- Biển số
- OF-297071
- Ngày cấp bằng
- 30/10/13
- Số km
- 6,828
- Động cơ
- 384,912 Mã lực
Cụ nhà em cũng là 1 trong số cán bộ 1954 ạ.Nhà mợ đẹp thế hehe. Các cụ ngày xưa sang đó định cư luôn bên ấy ah mợ.
Cụ nhà em cũng là 1 trong số cán bộ 1954 ạ.Nhà mợ đẹp thế hehe. Các cụ ngày xưa sang đó định cư luôn bên ấy ah mợ.
Cụ nhà em cũng là 1 trong số cán bộ 1954 ạ.
សួស្តី ស៊ូណា!Nhà em cụ ạ Cũng may cái kết đẹp nên cũng thấy lòng thanh thản đó cụ.
hello...em mù chữសួស្តី ស៊ូណា!
Em cũng đang học như bác Angkor 40 năm trước mà chửa có ai dạy đơi!hello...em mù chữ
Tên Chăn Thu và Chăn Tha khá phổ biến ở Cam. Nếu cần thì bảo em nhéEm cũng đang học như bác Angkor 40 năm trước mà chửa có ai dạy đơi!
Phổ biến thì bình thường! Hiếm hiếm kiểu như Souna mới hay!Tên Chăn Thu và Chăn Tha khá phổ biến ở Cam. Nếu cần thì bảo em nhé
Cs Thái mà lại dám sang mình bắt CAVT của mình á??? Thấy vô lý lắm. Mình tha ko đập nó thì thôiđâu cụ ,hình như năm 87 nghe đồn cs thái qua mình bắt hơn 20 người công an vũ trang bên mình 6 tháng sau với thả mà.
Đến bây giờ hình như cũng đã có đâu cụ? Thẻ bài nó có đủ thông tin kể cả nhóm máu cũng tiện trong cấp cứu nữaQuân đội ta phải thực hiện 4 tại chỗ mới thắng được. Lọ thuốc và mẩu giấy có sẵn ở chiến trường, dùng cũng tốt.
Còn thẻ bài nhôm thì phải vận chuyển từ hậu phương. Mỗi chuyến xe hậu cần đều có nguy cơ ăn B40. Thẻ bài sẽ phải đổi bằng máu của rất nhiều chiến sỹ.
007 đóng vai nhân viên CIA cụ ạ. Đúng phim này rồiKhông phải ông diễn viên đóng 007 cụ ạ , ông diễn viên trẻ hơn nhiều . Phim đấy đây nè cụ .
Giờ học làm gì cụ ơi, cái tiếng này phức tạp hơn tiếng Thái, Lào chân cẳng ghép loạn sì ngầu. Giáo trình, từ điển em cũng cho hết. Mấy chục năm không sử dụng em quên khá nhiều.Em cũng đang học như bác Angkor 40 năm trước mà chửa có ai dạy đơi!
Đất đai rộng rãi thoải mái. Kiểu nhà điển hình bên K đây. Nhiều biệt thự giữa thành phố họ cũng xây kiểu này.Nhà em cụ ạ Cũng may cái kết đẹp nên cũng thấy lòng thanh thản đó cụ.
Tuổi đời nhận thức của cụ phải gấp bao lần tuổi sinh học?Các dân tộc khổ nhất thì suốt 1 dải Trung Cận Đông đều rất khổ. Nơi giao nhau của sắc tộc Á Âu Phi, nơi giao nhau của văn hóa La Mã - Hi Lạp - Ấn Độ - Ai Cập. Nơi giao nhau của tôn giáo Công giáo, Hồi giáo, Do Thái, Hindu... Lại thêm cái rốn dầu khổng lồ và địa chính trị cửa ngõ. Nên họ rất phức tạp, hòa bình đối với họ luôn mong manh.
Vn cũng khổ nhưng chủ yếu chỉ 1 kẻ thù là TQ, vấn đề sắc tộc, vấn đề tôn giáo k quá phức tạp. Bị cuốn vào cuộc chiến ý thức hệ, dù ông Cụ cố thoát ra nhưng thời cuộc có lẽ k thể nào khác được. Oánh Pháp thì k thể Mẽo cho về phe đc.
