng mọi người đều nói đã nộp hết rồi. Sau 2 ngày quay từng thằng một họ cũng thôi. Nhưng tôi bị kỷ luật nặng vì tội cho người lạ vào lấy vàng ở khu vực cấm.
Cách chức TĐT, hạ cấp quân hàm từ hạ sĩ xuống binh nhất.
Chán nản, một tháng sau khi thành phố đã đông dân, việc kiểm tra đỡ ngặt, tôi và thằng Ương (lúc này là TĐT) xin về SG chữa bệnh. Hai thằng về 606 rồi mang hết vàng ra chợ Tạ Thu Thâu bán lấy tiền. Rồi đi mua hai bộ quần áo dân sự ở chợ An Đông. Đi ăn nhậu lung tung ở đất SG một tuần mới hết tiền. Sau một tuần lại nhảy xe giao liên lên Phnom pênh.
-----Hết-----
Cơ bản là thấy ông cháu cũng có vẻ ngoan ngoãn, lễ phép.Hai cụ làm đến đấy rồi mà mất cảnh giác quá. Bên ngoài bao nhiêu Pốt nữ rình rập mỹ nhân kế
Vâng, những bài hát K, em thuộc nhiều. Cụ Keo Chăn Đa sau này làm bộ trưởng Bộ văn hóa. Có đứa con gái rất xinh. Hồi ở Thủ Đức cụ Keo phụ trách đài phát thanh của MT đoàn kết cứu quốc Kampuchia.Cụ có nhớ bài này không?
Hôm đó thử hệ thống loa cho thủ đô PP (6-1979) em đi cùng cụ Khang Sa Rin chủ tịch quân quản TP đến gặp cụ Keo Chăn Đa giám đốc đài phát thanh để test loa và cũng để bộ đội VN nghe chút văn nghệ giảm căng thẳng chăng??? Cụ Khang Sa Rin áo quân phục,cụ Keo Chăn Đa áo trắng( chụp năm 1980 chuẩn bị đại hội Đ lần thứ 1 tại Hoàng Cung) Bonus hình ảnh H. S cùng thời điểm chụp tấm hình này người ngồi ôm gối
Đến giờ mỗi lần e nghe , em vẫn nguyên cảm xúc , hình ảnh PP năm 79. Nhạc sỹ sáng tác bài này đã lồng giai điệu khởi đầu bằng điệu: Sa ri ka keo , rất dễ nhớ và gần gũi. Các cụ đã nghe bài Sốc s_bai Sóc Trăng sẽ liên tưởng đến giai điệu này( nôm na gọi là điệu Con Sáo)
Cảm xúc trên đường Phnông Pênh
CẢM XÚC TRÊN ĐƯỜNG PHNÔNG PÊNH Sáng tác: Vũ Thanh Trình bày: Bích Liên. 1- Vui sao hôm nay nắng lên chan hòa đẹp trời Phnom Penh Ngọn cờ hồng tung bay sáng tươi trên khu vườn mến yêu Tung tăng em thơ bước nhanh đến trường đường rộn ràng vui Và màu hoa áo mới mắt ai tươi lên niềm ước ...bcdcnt.net
'buông xà rông ra chơi coi' thì hay hơnTiếng Cambodia em biết câu "Buông xà rông ra coi chơi" không biết có đúng ngữ pháp ko
Tướng Kim Tuấn nhà ở khu Nam đồng & là Bố của Trung tướng BS Thu Hà thì phải...?Em có nghe 1 bác hx nói 1 tướng của ta bị trúng đạn phục kích ngay trên xe comanca..sau tra hu gồ ra ông tướng này.ông mất khi còn rất trẻ.hình như người Hà Tây cụ ạ.
Cậu ruột em ( đi k lứa sau) bảo .bọn pot có sở trường đánh du kích.bọn nó hay dùng B và hay mò vào cài mìn.nó còn cải trang quân chính phủ khiêng cáng trong có thằnh khác giả bị thương.vào đc bv dã chiến bọn nó thịt ráo cả bs ..và thương binh,cảnh vệ ta.đánh nhau với nó k dễ phim đâu cụ ạ.
Trung tướng Lê Thu Hà sinh năm 1957, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Mẹ Bà là bác sỹ quân y ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (đã nghỉ hưu), cha là Trung tướng Lê Hai - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chồng bà cũng là một vị tướng - Thiếu tướng Vũ Huy Nùng - nguyên là Phó giám đốc Học viện Quân y.Tướng Kim Tuấn nhà ở khu Nam đồng & là Bố của Trung tướng BS Thu Hà thì phải...?
Sorry e nhầm!Trung tướng Lê Thu Hà sinh năm 1957, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Mẹ Bà là bác sỹ quân y ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (đã nghỉ hưu), cha là Trung tướng Lê Hai - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chồng bà cũng là một vị tướng - Thiếu tướng Vũ Huy Nùng - nguyên là Phó giám đốc Học viện Quân y.
Cụ H S này hỏng một mắt từ hồ trẻ như thế nào Cụ Lầy có biết không ak?Cụ có nhớ bài này không?
Hôm đó thử hệ thống loa cho thủ đô PP (6-1979) em đi cùng cụ Khang Sa Rin chủ tịch quân quản TP đến gặp cụ Keo Chăn Đa giám đốc đài phát thanh để test loa và cũng để bộ đội VN nghe chút văn nghệ giảm căng thẳng chăng??? Cụ Khang Sa Rin áo quân phục,cụ Keo Chăn Đa áo trắng( chụp năm 1980 chuẩn bị đại hội Đ lần thứ 1 tại Hoàng Cung) Bonus hình ảnh H. S cùng thời điểm chụp tấm hình này người ngồi ôm gối
Đến giờ mỗi lần e nghe , em vẫn nguyên cảm xúc , hình ảnh PP năm 79. Nhạc sỹ sáng tác bài này đã lồng giai điệu khởi đầu bằng điệu: Sa ri ka keo , rất dễ nhớ và gần gũi. Các cụ đã nghe bài Sốc s_bai Sóc Trăng sẽ liên tưởng đến giai điệu này( nôm na gọi là điệu Con Sáo)
Cảm xúc trên đường Phnông Pênh
CẢM XÚC TRÊN ĐƯỜNG PHNÔNG PÊNH Sáng tác: Vũ Thanh Trình bày: Bích Liên. 1- Vui sao hôm nay nắng lên chan hòa đẹp trời Phnom Penh Ngọn cờ hồng tung bay sáng tươi trên khu vườn mến yêu Tung tăng em thơ bước nhanh đến trường đường rộn ràng vui Và màu hoa áo mới mắt ai tươi lên niềm ước ...bcdcnt.net