Cảm ơn cụ 3/4 cũng là quá nhiều rồiCụ ấy lưỡi dẻo hơn kẹo kéo nên em cũng chỉ tin 3/4 như cụ thôi
Cảm ơn cụ 3/4 cũng là quá nhiều rồiCụ ấy lưỡi dẻo hơn kẹo kéo nên em cũng chỉ tin 3/4 như cụ thôi
Đã dẻo lại còn dài nữaCụ ấy lưỡi dẻo hơn kẹo kéo nên em cũng chỉ tin 3/4 như cụ thôi
em tin 1/2 thôi vì nghĩ lòng vả... cũng như lòng sungCụ ấy lưỡi dẻo hơn kẹo kéo nên em cũng chỉ tin 3/4 như cụ thôi
Đọc khúc này, em là men mà cũng thấy nước mắt trực trào, quá thương các cụ lính và cảm phục cách suy nghĩ của cụ Wat, quá lý tưởng.(...Em mổ cò tiếp...)
Chồng Út đi khỏi, tôi quay ra hỏi Út :
- Em đặt tên cho bé Anh Vũ à ?
- Dạ, có sao không anh ?
- Không sao. Anh Th không phản đối gì sao ?
Út lắc đầu khẽ nói:
- Trước khi nhận lời với anh Th, em đã kể rất nhiều về anh. Anh Th biết về anh nhiều hơn anh tưởng đó. Anh Th chấp nhận và tôn trọng những gì trong quá khứ giữa anh và em. Anh Th còn nói :" Dù sao thì anh T cũng đã hy sinh cuộc sống cho tổ quốc. Anh ta là một người lính đáng trân trọng. Anh chấp nhận hình bóng của anh trong trái tim em"
- Vậy thì anh mừng cho em đã chọn được một người chồng tốt. Biết trân trọng quá khứ của vợ.
Bỗng tiếng má trong bếp vọng ra :
- Út à, vô giúp má một chút.
Nghe má kêu, tôi đưa tay đón con bé trong tay Út :
- Anh Vũ qua bác nào, cho má giúp ngoại một chút rồi má ra.
Con bé cũng không làm mặt lạ với tôi, liền nhoài sang với tôi. Tôi bế con bé ra sân đứng ngắm đường phố.
- Bác cháu mình ra đây đón ba nhé.
Con bé nghiêng đầu chăm chú nhìn mặt tôi một lúc bảo.
- Bác cho con vào nhà con nói với bác cái này nghe.
- Ồ, con định nói cái gì ?
Vừa hỏi tôi vừa đưa con bé vào nhà. Út cũng từ bếp đi lên. Đón Anh Vũ trong tay tôi.
- Ra với má đi con. Đừng quấy rầy bác.
- Không sao, con bé rất đáng yêu. Em có việc gì cứ làm đi. Mà Anh Vũ định nói gì với bác nào ? Nói đi bác nghe.
Con bé ngập ngừng, liếc nhìn Út rồi nói với tôi :
- Con biết bác là ai rồi. Bác không phải bạn má con. Mà bác là anh Hai của má.
Tôi cười :
- Ừ, thì bác là anh Hai của má con cũng vậy mà.
Con bé lại nói tiếp :
- Con còn được xem ảnh bác rồi. Có lần má nhìn ảnh bác, má còn khóc đó. Con hỏi thì má bảo : Đây là anh Hai của má.
Con bé nói liền một hồi là Út không kịp ngăn. Cô cúi mặt :
- Con nhỏ tầm bậy. Má khóc khi nào ? Thôi, ra má bóc kẹo cho nào.
Lúc đó thì chồng Út cũng về tới. Út đứng lên đỡ mấy gói giúp chồng. Anh ta nhìn tôi phân trần:
- Phải đợi họ quay con vịt nên để anh chờ hơi lâu.
- Không sao, tôi rảnh mà.
Anh ta lấy ra một chai rượu trắng :
- Bữa nay anh và tôi cùng nhậu thâu đêm ha ?
Tôi lắc đầu cười :
- Cảm ơn anh tôi không nhậu được. Hồi trước mỗi khi chia tay đồng đội tôi có uống một chút thôi.
Nghe tôi nói vậy, Út cũng lên tiếng đỡ cho tôi :
- Anh T không biết uống rượu đâu anh Th. Lần trước ăn cơm với má. Má mời mãi mà anh T cũng chỉ uống một chút.
