- Biển số
- OF-580034
- Ngày cấp bằng
- 19/7/18
- Số km
- 3,679
- Động cơ
- 63,558 Mã lực
Chấm phẩy
Chuẩn cụ những người chẳng may bị như này hoặc thiếu kiểm soát bản thân về mặt tình dục ở vào cái thời thông tin thiếu hiểu biết thường bị bàn tán xa lánh.Lớp ĐH của em cũng có một bạn gái bị bệnh này. Hồi đó trẻ con nên không biết gì, cả lớp đều sợ. Nhất là cậu lớp phó "được" bạn ấy thích thì không có bút nào tả hết được cái sợ của cậu ấy.
Lớp ĐH em cũng có một bạn bị bệnh này
2 cụ này học cùng lớp àLớp ĐH của em cũng có một bạn gái bị bệnh này. Hồi đó trẻ con nên không biết gì, cả lớp đều sợ. Nhất là cậu lớp phó "được" bạn ấy thích thì không có bút nào tả hết được cái sợ của cậu ấy.
Nếu có xxx cả đại đội biết, câu truyện viết theo hướng khác.Nên giờ cụ chủ thớt với con mắt của người già 64t đủ bản lĩnh bao dung để nói rằng năm đó nếu chị Thêu là người HN thì tôi sẽ xxx và hẹn hò.
Nhưng em vẫn khẳng định năm đó cụ thớt cho dù có xxx thì sau khi kết thúc cả hai sẽ xấu hổ, lảng tránh sợ hãi... chứ kg có chuyện chịu trách nhiệm. Vì đó là tình dục, bản năng kg phải xuất phát từ tình yêu.
Sợ không dám chén thôi, tình dục không điều khiển bằng ý chí kiên định được.Một người với ý chí kiên định và tinh thần trách nhiệm thật lớn cụ ạ
Lâu lắm rồi chả thấy cụ viết tiếp Hồi ký lính hậu phương nhỉ, làm e cứ ngóng suốtCòn là vấn đề của người Hà Nội và Người Quê nữa.
Theo em đây mới là vấn đề khó giải quyết nhất
Thế nên người ta mới nói trai thời loạn , gái thời bình mà cụ. Gái thời bình là có giá trị nhất. hoà bình được mấy trục năm mà con gái đã có giá trị rồi. Chỗ em gái 1 con bỏ chồng hoặc chồng bỏ bây giờ lấy trai tân hết. Còn các ông 25-40 chưa vợ thì nhiều.Câu chuyện này có thể kết thúc sẽ khác, nếu cụ thớt là mối tình đầu tiên của mợ T. Cụ ấy chỉ là người đến sau, nên lại càng cân nhắc hơn.
E vẫn phục cụ nhưng e cứ nói thẳng như vậy. Chiến tranh kiểu gì thì kiểu, khổ nhất vẫn là phụ nữ. Phụ nữ VN thời đó là nhất quả đất. Thế hệ trẻ bây giờ có được sự bình đẳng giới (ở mức độ như hiện tại) phải cảm ơn sự lao động, chiến đấu, hi sinh,… của thế hệ phụ nữ đã qua 2 cuộc kháng chiến.
Quê lúa TB có Bến Không Chồng, (đã đi vào tiểu thuyết), quê ngoại e cũng ở 1 bến như vậy.
Em tạm dừng vì viết tiếp một cách chân thực sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của một số người nên cũng phân vân.Lâu lắm rồi chả thấy cụ viết tiếp Hồi ký lính hậu phương nhỉ, làm e cứ ngóng suốt
Đọc đoạn này cháu xúc động quá,dù lời văn mộc mạc mà vẫn diễn tả chân thực cái cảnh lúc chia ly,chiếm tranh làm dang dở rata nhiều ước mơ ,hoài bão và cả tình yêu đôi lứa.(Em viết nốt chuyện này. Mai chuyển truyện khác)
Đầu tháng 6/1977 đúng như lời hứa của sư trưởng Tô Đá Mạn. Đã có đợt ra quân đầu tiên gồm hơn 20 quân nhân nữ. Cứ sau vài ngày lại một đợt, dù chưa có tân binh bổ sung. Các C nữ vắng dần, tối thứ 7, CN không còn người ra vào chơi tấp nập nữa. Rồi lại rộ lên tin sư đoàn sau khi bổ sung tân binh sẽ vào Tây ninh.