Từ giờ trở đi có lẽ k lo chuyện đồng hóa, chuyện xâm lược nữa vì giờ đã khá lớn. Chủ yếu là chuyện biển đảo, chuyện kinh tế phụ thuôc.
Về lão Hà Tam, sang thớt Sơ ri for more detail...Cụ mới là lính K xịn. Có chuyện gì hay cụ phọt lên đây cho anh em thưởng thức. Dịch giã này ngồi nhà mãi não cả ruột.
Câu chuyện của cụ vừa xúc động vừa thương quá!Sau vài ngày chờ đợi thì em cũng có thông tin bên Cam gọi về. Anh thầy giáo đó đã nhờ 1 người quen chuyên đi thu mua nước thôt nốt ở vùng đó để về làm đường thốt nốt. Người đó đã đi dò hỏi và cho biết ở làng đó có người tên như vậy.
Có hy vọng, kế hoạch lên đường bắt đầu được vạch ra. Em nói thêm vì có công việc ở tỉnh Takeo nên em lên lịch là sẽ về Takeo ngủ 1 đêm. Sáng hôm sau sẽ đi đến tỉnh Campot sớm. Từ PP đi Takeo chừng 70km và từ Takeo xuôi về chợ Chsuck là 50km. Như vậy cũng tiện cho việc nghỉ ngơi lấy sức sau khi đi từ Hn sang Cpc.
Lãnh địa của em ở Takeo đây, đủ để giãn xương khớp sau 1 ngày vắt vẻo hết máy bay rồi oto để sang Cam
Sáng hôm sau 6h mấy anh em bắt đầu lục đục dậy để đi. Trước khi xuất phát em lẩm bẩm khấn bác ấy dẫn đường chỉ lối cho bọn em tìm được nơi cần tìm. Chưa bao giờ em thấy 50km mà nó dài đến thế.
Cảm xúc vừa hồi hôp,vừa lo lắng lại vừa vui vui. Tóm lại nó chẳng giống thể loại cảm xúc gì các cụ ợ. Thế rồi cũng đến chợ Chsuck, đừng xe vừa để hỏi thăm và xác định phương hướng theo lời người mua nước thốt nốt hướng dẫn. Xe tiếp tục đi qua chợ và thật sự là 1 con đường khổ ải. Bụi mịt mù.
Đi qua chừng 7km con đường mù mịt thế này thì đến 1 ngã rẽ tay phải. Rẽ vào đó khá ngoằn nghèo và khó đi vì nó là đường đất. Năm đó em đi vào tháng 10 là mùa mưa nên đồng ruộng tốt tươi. Ở Cam họ chỉ trồng lúa 1 năm 1 vụ vào mùa mưa khi đó nước vào ruộng. Còn đến mùa khô thì sang đó đất bỏ không trắng xóa. Xa xa có 1 ngôi nhà nên việc hỏi thăm cũng là cả 1 vấn đề
Trên đường đi em thấy có ngôi nhà đang xây, họ làm cái cầu thang mà lần đầu em thấy. Nhìn nó lạ lạ nên em làm cái ảnh hôm nay có dịp khoe hầu các cụ
Đi theo chỉ dẫn cuối cùng bọn em cũng tìm được đến nhà ông Pick. Vừa hỏi thăm để vào thì nghe hàng xóm nói ông ý mất rồi. Đang hừng hực hy vọng bỗng chốc tụt hết xuống gót chân các cụ ạ. Kiên nhẫn hỏi thêm 1 hồi thì người này sinh năm 63. Vậy thì không phải. Lại đi tiếp, giứa đường gặp 1 cậu đạp xe, hỏi thì nó chỉ ngoắt ngéo vài vòng, lội bùn bì bõm vì đêm qua trời vừa đổ mưa thì cũng tìm đến nhà người tên Pick. Vào đến nơi thì 1 ông chừng hơn 40 tuổi đi ra nhận mình tên Pick. Lại xin lỗi và chào từ biệt. Lần này thì thật sự cảm giác mất phương hướng, mấy anh em đều