Dường như cậu bị vấn đề gì hay quen cái thói xài xể người khác mà không nhận ra cái thiển cận của mình. Nếu không biết thì làm ơn dựa cột mà nghe. Nếu hiểu rõ luật lệ đấu thầu hàng quân sự tại Mỹ thì hãy ra ý kiến, chứ đừng động chút là ngã ra cười ngặt nghẽo như thể mình am hiểu nhưng thật ra là tâm lý che đậy, sờ chân voi bảo cột nhà vậy. Hơn nữa, nếu đủ trình độ để hiểu được C4ISR là cái gì và mục đích gì thì sẽ thấy cái việc trúng thầu của BAE là chuyện bình thường. Thậm chí trong cả hệ thống hoạt động, chỉ huy toàn cầu của quân đội Mỹ thì nó chỉ là chuyện nhỏ.
Trước hết, phải hiểu cái này là cái gì:
http://en.wikipedia.org/wiki/Special_Security_ArrangementThe
Theo luật pháp Mỹ, thì bất cứ công ty nước ngoài nào muốn đến tham gia thị trường hàng quốc phòng tại Mỹ cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện khắt khe của Bộ Quốc Phòng. Cơ bản nhất là hầu hết mọi công việc nghiên cứu, thử nghiệm, dự thầu, triển khai đều phải do người Mỹ, công dân Mỹ trực tiếp đảm nhận và quản lý. Đối với các lãnh vực quốc phòng tối mật càng bị quản lý chặt chẽ bởi nhân viên an ninh của BQP và binh chủng đặt hàng. Điều này nhằm bảo vệ tối đa những sản phẩm và dữ liệu thông tin không bị bên bị bên ngoài khai thác và nếu không có sự thỏa thuận của chính phủ Mỹ thì chính công ty đó cũng không thể thủ lợi trên các thành phẩm hay kết quả thử nghiệm đó. Đối với BAE cũng thế. Lãnh đạo cấp cao của BAE từ bên Anh chỉ được phép thẩm tra, theo dõi kết quả tài chính của hợp đồng mà không được biết đến hoặc mó tay vào những thành phẩm của công ty tại Mỹ chế tạo được.
Nơi đây giới thiệu tổng công ty BAE Systems. Để ý đoạn làm sao chen chân vào Mỹ:
http://en.wikipedia.org/wiki/BAE_Systems
Còn đây là phần giới thiệu công ty BAE Systems Inc. của Mỹ và hoạt động của nó:
http://en.wikipedia.org/wiki/BAE_Systems_Inc.
Cuối cùng là không phải tự nhiên mà một công ty nào đó có thể vào Mỹ bán hàng. Và đối với hàng quốc phòng lúc nào quân đội Mỹ cũng có những yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan nghiên cứu đặc biệt của từng binh chủng đưa ra, mà đa phần những thông tin đó là cực kỳ tối mật, bởi vì chúng ảnh hưởng đến việc trang bị cho quân đội trong tương lai. Hơn nữa, những thông tin và dữ liệu kỹ thuật đó là cả một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và tốn kém kinh phí (có khi là kinh phí đen của cơ quan DARPA). Có khi đó là những kết quả thử nghiệm thành công của một công ty khác và để làm hiệu quả ngân sách, BQP mang ra đấu thầu. Công ty trúng thầu không hẳn là công ty chế ra công nghệ đó mà là công ty có thể thi công hiệu quả với giá thành chấp nhận được. Khi trúng thầu, có khi còn phải hợp tác với những công ty khác, công ty nghiên cứu giai đoạn đầu, để cùng thi công.
Cho nên thật là tầm phào khi phát biểu là có nằm mơ Mỹ mới mua được cái nón cho phi công F-35.