CN hàng tuần em vẫn lên E bộ chơi bình thường. Chị Thêu cũng trở lại vui vẻ như cũ. Ăn nói cử chỉ cũng bạo dạn hơn không như trước. Em cảm thấy yên tâm. Gần cuối tháng 6/77 có đợt ra quân lớn 3 đại đội nữ đi hết sạch. Thay vào đó là một bộ khung cán bội nam. Các anh lính cũ từ 1972 trở về trước cũng lần lượt về quê. Anh Phún, Vầy, Khâm, Chích ...cũng ra về. C9 bọn em chỉ còn 30 chục ông lính 1973 đến 1976.
Một buổi sáng cuối tháng 6, chị Thêu gọi điện thông báo:
- CN tới chị ra quân về quê, em lên chơi với chị.
Nghe xong em sững người nhưng cũng trả lời:
- Tốt rồi, vậy là chị đạt được nguyện vọng mà không phải khỏa thân biểu tình.
- Thôi đi ông tướng, đang buồn nẫu ruột đây. Mai lên chơi rồi chị em nói chuyện.
- Em bận lắm, đang phải sửa sang lán trại chuẩn bị đón tân binh, giờ C em còn ít người làm sao kịp.
Giọng chị nghe chùng hẳn xuống:
- Vậy thôi, nhưng CN lên tiễn chị nhé, chị mong em lắm đấy.
- Vâng, chắc chắn em sẽ lên.
Bỏ ống nghe xuống em vừa vui vừa buồn. Vui vì chị được về đoàn tụ gia đình, cuộc sống đỡ vất vả. Vui vì bản thân mình thoát khỏi một mối quan hệ rắc rối, bùng nhùng. Nhưng buồn và nhớ vì phải xa chị.
Sáng CN, quần áo chỉnh tề, quân dung tươi tỉnh, lấy chiếc lược làm bằng ống pháo sáng ra đút túi ( chiếc lược này xin mãi ông Chích mới cho)
Em chuẩn bị lên đường. Có tiếng điện thoại reo, tiếng chị Thêu :
- Em không phải lên nữa đâu, có xe của Trung đoàn đưa bọn chị ra sư chạy ngang C9, em đứng chờ ở đường là được.
- Vâng.
Nhìn đồng hồ hơn 7h, em túc tắc leo lên con dốc nhỏ dẫn ra đường lớn, đứng đợi ven đường. Một lát sau thấy chiếc xe Zin từ E bộ chạy lại, trên thùng xe có hơn chục người của E bộ và trạm quân y. Xe dừng trước mặt em. Em chạy vòng ra thùng định nhảy lên thì chị đi ra cuối thùng xe:
- Đỡ hộ chị chiếc ba lô.
Đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, em cũng đưa tay đỡ chiếc balo xuống. Chị nhẩy xuống đất, giơ tay chào mọi người trên:
- Đi trước đi.
Em hỏi:
- Chút nữa mình đi xe nào ?
Chị cười chỉ vào chân:
- Đi xe chân
- Trời đất, từ đây ra Khe Sanh 2 chục cây đấy chị ơi.
- Chị còn không biết sao ? Em không đi thì chị đi một mình. Đằng nào mai sư đoàn mới đưa ra Đông Hà.
- Thôi được, em đi cùng chị.
Nhìn đồng hồ gần 8h, em nhẩm tính khoảng hơn 12h ra đến nơi, loanh quanh khoảng 1h em quay lại C9 trời tối là vừa.
Em đeo ba lô giúp chị, cái ba lô nhẹ nẫng, chắc trong đó chỉ có một bộ quần, cái chăn, màn, võng và vài đồ lặt vặt của phụ nữ. Gia tài của người lính hơn 3 năm trời chỉ có vậy. Em hỏi:
- Sao ba lo chị nhẹ vậy ?
- Đồ linh tinh chị vứt lại hết vì có ý định đi bộ cùng em, sợ em mệt. Ra chợ Đông Hà chị mới mua ít quà về cho nhà.
- Thế cũng tiện, chị chu đáo quá. Được về nhà chị vui không ? Chẳng biết bao giờ em mới được về phép. Em nhớ nhà lắm rồi.
- Vui gì đâu, buồn nhiều hơn. Chị em mới quen nhau được vài tháng đã phải chia tay. Số chị nó khổ vậy. Em phải nhớ chị nhiều đấy nhé, chăm viết thư cho chị.