Th đưa mắt nhìn tôi :
- Thật vậy sao ?
Tôi gật đầu xác nhận :
- Út nhớ chính xác đó.
Th lại quay ra :
- Không uống rượu thì uống bia vậy. Không lẽ bao năm mới gặp lại mà chúng ta không uống mừng. Anh chờ một chút.
Thấy Th như vậy tôi cũng không từ chối nữa. Th lấy xe máy chạy đi. Má cũng từ bếp đi lên :
- Thôi, Út dọn cơm đi con. Dẹp cái bàn trải chiếu xuống đất mà ngồi. Vũ Anh ra với ngoại cho má làm đi con.
Tôi đứng lên dẹp giúp Út cái bàn và mấy cái ghế vào. Th cũng đã trở về mang theo két bia. Má giục chúng tôi:
- Ba đứa ngồi xuống ăn đi. Má lấy cơm cho Anh Vũ ăn, rồi má ăn sau một chút.
Út cũng ngồi xuống giữa tôi và Th. Th lấy bia rót ra ba cái ly rồi nói :
- Chúc mừng ngày hội ngộ sau 10 năm giữa anh và Út.
Chúng tôi nâng ly vui vẻ. Nhưng khuôn mặt Út vẫn tư lự, thoáng buồn. Sau vài ly bia nhỏ Th mới nói :
- Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh. Và anh cũng vậy. Nhưng tôi biết anh từ khi khi tôi và Út chưa yêu nhau. Mỗi lần tôi bày tỏ tình cảm với Út thì Út lại kể với tôi về anh. Cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng muốn có tình cảm của Út thì phải chấp nhận cả hình bóng của anh trong trái tim cô ấy. Mà thôi, chúc sức khỏe của anh. Chúc anh đã an toàn trở về và đã đến thăm gia đình nhỏ của tôi. Chúng ta một thời là tình địch, nhưng giờ là bạn bè anh em.
Nghe chồng nói vậy, Út định nói gì đó nhưng tôi vội giơ tay ngăn lại. Nâng cốc bia tôi nói nhỏ, với anh ta :
- Vâng, chúc sức khỏe. Còn "tình địch" ư ? Tôi và anh chưa bao giờ là "tình địch" ngày xưa, bây giờ và mãi mãi về sau sẽ là như vậy. Trong chuyện này tôi và anh chỉ là người đến trước và kẻ đến sau thôi.
Út nhìn tôi gật đầu. Nghe tôi nói vậy, Th cúi đầu suy nghĩ một giây rồi cất tiếng :
- Anh nói đúng. Có lẽ đúng là như vậy. Nhân đây tôi muốn hỏi anh một điều, anh cho phép chứ ?
- Giữa chúng ta có gì phải khách sáo. Chuyện giữa tôi và Út thì chắc Út đã kể hết cho anh nghe. Và anh đã chấp nhận. Có điều gì anh muốn hỏi thì cứ hỏi. Tôi sẽ cố gắng trả lời anh.
Nhấp một ngụm bia, Th giơ tay chống cầm cằm hỏi :
- Anh có thể cho tôi biết ? Năm 1979 sang Campuchia tại sao một năm sau anh không liên lạc với Út nữa ? Để cho Út thương nhớ anh mấy tháng trời. Anh làm vậy có tàn nhẫn với Út không ? Tuy rất quí mến và tôn trọng anh nhưng riêng điều này thì tôi thấy không phải lắm.
Chà, anh chàng này bênh vợ, muốn lên án mình đây. Cũng tốt, đáng khen. Lúc này má đã ngồi xuống mâm. Tôi lấy rót cho má ly bia :
- Con chúc má sức khỏe.
Má cười vui vẻ :
- Chờ mày chúc má lần sau chắc 10 năm nữa. Lần 2 cách lần đầu gần 4 năm, lần 3 cách lần 2 gần 6 năm... Thôi, má uống chút xíu thôi.
Tôi quay sang Th. Anh ta vẫn chống cằm chờ tôi trả lời.