nghĩ có khi ông thốt nốt kia nhầm. Thôi thì an ủi nhau coi như đi du lịch vậy. Đi qua 1 cái chùa và em chợt nghĩ ,hay vào chùa hỏi vì ở bên Cam chùa của mỗi làng nó như nơi sinh hoạt cộng động. Bước chân vào chùa hỏi 1 cụ già về những thông tin mình biết thì cụ ấy nói có ông Khăm Phoal ở làng. Năm 1970 về có làm cán bộ và 1 tối Polpot gọi đi họp và không thấy về. Hỏi thêm thì đúng như những dữ liệu ghi trong cuốn nhật ký. Mấy anh em mừng nhưng không dám hy vọng vì sợ lại giống 2 ông Pick kia. Theo chỉ dẫn của ngưởi ở chùa bọn em đi về cuối làng. Con đường nhỏ tẹo oto k đi được nên mấy anh em cuốc bộ. Bùn đất, phưn bò không ngăn được bước chân của những đứa con người cách mạng. Đi khá xa cũng đến 1 căn nhà, 1 người đàn ông ra đón có nét gì đó rất giống ông anh đi cùng. Sau 1 hồi 2 bên kiểm tra thông tin qua lại thì hoàn toàn khớp với tờ giấy anh con trai cầm và những gì sau khi về Cam bác Khăm Phoal đã kể lại cho người em về cuộc sống ở Vn.
Cuộc hội ngộ không hề ngờ tới sau hơn 50 năm và cũng hơn 50 có mặt ở trần gian lần đầu tiên ông anh kia đặt chân về quê cha và tìm lại được quê hương mình. Chỉ tiếc rằng cô em gái 5 tuổi mà bác Khăm Phoal gửi lại chợ đã mất trước đó 1 năm.
Chuot tìm Chăn Thu hay Chăn ThaEm cũng đang học như bác Angkor 40 năm trước mà chửa có ai dạy đơi!
Ai lại thế, nhà người ta toàn đàn bà con gái, nóng bỏ bu ra còn không dám cởi cái áo thun.Vui tí thôi, chứ bác làm nhà cháu nhớ lại chuyện nhiều cụ mặc quần đùi đứng trên ghế sửa quạt trần, bóng đèn... hay là bác cắt bỏ chi tiết này đấy? Hôm đó trời nóng mà
Tỉ phú chẳng thấy đâu. Đầu 1982 trên vỉa hè Paris hoa lệ, bỗng xuất hiện một gã trai trẻ, trên tay ôm hộp đồ nghề đánh giày. Ánh mắt u uẩn nhìn dòng người tấp nập qua lại, miệng lẩm bẩm " Biết thế..." đôi khi gã lại cất tiếng hát khàn khàn :Bí quá quay lại bán hàng cho Tân hiệp phát lại ngon cụ nhỉ. Với tài xoay sở của cụ kết hợp nghề vợ lập dây buôn tân dược về VN thì mấy hôm lên tỷ phú.
Ảnh này lễ rút quân 1989 sao đó mà mợ sốLễ duyệt binh sau 1 năm giải phóng CPC. Toàn bộ đội VN .
Năm đó em nhớ lúc duyệt binh có 2 cái xe tải sơn lốp trắng diễu hành không may đi sát vào nhau, chú lái xe bên trong thò cổ ra hét lên " mày lái thế đấy hả". Sau cú hét đó hôm sau cả 2 bị kỷ luật.
cụ sinh ra ở trong Nam, ko biết ngoài Bắc k tế nó kém như nào đâu, "tất cả cho tiền tuyến" màSao lại khó khăn đến mức đi nước ngoài phải mượn comple hả cụ ? Những năm 79-80 , ông cụ nhà em đi làm vẫn hay mặc comple , trong ảnh là ông cụ nhà em ( bên trái ) và cụ giám đốc công ty quốc doanh xe khách Quảng Nam - Đà nẵng chụp năm 1980