Vừa đi vừa nói chuyện bông lông ba la. Hơn 10h, chắc đã đi được nửa đường. Con đường 14 trải cấp phối, hẵn hữu mới có một chiếc xe chạy qua tung bụi mù mịt. Mỗi lần như vậy chị lại úp mặt vài vai em để tránh bụi. Đi giữ đường cái to nên em chẳng ngại, kệ cho chị làm gì thì làm. Hơn một giờ sau ven đường có cây to chị nói :
- Đây nghỉ chút em.
Hai chị em đi vào dưới gốc cây ngồi nghỉ. Chị lấy trong túi mìn ra một bi đông nước đưa cho em. Ngồi khoảng 15', em đứng dậy bảo :
- Đi thôi chị, đến nơi em còn quay về không muộn.
Chị kéo tay em ngồi xuống :
- Từ từ ngồi xuống chi hỏi em câu này : em thấy chị thế nào ?
- À, chị xinh xắn, hiền lành, nhu mì, chu đáo, quân tâm đến mọi người.
- Em có cảm tình với chị không ?
- Có chứ, không có thì sao em với chị chơi được với nhau mấy tháng trời.
Chị nhìn thẳng vào mắt em, giọng nói trở lên nghiêm túc :
- Vậy em trả lời thật cho chị biết: yêu cầu của chị bên bờ suối hôm đi sửa đường dây em có thể đáp ứng được không ?
Em vờ nhăn trán, mặt giả ngu:
- Hôm ấy chị nói gì nhỉ, em không nhớ rõ.
- Chắc chắn em còn nhớ, đừng giả vờ. Ngày mai chị về quê. Mọi việc chắc chắn sẽ không ai biết. Em không sợ ảnh hưởng đến tương lai của em. Mọi chuyện chỉ em và chị biết.
Em ngồi thừ ra suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nó:
- Thật sự em không thể làm theo ý chị. Em không thể để chị chịu thiệt thòi như vậy. Nhỡ đâu sau vài tháng về quê chị to bụng thì chị ăn nói kiểu gì với bà con hàng xóm gia đình rồi sẽ xảy ra lắm chuyện chị không chịu đựng nổi đâu.
Chị đã bắt đầu khóc:
- Chị đã biết những điều này nhưng chị đã quyết định. Hỏi em câu cuối cùng: em có chiều chị được không ?
Em nhắm mắt suy nghĩ, không dám nhìn chị vì sợ mình sẽ mềm lòng. Mở mắt ra em quả quyết nói:
- Xin lỗi chị, em không thể. Thực lòng em mong chị về quê vui vui vẻ và sẽ có một gia đình hạnh phúc. Khi nào em về phép có thằng nó gọi bằng chú.
Chị ể oải đứng, giọng đượm buồn đẫm trong nước mắt:
- Vậy thôi, chị hiểu em rồi. Ta đi thôi.
Từ đó lên tới sư đoàn không ai nói với ai câu nào. Gần tới cổng sư đoàn chị mới dừng lại.
- Em tiễn chị tới đây được rồi. Đưa ba lo cho chị. Em gỡ ba lô ra khỏi vai đưa trả chị. Chị cũng lấy cái túi mìn đưa cho em nói :
- Tặng lại cho em cái túi và bi đông nước chị về quê không dùng nữa. Trong túi còn một cái khăn len chị vẫn hay dùng vào mùa đông, 2 bao thuốc lá, hộp kim chỉ, có cuốn sổ nhỏ nữa trong đó chị ghi địa chỉ của chị và vài dòng cho em. Em giữ lấy mà dùng. Giờ không có chị em phải tự chăm lo cho bản thân. Phải nhớ đên chị và chăm viết thư nhé.
Nghe chị dặn dò ân cần như một bà mẹ, em nước mắt cũng rưng rưng nghẹn ngào:
- Vâng, em nhớ rồi. Chị cũng giữ gìn sức khỏe. Chúc chị vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình. Thôi, chị vào đi.
Lấy trên túi áo ngực ra chiếc lược và cái phong bì nhỏ có 30 đồng ở trong em dúi vào tay chị :
- Em tặng chị làm kỷ niệm.
Chị cầm lấy nhét vào túi cóc ba lô:
- Em về trước đi không muộn.
Không đợi chị giục em quay người đi như chạy về phía cầu Đắc Krong, đầu đường 14. Được hơn 100m mới ngoái đầu lại giơ tay chào chị, chị giơ tay vẫy lại rồi lại quệt mắt chắc lại đang khóc.