- Vâng, đúng. Năm 1982 và lúc này tôi cảm thấy mình có lỗi và tàn nhẫn với Út. Nhưng những năm 1979-1980 thì không. Những năm đó chiến tranh thế nào ? Chắc anh và Út đều hiểu. Út đưa bao nhiêu nhóm trinh sát sang bên kia, và Út đón được bao nhiêu nhóm trở về ? Khi giải phóng Campuchia. Chiến tranh lùi xa biên giới, nơi đây mọi người yên ổn, cuộc sống mới lại đâm chồi, nảy lộc. Nhưng với người lính chúng tôi thì cuộc chiến mới lại bắt đầu. Và nó tàn khốc hơn rất nhiều. Là một người lính ở một đơn vị đặc biệt tôi mang những lá thư và hình bóng Út rong ruổi khắp đất nước Campuchia. Ở đó tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể hy sinh bất cứ lúc nào ? Cái chết rập rình chúng tôi từ mọi phía. Trên đường đi chúng tôi tồn tại đến lúc nào thì biết lúc đó. Người đồng đội vừa hút chung điếu thuốc vài giây sau đã nằm trong tay tôi với những vết thương đẫm máu. Mỗi lần trở về tôi mong từng cánh thư của Út, đó là nguồn động viên rất lớn với tôi. Không lẽ tôi muốn từ bỏ nguồn an ủi duy nhất đó. Quay trở lại vấn đề tại sao tôi dừng viết thư cho Út. Anh biết đó, ba Út cũng là một chiến sĩ chống Mỹ. Má tần tảo sớm hôm nuôi hai đứa con. Hàng đêm nghe tiếng súng nổ má vừa ôm con vừa cầu mong cho ba Út được bình an trở về. Và rồi cái ngày ba Út hy sinh trên đường công tác. Má ở vậy nuôi con. Hằng đêm nhìn ảnh chồng trên bàn thờ mà khóc một mình.
Vậy thì tại sao tôi lại để Út phải dẫm lên vết chân của má. Một người con gái như Út xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc để thực hiện ước mơ nhỏ bé của mình là : cô giáo dạy văn. Tôi không cho phép mình tước đi giấc mơ đó. Theo anh nếu tôi vẫn níu kéo mối tình đó, và nếu tôi hy sinh trên chiến trường thì có công bằng đối với Út không ?
Lúc này, mâm cơm im lặng. Út đã buông bát đũa, khuôn mặt cô đẫm nước mắt từ lúc nào. Má cũng ngậm ngùi lau nước mắt. Th đưa hai tay chống cằm mắt đăm đăm nhìn cốc bia sủi bọt vàng sóng sánh...
(...vẫn chưa hết được các cụ ạ...)
Em khác, em bảo là lão Oắt hâm. angkorwat anh nhể .Đọc khúc này, em là men mà cũng thấy nước mắt trực trào, quá thương các cụ lính và cảm phục cách suy nghĩ của cụ Wat, quá lý tưởng.
Nhiều lúc cũng sểnh chân sểnh tay đấy chú ạ. Người chứ có phải thánh đâu. Nhiều khi hành động theo con tim chứ không phải lý trí nữa. Cô Út và Chan Thu đều là những phụ nữ mạnh mẽ và quyến rũ.Em khác, em bảo là lão Oắt hâm. angkorwat anh nhể .
Đùa vậy thôi, đàn ông đa phần là thế, bao h cũng nhìn trc nghĩ sau, thu vén vẹn tròn...
Em cũng góp nửa băng AK trong di tích Angkor Wat đấy. Năm 2021 quay lại Angkor mà chịu, loanh quanh cả buổi sáng không nhận ra được đã bắn nhau chỗ nào. Chỉ nhớ mang máng khu vực thôi. Hồi ấy Angkor um tùm, rậm rạp, đường mòn bé tẹo, như rừng Trường Sơn cả một khu vực rộng lớn như vậy chỉ có một tiểu đoàn của quân khu 9 canh giữ và truy quét tàn quân.
Nhiều lúc cũng sểnh chân sểnh tay đấy chú ạ. Người chứ có phải thánh đâu. Nhiều khi hành động theo con tim chứ không phải lý trí nữa. Cô Út và Chan Thu đều là những phụ nữ mạnh mẽ và quyến rũ.
1982 thì được nhưng đến 1988 thì không được nữa rồi. Ảnh hưởng đến quá nhiều người.Em thế hệ 8x đọc chuyện cũng cay mắt quá, chuyện quá hay và cách kể chuyện của cụ rất gần gũi. Nhất là chuyện với cô Út, phải em năm 88 gặp được trong hoàn cảnh ấy chắc cũng bỏ hết mà đi với nhau mất.
Em nghĩ khác. Chính là cụ.Nhiều lúc cũng sểnh chân sểnh tay đấy chú ạ. Người chứ có phải thánh đâu. Nhiều khi hành động theo con tim chứ không phải lý trí nữa. Cô Út và Chan Thu đều là những phụ nữ mạnh mẽ và quyến rũ.
Có gì đâu cụ em và Út nói chuyện văn học thôi. Nếu em nhớ không nhầm là nói về tác phẩm " Rừng Xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành thì phải
em chạ tin , nhưng đúng là tình chỉ đẹp... khi còn đang dang dở cụ angkorwat nhỉCó gì đâu cụ em và Út nói chuyện văn học thôi. Nếu em nhớ không nhầm là nói về tác phẩm " Rừng Xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành thì phải
em tàu ngầm đọc câu chuyện của cụ khá lâu, nay mới comment.(...viết nốt..)
Tôi bước ra cửa, thấy Út vẫn đứng tần ngần trong phòng. Liếc qua đồng hồ 9h30', đã muộn với một tỉnh lẻ biên giới. Tôi quay lại giục Út :
- Út à, về thôi em. Khá muộn rồi đấy, đừng để ở nhà mong.
Út bước đến và ...ôm chặt lấy tôi, thì thào :
- Anh đứng yên để em ôm anh một lần cuối cùng, để em được ngửi mùi mồ hôi của người lính vừa trở về từ bên kia biên giới.
Út áp khuôn mặt vào ngực tôi, nước mắt Út lại trào ra ướt đẫn ngực áo quân phục. Tôi đứng yên, vuốt nhẹ mái tóc Út.
Giọng Út vẫn nghẹn ngào :
- Anh không nỡ ôm em một lần sao ? Hãy để cho em tận hưởng cảm giác được anh yêu một lần.
Đầu óc tôi hỗn loạn tình cảm, lý trí, trách nhiệm. Giọng tôi lạc đi :
- Thôi em, tất cả đối với chúng ta đã quá muộn rồi.
- Không, tình yêu của em đối với anh không bao giờ muộn. Cả đời này em chỉ yêu duy nhất người lính trinh sát của em thôi.
Út buông lỏng đôi tay. Ngửa mặt nhìn tôi và khép đôi mắt lại. Tôi cúi xuống và đôi môi chúng tôi quấn quýt lấy nhau. Thời gian như ngưng đọng, Út lả đi trong vòng tay của tôi...
Lén giơ tay nhìn đồng hồ, đã hơn 11h đêm. Tôi nhẹ nhàng nói với Út :
- Về thôi em. Anh đưa em về không thể nấn ná muộn hơn được nữa đâu.
Út gật đầu mỉm cười :
- Anh lại đưa em về như cách đây 10 năm.
- Uh, anh sẽ đưa em về và đứng nhìn đến khi em khép cánh cửa.
Hai chúng tôi vội vã đi ra đường. Phố xá vắng lặng. Một vài bóng đèn đường hắt ánh sáng vàng vọt xuống đường. Hai cái bóng đổ dài xuống mặt đất. Hơn 10' sau tôi đưa Út đến nhà. Chìa tay bắt tay Út :
- Thôi, tạm biệt. Sẽ rất lâu chúng ta mới lại gặp nhau.
Út vẫn giữa chặt tay tôi nói :
- Cảm ơn anh vì lần ghé thăm này. Em đã có một buổi chiều và một buổi tối rất hạnh phúc bên anh. Đó là điều em mong ước từ khi chia tay anh tại đây 10 năm trước. Sau này ra bắc nhớ biên thư cho em. Cuộc chia tay giống 10 năm trước thì phải có thêm cái này...
Út kiễng chân hôn nhẹ lên má tôi. Rồi buông tay đi vào sân. Tôi giơ tay chào Út, cô dừng lại trước cửa, vẫy tay mỉm cười ánh mắt vui vẻ tràn đầy hạnh phúc. Bất giác tôi đưa mắt nhìn lên, thoáng một bóng người đang bước vội từ ban công vào nhà.
Tôi quay bước vội vã sải những bước dài về khu trọ bến xe. Căn phòng nhỏ vẫn lẩn quất mùi hương của Út. Sáng sớm hôm sau tôi nhảy chuyến xe sớm nhất về SG.