Em cắm đầu vừa đi vừa chạy đến đầu đường mới dừng lại thở, móc bao thuốc ra hút. Nhìn đồng hồ gần 2h30' rồi. Chết cha không khéo về đơn vị tối mất, chắc phải vừa đi vừa chạy. Vứt mẩu thuốc xuống đường co giò chạy việt dã. Chợt nghe tiếng ô tô ì ì phía sau em dừng lại. Có chiếc xe tải đang chạy cùng chiều. Em ra giữa đường vẫy xe. Xe dừng bác tài thò đầu ra, em hỏi :
- Xe về đâu anh ?
- Chở gạo về C8 có đi cùng đường thì lên thùng.
- May quá, cảm ơn anh em về C9 gần đó.
Lên thùng xe em thở phào nhẹ nhõm, như trút được một gánh nặng. Cuối cùng em cũng vượt được ải.
Sau đó em và chị có thư từ qua lại vài lần. Năm 1979 em sang K, mọi tư trang thư từ đều để lại trạm 606. Nên em chị không còn liên lạc nữa.
Tháng 3/1981, em nhớ là sau Tết. Em được về phép. Sau mấy năm xa nhà. Về nhà được một tuần em lần theo địa chỉ của chị tìm đến nhà. Gặp mẹ chị đang ngồi ở sân, nhìn hai mẹ con tương đối giống ngồi hỏi han một lúc thì biết chị mới cưới trước Tết. Sau khi cưới thì theo chồng về đất mỏ. Cô em gái đưa cho em cái địa chỉ của chị ở Cẩm Phả, em chỉ nhìn qua rồi trả lại vì không có ý định đi thăm.
---- HẾT ---
Chắc là không. 45 năm qua mọi người đã thay đổi nhiều, suy nghĩ cũng đã khác. Gần 70 cả rồi. Có gặp thì cũng không nhận ra nhau ngay. Có cháu nội cháu ngoại cả rồi. Tốt nhất là thôi.Đọc đoạn này cháu xúc động quá,dù lời văn mộc mạc mà vẫn diễn tả chân thực cái cảnh lúc chia ly,chiếm tranh làm dang dở rata nhiều ước mơ ,hoài bão và cả tình yêu đôi lứa.
Cháu chỉ là thế hệ đầu 8x có thể ko cảm nhận hết nỗi đau từ những cuộc chiến mà cho ông đã trải qua nhưng cảm giác lúc chia tay thì thời nào cũng giống nhau phải ko chú?vì sau này cháu cũng phải chia tay cô bạn gái đầu những năm 2000 lúc cháu đi nước ngoài
Chú cho cháu hỏi nhỏ 1 chút,hơi cá nhân nhưng có khi nào chú có ý định đi gặp lại cô Th ko ạ?ít nhất trên góc độ những người ccb cùng đơn vị?
Xã Yên Khánh; huyện Yên Mô chứ Cụ.Đúng rồi cụ, quê ngoại em ( em xem lý lịch của mẹ ghi là Tông Hiếu Thiện, xã Yên Mô, Huyện Yên khánh, như vậy thì Huyện Yên Khánh.là chính xác. Nếu vậy nhà chị này gần cái ao to gọi là ao Cầu....bố chị ấy em gọi là ông ( hình như tên là Khuông )...sorry cụ vì ngày đó mẹ chị Thêu cứ buổi chiều là ngồi khóc vì nhớ con mà em thì còn bé cứ hỏi ai đánh mà bà khóc vậy....gần 50 năm rồi còn gì
Mợ Thêu có biết địa chỉ cụ chủ k ạ.?Chắc là không. 45 năm qua mọi người đã thay đổi nhiều, suy nghĩ cũng đã khác. Gần 70 cả rồi. Có gặp thì cũng không nhận ra nhau ngay. Có cháu nội cháu ngoại cả rồi. Tốt nhất là thôi.
Em thì em tin rồi sẽ gặp lại cụ ợ, nhiều khi chỉ đơn giản kỷ niệm xưa thôiChắc là không. 45 năm qua mọi người đã thay đổi nhiều, suy nghĩ cũng đã khác. Gần 70 cả rồi. Có gặp thì cũng không nhận ra nhau ngay. Có cháu nội cháu ngoại cả rồi. Tốt nhất là thôi.
Chuyện dài thế, làm sao kể trong 10ph đcNgày trước mà cun gửi cho: chuyện kể ở đại đội - Phạm Đông đọc thì hay nhỉ