Sau đó vài tháng tôi về HN. Cuộc sống cứ thế trôi đi với những lo toan đời thường. Mỗi năm tôi và Út thường viết cho nhau vài lá thư vào những dịp lễ Tết. Hỏi thăm sức khỏe, công việc. Lá thư nào của Út cũng mở đầu bằng câu " Anh lính trinh sát của em..."
Rồi năm 2005 Má Út qua đời, tôi có việc bận ở xa nên không vào đưa tiễn má được. Sau khi có cái khôn phone thì chúng tôi thăm hỏi nhau thường hơn.
Năm 2008, lại 20 năm sau cái đêm hôm đó cả nhà Út ra HN chơi. Út cũng chuẩn bị nghỉ và Anh Vũ chuẩn bị lấy chồng. Tôi trở thành hướng dẫn viên và lái xe đưa cả nhà Út đi chơi những danh lam thắng cảnh Thủ đô. Tôi đưa họ đi Hạ long, Sapa...
Anh Vũ theo nghiệp ba má cũng là một cô giáo và sắp kết hôn với một anh lính của tỉnh đội. Gặp tôi cô bé rất vui và vẫn nhớ bác Hai ngày nào. Có lần hai bác cháu đi quanh nhà thờ đá Sapa cô bé giật tay tôi và nói :
- Bác Hai, sau này con lớn. Má kể cho con nghe chuyện má và bác Hai ngày xưa. Con nghe mà thương Má và bác Hai quá. Mà giờ bác Hai còn thương má con không ?
- Chuyện người lớn con hỏi làm chi. Bác và má con đều già rồi. 50 tuổi rồi còn gì.
- Nhưng má con thì vẫn thương nhớ bác Hai. Con tôn trọng tình cảm của má. Nhưng con cũng thương ba con. Ba con rất yêu thương vợ con. Nhưng nhiều khi con thấy ba cứ buồn buồn. Có vì trong trái tim má chỉ có mình bác Hai thôi. Người lớn thật là phức tạp. Mà sau này con cũng mới biết tên con là họ của bác Hai. Thành ra cái tên con như tên con trai, mỗi điều này làm con ghét bác Hai ghê...
Cô gái cười, đôi mắt to tròn và đẹp như mắt cô Út ngày xưa nheo mắt nhìn tôi ...
- Mà khi nào con cưới, con mời bác Hai vô dự nghe.
Ngày cưới Anh Vũ tôi cũng không vào được. Năm 2015 Anh Vũ gọi điện báo cho tôi Mr Th ba cô bé cũng đi theo bà ngoại vì đột quỵ sau một bữa liên hoan.
Vì chỉ có mình Anh Vũ, nên vợ chồng Anh Vũ dọn về sống cùng Út trên cái nền nhà xưa của bà ngoại. Út hàng ngày vui vẻ cùng hai đứa cháu ngoại. Căn nhà ngày xưa đã phá đi xây lại to đẹp hơn xưa.
Cuối 2022 tôi đi công tác Phnom Penh liên tục nên cũng ghé qua thăm Út và Anh Vũ vài lần. Tôi và Út vẫn thường ra ngồi uống cafe trên con phố cũ...
P/S: Câu chuyện này đáng lẽ phải kể trước chuyện Chan Thu mới đúng trình tự thời gian. Nhưng do tôi không muốn kể vì còn Út và Anh Vũ. Năm 2022 sau khi gặp Út và Anh Vũ thì họ cũng không phản đối. Nên đến giờ tôi mới kể quãng đời lính ngắn ngủi tại biên giới Tây Ninh. Tôi đã đổi một địa điểm trên địa bàn tỉnh TN. Còn lại thì giống như chuyện đã xảy ra thời gian đó.
Chuyện cô Út chấm hết tại đây.
Còn câu chuyện " Lần đầu đến Angkor " có lẽ sang tuần tôi sẽ mổ cò tiếp.
Thấm thoắt đã sang 2024, vậy là năm nay cụ thớt đã gần thất thập.Cụ chủ thớt đã 64t, con cháu chắc đủ đầy. Cụ nên sử dụng từ ngữ sao cho vừa fun mà vẫn đủ sự trân trọng.
cụ anh ơi, vụ gặp nhau 10 năm trước với vụ cụ thăm má mà chạy trốn cô Út ở cmt số bao nhiêu vậy? tại vì cụ cmt loạn khắp nơi nên e tìm mãi chả thấy.1982 thì được nhưng đến 1988 thì không được nữa rồi. Ảnh hưởng đến quá nhiều người.